Tác giả: Mai Hdenayun

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 01.09.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 01.09.2024

in PHỤ NỮ on 28 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 01.09.2024.

  1. Đề tài: Ê-XÊ-CHIA SỐT SẮNG THỜ PHƯỢNG ĐỨC GIÊ-HÔ-VA.
  2. Kinh Thánh: 2Sử 29:1-36; 29-32.
  3. Câu gốc: “Vì sự sốt sắng về nhà Chúa thiêu đốt con” (Thi 69:9a BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 31-33.
  5. Thể loại: Giải đáp thắc mắc.

* CHỈ DẪN: Giải đáp thắc mắc.

  1. Thông báo đề tài “Ê-xê-chia, người sốt sắng thờ phượng Đức Giê-hô-va” đến tất cả ban viên và thu thập những thắc mắc gởi cho Ủy viên linh vụ.
  2. Ủy viên linh vụ nhờ người có kinh nghiệm thuộc linh giải đáp thắc mắc.
  3. Các câu hỏi phải sắp xếp theo đúng bố cục để người nghe dễ dàng hiểu được nội dung của chủ đề. Sau mỗi câu hỏi được đọc lên và trả lời, cần dành ra ít phút để ban viên thảo luận hoặc hỏi thêm.
  4. Ban hướng dẫn cần kiên nhẫn tìm hiểu ban viên của mình và nêu lên những thắc mắc thay họ, vì có một số e ngại không dám hỏi. Ngoài ra ban hướng dẫn cũng nên soạn trước một số câu hỏi dựa theo nội dung của bài học, phòng khi có quá ít câu hỏi.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

I. GIỚI THIỆU.

Tên Ê-xê-chia nghĩa là Đức Giê-hô-va sức mạnh. Vua lên ngôi lúc 25 tuổi, vào khoảng năm 718 T.C.

Ê-xê-chia kính sợ Đức Chúa Trời, vì thế, được Đức Chúa Trời ở cùng, ban nhiều đặc ân. Khi bị A-sy-ri bao vây, vua kêu van, Ngài liền giải cứu. Khi mắc bệnh gần chết, Đức Chúa Trời chữa lành, và cho sống thêm mười lăm năm nữa với dấu lạ khiến bóng mặt trời lui lại mười độ. Hai mươi chín năm trị vì tại Giê-ru-sa-lem, Ê-xê-chia là vua lớn của Giu-đa. Xây hồ, đào kênh ngầm dẫn nước từ Ghi-hôn qua phía tây thành Đa-vít. Đem quốc gia khỏi tay Phi-li-tin và A-sy-ri.

II. SUY GẪM.

  1. Ê-xê-chia với việc thờ phượng Đức Chúa Trời.

Ê-xê-chia lên ngôi vua trong cảnh xứ sở bị đặt dưới sự đoán phạt của Đức Chúa Trời. Nếu tình trạng bội đạo cứ tiếp tục thì vương quốc Giu-đa chắc sẽ sụp đổ như vương quốc Y-sơ-ra-ên. Mục đích đem dân sự trở về cùng Đức Giê-hô-va, đây là cách duy nhất cứu vãn khỏi cơn thạnh nộ của Chúa (2Sử 29:6-10; 30:8-9).

  1. Dọn sạch đền thờ (2Sử 29:3-5, 16-19): Vua hội hiệp các người Lê-vi, giao cho công tác dọn sạch đền thờ, sắp đặt các khí cụ vào vị trí của nó.
  2. Dâng của lễ (2Sử 30:21-22): Vua họp các quan trưởng nơi đền thờ, dâng của lễ cho Đức Chúa Trời, xưng tội mình, lập lại mối thông công và cảm tạ Ngài.
  3. Giữ lễ vượt qua (2Sử 30:1, 21-22): Kêu gọi dân chúng khắp nơi đến ra mắt Đức Giê-hô-va và thờ phượng Ngài.
  4. Kết quả (2Sử 30:20, 26-27): Dân chúng vâng giữ lời Chúa về dự lễ với lòng tìm cầu.
  5. Dẹp bỏ thần tượng (2Sử 30:1): Họ trở về quê mình và cất bỏ hết hình tượng.
  6. Ê-xê-chia lập lại các ban thứ của những thầy tế lễ và của người Lê-vi để lo việc thờ phượng (2Sử 30:2-19).

Những điểm quan trọng: (1) Người muốn trở lại cùng Đức Chúa Trời thì trước nhất là phải thực lòng ăn năn. (2) Người được Chúa tha thứ sẽ được Ngài nghe (3) Người trở về cùng Đức Chúa Trời phải dẹp bỏ các thần tượng. (4) Luôn giữ mối thông công với Chúa. (5) Muốn đưa người khác trở lại cùng Chúa trước hết chính mình phải trở lại cùng Ngài.

  1. Đời sống tin kính của vua Ê-xê-chia.

