Tác giả: Lee Vi

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NHỮNG NGƯỜI BẠN DỄ THUƠNG

I. KINH THÁNH: Lu-ca 10:38-42.

II. CÂU GỐC: Các con hãy yêu nhau, cũng như Ta đã yêu thương các con” (Giăng 15:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

            – Biết: Chúa Jêsus yêu thương Ma-ri, Ma-thê, Ngài đến thăm nhà họ.

            – Cảm nhận: Bày tỏ lòng yêu thương bằng hành động.

            – Hành động: Em yêu thương mọi người.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Chuẩn bị: Một số ống hút, đinh, tăm, hai cục nam châm, hai cái rổ hoặc mâm. 3/4 ống hút bỏ đinh, 1/4 ống hút bỏ tăm, cột hai đầu cho đinh và tăm không rớt ra ngoài.
  2. Thực hiện: Chia các em làm hai đội đứng thành hàng dọc. Chia ống hút làm hai mâm để trên bàn. Các em đi từng em lên dùng nam châm hít những ống hút có đinh bỏ qua một bên. Bên nào hút được nhiều sẽ thắng. (Chuẩn bị bánh kẹo thưởng cho các em).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Có bao giờ em đến nhà bạn chơi không? Có bao giờ các em theo ba mẹ đến nhà thăm bà con không? Họ đón tiếp các em ra sao? Các em cảm thấy thế nào? (Cho các em tự do trả lời, có thể cho một hay hai em kể lại chuyến thăm bà con, bạn bè của mình).

Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay cho chúng ta biết, Chúa Jêsus cũng thường đến thăm những người bạn dễ thương của Ngài, các em chờ xem họ là ai, và đón tiếp Chúa Jêsus như thế nào nhé. 

  1. Bài học.

Một ngày nọ, Chúa Jêsus và các môn đồ đến làng Bê-tha-ni thăm Ma-ri và Ma-thê. Ma-thê vồn vã đón Chúa Jêsus và các môn đồ vào nhà, mời Chúa Jêsus ngồi nghỉ mệt, và nhanh chóng vào bếp chuẩn bị thức ăn cho Chúa Jêsus và các môn đồ. Nhìn thấy Chúa Jêsus ngồi một mình, Ma-ri vui mừng chạy đến và ngồi dưới chân Chúa Jêsus nghe Ngài dạy dỗ về tình yêu của Đức Chúa Trời, và nhiều điều khác. Các em thử đoán xem Chúa Jêsus cảm thấy như thế nào? (Cho các em tự do trả lời). Chúa Jêsus rất vui.

Cảm động trước tình yêu thương và sự quan tâm của Chúa Jêsus, Ma-thê muốn nấu nhiều món thật ngon để đãi Ngài. Lo lắng vì sợ Chúa Jêsus đói bụng, Ma-thê chạy lên nói với Chúa Jêsus: “Thưa Chúa, con cần Ma-ri giúp đỡ để phục vụ Ngài”. Ngước ánh mắt yêu thương nhìn Ma-thê, Chúa Jêsus mỉm cười và nói: “Ma-thê, cảm ơn con đã lo lắng nhiều việc cho ta, nhưng có một việc tốt hơn Ma-ri đã chọn”.

Các em biết tại sao Chúa Jêsus nói như vậy không? Vì lắng nghe lời Chúa để biết và làm theo cũng là hầu việc Ngài. Chúa Jêsus yêu thương mọi người, Ngài rất vui khi người nào lắng nghe lời Ngài để sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Các em thân mến! Bây giờ các em đã biết ai là những người bạn dễ thương của Chúa Jêsus chưa? (Cho các em tự do trả lời). Đúng rồi, Ma-ri và Ma-thê. 

  1. Ứng dụng.

Các em ơi, Ma-ri, Ma-thê được Chúa Jêsus yêu, và họ cũng bày tỏ lòng yêu thương với Ngài. Các em có yêu thương Chúa Jêsus không? Các em làm gì để bày tỏ tình yêu của mình với Chúa Jêsus? (Cho các em tự do trả lời). Hãy yêu thương những người xung quanh và quan tâm đến họ các em nhé.

* Chuẩn bị.

Bài tập trong sách học viên, viết chì màu.

* Thực hiện.

            Đặt ra những câu hỏi cho các em: Nhà em có nuôi gia súc không? Em có yêu thương thú vật không? Các em thích chó hay mèo hơn?

            Cho các em tô màu hình con vật nào các em thích.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 26.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 26.05.2024

in Thanh niên on 20 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 26.05.2024.

  1. Đề tài: TA CŨNG KHÔNG ĐỊNH TỘI NGƯƠI.
  2. Kinh Thánh: Giăng 8:1-11.
  3. Câu gốc: “…Đức Chúa Giê-xu phán rằng: Ta cũng không định tội ngươi; hãy đi, đừng phạm tội nữa” (Giăng 8:11).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Truyền giảng.

  1. Vì buổi truyền giảng dành cho người chưa biết Chúa, nên chúng ta phải soạn chương trình như thế nào để thân hữu có thể tham gia mọi tiết mục. Vì thế bạn phải:
  2. Để các tiết mục thường lệ của sự thờ phượng qua tuần kế tiếp như: Câu gốc, bài hát khẩu hiệu, hạt giống tốt (trả câu gốc cũ, học câu gốc mới), đố Kinh Thánh, dâng tiền, đọc bài cầu nguyện chung…
  3. Chương trình phải giản dị, ngắn (tối đa là 75 phút), dễ hiểu và linh động bằng cách thay đổi thể loại trình bày sứ điệp: Chia sẻ, thuyết trình, giải đáp thắc mắc, thảo luận, kịch, xem phim Tin lành, ca nhạc thánh, sinh hoạt…
  4. Ban hướng dẫn chịu trách nhiệm buổi truyền giảng để huy động mọi ban viên tham gia: Cầu nguyện, mời thân hữu, tiếp tân…
  5. Nên có giờ trà đàm: Ăn bánh, uống nước, thảo luận, làm chứng để tạo tình thân và kêu gọi tin Chúa.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đây là một tội nhân rất ô uế, một kẻ phạm tội tà dâm, và những người tố cáo nàng. Theo luật pháp, nàng phải bị ném đá chết.

Nhưng ai là quan án thật của chúng ta? Quan án thành thật nhất của chúng ta chính là lương tâm của chúng ta. Người bạn thân nhất của chúng ta là Chúa Giê-xu.

  1. Tội nhân ở dưới luật pháp.

Theo luật pháp Cựu Ước, hình phạt cho kẻ phạm tội tà dâm là chết (Lê-vi Ký 20:10). Những kẻ tố cáo chỉ nhấn mạnh sự chết cho kẻ phạm tội tà dâm mà thôi. Nhưng luật pháp xét đoán không những người nữ mà còn người nam cùng phạm tội với nàng nữa.

  1. Tội nhân ở dưới ân điển.
  2. Điều bí hiểm, câu 5b.

   Những kẻ tố cáo yêu cầu Chúa Giê-xu: “Còn Thầy, thì nghĩ sao?” Ngài cúi xuống, lấy ngón tay viết trên đất – một hành động từ khước.

  1. Khải thị, câu 7.

   Câu đáp tố cáo người đàn bà đã nhìn thấy “cái rác trong mắt người, chớ không thấy cây đà trong mắt họ” (Ma-thi-ơ 7:3; Lu-ca 6:41).

