Tác giả: Mai Hdenayun

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 21.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 21.07.2024

in PHỤ NỮ on 23 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 21.07.2024.

  1. Đề tài: SA-LÔ-MÔN, NGƯỜI XÂY CẤT ĐỀN CHÚA.
  2. Kinh Thánh: 1Các Vua 6 và 8.
  3. Câu gốc: “Nguyện mắt của Chúa ngày và đêm đoái xem nhà nầy, là nơi Chúa đã phán rằng: Danh Ta sẽ ngự tại đó” (1Vua 8:29a BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 13-15.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Thuyết trình.

  1. Giao đề tài thuyết trình cho nhóm trước nhiều tuần.
  2. Nhóm sẽ họp lại nghiên cứu đề tài: “Sa-lô-môn, người xây cất đền Chúa”.
  3. Cử một nhóm viên phụ trách thuyết trình. Cả nhóm có trách nhiệm cung cấp thêm tài liệu. Người thuyết trình dựa vào tài liệu để soạn.
  4. Soạn xong, người thuyết trình sẽ trình bày những ý chính trước nhóm để lấy ý. Tránh đưa ra những ý kiến riêng.
  5. Sau giờ thuyết trình, các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi, cả nhóm chịu trách nhiệm đề tài cùng nhau trả lời.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. GIỚI THIỆU.

Sa-lô-môn được vua cha giới thiệu với dân chúng là hoàng tử kế vị mình (1Sử 22:9; 1Vua 1:39-40). Đời trị vì của Sa-lô-môn gồm ba giai đoạn:

  1. Sự bắt đầu ngôi vua Sa-lô-môn (1Vua 1-8).

Sa-lô-môn lên ngôi khoảng năm 965 T.C. Vua tìm kiếm Đức Chúa Trời của Đa-vít, cầu xin sự khôn ngoan, đem thịnh vượng cho quốc gia. Đa-vít là vị vua của chiến trận, Sa-lô-môn là vua của hòa bình. Đa-vít đã dùng sức mạnh quân sự chinh phục các nước láng giềng, đời Sa-lô-môn không có chiến tranh với các nước lân bang. Sa-lô-môn khởi công xây cất đền thờ cho Đức Giê-hô-va tại Giê-ru-sa-lem.

  1. Thời hoàng kim của vua Sa-lô-môn (1Vua 9-10).

Đức Chúa Trời chẳng những ban cho Sa-lô-môn sự khôn ngoan, còn cho vua quyền thế, danh vọng, giàu sang. Sa-lô-môn là vua đầu tiên mở mang hàng hải, giao thương, xây những cung điện lộng lẫy. Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn không chỉ trong việc trị quốc, còn là trước giả của ba sách trong Kinh Thánh: Châm ngôn, Truyền đạo và Nhã ca.

  1. Sự suy vong của ngôi vua Sa-lô-môn (1Vua 11).

Trong tuyệt đỉnh của vinh quang, Sa-lô-môn kiêu ngạo và sa ngã. Ngoài công chúa Ai Cập đã cưới, còn nhiều vợ ngoại đạo, họ dẫn vua vào thờ hình tượng, lìa bỏ Đức Chúa Trời. Những năm cuối đời, nhiều kẻ dấy nghịch cùng vua, sự giàu sang, cuộc sống xa hoa của Sa-lô-môn trở thành gánh nặng.

  1. SUY GẪM.
  2. Vua Sa-lô-môn trong công việc xây cất đền thờ.
  3. Sự chuẩn bị xây đền thờ: (1) Về vật liệu. (2) Về chuyên viên: Bằng tài ngoại giao khéo léo, vua đã hợp đồng với Hi-ram, vua Ty-rơ. (3) Về nhân lực: chiêu mộ trong dân sự 30.000 người, 150.000 nhân công ngoại bang.
  4. Sự xây cất đền thờ: Đền thờ toạ lạc trên núi Mô-ri-a (2Sử 3:1). Đặc điểm trong công việc xây cất là kỹ thuật (1Vua 6:7). Kỹ thuật xây cất “ráp” vì nhờ phép toán tinh vi của ngành kiến trúc.
  5. Sự hoàn thành đền thờ: Đền thờ được xây cất bảy năm (1Vua 6:1-37). Điều quan trọng là sự hiện diện của Đức Chúa Trời (1Vua 6:11-13).
  6. Sa-lô-môn trong sự khánh thành đền thờ.

Lễ khánh thành được tổ chức trọng thể. Hòm Giao ước được rước vào đền thờ, sự vinh quang đầy dẫy. Vua dâng lên lời cầu nguyện tạ ơn, dâng hiến đền thờ. Vua xin Đức Chúa Trời tiếp nhận đền thờ làm nơi ngự trị, để những kẻ ngoại bang hướng về đền thờ kêu cầu, tìm kiếm ơn thương xót của Ngài (1Vua 8:27-43; 1Sử 7:12-16). Thời Cựu Ước, thờ phượng Đức Chúa Trời tập trung tại Giê-ru-sa-lem. Trong thời Tân Ước, Chúa Giê-xu và môn đồ Ngài đã làm sáng tỏ ý nghĩa về đền thờ trong 3 điểm sau đây: (1) Đức Chúa Trời không ngự trong đền do loài người xây cất, nhưng ngự trong lòng người. (2) Ngài hiện diện khắp mọi nơi, sự thờ phượng Ngài không phải giới hạn ở một ngôi đền, nhưng với tâm thần và lẽ thật. (3) Người được cứu chuộc bởi huyết Chúa Giê-xu, đời sống được biệt riêng ra thánh làm nơi ngự trị cho Ngài (Giăng 4:24; Công 7:45-50; 1Côr 3:17a; 1Phi 2:5).

  1. Đời sống tin kính của vua Sa-lô-môn.

Khi mới lên ngôi, vua vâng giữ điều răn Ngài, nhưng khi tột đỉnh giàu có, danh vọng, bắt đầu kiêu ngạo, sa ngã, cưới nhiều vợ ngoại đạo, xúi giục thờ hình tượng (1Vua 11). Đời sống nhiều khuyết điểm như nóng nảy, tàn bạo, tự phụ, cứng lòng, không tiết chế lòng tham.