Ê-xê-chia có lòng kính mến Đức Chúa Trời, sốt sắng về nhà Chúa, điểm nổi bật trong đời sống tin kính là lòng nhờ cậy Chúa. Trước sự đe dọa của vua A-sy-ri, Ê-xê-chia biết tìm cầu sự giải cứu của Chúa, trước chứng nan y phải chết, Ê-xê-chia nài xin ơn thương xót của Chúa và được chữa lành (2Vua 19:1-6; 2Sử 20:20-22; 32:24-26). Nhược điểm Ê-xê-chia tánh tự cao, dễ quên ơn Chúa (2Sử 32:24-25). Vua thiếu lòng nhờ cậy Chúa lúc an nhàn (2Vua 20:12-19; 2 Sử 32:31). Khi bị Chúa quở phạt, Ê-xê-chia biết hạ mình trước mặt Ngài (2Vua 18:6).

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

  1. Vua Ê-xê-chia với việc chấn chỉnh và phục hưng sự thờ phượng Đức Chúa Trời.
  1. Lý do nào khiến vua Ê-xê-chia nghĩ đến nhà Chúa? (2Sử 29:6-10).
  2. Tại sao đối với vua Ê-xê-chia, việc chấn chỉnh và phục hưng sự thờ phượng là điều cần thiết? (2Sử 30:8-9).
  3. Xin tìm bí quyết nào vua Ê-xê-chia đem dân sự trở lại cùng Đức Chúa Trời và duy trì sự phục hưng ấy?

Trong cuộc chấn chỉnh và phục hưng do vua Ê-xê-chia phát khởi cho thấy người lãnh đạo có ảnh hưởng gì đối với sự tin kính Chúa của dân tộc? Nhắc nhở Cơ Đốc nhân chúng ta hôm nay sứ mạng gì.

      2. Xin ghi nhận thái độ và hành động của vua Ê-xê-chia trước những sự kiện sau đây:

      (1) Trước lời đe dọa của vua A-sy-ri, vua Ê-xê-chia đã đối phó thế nào? (2Vua 19:1-6; 2Sử 20:20-22).

      (2) Trước cơn bệnh hiểm nghèo, vua Ê-xê-chia đã làm gì? (2Vua 20:1-6) Vua học được bài học gì? (2Sử 32:24-26; Ês38:15-17).

      (3) Trước sứ giả Ba-by-lôn, vua Ê-xê-chia tiếp đón thế nào? (2Vua 20:12-19; 2Sử 32:31). Có điều gì sai lầm trong vua Ê-xê-chia?

  1. a. Cá tính và những đức tính của vua Ê-xê-chia.

         b. Bạn có lòng khiêm nhu trước mặt Chúa và luôn biết ơn Ngài không?

         c. Bạn có lòng sốt sắng đem người đến cùng Chúa, trong sự thờ phượng Ngài không?

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 01.09.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 01.09.2024

in NAM GIỚI on 28 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 01.09.2024

  1. Đề tài: SINH NHẬT QUÝ III.
  2. Kinh Thánh: Thi Thiên 92.
  3. Câu Gốc: “Những người được trồng trong nhà Đức Giê-hô-va, sẽ trổ hoa trong hành lang của Đức Chúa Trời chúng ta. Dầu đến tuổi già cả, họ sẽ còn sinh bông trái, thịnh vượng và xanh tươi” (Thi Thiên 92:13-14).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 28-30.
  5. Thể loại: Sinh nhật.

* CHỈ DẪN: Sinh nhật.

  1. Thông báo danh sách những người có ngày sinh trong Quý III (tháng 7,8,9) trước một tuần lễ; bổ sung tên những người còn thiếu.
  2. Thư ký trao danh sách cho thủ quỹ mua quà. Quà tặng sinh nhật nên mua nhiều hơn số cần, phòng khi có khách, thân hữu… đến dự và cũng có ngày sinh trong quý đó.
  3. Những người không nhớ ngày sinh, có thể chọn ngày cưới, ngày tin nhận Chúa, ngày chịu báp-têm… để làm sinh nhật.
  4. Chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật (nếu có thể), kích thước chiếc bánh tùy theo số người tham dự.
  5. Mời những người có tên trong danh sách “sinh nhật” lên phía trên, số người còn lại hát chúc mừng. Tất cả cùng cầm dao cắt bánh. Mời người cầu nguyện đặc biệt cho họ.
  6. Ban hướng dẫn tặng quà cho những người có sinh nhật.
  7. Mời một số người có sinh nhật làm chứng, ca ngợi Chúa, chia sẻ những kinh nghiệm thuộc linh để khích lệ các ban viên.
  8. Chơi trò chơi, đố vui và ăn bánh sinh nhật…

* SINH HOẠT TRÒ CHƠI.

– Trò Chơi Dành Cho Người Có Sinh Nhật: Chuẩn bị một số lời yêu cầu vui, mời những người có sinh nhật lên bốc thăm và thực hiện theo lời yêu cầu đó.

– Trò Chơi Tập Thể.

THƯỞNG – PHẠT

Cách chơi: Không được làm theo động tác NHD.

* NHD hô: “Công” – tất cả đưa thẳng hai tay lên.

* NHD hô: “Thưởng” – tất cả dang ngang hai tay.

* NHD hô: “Tội” – Tất cả khom lưng cúi đầu.

* NHD hô: “Phạt” – tất cả quỳ gối chân.

– NHD có thể làm động tác này mà hô câu kia.