  1. Tội nhân ở dưới sự kết án, câu 7.
  2. Một hành động phù hợp với sự kết án trong lương tâm họ, câu 9.
  3. Sự kết án được đưa ra do sự hiện diện của Đấng Christ.

       + Sự giả hình bị bày ra do sự hiện diện của Ngài.

       + Những kẻ tố cáo thiếu can đảm thừa nhận tội lỗi của họ và ăn năn.

  1. Lòng tin cậy của tội nhân.

Người đàn bà đã có lòng tin cậy trong sự hiện diện của Chúa Giê-xu. Những kẻ tố cáo nàng đã bỏ đi nhưng nàng vẫn còn đứng bên cạnh Ngài. Nàng đã cảm nhận được ân điển của Đấng Christ.

  1. Lời xưng tội của tội nhân, các câu 10-11.

“Lạy Chúa, không ai hết…”.

+ Nỗi lo của tội nhân khi Chúa Giê-xu ban ra sự tha thứ.

+ Người thừa nhận Giê-xu là Chúa.

+ Nếu không cảm Đức Thánh Linh, chẳng ai xưng Giê-xu là Chúa.

  1. Sự cứu rỗi dành cho tội nhân, Ê-phê-sô 2:8-9 “bởi ân điển”.

       “Ta cũng không định tội ngươi” (Giăng 8:11).

Đấng Christ đã đến để giải cứu, chứ không phải để định tội. Người đàn bà đã được cứu ra khỏi sự xét đoán của luật pháp và của con người. Đấng Christ đã giúp gánh lấy sự xét đoán của chúng ta (Rô-ma 8:34).

  1. Sự nên thánh cho tội nhân.

       “Hãy đi, đừng phạm tội nữa”.

  1. Tiến trình – Tít 3:5,8; 1Phi-e-rơ 2:1-2; Phi-líp 2:12-13.
  2. Lẽ mầu nhiệm, thập tự giá – 2Ti-mô-thê 2:11.

* Kết luận.

Hãy đến với Chúa Giê-xu. Ngài yêu thương bạn, và Ngài không bỏ bạn ra ngoài đâu.

Tôi bị chìm sâu trong tội lỗi, xa cách bến bờ bình an

Trong lòng đầy ô uế, bị chìm sâu không còn ngoi lên được nữa

Nhưng Đấng Chủ Tể của biển đã nghe thấy tiếng kêu la tuyệt vọng của tôi

Từ những làn nước sâu, Ngài vực tôi lên, giờ đây tôi được an ninh

Tình yêu thương nâng vực tôi! Tình yêu thương nâng vực tôi!

Tình yêu thương đã vực tôi lên khi không còn phương cứu chữa.

                                           Howard E Smith (1863 – 1918).

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 26.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 26.05.2024

in PHỤ NỮ on 20 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 26/5/2024.

  1. Đề tài: HÃY TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HOÁ.
  2. Kinh Thánh: Truyền Đạo 12:1-7.
  3. Câu gốc: “Trong tuổi thanh xuân, hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa của con” (Truyền 12:1a BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 03-03-2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

HÃY TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HOÁ.

  1. ĐẤNG TẠO HOÁ LÀ AI?

Kinh Thánh minh chứng Đấng Tạo Hóa là Đức Chúa Trời (Sáng 1:1; 5:1-2 và Giăng 1:3).

– Tự Hữu Hằng Hữu, trước mặt Ngài chỉ có hiện tại vì cả cõi đời đời bày ra ở trước mặt Ngài.

– Toàn Năng, Toàn Tri, Toàn Tại, Toàn Ái, Thánh Sạch và Công Bình. Ngài là Đấng vô đối, dựng nên muôn vật một cách huyền diệu và lớn lao. Muôn vật được Ngài bảo tồn, cai trị cho đến đời đời.

  1. TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HÓA LÚC NÀO?

Kinh Thánh cho biết tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa khi còn thơ ấu. Trong đời con người có rất nhiều việc nhưng việc trước nhất là tưởng nhớ đến Đấng Tạo Hoá. Đời người chia ra nhiều giai đoạn như: Thời thơ ấu, niên thiếu, trưởng thành, lão thành; thì ngay giai đoạn thứ nhất, phải nghĩ đến Đấng Tạo Hóa mình bằng cách dâng tuổi thanh xuân của mình lên cho Chúa.

Kinh Thánh chép: “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó” (Châm 22:6). Tấm lòng trẻ thơ mềm mại, trong sạch, chưa hoen ố tội trần như người lớn. Tuổi thơ còn có nhiều thì giờ hơn để hầu việc Chúa.

Chúng ta kính mến ai thì muốn dâng tặng cho người ấy món quà tốt đẹp nhất. Vì vậy, cũng nên dâng cho Đức Chúa Trời một của lễ dường ấy để tỏ lòng kính mến Ngài như dân Do Thái xưa kia dâng cho Chúa con vật đầu lòng trong bầy chiên, bò, lừa, lạc đà… của mình.

Một lý do nữa là không phải ai cũng đến tuổi già mới chết mà tuổi nào cũng có thể chết được cả (Truyền 12:6-7). Vì vậy, nếu như trong tuổi thơ ấu không tìm kiếm Đấng Tạo Hoá của mình thì khi qua đời sẽ mất cơ hội được vào trong nước vinh hiển của Ngài.

III. TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HOÁ CÁCH NÀO?

Có rất nhiều cách tưởng nhớ không đẹp ý Chúa như trường hợp trong (Mác 7:6-7 và 1Tim 4:1-3).

Chúa Giê-xu dạy: “Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy” (Giăng 4:23-24). Vậy, cách tưởng nhớ đẹp lòng Chúa là:

  1. Tưởng nhớ bằng tâm thần.

Trong con người có 3 phần, phần tâm thần là phần cao trọng hơn cả. Hiện nay tâm thần người ta đã chết vì cớ tội lỗi, nên phải tin Chúa Giê-xu mới được tha tội hầu cho tâm thần được cứu mà thờ phượng Chúa. Kinh Thánh cho biết chúng ta đã chết vì tội lỗi, nhưng Đức Chúa Trời đã yêu thương, cho chúng ta sự sống qua ân điển của Đấng Christ (Êph 2: 1, 4, 5).

  1. Tưởng nhớ bằng lẽ thật.

Lẽ thật là gì? Lẽ thật là chân lý. Không có gì qua được chân lý, mà chân lý là gì?

Kinh Thánh cho biết, Chúa Giê-xu đã tự xưng Ngài là lẽ thật, tức Ngài là chân lý (Giăng 14:6). Lời của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh là lẽ thật, là chân lý (Giăng 17:17).

Ta phải tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa bằng lẽ thật nghĩa là phải thờ phượng Đức Chúa Trời bằng cách sống theo gương Chúa Giê-xu.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 26.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 26.05.2024

in NAM GIỚI on 20 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 26.05.2024

  1. Đề tài: PHẦN THƯỞNG CỦA CHÚA.
  2. Kinh Thánh: Lu-ca 19:1-48.
  3. Câu gốc: “Ta nói cùng các ngươi, ai có, thì sẽ cho thêm; song ai không có, thì sẽ cất luôn của họ đã có nữa” (Lu-ca 19:26).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 58-60.
  5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

– Chủ đề: “Phần Thưởng Của Chúa”.

– Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ (hoặc nơi sinh hoạt).

– Thời gian: 90 phút.

  1. CHUẨN BỊ.

Cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu đố Kinh Thánh và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi trạm để các nhóm thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức và đến trạm kế tiếp…

– Mật mã: Từ nhiều tuần trước, hướng dẫn ban viên ôn lại chữ điện tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã mới. Chỉ nên dùng mật mã nào ban viên có thể dịch thành thạo.

 

 

 

     Ôn chữ.                                                         Các dấu.

     Â = AA                    Ê = EE                          – Sắc = S

     Ă = AW                   Ư = UW = W                – Huyền = F             Ô = OO           Đ = DD           – Hỏi = R

     Ơ = OW                   ƯƠ = UOW                  – Ngã = X

                                                                            – Nặng = J

– Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kín đáo, kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh lệnh hoặc gợi ý về những nhân vật, nơi chốn… Mật thư phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại trạm hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung tại một chỗ.

– Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

– Kinh Thánh: Thông báo cho ban viên đọc trước Lu-ca 19:1-48.

  1. THỰC HIỆN.
  2. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.
  3. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải xếp hàng ngay ngắn và báo cáo kết quả của trạm trước.

– Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

  1. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên)…………… 10 điểm.

– Giải chính xác mật thư………………………………….. 10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm……………………….. 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất……………………………………….. 10 điểm.

– Thực hiện tốt nội dung thảo luận……………………. 10 điểm.

  1. Diễn tiến trò chơi.
  2. Mở đầu.

Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 người. Nhóm xếp hàng dọc. Cử nhóm trưởng và thư ký nhóm, đặt tên nhóm. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu chủ đề: Phần Thưởng Của Chúa.

Thưa các bạn, từ khi nhận biết Chúa yêu và cứu chuộc chúng ta thì mỗi người chúng ta luôn muốn đi theo Chúa và phục vụ Ngài. Dầu trong sự phục vụ đó, chúng ta chỉ muốn bày tỏ tấm lòng biết ơn của mình đối với Chúa, nhưng Kinh Thánh cho biết Chúa sẽ ban thưởng cho người trung tín phục vụ Ngài. Vì vậy, ước mong qua bài học này, mỗi người chúng ta thể hiện lòng biết ơn Chúa qua sự phục vụ Ngài; và sẽ là người phục vụ đắc lực trong nhà Chúa để được nhận phần thưởng xứng đáng từ nơi Ngà .

  1. Xuất phát.

Cho các nhóm tập trung tại điểm xuất phát, ban tổ chức phổ biến thể lệ cuộc thi và phát cho mỗi nhóm một câu đố Kinh Thánh. Nhóm nào giải trước thì sẽ được nhận mật thư trước và được số điểm cao nhất.

Câu đố Kinh Thánh: Xin cho biết, khi Chúa trở lại thế gian, Ngài sẽ đem theo điều gì cho chúng ta? (Đáp án: Khải Huyền 22:12).

*Mật thư 1: GIF DDIEEUF VEEF TINS TRUNG TA CHUNGS MUOONS CHUAS BIEETS CHO HAYX.

Ñ: Cá lội ngược dòng.

Ö Trạm 1.

² Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời bằng cách viết ra giấy:

  1. So sánh điểm tương đồng và điểm khác biệt của ví dụ về các ta-lâng giữa Lu-ca 19:12-14 với Ma-thi-ơ 25:14-30.
  2. Phần Kinh Thánh nầy cho biết hạng người nào sẽ nhận được phần thưởng của chủ?

Sau khi hoàn tất câu hỏi ở trạm 1, nhóm thực hiện tốt sẽ được nhận mật thư 2 và giải mật thư để tìm đến trạm 2.

* Mật thư 2: KHI MAF CHUNGS TOOI TA CUWS TRUNG VAF TINS VAANG PHUCJ DDEER VUJ CHUR CHUAS VAAYJ THIF BANJ SEX COS NHAANJ LANHX DDUOWCJ CACS DDIEEUF NAOF GIF.

Ñ:Ăn miếng nhả miếng.

Ö Trạm 2.

² Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp.

  1. Xin mô tả 3 thái độ phục vụ của 3 hạng người được nhắc đến trong ví dụ (Lu-ca 19:15-19).
  2. Bạn học được điều gì qua sự ban thưởng của Chúa?

* Mật thư 3:   3 8 152 9 5 5 20 1920 1 98 1 9 10 3 21 1 1819 21 23 102 1 1 20 1920 18 21 14 722 1 62 1 1 20 1920 21 1 1 14

Ñ: A! Cô ấy luôn đứng đầu.

(Bật mí: Dùng mã chữ số thế mật thư trên theo thứ tự bảng chữ cái: A=1, B=2, C=3, D=4, E=5, F=6, G=7, H=8, I=9, J=10, K=11, L=12, M=13, N=14, O=15, P=16, Q=17, R=18, S=19, T=20, U=21, V=22, W=23, X=24, Y=25).

Ö Trạm 3.

² Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp.

  1. Đọc Lu-ca 19:24-27 và cho biết cách Chúa đối xử với người thứ ba thế nào?
  2. Vì sao người thứ ba được Chúa đối xử như vậy?
  3. Bạn học được điều gì qua cách Chúa đối xử với người thứ ba nầy?

– NHD phát lệnh: “Các nhóm tập trung về điểm xuất phát”.

  1. Kết thúc.

-NHD tóm lược bài học về sự ban thưởng của Chúa và kêu gọi ban viêntrung tín phục vụ Ngài để được Chúa ban thưởng.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Nhiều người Việt chúng ta bị mắc một căn bệnh trầm kha là bệnh “kiêu ngạo ngầm”. Một bà mẹ khoe về con mình như sau: “Trong gia đình tôi có hai con là bác sĩ, hai dược sĩ, một nha sĩ, một luật sư và một kỹ sư, nhưng đứa kỹ sư thì lại làm nhiều tiền nhất trong các anh chị em”. Bà cũng kể rằng đứa con kỹ sư khi làm việc thì rất hăng hái, lúc nào cũng làm vừa lòng chủ và hoàn tất các công việc, nên mỗi năm đều được lên lương, lên chức và bổng lộc rất nhiều. Tiếc rằng, khi hỏi tại sao bà không khích lệ con đi học thần học để làm mục sư, bà nói: “Học làm mục sư thì cực khổ mà chẳng được cả!”

Điều này cho thấy, phần lớn chúng ta có một cái nhìn sai lầm về Chúa và đạo của Ngài. Chúng ta luôn tìm kiếm các phần thưởng của thế gian này bằng tiền bạc, danh vọng và địa vị, nhưng chúng ta lại né tránh phục vụ Chúa vì không thấy phần thưởng cụ thể ngay trước mắt. (Cũng có thể là vì chúng ta ngại khổ chăng?) Thêm vào đó, một số con cái Chúa quan niệm sai lầm rằng phục vụ Chúa thì đừng tìm kiếm phần thưởng gì cả, chỉ làm vì yêu mến Chúa mà thôi. Điều này đi ngược lại với Lời Chúa dạy trong bài học mà chúng ta sẽ nghiên cứu dưới đây. Dĩ nhiên là khi được Chúa yêu và cứu chúng ta, thì chúng ta bày tỏ lòng biết ơn Chúa bằng cách phục vụ Ngài một cách vô vụ lợi. Dẫu vậy, tìm kiếm phần thưởng Chúa hứa cho những người trung tín phục vụ Ngài là điều tốt và hợp với Kinh Thánh.