Những ưu cũng như những khuyết điểm của Sa-lô-môn, cho thấy rằng dầu là bậc vĩ nhân lỗi lạc đến đâu, cũng không ai trọn vẹn. Chúng ta tìm kiếm Đấng tôn trọng hơn đó là Chúa Giê-xu Christ (Mat 12:42). Ngài là Đấng toàn thiện, toàn mỹ, chân lý, đường đi và sự sống; là cứu cánh duy nhất.

(1) Tận dụng mọi ân tứ và tài năng Chúa ban cho.

(2) Sứ mạng quan trọng nhất đem Tin Lành đến cho mọi người, hướng dẫn tội nhân tin Chúa.

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

  1. Sa-lô-môn trong công tác xây cất đền thờ.

Khi được lập làm vua Y-sơ-ra-ên, Sa-lô-môn được ủy thác công tác gì? Do ai? (2Sa 7:12-13; 1Sử 28:6).

  1. Sa-lô-môn trong sự khánh thành đền thờ:

Tìm hiểu đền thờ Sa-lô-môn xây cất có mục đích, ý nghĩa gì? (1Vua 8:27-43, và 2Sử 7:12-16, Ê-sai 56:7).

  1. Đời sống tin kính Chúa của vua Sa-lô-môn.

Xin ghi nhận những ưu khuyết điểm trong đời sống tin kính Chúa của Sa-lô-môn và tìm hiểu lý do tại sao? (1Vua 3:3, 6-9, 11:1-2).

  1. Đối với công việc nhà Chúa.

Bạn có vận dụng hết tài năng, sức lực và tấm lòng để làm cách tốt nhất chưa?

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 21.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 21.07.2024

in NAM GIỚI on 23 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 21.07.2024

  1. Đề tài: SỮA THUỘC LINH.
  2. Kinh Thánh: Thi Thiên 40:8, 119:97, 1Phi-e-rơ 2:2.
  3. Câu Gốc: “Hãy ham thích sữa thiêng liêng của Đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn” (1Phi-e-rơ 2:2).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 13-15.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Thuyết trình.

  1. Giao đề tài thuyết trình cho một nhóm trước nhiều tuần lễ.
  2. Nhóm sẽ họp lại để cùng nghiên cứu đề tài: “Sữa Thuộc Linh”.
  3. Nhóm cử một nhóm viên đảm trách thuyết trình. Cả nhóm sẽ có trách nhiệm cung cấp thêm tài liệu. Người thuyết trình sẽ dựa vào tài liệu để soạn.
  4. Soạn xong, người thuyết trình sẽ trình bày những ý chính trước nhóm để lấy ý chung. Tránh đưa ra những ý kiến riêng.
  5. Sau giờ thuyết trình, các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi, cả nhóm chịu trách nhiệm đề tài sẽ trả lời.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Ăn là một nhu cầu thiết yếu cho thể xác con người. Vì thế khi tạo dựng nhân loại, Đức Chúa Trời đã lập vườn Ê-đen phước hạnh có đủ mọi hoa thơm, quả ngọt, và Ngài cho phép con người tự do ăn các trái cây trong vườn, ngoại trừ cây biết điều thiện và điều ác.

Vua Đa-vít, trong thi phẩm cảm tạ ơn huệ của Chúa viết rằng: “Ngài ban cho ngươi được thỏa các vật ngon” (Thi Thiên 103:5). Vua đã kể thức ăn ngon vua hưởng là một ơn huệ Đức Chúa Trời ban cho. Thật thế, thức ăn chính là một ơn phước Chúa ban cho con người.

Về phương diện thuộc linh, thức ăn tâm linh rất quý và cũng được Đức Chúa Trời ban cho con cái Ngài. Thức ăn ấy là nhu cầu tối yếu cho linh hồn con cái Chúa, nhưng trên thực tế nhiều khi chúng ta chỉ nhớ đến thức ăn nuôi dưỡng thể xác mà không nhớ đến thức ăn nuôi dưỡng linh hồn.

Bạn có muốn được lớn lên về phương diện thuộc linh không? Hãy ăn nuốt Lời Chúa như ăn sữa. Khi viết thư cho các tín hữu mới tin. Phi-e-rơ khuyên rằng: “Hãy ham thích sữa thiêng liêng của Đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn” (1Phi-e-rơ 2:2). Chúng ta biết chắc không có một đứa trẻ nào có thể lớn lên mà chẳng cần đến sữa. Cũng vậy, không có một người Cơ Đốc nào có thể trưởng thành mà chẳng cần đến Lời Chúa.

Có lẽ bạn là người đang đọc những dòng chữ này, đã từng thất vọng vì đời sống thuộc linh không được tăng trưởng đúng mức. Thay vì trở nên một người trưởng thành có thể dạy và hướng dẫn nhiều người, bạn vẫn còn là một trẻ thơ thuộc linh, vẫn còn lệ thuộc vào người khác.

Tại sao đời sống thuộc linh của bạn không được tăng trưởng? Chỉ có một câu trả lời: Bạn không được nuôi dưỡng bằng sữa thiêng liêng của Đạo, tức là Lời Đức Chúa Trời. Một trẻ em khỏe mạnh mỗi ngày phải cần ăn sữa đến bốn năm lần hoặc nhiều hơn nữa. Bạn ăn sữa thiêng liêng mỗi ngày bao nhiêu lần? Có người ăn hai lần, người ăn một lần, nhưng hầu hết thì không ăn chi cả. Đó là lý do khiến ta cứ ở mãi trong địa vị con trẻ thuộc linh.

Sữa là loại thức ăn có chứa đựng đầy đủ các loại sinh tố cần thiết cho cơ thể như sinh tố A, B, C, D… Cũng vậy, Thánh Kinh chứa đựng đầy đủ các loại sinh tố thuộc linh như: sinh tố vui mừng, bình an, hy vọng, đức tin, đắc thắng, quyền năng chống lại tội lỗi… Sữa là loại thức ăn dễ tiêu hóa. Cũng vậy, Thánh Kinh là loại thực phẩm dễ ăn. Thánh Kinh đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu đến nỗi trẻ thơ cũng có thể đọc và hiểu được. Vậy chúng ta “hãy ham thích sữa thiêng liêng của Đạo… hầu cho  nhờ đó mà được lớn lên…”

“Lạy Chúa xin giúp con khao khát Lời Ngài như trẻ con khát sữa”.                                           Nguồn VietChristian.com

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG

  1. Tại sao Lời Đức Chúa Trời ví như “sữa thuộc linh”?
  2. Thức ăn này quan trọng thế nào đối với đời sống thuộc linh chúng ta?