CHÚA CHỌN

Cách chơi: Mỗi người tự chọn cho mình một tên thánh trong Thánh Kinh, chẳng hạn như: Đa-vít, Sa-lô-môn, Đa-ni-ên Phi-e-rơ… Sau đó NHD hô: Chúa chọn, Chúa chọn; tất cả đều hô to: Chọn ai, Chọn ai? NHD hô: Chọn Sa-lô-môn (hoặc Đa-vít hay Phi-e-rơ…); thì những người có tên thánh đó chạy nhanh đến chạm vào NHD, ai chậm trễ sẽ bị phạt bằng cách kể một sự kiện đặc biệt, hoặc làm một điệu bộ có liên quan đến nhân vật đó.

ĐOÁN NHÂN VẬT KINH THÁNH

Cách chơi: Chia thành 4 hoặc 5 nhóm. Mỗi nhóm cử một người đại diện lên phía trước. NHD đưa ra 4 hoặc 5 nhân vật Kinh Thánh, đại diện của từng nhóm nhận một nhân vật. Sau đó, các người này lần lượt thông đạt lại cho nhóm của mình nhân vật Kinh Thánh đó chỉ bằng điệu bộ (không được nói). Nếu trong vòng vài phút, nhóm của mình không đoán ra được, thì các nhóm khác được quyền trả lời. Nhóm nào đoán ra được, sẽ được cộng điểm.

HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM

HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM

in DƯỠNG LINH on 28 Tháng Tám, 2024

      Có một tình yêu thương mà hằng ngày chúng ta đều đón nhận, nhưng vô tình quên đi giữa bao tháng ngày bận rộn với công việc, một tình yêu không thể đo lường. Đó là tình yêu thương của Đức Chúa Trời.

      Ngài yêu chúng ta đến nỗi đã lìa ngôi vinh quang cao sang để đến thế gian, chịu chết thay tội lỗi của chúng ta. Tình yêu của Ngài không chỉ dành cho những tín hữu Cơ Đốc, mà thậm chí dành cho tất cả nhân loại.

      Ngày nay, chúng ta là con cái Chúa, kinh nghiệm được tình yêu của Ngài, hãy bày tỏ tình yêu thương đó cho người xung quanh. Từ đó họ cũng có thể đón nhận tình yêu Thiêng liêng ấy và tin nhận Ngài là Đức Chúa Trời của Tình yêu thương. ————————————————————————————— HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM Kính CHÚA – Yêu Người – Truyền Giảng Phúc Âm – Xây Dựng Hội Thánh

? Địa chỉ: 68 Nguyễn Công Hoan, P7, Phú Nhuận, TP.HCM

? Email: hoithanhphucam2007@gmail.com

? Facebook: https://www.facebook.com/httgpa2007

? Youtube: www.youtube.com/@HoiThanhTruyenGiangPhucAm

? Website: http://maiamviet.org

? Website: http://hoithanhphucam.org #hoithanhtruyengiangphucam #httgpa #tinhnguyen #LoiChua

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 26 Tháng Tám, 2024

BÀI 9.  ĐỨC CHÚA TRỜI BẢO VỆ MÔI-SE

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô 1:7-22; 2:1-10.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời tôi sẽ cung ứng mọi nhu cầu của anh em theo sự giàu có vinh quang của Ngài trong Đấng Christ Jêsus.” (Phi-líp 4:19).

III. BÀI TẬP.

A. CÙNG SUY NGHĨ.

Em xem hình và trả lời các câu hỏi sau.

  1. Những người trong hình là ai?
  2. Họ đang làm gì?
  3. Theo em, công chúa đang nghĩ gì?
  4. Còn Mi-ri-am đang nghĩ gì?
  5. Đức Chúa Trời đã dùng những người này cứu em bé Môi-se như thế nào?

B. TRẮC NGHIỆM NHỎ.

Đánh dấu X vào những việc mà em nghĩ Đức Chúa Trời giúp em.

 Thường ở cùng với em.

 Chỉ dành cho em việc dễ dàng.

 Bắt người khác làm việc em thích.

 Chỉ khi em vâng lời mới yêu thương em.

 Giúp em làm các việc đúng đắn.

 Ban cho em gia đình và bè bạn.

 Nghe em cầu nguyện.

 Ban cho em tất cả những gì em muốn có.

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 26 Tháng Tám, 2024

BÀI 9. ĐỨC CHÚA TRỜI CHĂM SÓC MÔI-SE

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô Ký 1:7- 22; 2:1-10.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời tôi sẽ cung ứng mọi nhu cầu của anh em theo sự giàu có vinh quang của Ngài trong Đấng Christ Jêsus.” (Phi-líp 4:19).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Đức Chúa Trời chăm sóc, bảo vệ Môi-se.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời luôn chăm sóc, bảo vệ các em.

– Hành động: Cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự chăm sóc, bảo vệ của Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

B. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Dựng cảnh.

  1. Mục đích: Giúp các em tưởng tượng bối cảnh của câu chuyện trong bài học nầy.
  2. Vật liệu: 1 tờ giấy lớn (45 x 60cm), viết chì màu hoặc màu nước.
  3. Thực hiện.

* Trước giờ học, giáo viên dùng bút chì vẽ con sông và phong cảnh hai bên bờ vào giấy.

* Đến giờ học, đặt tờ giấy vẽ lên bàn, cho các em tô màu hoặc trang trí thêm cho đẹp.