  1. Chúa Muốn Chúng Ta Trung Tín Phục Vụ Ngài (Lu-ca 19:12-14).

Câu 11 cho chúng ta biết cách diễn dịch ví dụ này đúng theo ý Chúa muốn. Sau khi Chúa tuyên bố: “Hôm nay, sự cứu đã vào nhà này”, người nghe hiểu lầm rằng nước Chúa đã đến rồi, “Tưởng rằng nước Đức Chúa Trời sẽ hiện ra ngay”. Qua ví dụ này, Ngài cho họ biết là nước Chúa sẽ hoàn tất trong tương lai, khi Ngài trở lại thế gian lần thứ hai. Vì thế, những ai tin Chúa cần phải biết Chúa muốn họ làm gì cho đến khi Ngài trở lại. Ví dụ này tuy rằng có một vài điểm tương đồng với ví dụ về các ta-lâng trong Ma-thi-ơ 25:14-30, nhưng lại có một vài điểm khác biệt rất quan trọng. Ví dụ trong Ma-thi-ơ nói đến các sự ban cho khác nhau nhưng phần thưởng thì giống nhau, còn ví dụ trong đoạn này nói đến các sự ban cho giống nhau nhưng phần thưởng thì khác nhau.

Thêm vào đó, ví dụ trong Ma-thi-ơ nói đến các ân tứ và khả năng Chúa ban cho chúng ta nhiều hay ít tùy theo mỗi người, nhưng nếu chúng ta trung tín sử dụng những ân tứ này thì Chúa sẽ tưởng thưởng cho chúng ta. Chúng ta có thể dùng hình ảnh nào để diễn tả ví dụ trong đoạn này khi Chúa ban cho mỗi người chúng ta một thứ giống nhau? Có thể là thì giờ chăng? Vì tất cả chúng ta đều có 24 tiếng một ngày, 365 ngày một năm. Có thể đó là Tin Lành mà Chúa ban cho chúng ta và tùy theo cách chúng ta chia sẻ hay giấu kín Tin Lành Chúa giao chăng?

  1. Chúa Sẽ Ban Thưởng Cho Sự Trung Tín Của Chúng Ta (Lu-ca 19:15-19).

Trong mười người đầy tớ, Chúa Giê-xu nêu lên ba người và ba thái độ khác nhau, để dạy chúng ta bài học về sự vâng lời và sự trung tín hầu việc Ngài.

Người đầu tiên đã vâng lời chủ mình và trung tín trong sự phục vụ với kết quả là một lời mười (c.16), nên được gọi là “ngay lành”, “được lắm” và được thưởng 10 thành để cai trị. Người kế tiếp cũng trung tín phục vụ với kết quả là một lời năm (c.18), nên được giao cho 5 thành để cai trị. Chúng ta rút ra được điều gì qua Lời Chúa dạy trong phân đoạn này?

– Trước hết, chúng ta thấy Chúa giao việc nhỏ để thử chúng ta (mỗi người 1 nén bạc), nhưng phần thưởng cho sự trung tín thì rất lớn (cai trị 10 thành hay 5 thành).

– Điều thứ hai, khi chúng ta trung tín trong việc nhỏ, thì Chúa giao thêm việc lớn cho chúng ta. Có người hiểu lầm là Chúa thưởng chúng ta bằng sự nghỉ ngơi, thay vì giao thêm việc cho chúng ta làm. Chúa đối với chúng ta giống như chúng ta đối với con cái mình vậy. Khi con còn nhỏ, chúng ta giao việc nhỏ và đơn giản để nó tập làm. Khi con lớn hơn, chúng ta giao việc lớn hơn; và cứ như thế cho đến khi nó làm được nhiều điều lớn hơn chúng ta nữa.

– Điều thứ ba chúng ta học được là, hai đầy tớ này vẫn trung tín phục vụ, dù chủ không hứa hẹn thưởng gì cả, và ngay việc chủ trở lại cũng không có gì chắc chắn. Như thế, Lời Chúa hứa sẽ ban thưởng cho ai trung tín phục vụ Ngài là chắc chắn. Khải Huyền 22:12 nói như sau, “Nầy, Ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với Ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm”.

III. Hậu Quả Của Sự Bất Trung Và Bất Tuân (Lu 19:24-27).

Cách Chúa đối xử với người thứ ba cần được giải thích kỹ để tránh hiểu lầm Lời Chúa dạy. Trước hết, người này bất tuân vì chủ đã bảo “Hãy dùng bạc nầy sanh lợi cho đến khi ta trở về”. Nhưng đầy tớ này lại đem gói giữ trong khăn, bất tuân lời của chủ mình. Có thể, vì anh nghĩ chưa chắc gì chủ mình sẽ trở lại chăng? Thứ hai, cách trả lời của anh ta cho thấy anh chưa từng hiểu rõ chủ mình. Khi anh nói anh “sợ chúa, vì chúa là người nghiêm nhặt, hay lấy trong nơi không để, gặt trong chỗ không gieo”, có nghĩa là anh nghĩ xấu về chủ và vì sợ hãi nên trốn tránh, không hoàn thành trách nhiệm chủ giao phó. Đối với đầy tớ này, người chủ ra lệnh lấy lại nén bạc và giao cho người đầu tư thành công nhất.

Chúa Giê-xu đã phán về nước thiên đàng như sau, “Vì ai có sẽ được cho thêm để được dư dật, còn ai không có sẽ bị cất luôn điều chính mình đang có nữa” (Ma-thi-ơ 13:12). Thật vậy, phần thưởng cho sự trung tín hầu việc Chúa là có nhiều việc hơn để làm cho Chúa. Đây là một vinh dự lớn cho những ai được đồng công với Ngài, và phần thưởng Chúa cho họ là lớn lắm. Hậu quả của người đầy tớ bất trung và bất tuân này là ngay cả cái gì đang có Chúa cũng cất đi luôn.

Chúa cho chúng ta ai cũng có cùng một số lượng thì giờ như nhau, nhưng nếu chúng ta không biết cách đầu tư thì giờ mình thì Chúa có thể sẽ cất thì giờ chúng ta luôn. Có người có thể dành nhiều thì giờ cho Chúa, có người không. Nhưng nếu mỗi chúng ta nghiêm chỉnh tự hỏi xem mình có đang lãng phí thì giờ Chúa ban không và nếu có thì tìm cách điều chỉnh, Chúa sẽ ban phước lại cho chúng ta. Điều Chúa ban cho cũng có thể là Tin Lành của Ngài để chúng ta đầu tư. Nếu chúng ta xao lãng làm việc này thì Ngài sẽ dùng người khác hay Hội Thánh khác. Chẳng bao lâu nữa, nếu Chúa không dùng Hội Thánh chúng ta thì chúng ta sẽ trở thành một câu lạc bộ hơn là một Hội Thánh của Ngài. Sự khác biệt giữa một câu lạc bộ và một Hội Thánh là câu lạc bộ hiện hữu để phục vụ các hội viên câu lạc bộ, còn Hội Thánh hiện hữu để phục vụ Chúa, gây dựng tín hữu và phục vụ tha nhân.