3. Bạn đã dùng “sữa thuộc linh” này mỗi ngày như thế nào? Bạn thấy tác dụng ra sao?

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 14.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 14.07.2024

in Thanh niên on 8 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 14.07.2024.

  1. Đề tài: CHÚA NHẬT KINH THÁNH.
  2. Kinh Thánh: Thi thiên 119:97-112.
  3. Câu gốc: “Con không xây bỏ các phán quyết Chúa. Vì Chúa đã dạy dỗ con” (Thi Thiên 119:102).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Kịch 5’.

* CHỈ DẪN: Kịch 5’.

  1. Mời vài người trong ban chấp sự của Hội Thánh nhóm chung với ban Thanh niên và làm giám khảo.
  2. Cách thực hiện chương trình.

* Cách 1: Từ nhiều tuần trước, mỗi nhóm của ban Thanh niên họp lại để soạn và tập một vở kịch ngắn với đề tài về “Kinh Thánh”. Tùy theo số nhóm mà định thời gian của vở kịch, nhưng không được quá 15 phút.

* Cách 2: Trước giờ nhóm, ban hướng dẫn chia ban ra làm 3 nhóm và cho ngồi riêng ra từng nhóm. Đến tiết mục kịch 5 phút, ban hướng dẫn giao cho mỗi nhóm một câu chuyện ngắn với đề tài về “Kinh Thánh”. Trong vòng 20 phút, các nhóm phải biến câu chuyện thành vở kịch, phân vai và tập kịch.

– Các nhóm lần lượt diễn kịch.

– Cách chấm điểm.

+ Thời gian: Đúng giờ (5’ hoặc 15’) 10 điểm. Mỗi phút dư bị trừ một điểm.

+ Tinh thần: Tất cả nhóm viên đều tham gia vào vở kịch: 10 điểm. Thiếu một người trừ 1 điểm.

+ Diễn xuất: 10 điểm.

+ Nội dung: 10 điểm (nếu là vở kịch tự chọn).

– Phát thưởng.

* CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

QUYỂN KINH THÁNH BỊ VỨT BỎ.

Năm 1988, khi các Hội Thánh ở Liên Xô kỷ niệm 1.000 năm Phúc Âm đến nước Nga, một Mục sư ở Tbilisi, thuộc cộng hòa Georgia, đã thuật lại một kinh nghiệm của ông về quyền năng của Lời Chúa như sau:

Một hôm, Mục sư đang đi trên xe lửa. Chuyến xe hôm ấy ít hành khách, toa Mục sư ngồi chỉ có một hành khách. Hai người bắt đầu trò chuyện, nhưng không có đề tài gì đặc biệt. Khi nói đến công việc làm ăn, để thỏa mãn sự tò mò của người bạn đồng hành, Mục sư cho biết ông đang chăm sóc một số tín hữu Tin lành. Thế là hai người xoay qua thảo luận về tôn giáo. Người bạn đồng hành trình bày về chủ nghĩa vô thần, ca tụng cái hay, đẹp và hợp lý của chủ nghĩa ấy, rồi đả kích tôn giáo cách thậm tệ.

Vị Mục sư kiên nhẫn lắng nghe, rồi trình bày quan điểm của mình và giới thiệu Phúc Âm của Chúa Giê-xu. Ông mở Kinh Thánh ra đọc vài câu nữa.

Nhưng người đồng hành vẫn giữ vững lập trường. Cuộc thảo luận càng lâu, càng sôi nổi, có lúc họ nổi nóng, nhưng không bên nào thuyết phục được người đối thoại.

Thảo luận mỏi miệng, hai bên cùng yên lặng, Mục sư ra khỏi chỗ ngồi, đi lại một lát, nhưng khi quay về chỗ cũ, ông không thấy quyển Kinh Thánh của mình đâu cả.

Nhìn thấy người bạn đồng hành vừa đóng cửa sổ. Sau đó, Mục sư biết ông ta vừa vứt Kinh Thánh ra ngoài cửa sổ. Ông ta bảo rằng ông vứt quyển Kinh Thánh đi để không có ai đọc những lời nhảm nhí trong quyển sách đó, kể cả Mục sư. Mục sư chẳng biết làm gì hơn, chỉ im lặng chờ xe lửa đến ga thì xuống.

Vài tháng sau, một người khách lạ thình lình đến nhà Mục sư và yêu cầu được làm lễ Báp-tem.

Mục sư ngạc nhiên hỏi: “Ông thuộc giáo hội nào?”

Người ấy đáp: “Tôi không thuộc giáo hội nào cả. Tôi chỉ đọc Kinh Thánh mà biết được Đức Chúa Trời. Tôi biết Chúa Giê-xu là chúa tể vũ trụ và tôi xin chịu báp-tem để làm tín đồ theo Chúa”.

Lúc ấy ở Liên-xô, Kinh Thánh rất hiếm, nên Mục sư hỏi tiếp: “Ông tìm được Kinh Thánh ở đâu mà đọc?”

Người khách lạ đáp: “Thật là một điều kỳ lạ. Tôi cũng biết là câu chuyện này khó tin, nhưng xin Mục sư tin tôi, tôi xin nói sự thật. Tôi là một thợ nề, vài tháng trước đây tôi đang xây nhà ở một khu đất gần đường xe lửa, khi một chiếc xe lửa chạy qua, có một quyển sách từ một cửa sổ bay ra, rơi xuống dưới đất, cạnh chỗ tôi, tôi lượm lên và thấy đó là một quyển Kinh Thánh”.

Mục sư hỏi kỹ lại thì thấy đúng ngày, giờ và địa điểm mà người bạn đồng hành quăng quyển Kinh Thánh của mình ra cửa sổ.

Mục sư hỏi tiếp: “Ông có đem theo quyển Kinh Thánh đó không?”

Người ấy đáp: “Dạ có!”

Người ấy đưa quyển Kinh Thánh ra, Mục sư biết ngay đó là của mình. Khi biết rõ câu chuyện, người khách lạ xin hoàn trả quyển Kinh Thánh cho Mục sư, nhưng Mục sư đáp: “Không, ông cứ giữ vì quyển Kinh Thánh đó đã làm việc kỳ diệu cho ông. Tôi cầu nguyện cho quyển Kinh Thánh này cũng thực hiện những việc diệu kỳ cho nhiều người khác nữa”.

