Tác giả: Lee Vi

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NGƯỜI LÃNH ĐẠO NẮM LẤY LỜI HỨA

I. KINH THÁNH: Giô-suê 1,3, 4:1-18.

II. CÂU GỐC: “Vì vậy, anh em phải nhận biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời anh em là Đức Chúa Trời, tức là Đức Chúa Trời thành tín, Đấng gìn giữ giao ước và lòng nhân từ đến hàng nghìn thế hệ cho những người yêu mến Ngài và tuân giữ các điều răn Ngài” (Phục truyền 7:9).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Giô-suê vâng theo chỉ thị của Đức Chúa Trời hướng dẫn dân sự qua sông Giô-đanh.

– Cảm nhận: Giô-suê tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời.

– Hành động: Trong tuần lễ này, áp dụng lời hứa của Đức Chúa Trời vào đời sống, để em làm người lãnh đạo tốt.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Mình hứa với bạn.

  1. Mục đích: Giúp các em nhận biết thế nào là giữ lời hứa và thực hiện nó.
  2. Thực hiện: Trước hết hỏi các em: “Thế nào là giữ lời hứa?” (Cho các em tự do trả lời). Sau đó chia 2 em một tổ, mỗi em sẽ hứa với bạn trong tổ mình một việc nào đó và thực hiện trong tuần này.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Tưởng tượng em được chọn làm giám đốc một công ty lớn, điều đầu tiên em sẽ làm là gì? (Cho các em trả lời). Chắc chắn sẽ có nhiều việc chờ em giải quyết. Nếu em quyết định đúng thì công ty sẽ có lợi, nhưng nếu em quyết định sai thì sẽ ra sao? Vì vậy, khi một người giữ chức vụ càng cao, thì áp lực công việc càng đè nặng khiến người đó đôi khi rất mệt mỏi.

Các em còn nhớ Giô-suê đang giữ chức vụ gì không? (Lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên). Với chức vụ này, các em nghĩ Giô-suê có cảm thấy khó khăn không? Tại sao? (Cho các em trả lời).

  1. Bài học.

Các em biết không, từ khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập đến giờ, nhiều việc đã thay đổi. Trừ Giô-suê và Ca-lép, lớp người theo Môi-se qua Biển Đỏ đã chết hết. Bây giờ, chỉ còn con cháu họ theo Giô-suê vào xứ Ca-na-an mà thôi.

Thời điểm đã đến! Các em đọc Giô-suê 1:2 xem Đức Chúa Trời bảo Giô-suê làm gì? Đức Chúa Trời lặp lại lời hứa của Ngài đối với Giô-suê, và nhắc nhở ông phải ghi nhớ lời Ngài và cẩn thận làm theo. Như vậy, dù ông đi đến đâu, làm gì cũng sẽ được thành công.

Các em nghĩ Giô-suê cảm thấy thế nào khi nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời? (Cho các em trả lời).

Bây giờ, Giô-suê đã chuẩn bị sẵn sàng để hướng dẫn dân sự qua sông Giô-đanh. Giô-suê tập họp các quan trưởng lại và dặn họ điều phải làm. “Hãy chuẩn bị sẵn sàng, vì ba ngày nữa các ngươi sẽ đi qua sông Giô-đanh, chinh phục xứ mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho chúng ta”.

Đây là một tin khiến mọi người phấn khởi. Nhưng lúc ấy, nước sông Giô-đanh đang dâng cao và chảy rất xiết, làm sao qua sông được? Xem ra rất nguy hiểm! Nhưng Giô-suê tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời và biết Ngài sẽ có cách, phần ông cứ việc làm theo lời Ngài.

Dân Y-sơ-ra-ên làm theo lời dặn của Giô-suê, thu xếp hành lý chuẩn bị lên đường, nhưng có hai chi phái rưỡi không cần chuẩn bị vì Đức Chúa Trời đã ban cho họ phần đất phía bên này sông. Giô-suê nói với hai chi phái rưỡi kia rằng: “Vợ, con và gia súc các ngươi ở lại, nhưng các ngươi phải qua sông để giúp đỡ các anh em mình chinh phục xứ. Sau đó, các ngươi có thể trở về nhà”. Các em đoán xem những người trong hai chi phái rưỡi đó có đồng ý không? (Cho các em trả lời trước, sau đó đọc Giô-suê 1:16-17).

Giô-suê hướng dẫn dân sự đến bờ sông và dựng lều tại đó để chuẩn bị qua sông. Giô-suê thông báo cho dân sự một chỉ thị đặc biệt nữa khiến họ rất phấn khởi. Các em đọc Giô-suê 3:5 xem đó là chỉ thị gì? (Làm cho mình ra thánh, vì ngày mai Đức Chúa Trời sẽ làm một việc kỳ diệu).

Cuối cùng, giờ phút chờ đợi cũng đã đến! Các thầy tế lễ khiêng Hòm giao ước của Đức Chúa Trời tiến đến mé sông Giô-đanh. Nước sông đang chảy xiết. Các thầy tế lễ vẫn cứ tiến tới và họ đặt chân xuống nước. Thật lạ lùng, nước từ thượng nguồn chảy xuống bỗng ngưng lại, nước sông dồn lại thành một đống lộ ra một con đường. Dân sự đi qua sông như đi trên đất khô. Các thầy tế lễ khiêng Hòm giao ước của Đức Chúa Trời dừng lại giữa sông, chờ cho tất cả mọi người lên hết bờ bên kia.

Điều Giô-suê nói là sự thật. Đức Chúa Trời đã làm một việc kỳ diệu. Các em còn nhớ Đức Chúa Trời đã từng làm điều kỳ diệu như thế này cho dân Y-sơ-ra-ên vào lúc nào không?

Khi dân sự qua sông an toàn, Đức Chúa Trời bảo Giô-suê chọn mỗi chi phái một người, đi xuống giữa sông, ngay chỗ các thầy tế lễ đứng, mỗi người vác một hòn đá đem lên bờ. Đức Chúa Trời muốn Giô-suê dựng 12 hòn đá này lên làm một đài kỷ niệm, để họ và con cháu họ mãi mãi không quên điều mà Đức Chúa Trời đã làm cho họ trong ngày hôm nay. Khi các thầy tế lễ vừa đặt chân lên bờ, nước sông Giô-đanh bỗng chảy xiết trở lại.