            * Sau khi tô màu và trang trí xong, nói với các em: Hôm nay cô sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện có thật được Kinh Thánh ghi lại, về một em bé bị bỏ trong một cái nôi mây và thả trôi trên sông.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

            Các em còn nhớ bài học trước không? Sau khi tỏ thật cho các anh, Giô-sép đón cha và tất cả anh em đến sống tại Ai-cập. Họ sống ở đó một thời gian khá lâu rồi lần hồi qua đời. Con cháu Gia-cốp ngày càng đông và được gọi là người Hê-bơ-rơ. Bài học nầy sẽ cho các em biết cuộc sống thời ấy của họ là như thế nào.

  1. Bài học.

Trong thời gian đó, không phải vị vua nào cũng đối xử tốt với người Hê-bơ-rơ. Có một vị vua thấy dân Hê-bơ-rơ ngày càng đông nên sợ rằng người Hê-bơ-rơ sẽ chiếm lấy đất nước Ai-cập. Vì vậy, nhà vua nói: “Chúng ta phải đối phó với dân Hê-bơ-rơ”. Vua nghĩ cách để diệt họ. Vua bắt họ làm việc nặng nhọc, xây dựng thành trì cho Ai-cập. Họ phải làm gạch để xây tường. Một số khác phải làm các việc ngoài đồng thay cho người Ai-cập.

Mỗi ngày người Hê-bơ-rơ phải làm việc cực nhọc từ sáng sớm đến tối mịt. Chẳng những thế, họ còn bị những viên cai người Ai-cập đánh đập tàn nhẫn.

Vị vua tàn bạo này còn có một kế hoạch độc ác hơn nữa. Ông hạ lệnh: “Nếu người Hê-bơ-rơ sinh con trai hãy giết đi, còn con gái thì cho sống”. Vua hi vọng với cách này, người Hê-bơ-rơ sẽ ngày càng ít đi.

(Giáo viên chọn các em đóng những vai: Mẹ, Mi-ri-am, công chúa, hai nữ tì; giáo viên vừa kể, các em vừa diễn cho các bạn xem).

Trong số các gia đình Hê-bơ-rơ, có một gia đình không tuân lệnh vua khi một bé trai ra đời. Họ đem giấu bé rất cẩn thận và kín đáo, không cho ai biết. Ba tháng trôi qua, họ không thể nào giấu lâu hơn được vì bé càng ngày càng lớn, tiếng khóc càng to. Họ sợ lính của nhà vua sẽ nghe và đến giết chết em bé!

Mẹ của bé nghĩ ra một cách, bà lấy cái rương đan bằng mây, trét chai và nhựa thông xung quanh cho nước không thấm vào rồi đặt bé vào đó (em đóng vai Mi-ri-am đem rương mây đến, mẹ đặt em bé – búp bê nam – vào trong rương). Rồi bà lặng lẽ đem chiếc rương mây ra bờ sông, nơi mà người ta thường đến tắm. (Em đóng vai Mi-ri-am đem rương mây đặt vào giòng sông trong bức tranh vừa trang trí).

Mẹ nói cùng Mi-ri-am: “Con đứng xa xa trông chừng em nhé! Xem có ai nhìn thấy và vớt chiếc rương mây không?” Người mẹ nầy hy vọng con mình sẽ được sống sót nhờ một người Ai-cập nào đó tốt bụng đem về nuôi. (Em đóng vai Mi-ri-am núp sau bục giảng hoặc đứng xa xa, em đóng vai mẹ về chỗ ngồi).

Mi-ri-am ẩn mình trong bụi rậm, theo dõi chiếc rương mây đang bềnh bồng trên nước. Một lát sau, Mi-ri-am nghe tiếng nói cười rúc rích của một số người đang đi tới. Đó chính là công chúa, con vua Ai-cập và các nữ tì đi ra bờ sông tắm. Họ có thấy chiếc rương không nhỉ? (Các em đóng vai công chúa và nữ tì đi ra).

Công chúa chợt kêu lên: “Có cái gì trôi bồng bềnh trên sông thế kia?”  Mi-ri-am nhủ thầm: “Ồ, họ nhìn thấy cái rương mây rồi!” Công chúa nói: “Hãy vớt lại đây cho ta xem!”

Mi-ri-am từ trong bụi cây nhìn ra thấy các tì nữ vớt rương mây lên cho công chúa (các em diễn theo lời kể của giáo viên). Công chúa mở ra xem và ngạc nhiên thốt lên: “Ồ, một bé trai Hê-bơ-rơ, dễ thương làm sao!”

Mi-ri-am vội chạy đến hỏi công chúa: “Con đi tìm một bà vú cho em bé bú nha?”  Công chúa thấy đó cũng là một ý hay nên đồng ý. Thế là Mi-ri-am vội chạy về dẫn mẹ đến. Công chúa nói: “Bà hãy đem em bé nầy về chăm sóc cho ta, ta sẽ trả tiền công cho”.

Bây giờ, em bé được an toàn vì có công chúa bảo vệ, quân lính nhà vua không thể giết hại được. Đã vậy, em bé còn được chính mẹ ruột của mình nuôi nấng, chăm sóc. Khi em bé khôn lớn, mẹ em dắt vào cung giao lại cho công chúa. Mẹ của em rất nhớ con, nhưng khi nghĩ đến Chúa đã cứu con mình thể nào thì bà chỉ biết cầu xin Chúa tiếp tục chăm sóc, gìn giữ bé.