Sau khi chịu lễ báp-tem để công khai chứng tỏ mình đã ăn năn tiếp nhận Chúa vào lòng và gia nhập Hội Thánh, người khách lạ về cộng đồng của mình, chia sẻ Kinh Thánh cho người trong làng và họ đều tin nhận Chúa. Đức Chúa Trời có thể dùng mọi sự để phục vụ ý chỉ tốt đẹp của Ngài. Một quyển Kinh Thánh mà một người vô tín muốn quăng đi cho khuất mắt đã giúp hàng trăm người biết đến Chúa. Thật “Lời Chúa gieo ra chẳng bao giờ trở về luống công”.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 14.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 14.07.2024

in PHỤ NỮ on 8 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 14.07.2024 (Chúa Nhật Kinh Thánh)

  1. Đề tài: KINH THÁNH.
  2. Kinh Thánh: Thi Thiên 119: 97-112.
  3. Câu gốc: “Con không xây bỏ các phán quyết Chúa; vì Chúa đã dạy dỗ con” (Thi 119:102 BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 10-12.
  5. Thể loại: Kịch 5’.

* CHỈ DẪN: Kịch.

  1. Mời vài người trong ban chấp sự của Hội Thánh cùng với ban phụ nữ làm giám khảo.
  2. Cách thực hiện.

* Cách 1: Mỗi nhóm của ban phụ nữ soạn và tập một vở kịch ngắn với đề tài về “Kinh Thánh”. Tùy số nhóm mà định thời gian của vở kịch, nhưng không được quá 15 phút.

* Cách 2: Trước giờ nhóm, ban hướng dẫn chia ban phụ nữ ra làm 3 nhóm và cho ngồi riêng ra từng nhóm. Đến tiết mục kịch 5 phút, ban hướng dẫn giao cho mỗi nhóm một câu chuyện ngắn với đề tài về “Kinh Thánh”. Trong vòng 20 phút, các nhóm phải biến câu chuyện thành vở kịch, phân vai và diễn kịch.

– Các nhóm lần lượt diễn kịch.

– Cách chấm điểm.

+ Thời gian: Đúng giờ (5’ hoặc 15’) 10 điểm. Mỗi phút dư bị trừ một điểm.

+ Tinh thần: Tất cả nhóm viên đều tham gia vào vở kịch: 10 điểm. Thiếu một người trừ 1 điểm.

+ Diễn xuất: 10 điểm.

+ Nội dung: 10 điểm (nếu là vở kịch tự chọn).

– Phát thưởng.

* CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

QUYỂN KINH THÁNH BỊ VỨT BỎ.

Năm 1988, khi các Hội Thánh ở Liên Xô kỷ niệm 1000 năm Phúc Âm được đến nước Nga, một Mục sư ở Tbilisi, thuật lại quyền năng của Lời Chúa như sau:

Một hôm, Mục sư đang đi trên tàu lửa, toa chỉ có một hành khách, hai người bắt đầu trò chuyện, khi nói đến công việc làm ăn, Mục sư cho biết ông đang chăm sóc một số tín hữu Tin lành, người bạn đồng hành trình bày về chủ nghĩa vô thần và ca tụng cái hay, cái đẹp, đả kích tôn giáo thậm tệ.

Vị Mục sư lắng nghe và giới thiệu Phúc âm của Chúa Giê-xu. Cuộc thảo luận sôi nổi, không bên nào thuyết phục được bên nào. Mục sư ra khỏi chỗ ngồi đi một lát, khi quay về chỗ cũ, ông không thấy quyển Kinh Thánh của mình đâu cả. Nhìn người bạn vừa đóng cửa sổ, Mục sư biết ông ta vừa vứt quyển Kinh Thánh ra ngoài, Mục sư im lặng, tàu lửa đến ga thì xuống.

Vài tháng sau, một người khách lạ đến nhà và yêu cầu Mục sư làm lễ báp-tem, ông ngạc nhiên hỏi: Ông thuộc giáo hội nào?

Người ấy đáp: Tôi không thuộc giáo hội nào cả. Tôi chỉ đọc Kinh Thánh mà biết Đức Chúa Trời. Tôi biết Chúa Giê-xu là Chúa tể vũ trụ, tôi xin chịu báp-tem để làm tín đồ.

Lúc ấy ở Liên Xô Kinh Thánh rất hiếm, nên Mục sư hỏi: Ông tìm được Kinh Thánh ở đâu mà đọc? Người khách đáp: Thật là kỳ lạ, tôi là một thợ nề, vài tháng trước, tôi đang xây nhà ở gần đường tàu lửa. Khi một chiếc tàu lửa chạy qua, có một quyển sách từ một cửa sổ bay ra. Tôi lượm lên, thấy đó là quyển Kinh Thánh. Mục sư hỏi kỹ lại thì đúng ngày giờ, địa điểm mà người bạn đồng hành liệng quyển Kinh Thánh của mình. Mục sư hỏi tiếp: Ông có đem quyển Kinh Thánh đó không? Người ấy đáp: Dạ có!

Người ấy đưa quyển Kinh Thánh ra, Mục sư biết đó là quyển Kinh Thánh của mình. Khi biết rõ câu chuyện, người khách lạ xin hoàn trả quyển Kinh Thánh, nhưng Mục sư đáp: Không, ông cứ giữ vì quyển Kinh Thánh đã làm những việc kỳ diệu cho ông. Xin quyển Kinh Thánh này cũng thực hiện những việc diệu kỳ cho nhiều người khác nữa.

Sau khi chịu lễ báp-tem, công khai chứng tỏ ăn năn tiếp nhận Chúa và gia nhập Hội Thánh, người khách về cộng đồng của mình, chia sẻ Kinh Thánh cho người trong làng và họ đều tin nhận Chúa. Thật “Lời Chúa gieo ra chẳng bao giờ về luống công”.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 14.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 14.07.2024

in NAM GIỚI on 8 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 14.07.2024

  1. Đề tài: ĐẤNG CHRIST SỐNG TRONG TÔI.
  2. Kinh Thánh: Phi-líp 2:13, Thi Thiên 37:5, 2Tim 1:13, Giăng 14:1, Lu-ca 8:22-25.
  3. Câu Gốc: “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi(Ga-la-ti 2:20).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 10-12.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Chia sẻ.