Giô-suê chỉ vào đài tưởng niệm và nói: “Sau này, khi con cháu các ngươi hỏi những hòn đá này có ý nghĩa gì? Các ngươi nói cho chúng biết Đức Chúa Trời đã khiến nước sông Giô-đanh rẽ ra, để các ngươi đi qua. Những hòn đá này để kỷ niệm quyền năng của Đức Chúa Trời”.  

Đức Chúa Trời khiến dân Y-sơ-ra-ên vâng phục và tôn kính Giô-suê, như đã vâng phục và tôn kính Môi-se vậy. Họ biết Đức Chúa Trời luôn ở cùng, và đã chọn một người lãnh đạo tốt cho họ. 

  1. Ứng dụng.

     a. Ôn lại câu chuyện.

Thảo luận với các em: “Nếu Giô-suê và dân sự cho rằng qua sông Giô-đanh vào mùa này là nguy hiểm, thì họ sẽ làm gì?” “Giả sử dân Y-sơ-ra-ên không làm theo chỉ thị của Giô-suê thì sẽ ra sao?” “Điều cần thiết nhất khi Giô-suê và dân sự qua sông Giô-đanh là gì? (Tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời).

     b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc bài này rồi thảo luận: “Thành tín” có nghĩa là gì? (Luôn luôn thực hiện lời đã hứa). Kinh Thánh cho chúng ta biết, Đức Chúa Trời thể hiện Ngài là Đấng thành tín như thế nào? (Ngài giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài).

     c. Áp dụng vào đời sống.

Cho các em theo hướng dẫn hoàn thành bài tập “Đức Chúa Trời hứa…”. Sau đó cho mỗi em thay phiên nhau nói: “Đức Chúa Trời luôn ở cùng… (tên của em) mỗi ngày”. Sau đó hỏi các em: “Trong tuần lễ này, em cần nhớ lại lời hứa nào Đức Chúa Trời đã hứa với em?” “Lời hứa đó khích lệ em như thế nào?”

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. CHÚA JÊSUS CẦU THAY

I. KINH THÁNH: Giăng 17: 6-26.

II. CÂU GỐC: “Vậy, hãy xưng tội cùng nhau và cầu nguyện cho nhau để anh em được lành bệnh.” (Gia-cơ 5:16a).

III. BÀI HỌC.

   Chúa Jêsus cầu nguyện rằng: “Con cảm tạ Cha vì các môn đồ của con. Cầu xin Cha giúp họ yêu thương nhau. Cầu xin Cha giúp họ được vui mừng. Cầu xin Cha giúp họ cách làm điều lành”.

IV. CÙNG SUY NGHĨ.

Xem hình và trả lời các câu hỏi:

  1. Tại sao Chúa Jêsus cầu xin Đức Chúa Trời giúp cho các môn đồ yêu thương nhau?

………………………………………………

………………………………………………

  1. Vì sao Chúa Jêsus cầu xin Đức Chúa Trời giúp các môn đồ được vui mừng?

………………………………………………..

………………………………………………..

  1. Vì sao Chúa Jêsus cầu xin Đức Chúa Trời giúp họ cách làmviệc lành?

…………………………………………………….

…………………………………………………….

HỌ CẦN SỰ CẦU NGUYỆN CỦA EM

Viết những điều họ cần cầu nguyện vào ô trống

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. CHÚA JÊSUS CẦU THAY

I. KINH THÁNH: Giăng 17: 6-26.

II. CÂU GỐC: “Vậy, hãy xưng tội cùng nhau và cầu nguyện cho nhau để anh em được lành bệnh.” (Gia-cơ 5:16a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus yêu thương bạn bè và cầu nguyện cho họ.

– Cảm nhận: Cầu nguyện cho bạn bè là yêu thương họ.

– Hành động: Trong tuần nầy em đặc biệt cầu nguyện cho các bạn của mình.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦUGIỜ.

*Cầu thay.

  1. Mục đích: Giúp các em cầu thay cho bạn mình.
  2. Vật liệu: Một tờ giấy cứng lớn, mỗi em một tấm giấy tròn, một tấm giấy hình chữ nhật, keo dán, viết chì màu.

    3. Cách thực hiện: Cho các em vẽ khuôn mặt của người bạn mà mình sẽ cầu thay lên tấm bìa hình tròn, và trên tấm bìa hình chữ nhật ghi dòng chữ: “…(tên của em) cầu thay cho… (tên của bạn em) vì…(vấn đề cầu thay)”, rồi dán lên tấm bìa lớn.

   Khi các em làm xong, treo tấm bìa lớn mang tên: “Em cầu nguyện cho bạn” lên, rồi giải thích ý nghĩa của việc cầu nguyện cho nhau. Các em cảm ơn Đức Chúa Trời cho các em có bạn bè và xin Chúa cho bạn mình vâng lời ba mẹ, thầy cô, và thường xuyên tham dự lớp Trường Chúa Nhật.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị cụ: Bốn hình người: Anh-rê, Giăng, Phi-e-rơ và Gia-cơ (xem phụ lục), máy và băng cassette.

  1. Vào đề.

   Các em có bạn bè không? Thế nào mới là bạn tốt? Ai là bạn thân nhất của em? Em có thể cho biết tên và sở thích của bạn em không? (Cho các em lần lượt trả lời).

  1. Bài học.

   Chúa Jêsus cũng có một số bạn bè đặc biệt. Họ chính là những môn đồ ngày đêm ở cùng Ngài.

  Một đêm nọ, Chúa Jêsus và các môn đồ đang ở tại thành phố Giê-ru-sa-lem. Sau khi dạy dỗ các môn đồ, Chúa Jêsus đã bày tỏ tình yêu thương của Ngài đối với họ khi ngước mắt lên nhìn bầu trời đầy sao rồi cầu nguyện cho bạn bè của Ngài.