Một Hội Thánh nọ, lúc đầu mới thành lập tuy ít người nhưng ai cũng làm việc siêng năng. Từ từ đông người hơn thì bắt đầu có nan đề. Một vài người có mặt từ lúc đầu, nay cảm thấy bị bỏ rơi vì có nhiều người mới hăng hái đóng góp trong Hội Thánh. Sau đó, họ bỏ đi nhóm vì tự ái và giận mục sư. Một Hội Thánh khác thì các vị lãnh đạo thụ động, không chịu cộng tác với mục sư để phát triển Hội Thánh, lúc nào cũng nói câu, “Thôi, tôi chỉ cần tin Chúa và được cứu là được rồi, được cứu dường như qua lửa cũng không sao”. Chúng ta nên nhớ rằng, Hội Thánh chúng ta đang sinh hoạt là Hội Thánh của Chúa và một ngày kia chúng ta sẽ đứng trước mặt Ngài, trả lời về những gì mình đã làm (hay không chịu làm) khi mình đang có trách nhiệm chăm sóc Hội Thánh của Chúa. Hy vọng rằng lúc đó, tất cả chúng ta đều được Chúa ban thưởng vì đã trung tín phục vụ Ngài khi còn ở thế gian này.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 16 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. VUI MỪNG

 

  1. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23, ( tham khảo Rô-ma14:17-18; 1Tê-sa-lô-ni-ca5:16).
  2. CÂU GỐC: “Đừng buồn thảm vì sự vui vẻ về Đức Giê-hô-va là sức mạnh của anh em.” (Nê-hê-mi 8:10b).

III. BÀI TẬP.

  1. Kinh Thánh chép rằng.

   Đố em những câu Kinh Thánh sau đây nói gì? Em thử chọn 1 câu rồi dùng hình vẽ để diễn đạt ý của câu Kinh Thánh đó.

   Gia-cơ 1:2. Rô-ma 14:17-18. Phi-líp 4:4. 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:16.

  1. Trở ngại, phương cách, kết quả.

   Em phân biệt các hạng được liệt kê ra dưới đây, điều nào ngăn cản không thể nhận được sự vui mừng, phương cách nào để nhận được sự vui mừng, kết quả của sự vui mừng là gì? Em sắp xếp sao cho phù hợp.

 

Phương pháp có sự vui mừng

 

Kết quả của sự vui mừng

 

Ngắn cản

sự vui mừng

 

    3. Hình thế chữ.

Em vẽ hình vào chỗ trống trong câu gốc sao cho phù hợp.

   “Đừng buồn thảm ……………… Đức Giê-hô-va ………………..của anh em.” (Nê-hê-mi 8:10).

   Cha trên trời yêu dấu!

   Hôm nay, con mới hiểu một đời sống không có sự vui mừng là không đẹp lòng Ngài. Ngài muốn đời sống của con đầy sự vui mừng, nhưng vì tội lỗi khiến con không nhận được điều đó. Cầu xin Ngài tha thứ cho con, và giúp con vâng lời Chúa, để đời sống con tràn ngập niềm vui. Con cầu nguyện nhân danh Chúa Jêsus, A-men!

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 16 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. VUI MỪNG

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23, ( tham khảo Rô-ma14:17-18; 1Tê-sa-lô-ni-ca5:16).

II. CÂU GỐC: “Đừng buồn thảm vì sự vui vẻ về Đức Giê-hô-va là sức mạnh của anh em.” (Nê-hê-mi 8:10b).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

  – Biết: Một số trở ngại khiến em không nhận được sự vui mừng, và phương cách để nhận được sự vui mừng.

  – Cảm nhận: Sự vui mừng giúp vượt qua mọi khó khăn.

  – Hành động: Học và thực hành phương cách giúp em nhận được sự vui mừng.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

   Chúa Jêsus đến thế gian để ban cho con người sự sống dư dật và sự vui mừng. Phao-lô đã từng khuyên các tín hữu phải vui mừng (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:16). (Rô-ma 14:17-18) cho chúng ta biết, một đời sống có sự vui mừng là đời sống đẹp lòng Đức Chúa Trời. Nếu Cơ đốc nhân lúc nào cũng than vãn, mặt mày luôn “ủ dột”, thì làm sao có thể thuyết phục người chưa tin Chúa? Cho nên sự vui mừng là một phẩm chất của Cơ đốc nhân.

   Tuy nhiên trong thực tế, đời sống của Cơ đốc nhân không phải lúc nào cũng bằng phẳng, tràn đầy sự vui mừng, phước hạnh. Nhưng có được sự vui mừng trong hoạn nạn, trong thử thách, trong nghịch cảnh là đỉnh cao của đời sống đức tin.

   Tại sao có những Cơ đốc nhân không nhận được sự vui mừng? Có những lý do sau:

   – Thứ nhất: Tội lỗi. Tội lỗi phá vỡ mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với con người. Nếu chúng ta còn giữ tội lỗi trong lòng, thì sẽ không nhận được sự vui mừng.

   – Thứ hai: Không tiếp nhận sự dạy dỗ của Chúa. Hê-bơ-rơ 12:11 chép: “Tất cả sự sửa phạt lúc nầy dường như chỉ làm cho đau đớn chứ không phải là vui mừng, nhưng về sau sinh ra bông trái công chính và bình an cho những người đã chịu luyện tập như vậy.” Chúng ta cần phải nhận biết sự yếu đuối và tội lỗi của mình, thì mới sẵn sàng tiếp nhận sự dạy dỗ của Chúa, vì “Chúa sửa phạt người Ngài yêu” (Hê-bơ-rơ12:6).

   – Thứ ba: Không chịu trải qua thử thách. Chúa dùng thử thách

để rèn luyện đức tin chúng ta trưởng thành trong đời sống theo Chúa. Người trưởng thành trong đời sống theo Chúa sẽ tràn ngập vui mừng. Chúng ta không chịu trải qua thử thách thì chúng ta cũng không thể đạt đến sự vui mừng trọn vẹn.

   – Thứ tư: Đặt đức tin không đúng chỗ. Chỉ có Đức Chúa Trời

mới ban cho chúng ta sự vui mừng thật sự, còn sự vui mừng mà con người đem lại sẽ không bền lâu, thuận cảnh cũng không luôn tồn tại. Đối với thiếu nhi, các em chưa kinh nghiệm hoặc chưa thể hiểu rõ điều nầy, nên khi giảng dạy, bạn chỉ đề cập đến 3 lý do trên mà thôi.

   Làm thế nào để có thể nhận được sự vui mừng? Có những phương cách sau đây: Ăn năn tội, tin cậy Đức Chúa Trời, cảm tạ Chúa trong mọi hoàn cảnh.

   Sự vui mừng là một trong những “hương vị”của trái Thánh Linh. Bài học nầy khích lệ các em nhờ cậy Đức Thánh Linh để đời sống luôn có sự vui mừng.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

   *Ngôn ngữ bằng tay.