  1. Mời người chia sẻ (Mục sư, Truyền đạo) từ 2 tuần trước.
  2. Ghi ra giấy đề tài, phần Kinh Thánh làm nền, câu gốc, phần Kinh Thánh tham khảo và trao cho người chia sẻ, để người ấy chia sẻ đúng nhu cầu và chương trình của ban Nam giới. Nếu cần, bạn cho mượn cả phần tài liệu tham khảo.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Ngay từ sự cứu chuộc, Đấng Christ đã sống trong chúng ta, nhưng có thể một ai đó nói rằng: “Nhưng ngày qua ngày tôi vẫn như vậy! Làm thế nào mà tôi để Ngài thể hiện sự sống của Ngài qua tôi?” Chúng ta thường nhận biết rằng mình không có khả năng để vâng lời Đức Chúa Trời, cũng như từ bỏ thế gian và ý riêng của mình. Nhưng Chúa tác động đến chúng ta và làm cho chúng ta có khả năng. Đó là sự cứu rỗi trọn vẹn. Sự cứu rỗi trọn vẹn không có nghĩa rằng, hôm nay Đấng Christ chấm dứt một tội, rồi hôm sau tội khác. Sự cứu rỗi trọn vẹn có nghĩa là chúng ta tiếp nhận một Đấng Christ toàn diện và đầy đủ. Sẽ không có sự cứu rỗi toàn diện nếu không có Đấng Christ.

Những Cơ Đốc nhân mà không chú ý Đấng Christ, sẽ khó thấy được điều này. Họ chỉ nhìn vào sự thuận lợi hay sự thiếu thốn của mình. Họ nhìn vào tội lỗi hoặc nan đề và cố gắng để vượt qua nó. Nhưng qua đó họ mắc một sai lầm lớn. Đức Chúa Trời hoàn toàn không có ý định là chúng ta vượt qua hoặc cải tiến điều này hay điều nọ. Ngài muốn chúng ta tiếp nhận một Đấng Christ toàn diện. Và qua Đấng Christ, Ngài tác động đến chúng ta để chúng ta muốn và hành động theo ý chỉ tốt lành của Ngài “Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài” (Phi-líp 2:13). Vì vậy mà có hai điều cần phải làm:

  1. a. Sự phó thác.

Trước hết chúng ta phải biết dâng chính mình, có nghĩa là từ bỏ cái tôi của mình. Đúng là Đấng Christ sống trong chúng ta, nhưng nếu chúng ta không để Ngài tác động, thì Ngài không thể làm gì được. “Từ bỏ cái tôi của mình và dâng mình cho Đức Chúa Trời” có nghĩa là gì? Điều này không có nghĩa là chúng ta hứa hẹn hay cam kết với Ngài một điều gì đó, hay nói rằng sẽ làm theo ý của Ngài hoặc cố gắng làm mọi thứ, mặc dù chúng ta không có khả năng. Từ bỏ mình và dâng mình cho Ngài có nghĩa là chúng ta phó thác trọn vẹn mặt tốt, mặt xấu, quá khứ, cũng như hiện tại của chúng ta, và dâng mình trọn vẹn mình trong tay Đức Chúa Trời và để Ngài tác động. Nếu không, thì Ngài không thể sống cuộc sống của Ngài thông qua chúng ta được.

Hãy nghĩ xem, nếu chúng ta tặng ai đó một quyển sách mà không đưa quyển sách đó ra, như thế người đó không bao giờ nhận được quyển sách cả. Chúng ta có muốn dâng trọn vẹn chính mình và mọi việc làm của chúng ta cho Đức Chúa Trời không? Chúng ta đã sẵn lòng dâng sự không muốn lên bàn tay của Đức Chúa Trời không?

Sự phó thác bao gồm hai mặt: Đầu tiên chúng ta dâng mình để Đức Chúa Trời sử dụng. Thứ hai là dâng mình để Đức Chúa Trời tác động lên chúng ta. Nhiều người chỉ biết có mặt thứ nhất. Đức Chúa Trời muốn chúng ta dâng trọn vẹn chúng ta cho Ngài. Điều này có nghĩa là cái tôi của mình bị chết, và chúng ta từ bỏ chính mình. Khi làm được điều này, thì chúng ta đạt được tất cả.

Đức Chúa Trời không muốn sự tự cải thiện của chúng ta, mà Ngài muốn sự phó thác. Tôi phạm một tội mà tôi không thể vượt qua được trong vài tháng. Tôi đã thiếu lòng tin để đặt tội này lên bàn tay của Chúa. Tôi phạm một tội này nhiều lần. Cuối cùng tôi phó thác cho Chúa, và tôi đã từ bỏ được tội đó.

Điều quan trọng duy nhất ở đây là chúng ta đã sẵn lòng để thưa với Chúa một cách giản đơn như vầy hay chưa: “Lạy Chúa, con không thể từ bỏ được tội này; nhưng xin hãy tác động đến con cho đến khi con có thể bỏ được”. Như thế là đủ! Sự yếu đuối và sự thất bại của bạn không phải là trở ngại. Nó chỉ tùy thuộc vào sự phó thác của bạn, cho đến khi bạn sẵn lòng thưa rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, con xin phó thác con cho Ngài”. Cho sự phó thác này, chúng ta không cần phải làm hay phải đạt bất cứ điều gì cả, mà chúng ta chỉ cần một sự mong muốn biết vâng lời.

  1. b. Lòng tin.

Sau khi đã từ bỏ và phó thác chính mình cho Đức Chúa Trời, chúng ta cũng phải tin. “Hãy phó thác đường lối mình cho Chúa, và tin cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy (Thi Thiên 37:5). Phó thác đường lối chúng ta cho Chúa có nghĩa là sự giao phó và tin cậy nơi Ngài, điều đó có nghĩa là lòng tin. Chúng ta phải thấy rằng sự phó thác và đức tin phụ thuộc lẫn nhau. Khi kết hợp cả hai điều này lại với nhau, chắc chắn chúng ta sẽ thắng. Chúng ta không thể thắng khi chỉ tin mà không từ bỏ cái tôi của chính mình và dâng mình cho Đức Chúa Trời.

Khi được tái sinh, chúng ta đã nhận được tất cả, nhưng chúng ta phải sẵn lòng dâng chính mình để Đấng Christ thể hiện sự sống của Ngài qua chúng ta. Mặt khác sự phó thác mà không có đức tin chỉ là một hành động chết. Vì thế chúng ta phải làm cả hai: thứ nhất, phó thác tất cả cho Chúa để Ngài tác động đến chúng ta, thứ hai tin rằng Đức Chúa Trời đã làm trọn vẹn tất cả theo Lời của Ngài.