   Bây giờ các em sẽ được bốn môn đồ kể về việc Chúa Jêsus cầu thay cho họ. (Nếu không có hình, có thể mời bốn em đóng vai bốn môn đồ: “Anh-rê, Giăng, Phi-e-rơ, Gia-cơ”).

   Giới thiệu với các em, đây là ông Anh-rê (Anh-rê chào các em). Anh-rê là môn đồ đầu tiên làm chứng về Chúa Jêsus. Ông

làm chứng cho ai? Cho anh của mình là Phi-e-rơ. Anh-rê cũng là người dẫn bé trai có năm cái bánh và hai con cá đến gặp Chúa Jêsus để đãi cho năm ngàn người ăn no.

Anh-rê (mở băng cassette hoặc nói): “Tôi rất vui mừng được có mặt nơi đây để kể cho các em nghe việc Chúa Jêsus cầu nguyện cho chúng tôi tối hôm đó. Tôi thích nhất là đoạn Chúa Jêsus cầu nguyện cho chúng tôi được vui mừng. Ngài muốn mỗi chúng ta đều hưởng được sự vui mừng, nếu mỗi em đều cầu nguyện cho bạn mình được vui mừng thì thế giới nầy sẽ tốt đẹp biết bao!”

   (Chia nhóm cho các em, cứ hai em một nhóm để chia sẻ niềm vui cho nhau (khoảng vài phút) rồi giáo viên tổng kết và đưa ra kết luận).

   Cô rất vui vì Chúa Jêsus đã cầu thay cho chúng ta được vui mừng. Hôm nay, cô cũng cầu thay cho các em có một ngày vui vẻ (giáo viên cầu nguyện ngắn gọn).

   Bây giờ các em sẽ gặp một môn đồ khác, tên là Giăng. Ông Giăng làm nghề đánh cá, sống cùng với cha và em là Gia-cơ bên bờ hồ Ga-li-lê. Kinh Thánh cho biết ông Giăng là người đầu tiên nghe Chúa Jêsus giảng. Sau đó, được sự kêu gọi củaChúa, ông bỏ nghề đánh cá và đi theo Ngài.

   Giăng: “Tôi không bao giờ quên cái đêm Chúa Jêsus cầu nguyện cho chúng tôi. Tôi cảm động vô cùng vì Ngài cảm tạ Đức Chúa Trời về những việc chúng tôi đã làm. Thật là kỳ diệu! Khi tôi nghe lời cầu nguyện của Ngài, tôi biết Chúa yêu chúng tôi vô cùng. Tôi cũng yêu thương Chúa Jêsus vì Ngài không chỉ quở trách những việc làm sai trái mà còn quan tâm đến những việc tốt mà tôi đã làm”.

   Các em thân mến, Chúa Jêsus cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ các môn đồ. Cô cũng cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ các em. Hãy nghĩ xem hôm nay chúng ta cảm tạ Ngài về điều gì? Có thể không cần nói ra, chỉ cần thầm nguyện với lòng biết ơn là đủ rồi. (Giáo viên tạ ơn Đức Chúa Trời về mỗi em, rồi mời một em cầu nguyện cảm tạ Đức Chúa Trời).

   Bây giờ, cô giới thiệu với các em một môn đồ khác của Chúa Jêsus.

   Ông tên là Phi-e-rơ, cùng với em là Anh-rê làm nghề đánh cá. Trước khi gặp Chúa Jêsus, ông có tên là Si-môn, Nhưng Chúa Jêsus bảo ông: “Từ nay trở đi, tên con sẽ là Phi-e-rơ”.

   Phi-e-rơ: “Các em biết Chúa Jêsus cầu nguyện cho chúng tôi điều gì không? Để tôi kể cho các em nghe. Tôi thường gặp phiền phức vì tính tôi nóng nảy và hay gây gổ. Tôi rất vui vì Chúa Jêsus cầu xin Đức Chúa Trời giúp tôi cẩn thận trong từng suy nghĩ lẫn lời nói của mình. Tôi cảm ơn Chúa vì Ngài yêu thương tôi, cầu nguyện cho tôi được thay đổi tính tình”.

   Các em có nóng nảy như ông Phi-e-rơ không? Có thường vội vàng nói và làm khi chưa kịp suy nghĩ không? Các em làm sao yêu thương người khác? Xin Đức Chúa Trời giúp các em học cách yêu thương nhau. (Mời các em nêu ví dụ cụ thể rồi mời một em cầu nguyện xin Đức Chúa Trời giúp các em).

   Gia-cơ là một môn đồ của Chúa Jêsus. Hôm nay ông cũng sẽ trò chuyện với các em.

   Gia-cơ là anh trai của Giăng, đã từng là một người đánh cá, khi Chúa Jêsus kêu gọi, ông liền bỏ thuyền và lưới mà theo Ngài. Một hôm, hai anh em ông xin Chúa Jêsus cho họ địa vị cao trọng hơn các môn đồ khác nơi thiên đàng, Chúa Jêsus đáp: “Nếu muốn có địa vị quan trọng, các con phải phục vụ người khác”. Vài tháng sau khi Chúa Jêsus chịu chết và sống lại, vua Hê-rốt rất tức giận vì các môn đồ Chúa Jêsus đi khắp nơi rao truyền Tin Lành nên ra lệnh chém đầu Gia-cơ.

   Gia-cơ: “Vừa rồi em tôi là Giăng, cùng với hai bạn tôi là Phi-e-rơ và Anh-rê đã kể cho các em nghe việc Chúa Jêsus cầu thay cho chúng tôi. Các em biết không, Chúa Jêsus cũng cầu thay cho bất cứ ai tin Ngài. Chúa cầu nguyện: “Không những con cầu thay cho những người nầy, mà còn cầu thay cho tất cả những ai nghe họ mà tin đến con nữa”.

   Chúa Jêsus yêu thương các em cũng như Ngài yêu thương Gia-cơ và những môn đồ khác. Chúa Jêsus đã cầu xin Đức Chúa Trời giúp các môn đồ yêu thương nhau, Ngài cũng mong muốn các em biết yêu thương lẫn nhau. Hiện nay, ở trên trời Ngài vẫn cầu thay cho các em vì Ngài yêu thương các em.