  1. Chuẩn bị: Kinh Thánh (1Tê-sa-lô-ni-ca5:16 hoặc vài câu khác nói về sự vui mừng).
  2. Thực hiện: Chia các em làm hai nhóm. Mỗi nhóm cử một em lên xem câu Kinh Thánh rồi trở về nhóm mình diễn tả bằng động tác để nhóm mình đoán. Nhóm nào đoán đúng trước thì nhóm đó thắng.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Điều gì khiến các em có thể vui mừng? (Cho các em chia sẻ). Sự vui mừng là một trong những “hương vị” của trái Thánh Linh. Dầu vậy, đời sống của chúng ta không phải lúc nào cũng có sự vui mừng. Bây giờ, chúng ta cùng nghe trường hợp của bạn Minh, và tìm hiểu xem một số trở ngại khiến Minh không nhận được sự vui mừng, và phương cách để Minh nhận được sự vui mừng (Sử dụng trang tài liệu 6-8 sách giáo viên) xem lại.

  1. Bài học.

     a. Lý do không nhận được sự vui mừng.

   Ba của Minh dặn Minh sau khi tan học phải nhanh chóng trở về nhà làm bài tập, cho đến chiều ba đi làm về sẽ dẫn em đến nhà bà nội ăn cơm. Nhưng sau khi trở về nhà, Minh mở ti-vi xem phim hoạt hình rồi sau đó chơi trò chơi điện tử. Chơi chán chê, Minh mới mở bài tập ra làm, nhưng lúc nầy ba sắp về.

   Các em đoán xem tâm trạng của bạn Minh lúc nầy như thế nào? Có vui vẻ không? Tại sao? (Cho các em trả lời). Bạn ấy đã không làm theo lời ba dặn, nên trong lòng cảm thấy lo lắng. (Giáo viên ghi chữ TỘI LỖI lên bảng). Các em thân mến! Khi các em làm những điều không đẹp lòng Đức Chúa Trời, thì trong lòng sẽ không thấy vui vẻ. Tội lỗi ngăn trở chúng ta nhận sự vui mừng từ Đức Chúa Trời.

   Khi ba của Minh trở về nhà thì Minh vẫn chưa làm bài xong. Ba của Minh rất giận, la rầy Minh và buộc Minh phải làm bài tập xong rồi mới được đi đến nhà bà nội. Minh không những không biết lỗi mà còn lằm bằm, phụng phịu.

   Các em suy nghĩ xem vì sao bạn Minh không vui? (Giáo viên ghi TỪ CHỐI DẠY BẢO lên bảng). Vì bạn ấy không nhìn nhận mình có lỗi, và cũng không tiếp nhận sự dạy bảo của ba. Ba của Minh la mắng Minh là muốn cho bạn ấy tốt hơn. Cha Trên Trời của chúng ta cũng vậy, Ngài muốn các em trở thành người tốt nên đã dùng ba mẹ, thầy cô…để dạy dỗ các em. Đó là vì Ngài yêu thương các em.

   Chúng ta cùng quay trở lại câu chuyện của bạn Minh. Trên đường đi đến nhà của bà nội, Đức Thánh Linh làm việc trong lòng của Minh, khiến Minh nhận biết việc làm sai trái của mình. Minh cúi đầu cầu nguyện xin Chúa tha thứ, và xin lỗi ba. Các em đoán xem sau khi xin lỗi ba, Minh cảm thấy như thế nào? (Cho các em trả lời).

     b. Phương cách để có sự vui mừng.

   Các em thân mến! Qua câu chuyện của bạn Minh, các em đã thấy lý do tại sao bạn Minh không nhận được sự vui mừng rồi phải không? Bây giờ các em suy nghĩ xem, có cách nào để chúng ta nhận được sự vui mừng không? (Cho các em nói ra ý kiến của mình).

   – Ăn năn tội: Nếu tội lỗi vẫn còn ở trong lòng thì không thể nào nhận được sự vui mừng, trừ khi các em xưng nó ra và cầu xin Chúa tha thứ. Các em thấy khi Minh biết lỗi của mình, em xin Chúa tha thứ và xin lỗi ba, thì trong lòng cảm thấy nhẹ nhàng, và nhận được sự vui mừng.

   – Tin cậy Chúa: Khi gặp hoàn cảnh khó khăn, thử thách, các em tin cậy Đức Chúa Trời để có sự vui mừng là rất quan trọng. Đức Chúa Trời cho phép những điều không hay xảy đến cho bản thân em (hoặc gia đình) là có ý tốt, và Ngài sẽ đi cùng, chăm sóc các em trong hoàn cảnh khó khăn, miễn các em tin cậy Ngài. Các em còn nhớ Phao-lô và Si-la không? Hai ông vì danh Chúa Jêsus bị bắt bỏ vào tù, có lính canh giữ cẩn thận. Ở trong ngục tối, hai chân bị xiềng xích, nếu các em là Phao-lô và Si-la thì sẽ cảm thấy như thế nào? Các em đọc Công Vụ 16:25 xem hai ông đã làm gì? (Cầu nguyện và hát ca ngợi Chúa). Hai ông tin cậy Chúa nên có sự vui mừng trong khó khăn.

   – Tạ ơn Chúa: Thông thường, chúng ta dễ dàng tạ ơn Chúa khi nhận được niềm vui và phước hạnh, nhưng rất khó nói lời tạ ơn khi đang ở trong hoàn cảnh khó khăn. (Cho các em nêu ví dụ hoặc kinh nghiệm cá nhân của các em). Nhưng Kinh Thánh chép rằng: “Hãy cảm tạ Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì đó là ý muốn của Đức Chúa Trời đối với anh em trong Đấng Christ Jêsus.” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:18). Đức Chúa rời muốn các em tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh để có sự vui mừng. Nếu các em tin cậy Chúa thì mới có thể tạ ơn Ngài được.

     c. Kết quả của sự vui mừng.

   Sự vui mừng đem lại kết quả gì cho đời sống của các em? (Cho các em suy nghĩ và trả lời).

   – Đẹp lòng Đức Chúa Trời: (Mời một em đọc Rô-ma 14:17-18).

   Đời sống của các em có sự vui mừng khiến Đức Chúa Trời đẹp lòng. Sự vui mừng bày tỏ các em có lòng tin cậy, có sự phó thác, có lòng yêu mến Chúa. Điều đó khiến Đức Chúa Trời vui lòng. Ngài sẽ chăm sóc, dẫn dắt, bảo vệ, gìn giữ các em dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

   – Thân thể, tâm hồn được sức mạnh: Một người buồn rầu thì cảm thấy tinh thần uể oải, tay chân không muốn nhúc nhích, không muốn làm gì hết, thậm chí không muốn ăn. Nhưng một người có sự vui mừng thì mọi cử động của người ấy nhanh nhẹn hơn, khoẻ mạnh hơn, nhảy cao hơn, yêu đời hơn…Đúng vậy! Sự vui mừng đem lại cho các em sức mạnh trong cuộc sống.

   Các em thân mến! Sự vui mừng là “hương vị” trái Thánh Linh, và rất cần thiết cho các em trong cuộc sống. Vì vậy, các em cần nhờ cậy Đức Thánh Linh dẫn dắt, để đời sống luôn có sự vui mừng.