  1. Ứng dụng.

Cho các em mở sách học viên và ôn lại câu chuyện bằng các câu hỏi trong phần “Cùng suy nghĩ”.

Hướng dẫn các em làm phần “Đức Chúa Trời giúp em…”, giúp các em tìm ra một số cách Đức Chúa Trời dùng để giúp chúng ta.

Đưa ra một số vấn đề giúp các em hiểu ý nghĩa của các câu đó. Ví dụ: “Đức Chúa Trời ở cùng em trong bóng tối. Vậy Ngài giúp gì cho em?”

Mời các em chia sẻ lại kinh nghiệm của mình, và dạy các em hiểu Đức Chúa Trời luôn ở cùng chúng ta. Ngài giúp chúng ta từng giờ từng phút, Ngài biết tất cả mọi việc xảy ra, và biết chúng ta cần gì. Cuối cùng, hướng dẫn các em cầu nguyện tạ ơn Chúa đã giúp đỡ.

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 26 Tháng Tám, 2024

BÀI 8. GIÔ-SÉP THA THỨ CHO CÁC ANH

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 42:1-20, 29-34; 43:11-34; 45:1-15.

II. CÂU GỐC: “Hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau, như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy” (Cô-lô-se 3:13).

III. BÀI TẬP.

A. CÙNG SUY NGHĨ.

Em xem hình và trả lời các câu hỏi sau.

  1. Nếu Giô-sép muốn trả thù, thì em nghĩ câu chuyện sẽ kết thúc ra sao?

……………………………………………………………………………………………………………..

  1. Nếu Giô-sép thật sự trả thù, thì ông sẽ cảm thấy thế nào?

…………………………………………………………………………………………………………….

  1. Lúc đó, các anh và cha ông sẽ nhận thấy điều gì?……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

B. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.

Câu gốc trên bị mất mấy từ, em điền vào chỗ trống những từ đã bị mất.

“Hãy …………………. nhau, như Chúa đã …………………….. anh em thể nào, thì anh em cũng phải ……………….. thể ấy”.

C. NẾU LÀ EM, EM SẼ LÀM SAO?

* Trường hợp 1.

Linh nói Phương ích kỷ, kiêu ngạo. Một hôm, Linh đi ngang qua:

* Trường hợp 2.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 26 Tháng Tám, 2024

BÀI 8. GIÔ-SÉP THA THỨ CHO CÁC ANH

I. KINH THÁNH: Sáng thế Ký 42:1-20, 29-34; 43:11-34; 45:1-15; 50:15-21.

II. CÂU GỐC: “Hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau, như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy” (Cô-lô-se 3:13).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Giô-sép tha thứ cho các anh và đối xử với họ cách tử tế.

– Cảm nhận: Chúa muốn các em tha thứ và đối xử tử tế cả với những người không tốt với mình.

– Hành động: Xin Chúa giúp các em có thể tha thứ cho người khác và đối xử với họ cách nhân từ.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Lời nói hòa nhã.

  1. Mục đích: Giúp các em học thuộc câu gốc của bài học.
  2. Học cụ: Bảng đen, phấn, Kinh Thánh.
  3. Thực hiện: Giáo viên chia câu gốc thành 3 phần, viết lên bảng đen: Hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau / như Chúa đã tha thứ anh em thể nào / thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.

Trước hết, giáo viên giải thích ý nghĩa từng phần. Sau đó, hướng dẫn các em nêu ra ba ví dụ: Bạn A đánh bạn B, bạn B đánh lại, không ai nhịn ai, nhưng sau đó giải hòa và tha thứ cho nhau.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Có bao giờ các em bị đói vì không có thức ăn hoặc vì nhịn ăn chưa? Lúc đó em cảm thấy như thế nào? Nếu phải sống ở một nơi không có thức ăn, các em sẽ làm gì?

  1. Bài học.

Đúng như lời Giô-sép đã nói, sau bảy năm được mùa là những năm đói kém. Ngoài các kho lúa, tất cả mọi nơi đều không có lương thực, dân chúng ở các nước khác cũng đổ đến Ai-cập mua lúa nơi Giô-sép.

Một hôm, Giô-sép thấy các anh của mình trong số những người đợi mua lúa. Không phải chỉ một hai người mà tất cả mười người anh đều đến Ai-cập để mua lương thực, còn em trai út Bên-gia-min và cha đang ở đâu?

Đến lượt mười người anh đến quì trước mặt Giô-sép. Họ không biết đó là Giô-sép, người em ngày nào họ đã bán đi. Giô-sép cũng không nói cho các anh biết mình là ai.

Giô-sép hỏi: “Các ngươi từ đâu đến?” Họ trả lời: “Chúng tôi từ xứ Ca-na-an đến, xin quan cho chúng tôi được mua lúa”. Giô-sép nghiêm mặt nói: “Các ngươi là thám tử, đến do thám đất nước ta”. Mười người anh sợ hãi đáp rằng: “Thưa quan, chúng tôi đến chỉ để mua lương thực mà thôi. Chúng tôi đều là anh em. Chúng tôi còn cha và em út đang ở nhà nữa”.