  1. Ứng dụng.

   Hướng dẫn các em mở sách học viên, cùng đọc chung bài học và dùng câu hỏi trong phần: “Cùng suy nghĩ” để giúp các em ôn bài.

  Cho các em xem mục: “Họ cần sự cầu nguyện của em” và thảo luận xem họ cần cầu thay về vấn đề gì? (Ví dụ: Công việc của mục sư, sức khỏe của ba mẹ, những người thân chưa tin Chúa…).

   Sau đó, cho các em chọn đối tượng để cầu thay rồi giáo viên cầu nguyện kết thúc.

  Khuyến khích các em đem bài tập về nhà cho ba mẹ xem và thực hiện trong giờ cầu nguyện lễ bái, hãy nhớ những người nêu trên mà cầu nguyện. Cảm tạ Chúa vì họ, và xin Chúa giúp những gì họ cần. Mỗi người trong gia đình đều lần lượt cầu nguyện cho họ.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ CONG LƯNG                     

I. KINH THÁNH: Lu-ca 13:10-17.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va sẽ nâng đỡ người ấy khi nằm liệt trên giường bệnh; Trong lúc ốm đau, Chúa sẽ chữa lành mọi bệnh tật cho người” (Thi thiên 41:3).

III. BÀI HỌC.

Chúa Jêsus chữa lành cho người đàn bà bị bệnh cong lưng, trong ngày Chúa nhật tại nhà hội.

* Tô màu hình vẽ.

* Em có biết bạn ấy cần gì không? Em hãy nối hình bên phải và bên trái lại với nhau cho thích hợp.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NGƯỜI PHỤ NỮ BỊ CÒNG LƯNG                     

I. KINH THÁNH: Lu-ca 13:10-17.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va sẽ nâng đỡ người ấy khi nằm liệt trên giường bệnh; Trong lúc ốm đau, Chúa sẽ chữa lành mọi bệnh tật cho người” (Thi thiên 41:3).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa chữa lành cho người đàn bà trong ngày Chúa nhật.

– Cảm nhận: Chúa xem con người là quan trọng hơn luật lệ.

– Hành động: Tin và nhờ cậy Chúa trong mọi sự.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Chuẩn bị:

– Vòng hoa đeo cổ (mỗi nhóm một vòng hoa).

* Thực hiện:

Chia các em thành 2 hoặc 3 nhóm để chơi trò chơi. Mỗi nhóm sắp hàng dọc trước vạch khởi hành, mỗi em để tay lên đầu gối, khòm lưng xuống. Khi có hiệu lịnh của người hướng dẫn, em đứng đầu đeo vòng hoa đi trong tư thế đã chuẩn bị trước, đến điểm đích, quay trở lại vạch khởi hành, đưa vòng hoa cho bạn khác đi tiếp tục. Cứ như vậy cho đến khi em cuối cùng trong nhóm đã đi xong. Nhóm nào nhanh nhất là thắng.

– Sau đó, cho các em ngồi yên, giáo viên hỏi: “Đóng vai khòm lưng có dễ chịu không? Khi đi như vậy, các em thấy thế nào?” (Cho các em trả lời – gợi ý: Mỏi cổ, mỏi lưng, khó chịu, mắt khó nhìn cao lên…).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào bài.

Các em thân mến, các em đã cho cô (thầy) biết là tư thế cong lưng lại không dễ chịu chút nào, phải không? Và nếu một người mà cứ phải bị như vậy hoài, từ ngày nầy qua ngày khác, thì thật tội nghiệp! Hôm nay các em sẽ làm quen với một người bị bệnh như vậy đấy và xem những điều gì sẽ xảy đến với người nầy nhé!

  1. Bài học.

Trong Kinh Thánh, có một câu chuyện kể về người đàn bà bị cong lưng giống như các em trong trò chơi lúc nãy. Bà đã bị bệnh nầy lâu lắm rồi. Bị cong lưng một chút mà các em còn thấy khó chịu như vậy, thì như bà nầy chắc là khổ sở lắm, phải không các em? Người đàn bà nầy rất buồn vì không có ai giúp đỡ bà, chữa cho bà được hết bệnh.

Một ngày Chúa nhật kia, bà đi đến nhà hội để thờ phượng Chúa. Hôm đó có Chúa Jêsus đến nhóm trong nhà hội nầy. Khi Chúa Jêsus nhìn thấy bà, biết bà đã phải mắc phải căn bệnh nầy rất lâu rồi, nên Chúa rất thương xót. Chúa gọi bà đến, đặt tay trên bà và nói: “Ngươi đã được lành bệnh!” Liền ngay lúc đó, bà đứng thẳng lên được. Mọi người nhìn bà và ngạc nhiên vô cùng! Bà vui mừng lắm, cảm tạ ơn Chúa đã cứu giúp bà. Các em biết không, Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, Ngài có quyền phép rất lớn nên chữa lành được bệnh của người đàn bà nầy đó. Nếu các em thấy được một người bệnh được chữa lành, các em có vui không?

  1. Ứng dụng.

Các em ạ, không có ai nói về căn bệnh và sự mắc bệnh lâu dài của bà cho Chúa Jêsus hết, nhưng Chúa vẫn biết và Ngài đến chữa cho bà được lành, vì Chúa yêu thương và muốn giúp đỡ bà. Cũng vậy, khi các em bị bệnh, hay gặp điều sợ hãi, nguy hiểm…, các em chưa nói với Chúa, thì Ngài cũng đã biết rồi và Ngài muốn giúp đỡ các em. Dù vậy, Chúa cũng muốn các em cầu nguyện, thưa chuyện với Ngài vì điều đó bày tỏ là các em yêu mến Chúa, nhờ cậy Chúa, Chúa Jêsus chắc chắn sẽ giúp đỡ các em trong mọi việc, các em nhé.