  1. Ứng dụng.

     a. Mời một em tình nguyện chia sẻ chuyện không vui của mình. Các em khác sẽ tìm nguyên nhân khiến không có sự vui mừng, và đưa ra ý kiến để giúp đỡ. Giáo viên dựa theo ý kiến của các em để chỉ ra mối liên hệ giữa sự trở ngại và phương cách để có sự vui mừng.

     b. Cho các em làm bài tập phần 3 “Hình thế chữ”.

     c. Điện tâm đồ vui mừng (trang tài liệu 9 sách giáo viên): Phát cho mỗi em 1 tờ “Điện tâm đồ vui mừng” trong trang tài liệu. Hướng dẫn các em ghi tâm trạng vui mừng của một ngày trong suốt một tuần. Chỉ số 0: Bày tỏ tâm trạng bình thường. Số +……: Bày tỏ tâm trạng vui mừng. Số -……: Bày tỏ tâm trạng không vui mừng. Đánh dấu x và nối lại sẽ có điện tâm đồ vui mừng của em. Sau đó ghi chuyện gì đã xảy ra lúc có chỉ số cao nhất và thấp nhất, tuần sau sẽ chia sẻ trước lớp. Hoạt động nầy sẽ giúp các em nhận biết tâm trạng của mình, và có cơ hội để bày tỏ. Qua hoạt động này, giáo viên sẽ biết tâm tư tình cảm của các em. Cuối cùng, giáo viên khích lệ các em thực hành sự dạy dỗ của bài này, cầu nguyện xin Đức Thánh Linh giúp đỡ và dẫn dắt thực hành phương cách để có sự vui mừng.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 16 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. DỐI GẠT NHAU

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 29:1-13; 30:25-34; 31:1-7, 17-29, 36-55.

II. CÂU GỐC: “Hãy bỏ sự bạo hành và áp bức, hãy làm điều công minh, chính trực. Hãy ngừng cướp bóc tài sản của dân Ta, Chúa Giê-hô-va phán vậy.” (Ê-xê-chi-ên 45:9).

III. BÀI TẬP.

  1. CÙNG SUY NGHĨ.

Em xem hình và trả lời các câu hỏi sau.

  1. La-ban lừa gạt Gia-cốp như thế nào?

……………………………………………………………………………………..

  1. Gia-cốp lừa La-ban ra sao?

……………………………………………………………………………………..

  1. Họ lừa gạt nhau như vậy nên cảm thấy điều gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Trong hình cho thấy việc gì xảy ra?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Theo em, tình cảm của họ sẽ thế nào?

      ……………………………………………………………………………

 

  1. NẾU LÀ EM, EM SẼ LÀM SAO?

Em đoán thử xem hai bạn này đang chơi trò chơi gì? Theo em, bạn gái ở trong hình nhìn thấy Minh đang làm gì không? Nếu em là bạn gái đó thì em sẽ làm gì?

Nếu Minh tiếp tục lừa gạt bạn?

…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Nếu Minh không gạt bạn nữa?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 16 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. DỐI GẠT NHAU

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 29:1-13; 30:25-34; 31:1-7, 17-29, 36-55.

II. CÂU GỐC: “Hãy bỏ sự bạo hành và áp bức, hãy làm điều công minh, chính trực. Hãy ngừng cướp bóc tài sản của dân Ta, Chúa Giê-hô-va phán vậy.” (Ê-xê-chi-ên 45:9).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp  các em

– Biết: Gia-cốp và La-ban lừa dối nhau gây ra bất hòa.

– Cảm nhận: Dối gạt nhau luôn đem đến những điều xấu.    

– Hành động: Quyết tâm sống chân thật, không dối gạt nhau.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Liên tưởng.

  1. Mục đích: Giúp các em học tập và nhận biết những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa nhau.
  2. Vật liệu: 16 tờ giấy cứng (8x12cm), 8 cây viết màu khác nhau.
  3.    Thực hiện:

Giáo viên viết sẵn các từ vào giấy bìa. Mỗi tấm bìa một từ. Mỗi cặp từ trái nghĩa hoặc đồng nghĩa dùng chung một màu viết: Thành thật / nói dối; công bình / thiên vị; giúp đỡ / hãm hại; cậu / cháu; đúng / sai; thích / ghét; lòng tham / rộng rãi; chiên con / người chăn.

Giáo viên đặt tám từ để ngửa và tám từ lật úp, xếp thành hai hàng trên bàn. Sau đó giải nghĩa tám từ để ngửa cho học sinh, đồng thời giải thích thế nào là từ trái nghĩa (như lạnh khác nóng) và từ có nghĩa liên quan (như bà / cháu).

Cho các em lần lượt lật từng tấm bìa úp, giải nghĩa và xếp với từ để ngửa cho thích hợp.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH,

  1. Vào đề.

Minh hứa cho em gái là Châu mượn chiếc xe đạp nếu Châu cho chó con ăn dùm. Khi Châu làm vừa xong, Cường đến rủ Minh lấy xe đạp đi chơi, Minh nhớ lại lời hứa với Châu. Nếu Minh đi với Cường, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu Minh đưa xe đạp cho Châu thì sẽ thế nào? Minh nên làm gì? Tại sao?

Kinh Thánh có nói đến hai người phải quyết định thực hiện lời hứa. Bây giờ các em cùng lắng nghe quyết định của họ nha!

  1. Bài học.

            Sau một chặng đường dài, Gia-cốp đến nhà La-ban. Cậu cháu rất vui mừng khi gặp nhau. La-ban bảo Gia-cốp ở lại giúp ông, vì ông có rất nhiều chiên và dê mà Gia-cốp lại chăm sóc chiên rất giỏi. Trong thời gian Gia-cốp sống tại nhà La-ban, Gia-cốp làm việc rất siêng năng. Nhờ Gia-cốp chăm sóc nên đàn chiên của La-ban ngày càng béo tốt và đông hơn. La-ban mừng lắm. Vì tham muốn có thêm nhiều chiên nên La-ban tìm cách dối gạt Gia-cốp. Ông hứa trả công cho Gia-cốp, nhưng cuối cùng không giữ lời hứa. Gia-cốp vẫn cần cù làm việc cho La-ban và đã lấy hai người con gái của ông là Lê-a và Ra-chên làm vợ.

            Nhiều năm trôi qua, Gia-cốp đã có một gia đình lớn với nhiều con cái. Ông quyết định lìa khỏi nhà cậu để trở về nhà mình. Khi Gia-cốp nói với La-ban điều đó, La-ban tỏ vẻ buồn. Ông nói với Gia-cốp: “Cháu hãy ở lại. Nếu cháu muốn gì cứ nói, cậu sẽ giúp cho”. Gia-cốp nói: “Cháu muốn có tất cả chiên và dê có đốm; những con không có đốm thuộc về cậu”.

La-ban đồng ý ngay, vì ông biết đàn chiên của ông rất ít con có đốm. Gia-cốp tiếp tục miệt mài chăm sóc đàn chiên. Mấy năm sau, bầy chiên ngày càng nhiều con có đốm, tức là những con thuộc về Gia-cốp, còn chiên không đốm thuộc về La-ban thì ngày càng ít đi.

Các con trai của La-ban bắt đầu phàn nàn, vì Gia-cốp ngày càng giàu có. Gia-cốp không còn thân thiện trong mắt La-ban nữa, vì La-ban và các con ông đều cho rằng Gia-cốp  dối gạt họ.

            Một hôm, Gia-cốp quyết định dắt vợ con và bầy súc vật trốn khỏi nhà La-ban.