Giô-sép rất mừng khi nghe tin cha và em út Bên-gia-min vẫn bình yên. Giô-sép muốn biết các anh còn ích kỷ, ganh tỵ và độc ác như ngày xưa không, nên Giô-sép đem giam họ trong tù ba ngày rồi thả họ ra, bán cho họ lúa để đem về, nhưng giam Si-mê-ôn trong ngục để làm tin. Giô-sép nói: “Ta giữ người nầy lại cho đến khi các ngươi dắt em út đến đây. Khi đó ta mới tin lời các ngươi nói là thật”.

Mấy tháng sau, số lúa đem về đã cạn nên họ phải đến Ai-cập để mua nữa. Lần này, Giô-sép để ý xem có em út Bên-gia-min cùng đi không? Và kia rồi, Bên-gia-min đã đến.

Giô-sép bảo quản gia dẫn họ vào trong nhà cho dùng bữa trưa. Các anh rất sợ hãi không hiểu vì sao bị đưa vào nhà của quan lớn. Họ nói với người quản gia: “Thưa ông, chúng tôi đến đây để mua lúa, chúng tôi có đem theo tiền bạc và lễ vật”. Quản gia nói: “Đừng sợ, mọi việc đều bình yên!” Rồi Si-mê-ôn được đưa đến, các anh em gặp nhau vui mừng lắm.

Khi Giô-sép bước vào. Các anh em quì xuống, dâng lễ vật cho Giô-sép. Giô-sép hỏi thăm cha nhưng vẫn chưa cho các anh biết mình là ai. Giô-sép mời các anh ở lại dùng cơm trưa, rồi bảo quản gia chất đầy lúa vào bao cho họ mang về, và để cái chén bằng bạc trong bao của Bên-gia-min (cho các em xem cái chén (bằng bạc).

Sáng sớm hôm sau, họ chất các bao lúa lên lưng lừa chở về nhà. Khi họ vừa ra khỏi thành, Giô-sép sai quản gia đuổi theo nói: “Chủ tôi đối xử tử tế với các người như vậy, nhưng tại sao các người lại ăn cắp cái chén bạc của chủ tôi?” Họ ngạc nhiên: “Sao lại nói vậy? Chúng tôi không bao giờ làm chuyện đó đâu! Nếu ông tìm thấy cái chén trong bao của ai thì người đó phải chết, còn chúng tôi sẽ làm nô lệ cho chủ ông”.

Quản gia lần lượt lục soát các bao lúa. Cuối cùng ông tìm thấy cái chén bạc trong bao của Bên-gia-min. Các anh em đều kinh hãi. Họ quay trở lại dinh Giô-sép. Giô-sép muốn thử xem các anh đã thật sự thay đổi hay vẫn còn ganh ghét, độc ác như ngày xưa.

Giô-sép nói: “Người ăn cắp cái chén bạc phải ở lại làm nô lệ, những người khác có thể về nhà”. Các anh nài xin: “Xin đừng bắt em út ở lại, ba chúng tôi đã già, nếu mất Bên-gia-min chắc ông đau lòng mà chết”. Rồi Giu-đa nói: “Tôi sẽ ở lại làm nô lệ thay cho em út. Xin hãy tha cho Bên-gia-min về nhà”.

Ngày xưa các anh bán Giô-sép nhưng bây giờ lại sẵn sàng thay Bên-gia-min làm nô lệ. Giô-sép rất vui mừng khi thấy sự thay đổi của các anh. Các anh không còn ích kỷ, ganh tỵ, độc ác nữa. Lúc ấy Giô-sép không thể nào đè nén cảm xúc của mình được. Ông tỏ thật cùng các anh em mình.

Giô-sép nói: “Tôi là Giô-sép, em của các anh đây”. Các anh sửng sốt, bối rối vô cùng, chẳng trả lời được. Họ không ngờ vị quan lớn nhất Ai-cập lại là Giô-sép. Các anh nhìn nhau. Họ sợ Giô-sép nhớ lại chuyện cũ và trả thù. Nhưng Giô-sép nói: “Đừng sợ. Đức Chúa Trời đã sai tôi đến Ai-cập trước để cung cấp lúa gạo cho nhiều người. Bây giờ, các anh trở về và đưa ba đến đây. Chúng ta sẽ cùng sống bên nhau”.

 Các anh của Giô-sép hết sức kinh ngạc. Giô-sép ôm lấy Bên-gia-min khóc. Giô-sép cũng ôm các anh của mình. Họ cùng khóc, vui mừng và tạ ơn Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời giúp Giô-sép hoàn thành những việc khó khăn. Trong những việc đó, có lẽ điều khó nhất là tha thứ cho các anh mình.

  1. Ứng dụng.

Cho các em mở sách học viên. Dùng các câu hỏi trong “Cùng suy nghĩ” giúp các em ôn lại câu chuyện.

Hướng dẫn các em theo nội dung và đối thoại của chuyện kể mà diễn lại các nhân vật trong Kinh Thánh và hoàn tất phần cuối của chuyện kể.

Giúp các em học câu gốc và tìm hiểu ý nghĩa của câu gốc. Hỏi các em “Nếu ai đó đối xử không tốt với các em, các em sẽ làm gì?” “Nếu muốn bày tỏ em đã tha thứ thì em sẽ nói thế nào?” Cho các em viết câu trả lời lên đường gạch sẵn.