C. BÀI TẬP.

– Làm bài tập “Em có biết bạn ấy cần gì không?” trong bài 4, tập học viên. Giáo viên giải thích cho các em tình trạng của các nhân vật trong hình bên trái, cho các em tìm những kết quả trong các hình bên phải, nối lại với nhau cho đúng; nhắc nhở các em, Chúa Jêsus biết điều các em cần và sẽ giúp đỡ các em.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NGƯỜI TRỒNG NHO ĐỘC ÁC

I. KINH THÁNH: Lu-ca 20:9-19.

II. CÂU GỐC: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”(Giăng 3:16).

III. BÀI TẬP.

  1. Thảo luận về Chúa Jêsus.

   Linh và Nam đang thảo luận ý nghĩa của việc trở thành con cái trong gia đình Chúa. Nam có nhiều câu hỏi, thắc mắc, còn Linh thì giải thích. Bây giờ em hoàn tất những câu đối thoại sau. (Nên nhớ: Em cũng vừa là Linh, vừa là Nam luôn nữa đấy!)

  – Nam: Tuần nào mình cũng học lớp Trường Chúa nhật, mình được nghe nhiều điều về Chúa Jêsus, nhưng vẫn không hiểu rõ lắm. Linh, bạn làm thế nào để trở thành con của Chúa Jêsus vậy?

 – Linh: Mình hiểu ý bạn, để mình nói cho bạn nghe. Theo thì………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

– Nam: Nhưng……………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Linh: Đúng vậy,………………………………………………………………….

– Nam:…………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

– Linh:…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………..

– Nam:………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………

  1. Suy gẫm câu gốc tuần nầy.

     a. Tại sao Đức Chúa Trời sai Chúa Jêsus đến thế gian?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………       

     b. Sau khi tin Chúa, em được gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

     c. Sự sống đời đời có nghĩa là:

(Chọn 1 trong 2, đánh dấu X trước câu chọn).

   Không bao giờ kết thúc.

   Chết là kết thúcsự sống.

     d. Không bị hư mất nghĩa là:

   Không bị chết về thể xác.

   Không bị chết về tâm linh.

  1. Phóng viên nhí!

   Em tập làm phóng viên nhé! Trong tuần nầy, em hỏi hai người (ba mẹ, hoặc bạn bè…) các câu hỏi sau rồi ghi vào đây nhé!

     a. Ba mẹ (bạn…………………….) trở thành tín đồ từ khi nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

     b. Tại sao ba mẹ (bạn…………………) thích trở thành tín đồ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

     

     c. Đức Chúa Trời đã yêu thương ba mẹ (bạn……………………..) như thế nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NGƯỜI TRỒNG NHO ĐỘC ÁC

I. KINH THÁNH: Lu-ca 20:9-19.

II. CÂU GỐC: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”(Giăng 3:16).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Ví dụ nầy cho các em biết Đức Chúa Trời sai Chúa Jêsus xuống thế gian, nhưng thế gian từ chối Ngài.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời yêu thương các em, sai Con Một của Ngài đến thế gian, để dẫn các em đến với Đức Chúa Trời.

– Hành động: Nhờ sự dẫn dắt của Thánh Linh, tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa.

IV. BÀI HỌC KINH THÁNH.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Khuyến khích các em lắng nghe câu chuyện, rồi tự vẽ lại toàn bộ câu chuyện như truyện tranh.
  2. Sưu tầm hình ảnh vườn nho.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Khi Chúa Jêsus kể ví dụ nầy, Ngài đã thi hành chức vụ được ba năm. Trong ba năm đó, Ngài liên tục bày tỏ cho dân Y-sơ-ra-ên biết Ngài chính là Chúa Cứu Thế, là Con Đức Chúa Trời, nhưng dân chúng không tin Ngài.

    Một hôm, vào tuần lễ trước khi Chúa Jêsus chịu đóng đinh trên thập tự giá, Ngài đã làm một việc khiến các thầy thông giáo vô cùng tức giận. Chúa Jêsus vào đền thờ ở thành Giê-ru-sa-lem, thấy mọi người buôn bán ở đó nào là bò, dê, bồ câu…như một cái chợ. Súc vật bán cho những người đến đền thờ mua để dâng của tế lễ. Ngoài việc bán súc vật, họ còn trao đổi tiền bạc, vì dân các xứ khác đến đền thờ sẽ đổi tiền để sử dụng trong đền thờ.

   Kinh Thánh ghi rằng khi Chúa Jêsus thấy cảnh đó thì rất giận. Ngài đuổi hết những người buôn bán và phán rằng: “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện’, nhưng các ngươi đã biến nơi ấy thành hang trộm cướp.” (Lu-ca 19:46).

   Việc Chúa Jêsus dẹp sạch đền thờ làm các thầy thông giáo càng ghét Ngài hơn. Một hôm, khi Chúa Jêsus đang giảng dạy trong đền thờ, các thầy thông giáo đến hỏi Ngài: “Xin nói cho chúng tôi, bởi quyền phép nào mà thầy làm những điều ấy?” Chúa Jêsus không trả lời câu hỏi của họ, mà Ngài kể một ví dụ.

   Giả sử lúc ấy các em cũng có mặt trong đền thờ nghe Chúa Jêsus kể ví dụ nầy, các em có tin Ngài là Con Đức Chúa Trời không? Các em chú ý nghe để nhận biết các nhân vật trong ví dụ đại diện choai nhé!

  1. Bài học.

(1) Hành động của những người trồng nho độc ác.

    Chúa Jêsus kể: “Người kia trồng một vườn nho…”(Cho các em miêu tả vườn nho hoặc cho xem cảnh vườn nho).

   Trong ví dụ trên, người chủ vườn nho sống ở một nơi khác, còn vườn nho thì cho những kẻ trồng nho mướn. Đến mùa nho chín, người chủ vườn sai một đầy tớ đến thu hoa lợi, nhưng bọn trồng nho hết sức tham lam, không muốn chia hoa lợi với chủ vườn. Họ đánh cho người đầy tớ một trận rồi đuổi về tay không.