            Khi nghe tin Gia-cốp đã trốn đi, La-ban lập tức kéo các đầy tớ đuổi theo Gia-cốp, suốt bảy ngày mới bắt kịp. La-ban  giận dữ hỏi: “Vì sao cháu ra đi mà không cho cậu biết trước?” Gia-cốp nói: “Vì cháu sợ cậu không cho cháu dắt vợ con và gia súc cùng đi”. La-ban càng giận và nói: “Cậu đã làm gì mà cháu nghĩ như vậy?” Gia-cốp nhìn La-ban rồi chậm rãi nói: “Cháu hết lòng làm việc cho cậu trong hai mươi năm nay, nhưng đã mười lần cậu không giữ đúng lời hứa với cháu. Cậu dối gạt cháu làm sao cháu tin cậu được nữa?”

La-ban nhận biết Gia-cốp nói đúng. Vì ông dối gạt nhiều lần nên Gia-cốp không tin ông nữa. Gia-cốp cũng biết mình không nên bỏ trốn như vậy vì người ta có thể hiểu lầm ông đã làm điều xấu. Cuối cùng La-ban và Gia-cốp cùng cầu nguyện, hứa với Đức Chúa Trời là sẽ không bao giờ lừa gạt, làm hại nhau. Sau đó, họ ngồi lại cùng ăn tối với nhau. Hôm sau, họ từ giã nhau, Gia-cốp tiếp tục dắt vợ con trở về quê hương.

  1. Ứng dụng.

Hướng dẫn các em mở sách học viên. Dùng các câu hỏi trong phần “Cùng suy nghĩ” giúp các em ôn bài.

            Sau đó giáo viên hỏi: Các bạn nhỏ trong hình đang làm gì? Em biết trò chơi trốn tìm chưa? Thảo luận trong lúc chơi đùa mà dối gạt nhau thì xảy ra chuyện gì? Hướng dẫn các em so sánh hậu quả của việc dối gạt và kết quả của việc làm chân thật.

            Sau đó, mời một em đọc câu gốc. Hỏi các em: Chân thật có ích lợi gì?” Khi các em trả lời xong, giáo viên kết luận: “Kinh Thánh dạy chúng ta làm việc tốt và ích lợi”. Cuối cùng hướng dẫn các em cầu nguyện xin Chúa giúp các em làm việc đúng và tha thứ mọi lỗi lầm.

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 16 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. THIÊN SỨ BÁO TIN LÀNH

I. KINH THÁNH: Lu-ca 2:8-20.

II. CÂU GỐC: “Vì hôm nay tại thành Đa-vít, một Đấng Cứu Thế, là Đấng Christ, là Chúa đã được sinh ra cho các ngươi.” (Lu-ca 2:11).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Thiên sứ báo tin cho những người chăn chiên biết Chúa Jêsus đã giáng sinh tại thành Bết-lê-hem.

– Cảm nhận: Đây là tin mừng chung cho mọi người trên đất.

– Hành động: Cảm tạ Chúa và nói về sự giáng sinh của Chúa Jêsus cho bạn em.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ: Trò Chơi Xếp Hình.

* Cách thực hiện:

Giáo viên cho các em xem máng cỏ: “Ai nằm trong máng cỏ này? Ngài nằm trên gì?” Đặt rơm vào máng cỏ, mời các em trả lời, giúp các em ôn lại câu chuyện giáng sinh của Chúa Jêsus.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

            * Chuẩn bị:

– Thị trợ: Hình những người chăn chiên, bầy chiên, tia sáng, đoàn thiên sứ, chuồng chiên, Ma-ri, Giô-sép, Jêsus mới sinh.

– Hình người đang gọi điện thoại, người đưa thư.

– Thị cụ: Thiệp giáng sinh (bài thủ công số 3 giáo viên đã làm sẵn).

  1. Vào đề.

(Giáo viên vừa kể chuyện vừa trình bày thị cụ).

Chúng ta làm thế nào để biết tin một em bé của người thân vừa được sinh ra? Có lẽ có người gọi điện thoại đến báo cho biết hoặc chúng ta nhận được thư do người đưa thư đem đến (giáo viên đưa hình người đang gọi điện thoại và người phát thư), cũng có thể là do bạn bè cho chúng ta biết. Tóm lại, chúng ta hay tin được là do nhiều cách khác nhau, nhưng chỉ có cách báo tin em bé Jêsus sinh ra là lạ lùng mà thôi.

  1. Bài học.

Trong một đêm cảnh vật lặng yên, mọi người đều say ngủ, chỉ còn vài người chăn chiên đang thức để chăn giữ bầy chiên của mình ngoài đồng.

Thình lình có ánh sáng rực rỡ từ trên trời chiếu xuống, một vị thiên sứ hiện ra trước mặt những người chăn chiên. Họ sợ hãi lắm.

 Thiên sứ bảo họ: “Đừng sợ chi! Ta báo cho các anh em một tin mừng: Cứu Chúa Jêsus đã giáng sinh rồi!”

Các người chăn chiên chăm chú lắng nghe. Vị thiên sứ phán tiếp: “Đêm nay Jêsus đã giáng sinh tại thành Bết-lê-hem. Các anh em sẽ trông thấy một em bé bọc bằng khăn, nằm trong máng cỏ”. Thật là một tin lạ lùng cho họ!

Trong khi họ còn đang ngạc nhiên, thì trên trời hiện ra nhiều thiên sứ khác nữa và hát vang cả bầu trời.

Sau đó, các thiên sứ biến mất. Bầu trời trở lại yên lặng và đen tối như lúc ban đầu. Những người chăn chiên liền rủ nhau đi đến thành Bết-lê-hem để nhìn thấy mọi điều thiên sứ đã phán.

Họ đến nơi, nhìn thấy em bé Jêsus nằm trong máng cỏ, bên cạnh là bà Ma-ri và ông Giô-sép. Họ quỳ xuống thờ lạy Ngài và sau đó đi báo tin khắp nơi: “Chúa Cứu Thế đã giáng sinh tại thành Bết-lê-hem rồi!”

Giáo viên cho các em xem bài thủ công số 3 (giáo viên đã làm trước). “Chúng ta hãy mở thiệp giáng sinh này ra xem” Cho các em kể ra những gì các em thấy trong thiệp. Giáo viên cho các em biết tấm thiệp này dùng để gởi cho những người bạn giúp họ biết tin lành của Chúa Jêsus giáng sinh.

  1. Ứng dụng.

Hỏi lại các em: Thiên sứ hiện ra báo tin gì cho các người chăn chiên? Sau khi nghe báo tin, họ làm gì? Khi tìm được Chúa Jêsus sinh ra, họ bày tỏ lòng tôn kính Chúa bằng cách nào? Em làm gì để bày tỏ lòng vui mừng về sự giáng sinh của Chúa?

Cho các em đọc câu gốc nhiều lần. Sau đó, gọi vài em đọc lại câu gốc, nhưng thay chữ “các ngươi” bằng tên của em đó.

C. GIỜ THỦ CÔNG.

* Chuẩn bị:

– Bài tập số 3 làm sẵn.

– Cắt hình con bò, con chiên của tập học viên.

– Bút màu, hồ dán.

* Cách thực hiện:

Giáo viên phân phát hình con bò, con chiên đã cắt sẵn cho các em và hướng dẫn các em dán vào vị trí thích hợp ở bài tập số 3, tập học viên. Cắt theo đường thẳng đứt đoạn. Xếp gấp hai bên vào theo đường đứt đoạn của trang sau. Tấm thiệp đã hoàn tất.