Cuối cùng, hướng dẫn các em cầu nguyện, xin Chúa giúp các em tha thứ cho người khác.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 26 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. GIÔ-SÉP LÀM QUAN

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 40:1-15, 20-23; 41:1-56

II. CÂU GỐC: Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hoặc làm bất cứ việc gì, hãy làm tất cả vì vinh quang của Đức Chúa Trời.(1Cô-rinh-tô 10:31).

III. BÀI TẬP.

A. CÙNG SUY NGHĨ.

Em xem hình và trả lời các câu hỏi.

  1. Tại sao vua lại chọn Giô-sép làm việc quan trọng đó? 

………………………………………………………………………………………………..

  1. Vì sao Giô-sép hoàn thành tốt mọi công việc của vua giao?

………………………………………………………………………………………………..

  1. Giô-sép làm việc siêng năng, điều đó có biểu hiện lòng yêu mến Đức Chúa Trời không? Tại sao?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

B. NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT.

Các bạn nhỏ này đang làm những việc giúp đỡ người khác.Em hãy viết bên cạnh mỗi hình các bạn đó đang làm gì?

Những việc mà em có thể làm:

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 26 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. GIÔ-SÉP LÀM QUAN

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 40:1-15, 20-23; 41:1-56.

II. CÂU GỐC:Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hoặc làm bất cứ việc gì, hãy làm tất cả vì vinh quang của Đức Chúa Trời.(1Cô-rinh-tô 10:31).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Giô-sép vui mừng vì được giúp vua và dân chúng trong những ngày đói kém.

– Cảm nhận: Vui mừng vì có thể giúp người khác.

– Hành động: Em quyết tâm giúp đỡ người khác trong khả năng của mình.

IV. PHẦN SINH HOẠT ĐẦU GIỜ

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Tập lắng nghe.

  1. Mục đích: Giúp các em nhận biết từ “đói kém”.
  2. Thị cụ: Kinh Thánh (gạch dưới Sáng Thế Ký 41:54-57), máy và băng cassette, lá cây khô héo, vàng úa, một tấm hình về cảnh đói kém.
  3. Thực hiện: Trước giờ học, giáo viên thu âm: “Các em nhìn xem, trước mặt các em cảnh vật tàn úa, cỏ cây chết rũ. Cách đây mấy ngày, những cây cỏ nầy còn xanh tươi nhưng bây giờ đã khô héo vì không có rễ. Các em tưởng tượng xem, nếu tất cả cây cối đều khô héo thì cảnh vật sẽ như thế nào? Nếu đất đai khô cằn nứt nẻ, không trồng trọt được thì sẽ ra sao? Cây trái không sinh sản, con người và thú vật sẽ chết đói”. (Cho các em xem hình về cảnh đói kém). Ngày nay, có nhiều nơi trên thế giới đang bị đói kém.

* Giáo viên kể ra một số nơi bị đói kém.

* Cuối cùng, nói với các em: Kinh Thánh cho chúng ta biết có một nơi đã từng bị đói kém. Đọc chung Sáng Thế Ký 41:54-57. Chúng ta cùng tìm hiểu Giô-sép làm cách nào giúp dân chúng có thức ăn khi bị đói kém.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

Chuẩn bị thị cụ lá cây khô héo, một tấm hình về cảnh đói kém.

  1. Vào đề.

Tuy Giô-sép không làm điều gì sai trái nhưng ông lại bị bắt giam. Chắc chắn Giô-sép rất thèm được tự do đi lại, làm việc và hưởng ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên trong tù Giô-sép vẫn có dịp nói về Chúa cho những người trong tù. Bây giờ các em cùng lắng nghe để biết cuộc sống của Giô-sép trong những ngày kế tiếp như thế nào nha.

  1. Bài học.

 Một thời gian sau, Giô-sép được người cai ngục giao cho mọi việc kể cả việc trông coi tù nhân. Cuộc sống của Giô-sép nhờ đó cảm thấy dễ chịu hơn.

Trong số những tù nhân, có hai vị quan đã từng phục vụ vua. Một hôm, hai ông mơ thấy giấc mơ lạ lùng và đã kể lại cho Giô-sép nghe. Giô-sép nói với người thứ nhất: “Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu được giấc mơ của Ngài. Trong ba ngày nữa, quan sẽ bị vua xử phạt treo cổ, không còn được hầu hạ vua nữa”. Ông nói với người thứ hai: “Quan sẽ được tha ra khỏi ngục và phục chức lại như cũ”. Giô-sép nói tiếp: “Khi quan trở về cung điện, đừng quên tôi nhé, làm ơn tâu với vua đem tôi ra khỏi chốn nầy, vì tôi bị oan ức. Tôi chẳng làm gì nên tội cả”.

Mọi việc diễn ra y như Giô-sép nói. Ba ngày sau là sinh nhật của vua, vua sai treo cổ một người và thả tự do cho vị quan kia. Quá đỗi vui mừng, vị quan nầy quên mất việc Giô-sép nhờ mình cầu xin.

Giô-sép chờ đợi với hy vọng được trả tự do, nhưng thời gian cứ thế trôi qua và ông vẫn cứ ở trong tù.

            Hai năm sau, người của nhà vua bỗng đến nhà giam, gặp Giô-sép và nói: “Nhà vua muốn gặp ông”. Giô-sép được đem ra khỏi tù. Người ta cho ông tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ, rồi đưa ông đến gặp vua.