   Người chủ vườn nghe đầy tớ về kể lại, giật mình kinh ngạc, liền sai một đầytớ khác đi. Người đầy tớ nầy cũng bị bọn trồng nho đánh chưởi thậm tệ rồi đuổi về tay không. Chủ tiếp tục sai người thứ ba đi, người nầy cũng không tránh khỏi trận đòn của bọn trồng nho. Không còn cách nào khác, người chủ vườn suy nghĩ: “Ta phải làm gì đây? Ta sẽ sai con trai yêu dấu của ta đến, có thể họ sẽ kính nể!”.

   Không ngờ, khi bọn trồng nho thấy con trai người chủ vườn từ xa, chúng bàn với nhau: “Đây là con thừa kế, hãy giết nó thì gia tài sẽ về tay chúng ta. Chúng ném con trai ấy ra ngoài vườn nho và giết đi”.

   Khi Chúa Jêsus kể ví dụ nầy, các thầy thông giáo hết sức khó chịu, họ nghĩ: “Tại sao người nầy biết chúng ta không tin ông ta?” Chúa Jêsus kể xong, Ngài nói: Vậy, chủ vườn nho sẽ làm gì? Ông sẽ đến diệt những kẻ trồng nho đó, rồi giao vườn nho cho những người khác”.

   Các thầy thông giáo biết Chúa Jêsus ám chỉ mình, thì hết sức phẫn nộ đến nỗi muốn giết Ngài, nhưng họ không dám vì sợ dân chúng.

(2) Ý nghĩa ví dụ “Người trồng nho độc ác”.

   Bây giờ, các em thử suy nghĩ xem các nhân vật trong ví dụ chỉ về ai nhé? (Cho các em suy nghĩ trả lời).

     a. Vườn nho chỉ về ai?

   Đây là một câu hỏi khó, nhưng dân chúng hiểu là chỉ về họ. Vào thời đó, dân Y-sơ-ra-ên thường được ví như vườn nho (Tham khảo Ê-sai 5:1-2; Thi Thiên 80:8-16).

     b. Người chủ vườn nho đại diện cho ai?

  (Đức Chúa Trời). Người chủ vườn trong ví dụ có việc làm gì khiến các em liên tưởng đến Đức Chúa Trời? (Cho các em trả lời).

     c. Những người đầy tớ đại diện cho ai?

   Những người nầy được chủ vườn sai đi thâu hoa lợi, nhưng lại bị bọn trồng nho đánh, giết. Những người nầy đại diện cho các tiên tri, được Đức Chúa Trời sai đến cảnh cáo dân chúng không được phạm tội, nhưng họ không chịu nghe lời các tiên tri. Chúng ta cùng nhớ lại xem nào, Kinh Thánh nói Đức Chúa Trời sai tiên tri Giê-rê-mi đến cảnh cáo dân chúng không được phạm tội, kêu gọi họ quay về với Chúa. (Mời một vài em đọc Giê-rê-mi 20:1-2; 37:15; 38:6). Điều đó cho thấy mọi người đối xử với các tiên tri như thế nào? (Cho các em trả lời).

     d. Con trai chủ vườn đại diện cho ai?

   (Chúa Jêsus). Chúa Jêsus muốn bày tỏ cho mọi người biết Ngài chính là Con của Đức Chúa Trời, Ngài sắp chiụ chết trên thập tự giá. Ngài có thể không làm vậy, nhưng Ngài muốn làm theo ý chỉ Đức Chúa Trời để chuộc tội cho chúng ta.

  1. Ứng dụng.

   Các em thân mến! Chúa Jêsus kể ví dụ nầy để cho dân Y-sơ-ra-ên và chúng ta biết Đức Chúa Trời đã sai chính Con Một của Ngài xuống thế gian, nhưng dân Y-sơ-ra-ên đã không chịu tin nhận Ngài. Ngài xuống thế gian để gánh thay tội lỗi cho chúng ta, chứng tỏ Chúa Jêsus rất yêu thương chúng ta (Khẳng định với các em rằng tất cả chúng ta đều rất quan trọng đối với Chúa). Chúa yêu các em, Ngài biết tên các em, biết mọi sở thích, mọi buồn vui, mọi khó khăn của các em, vì Ngài là Đấng yêu thương.

   Có ai nói với các em về lòng yêu thương của Chúa chưa? (Lưu ý những em chưa tin nhận Chúa). KinhThánh nói với chúng ta về tình yêu thương của Chúa hết lần nầy đến lần khác, ví dụ như Giăng 3:16 cho chúng ta biết một việc hết sức quan trọng: Vì các em mà Đức Chúa Trời sai Con độc nhất của mình đến thế gian và hễ ai tiếp nhận Ngài thì được sự sống đời đời.

   Các em cảm thấy thế nào về việc Chúa Jêsus đã làm cho các em? Các em có muốn tiếp nhận Chúa Jêsus để được làm con cái của Đức Chúa Trời không?

   Nếu các em trở thành con cái Đức Chúa Trời, các em có quyền nói về Chúa Jêsus cho những người chưa tin Chúa như các tiên tri ngày xưa vậy. Lúc đó, các em sẽ nói gì về Chúa Jêsus? (Hướng dẫn các em làm bài tập trong Tập Học Viên, trang 9). Nam cần phải biết Chúa Jêsus yêu Nam, muốn Nam trở thành con cái Chúa. Nhưng Nam không biết phải làm sao để trở thành con cái của Chúa được. Linh trả lời Nam thế nào? Linh có thể trả lời dựa vào Giăng 3:16. Nam biết gì về tội lỗi? (KinhThánh nói, tất cả mọi người trên thế gian đều phạm tội- Rô-ma 3:23). Linh giải thích “tội lỗi” bằng chữ gì? (có thể là “việc sai trái”). Các em thiếu nhi có thể phạm tội gì? Lừa dối, không vâng lời cha mẹ, không tin Chúa Jêsus …Linh nên chia sẻ với Nam rằng, tội lỗi khiến chúng ta không thể trở thành con cái Chúa được. Có lẽ Nam muốn biết Đức Chúa Trời làm gì với tội lỗi? (Sai Con Một của Ngài là Chúa Jêsus xuống thế gian, chết trên thập tự giá để chuộc tội. 1Giăng4:14; 1Cô-rinh-tô 15:3).

   Nếu Nam thấy mình đã phạm nhiều tội lỗi, Linh nên trả lời thế nào? ( Ăn năn tội lỗi với Đức Chúa Trời). Nếu Nam muốn ăn năn tội lỗi của mình, Linh nên nói gì? ( Nếu Nam tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình, Ngài sẽ gánh thay tội lỗi cho Nam). Linh nên chia sẻ với Nam bước tiếp theo phải làm gì? ( Nếu Nam ăn năn, muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa, Nam có thể cầu nguyện xin Chúa tha tội và tiếp nhận mình làm con cái của Đức Chúa Trời).

   Cầu nguyện kết thúc buổi học, cảm tạ Chúa vì ân điển của Ngài ban cho các em được làm con cái Chúa, tạ ơn Chúa lắng nghe lời cầu nguyện của các em.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. XÂY DỰNG ĐỀN TẠM

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô ký 35:4-35; 36:1-7; 39:27-43; 40:17-38.

II.CÂU GỐC: “Con sẽ hát bài ca chúc tụng danh Đức Chúa Trời, lấy sự cảm tạ mà tôn cao Ngài” (Thi thiên 69:30).

III. BÀI TẬP.

A. CÙNG SUY NGHĨ.

Em xem hình và trả lời các câu hỏi.

1. Dân chúng cảm thấy thế nào khi dâng các lễ vật để dựng đền tạm?

………………………………………………………………………………….

  1. Theo em, việc gì sẽ xảy ra nếu họ không muốn dâng các lễ vật?

…………………………………………………………………………………………………….

  1. Môi-se có bắt buộc dân chúng phải dâng lễ vật không?………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
  2. Tại sao dân chúng dâng nhiều lễ vật quí báu như vậy?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

B. NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT.

Em xem hình dưới đây và cho biết các bạn trong hình đã làm để tỏ lòng yêu mến Chúa?

Còn em, em có thể làm gì để tỏ lòng yêu mến Chúa? Hãy viết vào đường kẻ dưới đây.

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. XÂY DỰNG ĐỀN TẠM

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô ký 35:4-35; 36:1-7; 39:27-43; 40:17-38.

II. CÂU GỐC: “Con sẽ hát bài ca chúc tụng danh Đức Chúa Trời, lấy sự cảm tạ mà tôn cao Ngài” (Thi thiên 69:30).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em                                                                   

– Biết: Môi-se và dân sự xây dựng đền tạm đẹp đẽ để thờ phượng Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Được thờ phượng Chúa với các tín hữu khác trong đền thờ là điều vui mừng.

– Hành động: Cùng hợp sức làm công việc Chúa và thờ phượng Ngài.

IV. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

Một trong những nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời giao cho Môi-se là dựng Đền Tạm. Trải qua suốt Sáng Thế Ký, Chúa đồng đi cùng với dân Ngài (Hê-nóc, Nô-ê, Áp-ra-ham, các tộc trưởng…), nhưng giờ đây Ngài ở cùng họ. Việc Chúa ngự trong trại quân là một vinh dự đối với dân Y-sơ-ra-ên (Rô-ma 9:4-5). Nhưng hưởng được vinh dự thì cũng phải có trách nhiệm – họ phải dựng Đền Tạm để thờ phượng Chúa. Đức Chúa Trời cho Môi-se biết rằng ông phải làm mọi thứ theo như kiểu mẫu đã được Ngài hướng dẫn. Đức Chúa Trời cũng đã chuẩn bị vật liệu cho việc xây dựng Đền Tạm từ khi dân Y-sơ-ra-ên còn ở xứ Ai-cập. Lúc nầy, dân Y-sơ-ra-ên đang ở trong sa mạc và họ chỉ có thể dâng lên cho Ngài những gì Ngài ban cho họ từ trước. Đức Chúa Trời cũng trang bị cho những người làm việc có các kỹ năng và sự khôn ngoan cần có. Dân Y-sơ-ra-ên vui lòng góp công, góp của xây dựng Đền Tạm đẹp đẽ để thờ phượng Đức Chúa Trời.

Dù là việc xây dựng Đền Tạm trong thời Cựu Ước, xây dựng Hội Thánh trong thời Tân Ước, hay việc gây dựng đời sống chức vụ của chúng ta ngày nay, Đức Chúa Trời đều trang bị cho chúng ta và giúp chúng ta có thể làm trọn mọi việc Đức Chúa Trời giao phó. Được thờ phượng Chúa với các tín hữu khác trong Hội Thánh là một ơn phước Chúa cho. Bạn có thấy rằng được thờ phượng Chúa, được phục vụ Ngài là phước hạnh trong cuộc đời nầy không? Vậy hãy hết lòng thờ phượng và phục vụ Ngài bạn nhé.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Trò chơi “Hỏi đáp”.

  1. Mục đích: Giúp các em nhớ lại những điều đã học.
  2. Vật liệu: Nhiều tờ giấy (7x12cm), viết lông.
  3. Thực hiện: Giáo viên ghi ra một số câu hỏi căn cứ theo những câu chuyện Kinh Thánh đã kể trong những bài trước lên các mảnh giấy nhỏ để các em trả lời. (Ví dụ: Em ghi ra một trong Mười Điều Răn). Phát cho mỗi em một mảnh giấy có ghi 1 câu hỏi. Nếu các em trả lời sai, giáo viên cần đính chính lại. Giúp các em nhớ đúng bài học Kinh Thánh.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

 (Chuẩn bị thị cụ: Hình Đền Tạm trong phần phụ lục).

  1. Vào đề.

Em có thường đến nhà thờ để thờ phượng Chúa không? Trong giờ thờ phượng, chúng ta có những cách thức gì để bày tỏ lòng yêu mến tôn kính của chúng ta đối với Đức Chúa Trời? (Hát Thánh ca, cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, nghe giảng Lời Chúa, dâng hiến v.v…) Phương thức nào em thích dùng để thờ phượng Đức Chúa Trời? (Cho các em trả lời).

Ngày xưa Đức Chúa Trời phán truyền cho Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên dựng lên một nơi đặc biệt để có thể thờ phượng Ngài khi đang đi trong đồng vắng. Để biết rõ hơn, mời các em theo dõi bài học nầy nhé.    

  1. Bài học.

Sau khi Môi-se truyền Mười Điều Răn cho dân sự, ông nhắc họ phải luôn luôn học tập, sống xứng đáng là tuyển dân của Chúa. Họ cần phải dựng đền tạm để có nơi nhóm lại thờ phượng Đức Chúa Trời, mặc dù họ đang trên đường tiến đến đất hứa, và thường phải ở trong những căn lều tạm bợ.

Một ngày nọ, Môi-se triệu tập dân chúng lại và thông báo: “Đức Chúa Trời mong muốn mỗi chúng ta dâng hiến lễ vật để thực hiện một việc quan trọng”. Dân chúng ngạc nhiên, lắng nghe xem việc gì? Môi-se nói tiếp: “Chúng ta sẽ dựng một lều trại thật đẹp để thờ phượng Đức Chúa Trời, gọi đó là đền tạm. Muốn vậy, cần có vàng, bạc, vải, các loại hương liệu, gỗ, châu ngọc và những thứ khác. Nếu ai có lòng thành, hãy dâng những gì mình có”. Môi-se nói thêm: “Ngoài ra, còn cần sự giúp đỡ của những người biết may để may các tấm vải làm đền tạm, những người biết nghề thợ mộc, thêu, dệt vải và làm đồ vàng, đồ bạc”.

Mọi người đều trở về lều của mình xem lại hành trang có vật gì quí để dâng hiến. Chẳng bao lâu sau, họ đã lũ lượt đem đến cho Môi-se nào là vàng, đồ trang sức và các thứ quí giá khác (giáo viên để các vật như vàng, bạc, áo… lên bàn), nhiều đến nỗi Môi-se phải tuyên bố: “Đừng mang lễ vật đến nữa, chúng ta có đủ rồi”.

Đức Chúa Trời chỉ dạy Môi-se cách thức dựng đền tạm, bao gồm cả kích thước, vật liệu, thậm chí màu sắc nữa. Môi-se hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên làm theo ý Chúa. Họ bắt tay vào công việc một cách phấn khởi.

(Cho các em xem hình Đền Tạm trong khi kể chuyện.) Những người giỏi về nghề mộc thì lo xẻ gỗ. Những người thợ bạc thì dùng những đồ trang sức làm nên những vật dụng cần thiết như thau hoặc chân đèn bằng vàng, bạc. Các phụ nữ khéo tay thì dệt các loại chỉ màu xanh, tím, đỏ, tạo ra những tấm vải để dựng hội mạc.

Dân chúng chỉ dẫn nhau để có nhiều người góp sức dựng Đền tạm. Môi-se hướng dẫn công việc để đền tạm hoàn tất theo ý của Đức Chúa Trời. Ai nấy đều hân hoan, họ hết lòng làm từng phần của công việc.

Khi mọi việc đã chuẩn bị xong, những người nam dựng những cây cột có bọc vàng và treo các tấm vải đẹp đẽ lên trên, rồi phủ bên ngoài một lớp da thú để tránh ánh nắng của mặt trời và khỏi bị mưa thấm vào trong. Tất cả đồ dùng đều để đúng nơi thích hợp. Chung quanh Đền Tạm là một hành lang vây quanh. Bàn dâng của lễ đặt ở giữa, mọi thứ đều chuẩn bị tươm tất. Đền tạm đã được hoàn tất. Nơi thờ phượng Đức Chúa Trời thật đẹp đẽ biết bao!

Bỗng một đám mây sà xuống bao phủ đền tạm. Mọi người biết Đức Chúa Trời đẹp ý với công việc của họ. Đây sẽ là nơi họ trò chuyện với Đức Chúa Trời.

Dân chúng thường xuyên đem lễ vật đến dâng để ca ngợi và cảm tạ Đức Chúa Trời trong suốt mười hai ngày. Họ phấn khởi vì được trở thành dân của Đức Chúa Trời. Họ vui mừng vì có nơi để thờ phượng Ngài.

  1. Ứng dụng.

Cho các em mở tập học viên, dùng các câu hỏi trong phần A, giúp các em ôn lại bài học. Nói với các em: Sau khi Môi-se và dân sự dựng xong Đền Tạm, họ đem lễ vật dâng cho Đức Chúa Trời và ca hát để tỏ lòng vui mừng và kính yêu Ngài. Họ cùng nhau làm việc, cùng nhau thờ phượng Đức Chúa Trời.

Cho các em xem hình trong phần B và hỏi: Các bạn trong hình bày tỏ tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời như thế nào? (Học tập, làm bài tập, học câu gốc…) Còn các em, các em làm gì trong Hội Thánh để tỏ lòng yêu thương Đức Chúa Trời?

Mời một em đọc lớn tiếng câu gốc, sau đó hỏi: Khi các em dùng tiếng hát để ca ngợi Đức Chúa Trời thì Ngài có vui không? Em ca ngợi Chúa bằng cách nào khác nữa? (Kể cho bạn bè và người thân những việc Đức Chúa Trời đã làm, cầu nguyện, học câu gốc…) Sau khi các em viết xong cách thờ phượng và ca ngợi Chúa, thì mời các em đọc câu gốc. Hướng dẫn cầu nguyện kết thúc.

VI. PHỤ LỤC.

* Đền Tạm.

  1. Vật liệu: Một tấm bìa lớn, viết lông.
  2. Cách làm: Giáo viên vẽ hình dưới đây vào tấm bìa rồi tô màu thật đẹp để làm thị cụ dạy học.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Năm, 2024

BÀI 4. NHỮNG NGƯỜI BẠN DỄ THƯƠNG 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 10:38-42.

II. CÂU GỐC: Các con hãy yêu nhau, cũng như Ta đã yêu thương các con” (Giăng 15:12).

III. BÀI HỌC.

            Chúa Jêsus yêu thương và thăm viếng Ma-ri, Ma-thê, họ làm tiệc tiếp đón Ngài.

            * Tô màu.