Chúng ta hãy mạnh dạn lên và tin hoàn toàn vào những gì Chúa nói. Đừng để lệ thuộc vào cảm giác của chúng ta. Chúng ta chưa từng thấy Thiên đàng hay hỏa ngục; dựa vào Lời Chúa mà chúng ta tin là có Thiên đàng và hỏa ngục. Ngoài Lời Chúa ra, chúng ta không cần bất cứ bằng chứng nào cả.

Khi Chúa Giê-xu cùng môn đệ của Ngài đi thuyền qua bên kia bờ hồ, giông bão nổi lên và sóng gió vồ vập, đánh bạt con thuyền. Các môn đồ của Ngài thấy thế nên rất sợ hãi bèn đánh thức Ngài dậy: “Thầy ơi, Thầy ơi, chúng ta chết!” Ngài thức dậy, khiến gió yên sóng lặn và mặt hồ tĩnh lại như thể không có gì xảy ra. Và Ngài hỏi họ: “Đức tin các ngươi ở đâu?” (Lu-ca 8:22-25). Chúa đã nói: “Qua bên kia bờ hồ”. Họ không cần phải nghi ngờ gì cả vì Ngài đã nói điều đó. Tuy có bão tố nhưng Ngài vẫn mang họ qua được bên kia hồ. Chúng ta chỉ nên tin vào Lời Chúa mà thôi. Đừng lo quan tâm đến các việc khác. Lời Chúa là hoàn toàn trọn vẹn.

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN

in THÔNG ĐIỆP on 5 Tháng Bảy, 2024

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN
04/07/2024

Chủ đề: Chẳng Ai Lạc Quá Xa
Kinh Thánh: Công Vụ Các Sứ Đồ 9:1-31

Thông điệp:
? Hãy tưởng tượng sứ đồ Phao-lô đã cảm thấy thế nào sau khi tin nhận Chúa. Trước kia, ông được biết với tên gọi Sau-lơ, một người khét tiếng bắt bớ hội thánh của Chúa. Sau-lơ thậm chí còn đi xa đến mức truy đuổi các tín đồ của Chúa để hành quyết họ!

? Bạn có nghĩ rằng dân chúng sẽ tin ông ngay sau khi ông kinh nghiệm Chúa Giê-xu? Những tín đồ vốn biết ông là một tên giết người tàn bạo sẽ phản ứng như thế nào khi nghe tin ấy? Chắc chắn rằng sứ đồ Phao-lô buộc phải hứng chịu những ánh nhìn phán xét và những câu hỏi gay gắt từ công chúng. Đức Chúa Trời đã hành động một cách lạ lùng qua con người đã từng bắt bớ Hội Thánh này. Dù cho quá khứ của ông ra sao, Chúa có một kế hoạch đặc biệt dành cho ông. Bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, sứ đồ Phao-lô được kêu gọi một cách diệu kỳ để rao giảng Phúc Âm.

? Vậy bạn có đang biết ai chống nghịch với đức tin vào Chúa Giê-xu Christ? Liệu bạn có thể làm chứng cho người ấy thông qua hành động của tình yêu thương và sự nhân từ? Có thể Chúa sẽ dùng bạn như môn đồ A-na-nia, người đã đặt tay giúp Phao-lô sáng mắt lại.

? Nếu như bạn đang chần chừ, hoặc cho rằng bạn đã “lạc bầy” quá xa để quay về với Chúa, hãy nhớ rằng không có ai vượt ra khỏi tình yêu thương của Chúa. Hãy cầu xin Chúa phán với lòng bạn và tìm kiếm Ngài. Chắc chắn bạn sẽ vui mừng với điều đó.

Nguồn: In Touch Ministries
_______________________________________
HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM
Kính CHÚA – Yêu Người – Truyền Giảng Phúc Âm – Xây Dựng Hội Thánh
Địa chỉ: 68 Nguyễn Công Hoan, P7, Phú Nhuận, TP.HCM
Email: hoithanhphucam2007@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/httgpa2007
Youtube: www.youtube.com/@HoiThanhTruyenGiangPhucAm
Web: http://maiamviet.org
Web: http://hoithanhphucam.org

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 07.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 07.07.2024

in Thanh niên on 5 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 07.07.2024.

  1. Đề tài: CHÚA GÌN GIỮ.
  2. Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 1-2.
  3. Câu gốc: “Ngài nghe tiếng than thở chúng, nhớ đến sự giao ước mình kết lập cùng Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp” (Xuất Ê-díp-tô Ký 2:24).
  4. Đố Kinh Thánh: Gióp 11-20.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Chia sẻ.

  1. Mời người có kinh nghiệm thuộc linh hoặc Mục sư, Truyền đạo để chia sẻ từ 2 tuần trước.
  2. Ghi ra giấy đề tài, phần Kinh Thánh làm nền, câu gốc, phần Kinh Thánh tham khảo và trao cho người chia sẻ để người ấy chia sẻ đúng nhu cầu và chương trình của ban Thanh niên. Nếu cần, bạn cho mượn cả phần tài liệu tham khảo.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Bài học hôm nay cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời là Đấng quan phòng, Ngài luôn quan tâm đến những ai đang sống trong hoàn cảnh khó khăn, Ngài có một chương trình lạ lùng để giải cứu họ.

  1. HOẠN NẠN BẤT NGỜ (1:8-11a).

“Nhưng bấy giờ tại nước Ê-díp-tô, có một vua mới lên ngôi, chẳng quen biết Giô-sép” (c.8).

Vua Ê-díp-tô mới lên ngôi cai trị, không am tường lịch sử quốc gia, không biết nguồn gốc của dân Do-thái trên đất mình, cho nên vua Ê-díp-tô có ý muốn kiềm chế người.

Sự thịnh vượng và gia tăng dân số của họ khiến vua cùng dân Ê-díp-tô lo ngại, ganh tị mà tìm cách sát hại họ. Có lẽ người Do-thái ngay trước đó không bao giờ nghĩ đến tai họa sẽ xảy đến cho họ. Trong cơn hoạn nạn, Đức Chúa Trời vẫn có sẵn kế hoạch để giải quyết nan đề cho dân sự Ngài.

  1. CHÚA DÙNG NGƯỜI CÓ SÁNG KIẾN (2:1-4).

Để giải cứu dân Ngài ra khỏi ách nô lệ và đem họ về miền đất Ngài đã hứa. Đức Chúa Trời chọn sẵn một người lãnh đạo trong tương lai để dẫn dân Ngài về đất hứa, người đó là Môi-se. Môi-se là người thuộc chi phái Lê-vi, tức chi phái sau này được Chúa chọn họ làm chức tế lễ trước mặt Ngài. Ông có một người mẹ yêu thương, can đảm phi thường khi giấu con trai mới sinh của mình trong nhà suốt ba tháng trước mệnh lệnh tàn tạo của vua Ê-díp tô, bà tìm đủ mọi cách để cứu con mình:

– “Bà làm một cái rương mây, trét chai và nhựa thông để thả con mình vào đó”.

– “Bà thả rương trong đám sậy bên bờ sông. Ở gần nơi công chúa Ê-díp-tô thường đến tắm. Có lẽ bà nghĩ đây là một nơi an toàn khỏi nanh vuốt của cá sấu và thú dữ”.

– “Bà lại sắp xếp người chị ruột của Môi-se đứng xa xa theo dõi tình thế để báo cáo lại, hoặc để đưa đề nghị cứu giúp em mình khi có chuyện chi xảy đến”.

Những sáng kiến đó được Chúa dùng làm ích lợi cho con bà. Ngoài yếu tố sáng kiến còn có một thứ tình cảm khác nữa khiến người ta hành động cho tha nhân.

III. CHÚA CẦN NGƯỜI CÓ LÒNG THƯƠNG XÓT (2:5-9a).

Hy vọng của mẹ Môi-se khi thả rương trong đám sậy được Chúa làm cho thành công. Công chúa Ai-cập thấy cái rương mây và vớt lên. Khi bà mở ra và thấy đứa trẻ đang khóc bà động lòng thương xót. Trong khi công chúa chưa biết phải tính sao thì chị của Môi-se đi tới với đề nghị tìm một người vú để nuôi dưỡng em bé. Công chúa đồng ý và người vú nuôi không ai khác hơn là mẹ ruột của em bé Môi-se. Bà được lại con mình và nuôi cho đến lớn khôn mới trao lại cho công chúa Ê-díp-tô.

Lòng thương xót là động lực đưa con người đến hành động cụ thể chứ không phải “tội nghiệp” suông. Người có lòng thương xót không đợi nạn nhân chạy đến với mình để yêu cầu được cứu giúp, nhưng lúc nào cũng nhìn xem quanh mình để thấy đâu là nhu cầu mà đáp ứng kịp thời. Công chúa Ê-díp-tô là một người đầy lòng thương xót như thế! Còn chúng ta thì sao?

  1. ĐỨC CHÚA TRỜI NGHE VÀ ĐOÁI ĐẾN (2:23-25).

Đời sống nô lệ của người Do-thái cứ nặng nề hơn, hầu như không chịu nổi nữa. Họ đã kêu la cùng Đức Chúa Trời. Lời than vãn của họ đã thấu đến tai Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nghe tiếng than của họ, Ngài nhớ đến giao ước Ngài đã thiết lập với tổ phụ họ và ra tay hành động.

Để cứu dân Do-thái, Chúa đã chọn Môi-se từ trước khi ông ra đời. Ngài còn huấn luyện ông Môi-se chu đáo để sau này lãnh đạo dân Ngài. Môi-se đã trải qua thời thanh xuân trong cung điện vua Ê-díp-tô để học tập nền văn hóa cũng như việc lãnh đạo dân sự. Nhưng sợ bị kết án trong vụ giết người Ê-díp-tô, nên ông đã trốn vào đồng vắng. Ở đó, ông làm quen với nếp sống du mục để sau này ông có đủ kinh nghiệm dẫn dắt dân Do-thái vượt sa mạc, đi vào vùng đất hứa. Như vậy, Chúa đã chuẩn bị Môi-se trong tám mươi năm. Để bây giờ, Đức Chúa Trời sai ông đi gặp vua Ê-díp-tô xin cho dân Ngài ra khỏi xứ đó để lập thành một dân biết thờ phượng Ngài.

Những hành động này của Chúa bảo đảm cho chúng ta rằng: Ngày nay, Ngài vẫn còn quan tâm đến nhu cầu của mọi người trong mọi hoàn cảnh. Ngài có chương trình chu đáo để giúp đỡ những ai đặt niềm tin vào Ngài.

Có lần nào bạn gặp khó khăn, cô đơn trong cuộc sống? Đó là những giờ phút bạn tưởng như không còn ai có thể thấu hiểu nỗi đau thương của mình. Đức Chúa Giê-xu thấu cảm nỗi đau thương đó của mỗi chúng ta. Ngài đã phán: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Ma-thi-ơ 11:28). Mời bạn đến với Chúa giờ này để được Ngài xoa dịu những đau thương.

* KẾT LUẬN.

Người mẹ, người chị của Môi-se, công chúa Ai-cập đều đã góp phần đắc lực vào chương trình của Đức Chúa Trời. Những đoạn Kinh Thánh trong bài học hôm nay không kể tên những người này, nhưng công việc âm thầm của họ đã khuynh đảo một chính quyền bạo ngược ở Ê-díp-tô. Chúng ta cũng vậy! Sự quan tâm của chúng ta đối với tha nhân không đòi hỏi mọi người phải biết đến hay ca tụng, nhưng chắc chắn được Chúa biết và Ngài sẽ thưởng cho.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 07.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 07.07.2024

in PHỤ NỮ on 5 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 07.07.2024.

  1. Đề tài: ĐA-VÍT, NGƯỜI CHĂN DÂN SỰ CHÚA.
  2. Kinh Thánh: 1Sa 16; 2Sa 2:1-4; 5:1-5; 8:1-15.
  3. Câu gốc: “Đa-vít trị vì trên toàn cõi Y-sơ-ra-ên, thực thi công lý và bình đẳng cho toàn dân” (2Sa 8:15 BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 7-9.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Chia sẻ.

  1. Mời Mục sư hay Truyền đạo chia sẻ từ 2 tuần trước.
  2. Ghi đề tài, Kinh Thánh nền, câu gốc, phần Kinh Thánh tham khảo và trao diễn giả để chia sẻ đúng nhu cầu và chương trình của ban Phụ nữ. Nếu cần, cho mượn phần tài liệu tham khảo.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. GIỚI THIỆU.

Đa-vít ra đời khoảng năm 1035 T.C tại Bết-lê-hem, dòng dõi Giu-đa, chắt của Bô-ô và Ru-tơ, cháu nội của Ô-bết, con trai út của Y-sai. Cuộc đời Đa-vít có bốn giai đoạn:

  1. Đa-vít là người chăn chiên (1Sa-mu-ên 16).

Đa-vít lớn lên làm người chăn chăm sóc bầy chiên cho cha. Tiên tri Sa-mu-ên lập Đa-vít làm vua tương lai của Y-sơ-ra-ên.

  1. Đa-vít là phò mã của vua Sau-lơ.

Nhờ đánh đàn giỏi, từ người chăn chiên, Đa-vít được giới thiệu vào cung, khi Sau-lơ tâm thần bất an, nhờ tiếng đàn của Đa-vít được khuây khỏa. Vương quốc Y-sơ-ra-ên lâm nguy trước sự tấn công của Phi-li-tin. Với sự thách đố kiêu ngạo của Gô-li-át, Đa-vít xin đi diệt địch, ông hạ Gô-li-át dễ dàng bằng cái trành ném đá. Sau-lơ trọng thưởng bằng cách gã công chúa Mi-canh. Khi dân chúng hát khen Đa-vít, Sau-lơ ganh ghét, tìm cách giết hại Đa-vít.

  1. Đa-vít là người phiêu bạt (1Sa-mu-ên 19-31).

Đa-vít trốn thoát khỏi hoàng cung, lẩn tránh trong đồng vắng, trên núi, trong hang đá, nhiều nguy hiểm, suýt sa lưới Sau-lơ. Cuối cùng Đa-vít lánh nạn qua đất Phi-li-tin.

  1. Đa-vít là vua Y-sơ-ra-ên (2Sam 1-24).

Sau-lơ chết, Đa-vít về Hếp-rôn, dân chúng tôn vương Đa-vít vào khoảng năm 1005 T.C, khi 30 tuổi. Dưới triều Đa-vít, bờ cõi mở rộng, vua đánh chiếm các nước lân bang. Ngoài việc trị quốc, Đa-vít quan tâm đến thờ phượng, tôn vinh Chúa. Trong vinh hoa, Đa-vít phạm tội tà dâm và giết người! ông ăn năn, được Đức Chúa Trời tha thứ, không cất ngôi vua. Đa-vít trị vì 40 năm, qua đời lúc 70 tuổi.

  1. SUY GẪM.
  2. Đa-vít là người chăn chiên.

Điểm nổi bật của Đa-vít là chiến thắng Gô-li-át. Trong chiến đấu, Đa-vít nhìn biết quyền năng của Đức Chúa Trời.

Trước thách đố kiêu ngạo của Gô-li-át, quân tướng Y-sơ-ra-ên hoảng sợ. Đối với vua Sau-lơ, Đa-vít chỉ là một gã chăn chiên tầm thường, đối với Gô-li-át, Đa-vít quá nhỏ bé. Đa-vít nhờ cậy Đức Chúa Trời, Ngài đã dùng thứ khí giới đơn sơ là trành ném đá, khiến viên đá từ tay Đa-vít bắn trúng ngay trán Gô-li-át (1Sa 17:45-51). Gô-li-át chết, dân Y-sơ-ra-ên thoát khỏi tay Phi-li-tin. Đa-vít bày tỏ cho dân ngoại biết Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên giải cứu dân sự Ngài bằng quyền năng, không phải bằng gươm.

  1. Đa-vít là người chăn Y-sơ-ra-ên.

Đa-vít đáp ứng sứ mạng Chúa gọi:

(1) Về an ninh: Giê-ru-sa-lem trở thành kinh đô. Đa-vít đã bắt phục các nước lân bang, đời sống kinh tế được sung túc, thịnh vượng (2Sa 5:6-16; 8:1-14).

(2) Về cai trị: Đa-vít trị vì công bình và ngay thẳng (Thi 119:105-106; 2Sa 8:15), nhắc nhở dân chúng vâng giữ luật pháp Đức Chúa Trời (1Sử 28:8; Thi 51:13).

(3) Về nhà Chúa: Đa-vít có kế hoạch xây dựng một đền thờ cho Chúa. Mặc dầu ông  không được xây cất, nhưng đã làm những việc quan trọng:

– Rước hòm giao ước từ nhà A-bi-na-đáp về Giê-ru-sa-lem.

– Phân chia các ban thứ của người Lê-vi để tổ chức thờ phượng trong đền thờ (1Sử 3:1-4, 16:37-42; 23:2-26).

– Dâng hiến phần lớn của cải mình cho công việc này (1Sử 22:1-6, 29:1-5; Thi 69:9).

  1. Đời sống tin kính Chúa của Đa-vít.

(1) Tin cậy Chúa (Thi 18:1-3).

(2) Tôn vinh, cảm tạ Chúa (Thi 103:1-3).

(3) Yêu mến, vâng giữ luật pháp Chúa (Thi 119).

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

  1. Đa-vít trong sự đối phó với Gô-li-át:

– Gô-li-át có ý nghĩa gì về phương diện thuộc linh? Sự đối phó với Gô-li-át của Đa-vít thách thức chúng ta trong sứ mạng gì? Và bí quyết nào để đắc thắng? (2Côr 10:4-6; Êph 6:10-17).

  1. Đa-vít trong sự cai trị Y-sơ-ra-ên:
  2. Những công việc Đa-vít làm trong thời trị vì:

– Đối với nền an ninh quốc gia (2Sa 8:1-14).

– Đối với dân sự (2Sa 8:15; 23:3-4; Thi 51:13; 1Sử 28:8).

– Đối với công việc nhà Chúa (1Sử 13:1-4; 16:37-42; 22:1-6; 29:1-5; Thi 69:9).

  1. Nhắc nhở chúng ta trách nhiệm gì đối với những anh em Chúa gọi chúng ta chăm sóc? (Giăng 21:16; Côl 3:16; Rô 15:1-7).
  2. Đa-vít trong đời sống tin kính Chúa:

– Qua những ưu khuyết điểm của Đa-vít. Những gương sáng nào nên theo và lỗi lầm nào nên tránh?