Giô-sép không hiểu vua muốn gặp mình để làm gì? Nhà vua nói cùng Giô-sép rằng: “Trẫm thấy một giấc mơ kỳ lạ, nhưng không ai có thể giải nghĩa giấc mơ đó được. Có người nói ngươi có khả năng giải mộng phải không?”.

Bây giờ, Giô-sép đã hiểu vì sao vua muốn gặp ông. Thì ra vị quan được ông giúp khi xưa rốt cuộc đã nhớ lại và tâu với nhà vua về Giô-sép. Giô-sép nói: “Không phải tôi, nhưng Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu ý nghĩa giấc mơ đó”.

Nhà vua kể lại những gì mình đã thấy: “Trẫm thấy bảy con bò gầy guộc nuốt bảy con bò mập tốt, và bảy gié lúa khô lép nuốt bảy gié lúa chắc mập. Thật trẫm không hiểu được giấc chiêm bao nầy!”

Giô-sép tâu: “Giấc mơ của bệ hạ có nghĩa là: Trong bảy năm Ai-cập sẽ được mùa dư dật, nhưng bảy năm kế tiếp sẽ đói kém, mất mùa”. (Giáo viên gọi các em làm “Phần Sinh Hoạt Đầu Giờ”, giải nghĩa từ “đói kém” – Cho các em xem hình về cảnh đói kém). Đói kém: Tức là mọi cây cỏ đều không sống được vì không có mưa, không có nước, do đó, không có lúa, con người và cả các loài vật đều không có thức ăn. Vua lo lắng lắm. Giô-sép liền tâu với vua: “Bảy năm đầu được mùa dư dật, bệ hạ hãy chọn người thông minh trí tuệ, thâu góp số lúa dư dật cất vào kho để dự trữ. Khi bảy năm đói kém xảy đến thì mọi người sẽ có đủ thức ăn”. Nhà vua suy nghĩ hồi lâu, sau đó nhìn Giô-sép và nói: “Đức Chúa Trời dạy khanh mọi việc, chắc chắn khanh chính là người thông minh trí tuệ để giúp trẫm việc này”. Nhà vua liền cởi chiếc nhẫn trong tay mình đeo vào tay Giô-sép. Ông được vua tặng cho quần áo mới và đeo vòng vàng vào cổ. Vua nói: “Từ nay, khanh sẽ cầm quyền trên cả nước Ai-cập, dân chúng phải vâng lời khanh, chỉ có trẫm là người duy nhất có quyền hơn khanh”.

Giô-sép không thể nào tin được! Vừa mới đây ông còn là một tù nhân khốn khổ, mà bây giờ đã đứng đầu cả xứ Ai-cập! Giô-sép đi đến đâu mọi người đều quì xuống lạy ông. Giô-sép ra lệnh xây nhiều nhà kho để chứa lúa. Mỗi năm, lúa được trữ vào kho ngày càng nhiều, đến nỗi người ta không đếm được.

            Bảy năm được mùa đã qua. Mưa không đổ xuống nữa, rau xanh và những cây ăn trái bắt đầu khô héo, cây lúa không sống nổi, nạn đói kém đã đến đúng như lời Giô-sép đã nói trước đây. Cả xứ Ai-cập bị đói, dân chúng đến kêu cầu vua. Nhà vua nói: “Hãy đến gặp Giô-sép và làm theo những gì người chỉ bảo”.

Giô-sép cho mở các kho lúa bán cho dân chúng. Trong bảy năm đói kém đó, Đức Chúa Trời đã giúp cho Giô-sép có đủ lương thực cho khắp xứ.

  1. Ứng dụng.

Giúp các em ôn lại bài học bằng câu hỏi trong phần “Cùng suy nghĩ”.

Hướng dẫn các em nhận xét các bạn nhỏ trong hình đang làm gì? (Giúp các em suy nghĩ, ví dụ: Muốn quét nhà phải dùng tay cầm chổi, dùng sức mà quét, tay di động, mắt phải chú ý, đầu thì điều khiển quét thế nào cho sạch sẽ, lòng phải muốn làm tốt công việc đó nữa…).

Cho các em viết ra một số khả năng của mình để giúp đỡ người khác. Nhận xét về công việc của các em rồi khuyên bảo và khích lệ.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 26 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. GIÔ-SÉP TRONG TÙ

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 39:1-23.

II. CÂU GỐC: “Đừng sợ vì Ta ở với con, chớ kinh khiếp vì Ta là Đức Chúa Trời của con! Ta sẽ làm cho con mạnh mẽ; phải, Ta sẽ giúp đỡ con, dùng tay phải công chính của Ta mà nắm giữ con. (Ê-sai 41:10).

III. BÀI TẬP.

A. CÙNG SUY NGHĨ.

Em xem hình rồi trả lời các câu hỏi.

  1. Vì sao Giô-sép bị bắt giam vào ngục?

…………………………………………………………………………………………………………..

  1. Theo em, Giô-sép sẽ ra sao nếu ông oán trách Chúa?

…………………………………………………………………………………………………………..

  1. Tại sao ai cũng giao hết mọi việc quan trọng cho Giô-sép làm?

……………………………………………………..

……………………………………………………..

B. NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT.