Tác giả: Mai Hdenayun

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 24.11.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 24.11.2024

in NAM GIỚI on 19 Tháng Mười Một, 2024

Chúa nhật 24.11.2024 – Lễ Tạ Ơn

  1. Đề tài: TẠ ƠN CHÚA TRONG MỌI HOÀN CẢNH.
  2. Kinh Thánh: Phi-líp 4:4-7,19, 2Cô-rinh-tô 9:9,14.
  3. Câu Gốc: Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không xiết kể!” (2Cô-rinh-tô 9:15).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 1-3.
  5. Thể loại: Tâm tình.

* CHỈ DẪN: Tâm tình.

  1. Vì là ngày Lễ Tạ ơn, ban Nam giới cần chuẩn bị các bài Thánh ca để tôn vinh Chúa.
  2. Các ban viên có lời tâm tình, chia sẻ những ơn phước Chúa ban để khích lệ nhau.
  3. Sinh hoạt trò chơi – Thông công.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Ông Gióp được Đức Chúa Trời chứng nhận là một người trọn vẹn, ngay thẳng, kính sợ Chúa và lánh mọi điều ác. Dù vậy, ông cũng trải qua sự thử thách vô cùng lớn lao: Tất cả con của ông đều chết cách đau đớn, tài sản bị cướp mất và bản thân ông bị bệnh tật hành hạ khổ sở. Trong cơn thử thách nặng nề đó, ông không hề oán trách Chúa; trái lại, ông đã thốt lên: “Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi; đáng chúc tụng Danh Đức Giê-hô-va!” (Gióp 1:21).

Thông thường, chúng ta rất dễ tạ ơn Chúa trong thuận cảnh. Về phần thể xác, khi chúng ta được Chúa ban phước, có cuộc sống thịnh vượng, khỏe mạnh, giàu có. Về phần tinh thần, khi chúng ta được khôn ngoan, được tôn trọng, được yêu mến, vị nể v.v… Nếu gặp thử thách giống như ông Gióp, chắc chúng ta cũng không khác vợ của ông: Rủa sả và mong chết đi cho thoát khỏi sự đau đớn. Dù rất khó tôn ngợi, cảm tạ Chúa trong đau buồn, nhưng từ những đau thương của đời sống, vẫn có nhiều thánh đồ để lại những bài ca an ủi, nâng đỡ biết bao người, một trong những người đó là thi sĩ khiếm thị Fanny J. Crosby, một trong nhiều bài Thánh ca của bà mà đa số chúng ta đều biết: “Chỗ Kẽ Đá Vững An”.

Bất cứ lúc nào và dù thế nào chúng ta vẫn tôn ngợi, cảm tạ Chúa vì biết đường lối và chương trình của Ngài luôn kỳ diệu, khôn ngoan và tốt nhất cho cuộc đời của những người thuộc về Ngài. Khi biết tin cậy, đầu phục Chúa, chúng ta sẽ luôn tôn ngợi và cảm tạ ơn Chúa trong mọi cơn giông bão của cuộc đời.

Người yếu đuối thuộc linh dù sống trong hoàn cảnh nào cũng không thấy thỏa lòng. Trái lại, người có đời sống tâm linh mạnh mẽ thì luôn thỏa lòng và tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh. Người đó sẽ nói: Chúa ban cho, tôi cảm tạ ơn Ngài. Chúa cất hết mọi thứ tôi đang có, tôi cũng tạ ơn Chúa vì tôi tin rằng Ngài có chương trình tốt hơn cho cuộc đời tôi. Tôi ngợi ca Chúa không thôi.

Làm sao để có thể tạ ơn và tôn ngợi Chúa trong nghịch cảnh? Chúng ta phải học Lời Chúa để biết ý định, đường lối và chương trình của Chúa, luôn học tin cậy nơi tình yêu, đường lối khôn ngoan của Chúa thì chúng ta mới kinh nghiệm được điều nầy.

Nhìn lại những ngày theo Chúa, bạn tạ ơn Ngài trong nghịch cảnh nhiều hơn hay than vãn nhiều hơn? Bạn có quyết định gì sau khi học bài nầy?

“Lạy Chúa, xin mở mắt con để con thấy sự lạ lùng trong chương trình và đường lối của Ngài. Con tin cậy nơi Ngài và biết rằng chương trình, ý muốn và đường lối của Ngài là tốt lành nhất cho con.   

Văn Phẩm Nguồn Sống

  • Câu hỏi suy ngẫm: 

Khi gặp nghịch cảnh, bạn có thái độ nào? Làm sao để chúng ta có thể nói được như ông Gióp? “Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, tôi cũng sẽ trần truồng trở về; Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi; đáng chúc tụng Danh Đức Giê-hô-va!” (Gióp 1: 21).

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 13. BÀI TRẮC NGHIỆM

 

   Em thân mến!

   Em thật đáng khen khi đã trung tín học lời Chúa, và càng đáng khen hơn khi em luôn ghi nhớ và thực hành lời của Chúa trong đời sống hàng ngày. Bây giờ, em làm bài trắc nghiệm sau đây để ôn lại những gì đã học nhé! Chúc em làm bài tốt. Chúa ở cùng em.

I. Khoanh tròn câu trả lời đúng.

  1. Danh từ “Ba Ngôi Đức Chúa Trời” là chỉ về:
  1. Ba vị thần.
  2. Ba Ngôi hiệp một, bằng nhau.
  3. Ba Ngôi Đức Chúa Trời hoàn toàn khác nhau.

    2. Công tác của Đức Thánh Linh là:

  1. Thi hành sự cứu chuộc.
  2. Khuyên bảo, dạy dỗ.
  3. Nhắc nhở, cáo trách.
  4. Câu b và c.

    3. Đặc tính quan trọng nhất để sản sinh ra những đặc tính khác trong trái Thánh Linh là:

  1. Tình yêu thương.
  2. Tiết độ.
  3. Nhân từ.
  4. Nhịn nhục.

    4. Một trong những điều ngăn trở khiến đời sống không có sự vui mừng là:

  1. Tội lỗi.   b. Nghèo thiếu.
  2. Bệnh tật. d. Câu b và c đúng.  

    5. Lý do khiến em phải nhịn nhục người khác là vì:

  1. Không muốn gây gổ.
  2. Chúa đã nhịn nhục em.
  3. Sợ hãi.
  4. Không quan tâm.

    6. Một trong những biểu hiện của người trung tín là:

  1. Giữ lời hứa.
  2. Không hứa.
  3. Năng nỗ trong mọi việc.
  4. Câu b đúng.

    7. Phương cách có thể giúp em thực hành sự tiết độ là:

  1. Thời khóa biểu.
  2. Nhắc nhở của ba mẹ.
  3. Ý muốn của bản thân.
  4. Tất cả đều đúng.

    8. Một số tín hữu Hội Thánh Cô-rinh-tô công kích Phao-lô là giả dối, không phải là sứ đồ, Phao-lô đã:

  1. Không bao giờ trở lại.
  2. Bày tỏ lòng yêu thương, mềm mại, nhịn nhục.
  3. Viết thư khuyên bảo họ.
  4. Câu a và c đúng.
  5. Câu b và c đúng.

    9. Phao-lô viết thư Phi-líp khi ông:

  1. Truyền giáo tại Ma-xê-đoan.
  2. Về quê tại Tạt-sơ.
  3. Ở tù tại Rô-ma.
  4. Cả 3 đều sai.

    10. Mục tiêu trong đời sống của Phao-lô là:

  1. Đi vòng quanh thế giới.
  2. Đem nhiều người đến với Chúa.
  3. Địa vị và sự giàu có.
  4. Sự tôn trọng của mọi người.

II. Điền vào chỗ trống.

 

  1. Tình yêu thương không gây cớ _____ _______ cho anh em mình.
  2. Khi bất hòa xảy ra, thực hiện ba bước sau để có sự bình an: ______ tĩnh ____ lại, khiêm ______ suy _____, _____ động làm hòa.
  3. Nhân từ mang hình ảnh ______ _____, vì nó chất chứa ở trong lòng, còn hiền lành mang hình ảnh ____ ____, vì nó là hành vi.
  4. Lời Đức Chúa Trời ví như _____ ______ được gieo trong lòng, Đức Thánh Linh được ví như là ___ ______ trong hạt giống, khiến hạt giống nẩy mầm, lớn lên và ____ ______

III. Điền số thứ tự ở cột bên phải vào những đặc tính trái Thánh Linh ở cột bên trái sao cho phù hợp. 

 

   __ Yêu thương           1. Đáng tin cậy. 

   __ Vui mừng               2. Kiềm chế bản thân. 

   __ Bình an                  3. Hoà thuận với Chúa và người. 

   __ Nhịn nhục              4. Sức mạnh trong khó khăn.

   __ Nhân từ           5. Dễ dàng cảm thông với người khác.

   __ Hiền lành                6. Làm việc lành.     

   __ Trung tín                 7. Vì lợi ích của người khác.

   __ Khiêm nhu              8. Nhu mì, khiêm nhường.

   __ Tiết độ                    9. Chịu đựng người khác.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 13. BÀI ÔN

 

   Bạn thân mến!

   Trong suốt thời gian 3 tháng, bạn hướng dẫn các em học Kinh Thánh chủ đề TRÁI THÁNH LINH, bạn có cảm thấy đời sống mình thật sự có bông trái Thánh Linh chưa? Bạn được sự nhắc nhở nào? Bạn có sự cảm tạ nào? Ngay bây giờ, bạn gác lại mọi việc và để thời gian tĩnh lặng suy nghĩ và nói với Chúa tất cả cảm xúc hiện có trong lòng bạn.

   Riêng các em thiếu nhi, bạn thấy qua quý nầy, các em có tiến bộ được bao nhiêu? Có thực hành không? Nếu trong lớp có em nào đời sống được thay đổi, thì bạn mời em đó làm chứng để khích lệ những em khác.

   Ôn lại cho các em nhớ 9 đặc tính của trái Thánh Linh. Mục tiêu của Cơ đốc nhân là kết trái Thánh Linh. Khích lệ các em phải nỗ lực theo đuổi mục tiêu nầy suốt đời.

   Sau cùng, cho các em làm bài trắc nghiệm trong sách học viên.

TRANG TÀI LIỆU 1.

TRANG TÀI LIỆU 2.

TRANG TÀI LIỆU 3.

TRANG TÀI LIỆU 4.

TRANG TÀI LIỆU 5.

TRANG TÀI LIỆU 6.

TRANG TÀI LIỆU 7.

TRANG TÀI LIỆU 8.


TRANG TÀI LIỆU 9.

ĐIỂM TÂM ĐỒ VUI MỪNG

NGÀY THÁNG:

 +10

 

HỌ VÀ TÊN:

                                   
+8

 

                                 
                                   
+6

 

                                 
                                   
+4

 

                                 
  +2

 

                                 
                                   
0

 

                                 
                                   
-2

 

                                 
                                   
-4

 

                                 
                                   
-6

 

                                 
                                   
-8

 

                                 
                                   
-10

 

                                 
                                   
11:00

 

9:00

 

7:00

 

5:00

 

3:00

 

1:00

 

11:00

 

9:00

 

7:00

 

 

O: Bày tỏ tâm trạng ổn định.

+: Bày tỏ mức độ vui mừng.

-: Bày tỏ mức độ không vui mừng.

 

CHỈ SỐ TÂM TRẠNG

 

THỜI GIAN

 

SỰ VIỆC XẢY RA

 

Cao nhất. (…..)

 

Thấp nhất. (…..)

 

TRANH TÀI LIỆU 10

TRANH TÀI LIỆU 11

TRANH TÀI LIỆU 12

MỜI BẠN NHẬN XÉT TÔI

Tôi là:……………………….

Mời bạn:……………………….(họ tên người nhận xét)

Nhận xét biểu hiện của tôi trong 5 đức tính sau đây. 10 là điểm số cao nhất, 1 là điểm số thấp nhất. Mời bạn khoanh tròn số điểm bạn chọn. Cảm ơn!

 

THÀNH THẬT:                      1  2  3  4  5  6  7  8  9 10

ĐÚNG GIỜ:                           1  2  3  4  5  6  7  8  9 10

GIỮ LỜI HỨA:                      1  2  3  4  5  6  7  8  9 10

CÓ TRÁCH NHIỆM:              1  2  3  4  5  6  7  8  9 10

TRUNG THÀNH VỚI BẠN:   1  2  3  4  5  6  7  8  9 10

TRANH TÀI LIỆU 13

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 12. NỖ LỰC KẾT TRÁI THÁNH LINH

 

  1. KINH THÁNH: Phi-líp 3:12-16; 4:8-13.
  2. CÂU GỐC: “Nhưng tôi cứ làm một điều: quên đi những gì ở đằng sau, vươn tới những gì ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà theo đuổi để đoạt giải về sự kêu gọi trên cao của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jêsus” (Phi-líp 3:14).

III. BÀI TẬP.

  1. Chỉ có một điều.

“Chỉ có một điều” mà Phao-lô muốn nói đến là gì? Em viết điều đó vào trong ô trống. Phao-lô dùng hình ảnh một vận động viên để nói rõ thái độ của ông. Dựa theo thái độ của Phao-lô, em đoán xem vận động viên chạy trước trong hình đang nghĩ gì?

  1. Trái của sự sống.

Dựa vào thư của Phao-lô gởi cho Hội Thánh Phi-líp, em tìm ra 3 đặc tính của trái Thánh Linh. Vì sao em biết đặc tính đó?

 

   Chúa Jêsus yêu dấu!

   Con phải học tập thái độ của Phao-lô nỗ lực kết trái Thánh Linh trong đời sống. Cầu xin Ngài giúp đỡ con, để khi con gặp khó khăn hay thất bại cũng không nản lòng, mà cứ tiếp tục hướng tới mục tiêu làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Con cũng suy nghĩ về 6 điều tốt đẹp mà Phao-lô đã dạy bảo, xin Đức Thánh Linh giúp con thực hiện. Con cầu nguyện, nhân danh Chúa Jêsus, A-men!

 

  1. Sáu việc tốt đẹp.

   Em ghi ra sự nhắc nhở qua sáu điều mà Phao-lô đã dạy.

 

 

VIỆC TỐT

 

Ý NGHĨA

 

SỰ NHẮC NHỞ

 

 

 

Chân thật

Ngay thẳng, thật thà, đáng tín cậy.

Ví dụ: Mình hứa với Huệ, chiều Chúa Nhật sẽ học chung. Chiều đó, ba muốn dẫn em đi chơi, nhưng Minh từ chối.

 

 

 

Đáng kính

Đoan trang, không cao ngạo.

Ví dụ: Quyên là đội trưởng đổi kỷ luật. Bạn ấy luôn tôn trọng, lễ phép với mọi người. Hanh vi cử chỉ rất đoan trang

 

 

Công bình

Không thiên vị, ngay thẳng.

Ví dụ: Trên xe buýt, Nam nhắc bác ngồi bên cạnh làm rớt tiền.

 

 

Thanh sạch

 

Trong sạch, không hổ thẹn về hành vi của mình.

Ví dụ: Kiệt tuyệt đối không tự ý sự dụng đồ của người khác, không ăn vụng dù ở nhà một mình…

 

 

 

 Đáng yêu

Hành vi cử chỉ duyên dáng, dễ mến, khiến người khác cảm thấy vui vẻ.

Ví dụ: Lài là một người thân thiện, luôn khích lệ người khác. Mọi người rất thích làm bạn với Lài.

 

Có tiếng tốt

Mọi người làm chứng tốt.

Ví dụ: Mọi người điều khen bác Trần là người tốt, luôn sẵn lòng giúp người khác.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 12. NỖ LỰC KẾT TRÁI THÁNH LINH

 

I. KINH THÁNH: Phi-líp 3:12-16; 4:8-13.

II. CÂU GỐC: “Nhưng tôi cứ làm một điều: quên đi những gì ở đằng sau, vươn tới những gì ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà theo đuổi để đoạt giải về sự kêu gọi trên cao của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jêsus” (Phi-líp 3:14).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

   – Biết: Khi Phao-lô viết thư gởi Hội Thánh Phi-líp, ông đang bị tù và có thể tử vì đạo. Nhưng ông không ngừng theo đuổi mục tiêu mà Chúa Jêsus giao phó, tiếp tục rèn luyện những phẩm đức tốt đẹp của một tôi tớ Đức Chúa Trời.

   – Cảm nhận: Những đặc tính trong trái Thánh Linh cần phải được tiếp tục rèn luyện đến suốt đời.

   – Hành động: Học tinh thần nỗ lực không ngừng kết trái Thánh Linh của Phao-lô, và định ra mục tiêu thực hiện một việc tốt.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

   Phi-líp là thành phố đầu tiên Phao-lô đến khi ông truyền giáo tại Châu Âu (CôngVụ 16:12), cũng có thể nói đó là cái nôi Cơ Đốc Giáo của Châu Âu. Trong số Hội Thánh mà Phao-lô đã thành lập, Hội Thánh Phi-líp có quan hệ thân thiết với ông hơn cả, và ông luôn khen họ nhiều lần cung cấp nhu cầu vật chất cho ông (2Cô-rinh-tô 11:9; Phi-líp4:15-16).

   Truyền thống cho rằng thư tín Phi-líp được viết khi Phao-lô ở tù tại Rô-ma (Phi-líp1:12-4:22), là thư tín viết sau cùng trong số thư tín trong tù của Phao-lô. Lúc đó, Phao-lô đã biết mình sẽ bị giết vì danh Chúa, nhưng trong thư gởi cho Hội Thánh Phi-líp, ông vẫn bày tỏ mình sẽ không ngừng theo đuổi mục tiêu mà Chúa Jêsus giao phó (Phi-líp 3:12-16). Vì thế, tuy cảm nhận ngày cuối cùng của cuộc đời mình đã đến gần, nhưng ông vẫn nỗ lực kết trái Thánh Linh (Phi-líp 4:10-13), đồng thời khích lệ tín hữu tại Phi-líp học theo ông, chú tâm và theo đuổi những phẩm đức tốt đẹp của trái Thánh Linh.

  1. Vẫn phải nỗ lực (Phi-líp 3:12-16).

   Dầu Phao-lô đã hầu việc Chúa nhiều năm, đời sống thuộc linh đạt đến mức độ cao, nhưng ông vẫn cho rằng mình cần phải nỗ lực không ngừng, bởi vì giữa cái đã có và chưa có vẫn còn khoảng cách (câu 12). Ngoài ra, trong câu 13, Phao-lô nói “Thưa anh em, tôi không nghĩ rằng mình đã đoạt được rồi”, để nói rằng ông không phải đã đến đích, mà là đang tập trung nỗ lực chạy đến đích. Ông lấy hình ảnh một vận động viên để minh họa. Một vận động viên nếu muốn đạt đến đích, thì phải “quên lửng sự ở đằng sau, bươn theo sự ở đằng trước, nhắm mục đích mà chạy”. Nếu vận động viên quay đầu lại nhìn những vận động viên khác, thì sẽ ảnh hưởng đến tốc độ chạy. Ý nghĩa của từ “quên lửng” là bỏ đi những việc làm mình phân tâm, làm lạc mục tiêu.

  1. Không ngừng kết trái Thánh Linh (Phi-líp 4:10-13).

   Phao-lô không ngừng kết trái Thánh Linh bởi ông suốt đời tin cậy và vâng theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Phao-lô không quan tâm đến hoàn cảnh tốt hay xấu (đặc biệt là ông đang ở trong tù), vì ông hiểu rõ rằng khi tin cậy Chúa thì sẽ có sự vui mừng. Đó là bí quyết mà ông đã tìm được trong từng trải của chức vụ.

  1. Khích lệ tín hữu không ngừng kết trái Thánh Linh (Phi-líp 4:8-9).

   Phao-lô nêu ra 6 điều và yêu cầu các Cơ đốc nhân phải luôn nghĩ đến và theo đuổi. Đó là:

  1. Chân thật.                       
  2. Đáng tôn (đáng kính)
  3. Công bình.                     
  4. Thanh sạch.
  5. Đáng yêu chuộng.

    g. Có tiếng tốt.

   Nói tóm lại, những phẩm đức tốt đẹp của trái Thánh Linh thì phải không ngừng theo đuổi. Phao-lô muốn các tín hữu Phi-líp hiểu rõ những phẩm đức tốt đẹp nầy có thể thấy nơi ông, bởi ông đang thực hành như vậy: “Những gì anh em đã học, đã nhận, đã nghe và đã thấy trong tôi, hãy làm đi, thì Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ ở với anh em.”(câu 9).

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

   *Trò chơi: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT.

  1. Chuẩn bị: Trái cây (chuối, nhãn, mãng cầu, ổi, cóc…), một số ghế nhỏ làm chướng ngại vật, 2 trái banh nhựa (có thể thay thế bằng bong bóng).
  2. Thực hiện: Đặt trái cây tại điểm đích, cách điểm đích khoảng 15m là điểm xuất phát. Từ điểm xuất phát đến điểm đích, đặt những chướng ngại vật ngoằn ngoèo.

   – Chia các em làm hai đội, đứng hàng dọc trước vạch xuất phát. Khi nghe hiệu xuất phát, hai em đầu tiên của hai đội kẹp banh ở giữa lùi đi thật nhanh đến đích, bước qua những chướng ngại vật (nếu rơi banh thì phải quay lại điểm xuất phát). Khi đến đích thì lấy trái cây (mỗi lần chỉ được 1 trái). Trong thời gian quy định, đội nào lấy nhiều trái cây hơn thì đội đó thắng. Số trái cây mà đội lấy được cũng là phần thưởng của đội đó.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Các em vừa chơi xong trò chơi “Vượt chướng ngại vật”, các em thấy có khó không? Mục tiêu mà các em muốn đạt đến trong trò chơi nầy là gì? Các em cần phải như thế nào để đạt được mục tiêu đó? (Cho các em trả lời).

   Hôm nay, chúng ta sẽ học Kinh Thánh trong thư Phi-líp 3:12-16; 4:8-13 (cho các em thay phiên nhau đọc phân đoạn nầy). Các em biết không, sách Phi-líp mà chúng ta có trong Kinh Thánh Tân ước là thư của Phao-lô gởi cho Hội Thánh Phi-líp khi ông đang ở tù tại Rô-ma. Dù biết chắc hoàng đế Rô-ma sẽ kết ông án tử hình, nhưng Phao-lô vẫn tiếp tục nỗ lực để chạy đến đích mà Chúa Jêsus đã giao phó. Các em cùng chú ý theo dõi tâm tình của Phao-lô nhé.

  1. Bài học.

   (Giáo viên ghi âm nội dung dưới đây, rồi phát ra cho các em nghe, hoặc mời một giáo viên khác cùng cộng tác với mình).

   – Cai tù: Chào ông Phao-lô! Ông lại viết thư nữa à! Có phải lần nầy chống án, ông biết lành ít dữ nhiều nên viết di chúc để lại phải không?

   – Phao-lô: Anh cai tù ơi, tôi chống án lên hoàng đế Rô-ma là để chứng minh Tin Lành mà tôi rao truyền không chống đối đức vua, cũng không mưu toan lật đổ chính quyền. Vả lại…

   – Cai tù (xua tay): Thôi, thôi! Ông lại nói đến Jêsus nữa hả?

   – Phao-lô: Được rồi! Tôi không nói đến Chúa Jêsus nữa, nhưng anh hãy nghe tôi đọc những điều tôi đang viết nhé!

   – Cai tù: Thôi không cần…(Cai tù quay bỏ đi).

   – Phao-lô (hướng về các em): Hay là các con nghe thư của ông viết cho các tín đồ Phi-líp nghe! Trong thư bao gồm mục tiêu cuộc đời của ông, cùng với bí quyết để đạt đến mục tiêu đó.

   (Nội dung sau đây có thể do giáo viên đóng vai Phao-lô tiếp tục diễn giải, cũng có thể thu âm trước rồi phát ra. Đoạn văn sau đây căn cứ vào Phi-líp3:12-16; 4:8-13và bối cảnh thư tín mà viết ra).

   “Tôi bị giam cầm ở Rô-ma đã 2 năm rồi, xem ra việc chống án lên hoàng đế cũng sắp có kết quả. Tôi không sợ chết, nếu chết vì Chúa Jêsus tôi rất vui lòng. Nhưng nếu tôi còn sống, thì có thể sẽ tiếp tục dẫn dắt nhiều người đến với Chúa hơn.

    Hỡi anh em yêu dấu! Trong suốt 30 năm hầu việc Chúa, tôi đã thành lập không ít Hội Thánh, và cũng hưởng ân điển của Chúa rất nhiều. Bây giờ đã đến lúc cuối đời, nhưng tôi vẫn không cảm thấylà đã thànhcông. Tôi chỉ biết một điều, đó là quên lửng sự ở đằng sau, bươn theo sự ở đằng trước, nhắm mục đích mà chạy, để nhận phần thưởng từ sự ban cho của Chúa Jêsus.

   Ngoài ra, trong lòng tôi rất vui mừng, không phải vì anh em đã cung ứng nhu cầu của tôi. Thật ra, cho dầu tôi ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng tập thỏa lòng, bởi vì tôi luôn tin cậy Đức Chúa Trời. Ngài sẽ ban thêm sức cho tôi vượt qua thử thách.

 

    Cho dù tôi có bị kết án như thế nào, anh em cũng nênhọc theo tôi, giống như lúc trước tôi ở với anh em vậy, hoặc sau nầy tôi không ở với anh em, anh em càng nên làm như vậy. Anh em phải luôn nghĩ đến điều gì chân thật, điều gì đáng tôn đáng kính, điều gì công bình, điều gì thanh sạch, điều gì đáng yêu chuộng, điều gì có tiếng tốt, đồng thời điều gì nhân đức đáng khen thì phải luôn tìm cơ hội thực hành. Tôi muốn anh em phải nghĩ tới những điều nầy, vì sự suy nghĩ rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến lời nói và hành vi của chúng ta.

   Nếu Chúa muốn, trong thời gian nhanh nhất, Ti-mô-thê sẽ đến cùng anh em, để tôi có thể biết được tình trạng hiện tại của anh em. Sau cùng, tôi cảm ơn anh em luôn chia sẻ khổ nạn cùng tôi”.

   Các em thân mến! Qua thư, chúng ta thấy mục tiêu đời sống của Phao-lô là gì? Ông làm thế nào để đạt đến mục tiêu nầy? Ông có bí quyết gì? (Cho các em thảo luận).

   Sau khi thảo luận xong, hướng dẫn các em làm bài tập phần 1“Chỉ có một điều”. (Đáp án: Suy nghĩ của vận động viên: Đừng quay đầu nhìn các vận động viên chạy sau. Nếu làm như vậy sẽ bị phân tâm, ảnh hưởng đến tốc độ chạy. Thái độ của Phao-lô: Quên sự ở đằng sau, nỗ lực bươn tới trước).

   Trong phần bài tập “Trái của sự sống”, có thể cho các em dựa vào phân đoạn Kinh Thánh bài nầy để thực hiện. (Đáp án: Vui mừng. Phao-lô tin cậy Chúa trong mọi sự, thỏa lòng trong mọi hoàn cảnh (Phi-líp 4:10). Tiết độ. Nếu không có thỏa lòng (Phi-líp 4:11) thì không có tiết độ. Nhân từ. Phao-lô luôn nghĩ đến tín hữu tại Hội Thánh Phi-líp, luôn khích lệ họ tăng trưởng, được phước trong Chúa (Phi-líp4:9).

  1. Ứng dụng.

     a. Giáo viên tham khảo phần “Giáo viên suy gẫm”để hướng dẫn các em làm bài tập phần 3: “Sáu điều tốt đẹp”. Sau đó cho các em chia sẻ điều được nhắc nhở qua sáu điều nầy. Giáo viên chia sẻ: “Nếu các em chú tâm và nỗ lực thực hành 6 điều tốt đẹp nầy, thì có thể kết trái Thánh Linh. Sau đó, cho các em kiểm điểm xem trong đời sống của mình đã có 6 điều tốt đẹp mà Phao-lô nói chưa? Và cho các em tự chọn 1 điều tốt đẹp để thực hiện, tuần sau trở lại chia sẻ mình đã nỗ lực để hoàn thành như thế nào.

    b. Cho các em đọc câu gốc và kết thúc bằng lời cầu nguyện.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 11. TRÁI THÁNH LINH TRONG ĐỜI SỐNG HAO-LÔ

I. KINH THÁNH: 2 Cô-rinh-tô 6:3-10.

II. CÂU GỐC: “Đừng để người ta khinh con vì trẻ tuổi, nhưng phải lấy lời nói, cách cư xử, lòng yêu thương, đức tin và sự trong sạch mà làm gương cho các tín hữu.”(1Ti-mô-thê 4:12).

III. BÀI TẬP.

  1. Lời biện hộ của Phao-lô.

   Em viết ra lời chỉ trích của một vài người trong Hội Thánh Cô-rinh-tô đối với Phao-lô, cách giải thích, lời biện hộ của ông và ông đánh giá mình như thế nào?

  1. Thất bại và thành công.

   Trong lời biện hộ của Phao-lô, em tìm ra:

  1. Ông đã gặp phải chuyện gì mà một số người cho là ông đã thất bại? (Viết vào chỗ có )
  2. Ông có những đặc tính nào của trái Thánh Linh? (Viết vào chỗ có )

   * Những khổ nạn xảy đến cho Phao-lô không thể là tiêu chuẩn để đánh giá ông, mà sự đánh giá ông thuộc về Đức Chúa Trời. Điều quan trọng là đời sống ông đẹp lòng Đức Chúa Trời, và nẩy nở bông trái Thánh Linh.

  1. Em làm gương sáng.

Trong 4 phạm vi dưới đây, em ghi ra làm thế nào để em có thể làm gương sáng cho những người ở đó.

   Chúa Jêsus yêu dấu!

   Con sẵn lòng học theo cách cư xử của Phao-lô, cầu xin Ngài giúp con có tình yêu thương đối xử với mọi người cách hòa thuận, chân thành, hiền lành… Xin Ngài giúp con có thể làm gương sáng cho mọi người xung quanh. Con cầu nguyện, nhân danh Chúa Jêsus, A-men!

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 11. TRÁI THÁNH LINH TRONG ĐỜI SỐNG PHAO-LÔ

I. KINH THÁNH: 2 Cô-rinh-tô 6:3-10.

II. CÂU GỐC: “Đừng để người ta khinh con vì trẻ tuổi, nhưng phải lấy lời nói, cách cư xử, lòng yêu thương, đức tin và sự trong sạch mà làm gương cho các tín hữu.”(1Ti-mô-thê 4:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

   – Biết: Phao-lô vâng phục Đức Thánh Linh trong lời nói việc làm, và đời sống được kết trái Thánh Linh.

   – Cảm nhận: Đời sống kết trái Thánh Linh sẽ làm gương và làm chứng về Chúa cho người khác.

   – Hành động: Bày tỏ đời sống có trái Thánh Linh trong Hội Thánh, gia đình, trường học, quan hệ bạn bè, để làm gương tốt cho mọi người.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

   Vào khoảng năm 50 S.C, Phao-lô đến thành phố Cô-rinh-tô. Thành phố nầy đầy dẫy những miếu thờ tà thần, đạo đức xuống thấp. Lúc đó, Phao-lô cộng tác với hai vợ chồng A-qui-la cùng lo công việc Chúa và thành lập Hội Thánh Cô-rinh-tô. Ông hầu việc Chúa tại đó hơn một năm rưỡi. Sau đó bị vu cáo và công kích, nên ông rời khỏi đó.

   Sau khi Phao-lô đi khỏi, Hội Thánh có sự lộn xộn. Các tín đồ chia bè kết đảng, hành vi bại hoại…Phao-lô đã viết một bức thư cho Hội Thánh Cô-rinh-tô nhưng tình trạng vẫn không thay đổi. Thế là ông đích thân đến giải quyết, nhưng kết quả là đôi bên đều không vui.

  1. Trong thư 1Cô-rinh-tô, Phao-lô từng xử lý một anh em trong Hội Thánh Cô-rinh-tô dâm loạn cùng mẹ kế mình. Có lẽ sau nầy, người nầy cùng với vài người nữa trả thù, công kích chức vụ sứ đồ của Phao-lô.
  2. Phao-lô hứa là sẽ đến thăm Hội Thánh Cô-rinh-tô, nhưng ông chưa thực hiện. Những người chống đối ông nói rằng, ông không đáng tin. Họ còn nói Phao-lô quyên góp tiền cứu trợ cho những tín đồ nghèo ở Giê-ru-sa-lem để bỏ túi riêng nữa.

   Phao-lô viết một lá thư khác cho Hội Thánh Cô-rinh-tô và nhờ Tít đem đi. Sau đó, Tít trở về đem theo tin tức các tín đồ đã ăn năn. Trong sự vui mừng, Phao-lô viết thư 2Cô-rinh-tô, giải thích nguyên nhân thay đổi hành trình, bênh vực chức vụ sứ đồ của mình, đồng thời đưa ra lời khuyên bảo các tín đồ.

   Phao-lô khuyên Hội Thánh Cô-rinh-tô phải trở lại hòa thuận với Đức Chúa Trời, dạy bảo họ đừng nhận lãnh ân điển của Chúa một cách vô ích, mà phải đáp ứng ngay, vì “hiện nay là thì thuận tiện” (2Cô-rinh-tô 6:2). Tiếp đến là nội dung khuyên bảo, cũng chính là phân đoạn Kinh Thánh của bài này (2Cô-rinh-tô 6:3 10). Qua phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta thấy Phao-lô trung thành phục vụ Chúa, trau dồi những phẩm chất mà một tôi tớ Đức Chúa Trời phải có. Phối hợp với tư liệu bối cảnh, chúng ta có thể biết trái Thánh Linh được nẩy nở trong đời sống của Phao-lô.

   – Tình Yêu Thương: Phao-lô không nuông chiều tín đồ Cô-rinh-tô. Ông dùng lời lẽ nghiêm khắc khiển trách họ. Tuy nhiên, Phao-lô rất yêu thương họ. Ông luôn lấy tình yêu thương của Chúa để dạy bảo họ, đặc biệt là khi Hội Thánh có vấn đề, ông lập tức viết thư và đến thăm. Điều đó thể hiện tình yêu thương trong đời sống một cách cụ thể nhất (“lòng yêu thương thật tình”, câu 6).

   – Sự vui mừng: Phao-lô cũngcó lúc buồn rầu, nhưng buồn rầu không làmcho ông tuyệt vọng. Ngược lại, ông có cách chiến thắng sự buồn rầu. Đó là ông đặt lòng tin nơi Chúa để được vui mừng. “Ngó như buồn rầu, mà thường được vui mừng” (câu 10).

   – Hòa thuận: Chức vụ của Phao-lô là khuyên mọi người trở lại hoà thuận với Đức Chúa Trời, hầu hưởng được ân điển và sự bình an của Ngài. Ngoài ra, ông còn chủ động hòa thuận với các tín hữu Cô-rinh-tô bằng cách viết thư và đến thăm họ.

   – Nhịn nhục: Phao-lô từng bị một số tín hữu Cô-rinh-tô đối xử lạnh nhạt, nhưng ông không nản lòng từ bỏ, mà nhịn nhục chịu đựng sự đối đãi không tốt của người khác. Trong khi đi khắp nơi rao truyền Tin Lành, ông đã chịu đựng mọi thứ hoạn nạn (nhịn nhục, câu 4).

   – Nhân từ: Phao-lô không gây cớ vấp phạm cho người khác. Từ đó, chúng ta có thể thấy được, ông luôn mong muốn người khác được phước, được ích lợi (chẳng làm cho ai vấp phạm, câu 3).

   – Hiền lành: Vì cớ lòng nhân từ nên Phao-lô có những hành động rất hiền lành như: Viết thư khuyên bảo họ phải hòa thuận với Đức Chúa Trời, cải thiện mối quan hệ với nhau…

   – Trung tín: Phao-lô nói với các tín hữu Cô-rinh-tô rằng, ông lấy lòng chân thành, thật thà để đến với họ, hoàn toàn không có động cơ ích kỷ (là kẻ thật thà, câu 9).

   – Khiêm nhu: Sự khuyên bảo của Phao-lô đối với Hội Thánh Cô-rinh-tô hình dung như là người cha nói chuyện với con cái  (2Cô-rinh-tô 6:13).

   – Tiết độ: Phao-lô hạn chế bản thân, từ bỏ cuộc sống thoải mái để rao truyền Tin Lành (câu 3-6).

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

   *Trò chơi: VU OAN NGƯỜI TỐT.

  1. Chuẩn bị: Vài cái đồ chơi, chọn 2 hoặc 3 em làm “nhân viên bảo vệ”.
  2. Mục đích: Cho các em có cảm nhận và phản ứng như thế nào khi bị người khác vu cáo.
  3. Thực hiện: Chia các em làm 3 hạng người: Nhân viên bảo vệ, nhóm người bình thường, nhóm người đặc biệt. Các em không biết mình ở trong nhóm người nào, chỉ có giáo viên và nhân viên bảo vệ biết mà thôi.

   – Giáo viên mời các em ở hai nhóm chơi đồ chơi đã chuẩn bị sẵn, và cho các em biết là nhân viên bảo vệ sẽ có trách nhiệm giữ trật tự. Nếu ai vi phạm quy tắc thì nhân viên bảo vệ sẽ tịch thu đồ chơi.

   – Nhân viên bảo vệ (theo sự sắp đặt trước của giáo viên) vô cớ chỉ trích nhóm “người bình thường”, cho rằng nhóm nầy đã vi phạm quy tắc. Sau đó tịch thu đồ chơi, trong khi đó “nhóm đặc biệt” không bị như vậy (giáo viên chú ý sự cảm nhận và phản ứng của các em).

   – Sau khi chơi, nói cho các em biết: “Nhóm bình thường” dù giữ quy tắc như thế nào cũng bị cho là phạm quy. Hỏi các em: “Khi bị người khác vu cáo, các em cảm thấy thế nào? Làm thế nào để nhân viên bảo vệ hiểu? Có cách giải quyết nào tích cực không?

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Khi các embị người khác vu cáo, các em cảm thấy buồn, đôi khi tức giận nữa phải không? Sứ đồ Phao-lô cũng từng bị các tín đồ Hội Thánh Cô-rinh-tô vu cáo. Chúng ta xem ông có phản ứng như thế nào nhé!

  1. Bài học.

   Phao-lô là người đã thành lập Hội Thánh Cô-rinh-tô. Một năm rưỡi sau, ông phải rời khỏi đó vì bị các tín hữu Cô-rinh-tô vu cáo. Một thời gian sau, ông lại nghe trong Hội Thánh xuất hiện sự gian dâm, luông tuồng, tham lam, thờ hình tượng, chia rẽ…Ông liền viết thưc cho Hội Thánh Cô-rinh-tô, dạy họ cách xử lý và vạch kế hoạch trong thời gian sớm nhất sẽ đến với họ.

   Không ngờ, khi Phao-lô đích thân đến giải quyết thì không những họ không nghe, mà còn công kích, chống đối, chỉ trích Phao-lô là kẻ giả dối, không phải là sứ đồ, lấy tiền quyên góp cho các tín hữu nghèo tại Giê-ru-sa-lem để bỏ túi riêng…Nếu ở trong trường hợp của Phao-lô, các em cảm thấy thế nào? Và phản ứng ra sao? (Cho các em nói ra cảm nghĩ của mình).

   Trước tình hình đó, Phao-lô có phản ứng như thế nào? Ông có trái Thánh Linh trong đời sống như điều ông đã dạy trong Ga-la-ti 5:22 không? Chúng ta xem (2 Cô-rinh-tô 6:3-10) nhé! (Cho các em mở Kinh Thánh và đọc phân đoạn nầy).

   – Câu 3 “Chúng tôi không làm cớ vấp phạm cho ai, để chức vụ mình không bị chỉ trích”. Phao-lô nói ông cố gắng trong lời nói, hành vi không gây cớ vấp phạm cho người khác, không làm hòn đá vấp chân khiến họ không nhận lãnh được phước hạnh từ Đức Chúa Trời. Ông luôn quan tâm đến lợi ích của người khác, muốn người khác được phước. Qua đó, các em có thể nêu đặc tính trái Thánh Linh trong đời sống Phao-lô là gì? (Yêu thương, nhân từ).

   – Câu 4-5  “Nhưng trong mọi sự, chúng tôi chứng tỏ mình là đầy tớ của Đức Chúa Trời: rất mực kiên trì trong hoạn nạn, gian khổ, tai ương, đòn vọt, tù đày, loạn lạc, nhọc nhằn, mất ngủ, nhịn đói”. Mới đọc chúng ta thấy dường như Phao-lô đang “khoe” về công lao của mình vậy. Nhưng thực ra, Phao-lô đang khoe sự yếu đuối của mình để quyền phép của Đức Chúa Trời được tỏ ra một cách toàn vẹn nơi ông, và cũng bày tỏ ông là tôi tớ Đức Chúa Trời. Ông kể ra 10 điều mà ông đã trải qua (cho các em kể ra). Dù gặp rất nhiều khó khăn như bị đánh đập, ngồi tù, thiếu thốn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, nhưng Phao-lô vẫn trung tín với sứ mạng giảng Tin Lành mà Chúa Jêsus đã giao phó. Ông từ bỏ cuộc sống thoải mái, kiêng ăn, tỉnh thức để việc rao truyền Tin Lành được đẩy mạnh. Qua đó, các em có thể nêu ra 2 đặc tính trái Thánh Linh trong đời sống của Phao-lô không? (Trung tín, tiết độ).

   – Câu 6-7 “trong sự thanh sạch, tri thức, nhẫn nhục, nhân từ, trong Đức Thánh Linh, trong tình yêu thương chân thành, trong lời nói chân thật, và trong quyền năng của Đức Chúa Trời; cầm vũ khí công chính trong cả tay phải lẫn tay trái; ”. Ông muốn làm những việc đẹp lòng Đức Chúa Trời, nên giữ lòng thanh sạch, nói lời chân thật và dùng hành động để bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời. Ngoài ra, ông cũng khoan dung, nhẫn nhục với các tín hữu Cô-rinh-tô khi họ vu cáo ông. Những phẩm đức tốt đẹp nầy chỉ xuất phát từ Đức ThánhLinh. Các em có thể nêu ra đặc tính của trái Thánh Linh trong đời sống của Phao-lô là gì không? (Yêu thương, nhịn nhục).

   – Câu 9-10, “Bị xem như những kẻ xa lạ, nhưng lại được mọi người biết đến; bị xem như gần chết, nhưng thật chúng tôi vẫn sống; xem như bị hình phạt, nhưng không bị giết chết; xem như buồn bã, nhưng luôn vui mừng; xem như nghèo thiếu, nhưng lại làm cho nhiều người giàu có; xem như không có gì, nhưng lại có tất cả.” Một số tín hữu Cô-rinh-tô chỉ trích chức vụ sứ đồ của Phao-lô. Họ nhìn bên ngoài để đánh giá, nhưng Phao-lô không để ý đến sự đánh giá của người khác, mà chỉ để ý đến người khác có đượclợi ích của Tin Lành hay không mà thôi. Cho nên trong câu 9-10, các em thấy những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần? (Ngó như… nhưng mà…). “Ngó như…”, Phao-lô muốn chỉ cách nhìn của vài người nào đó đối với ông, “nhưng mà…” sự thật thì ngược lại.

   Ví dụ “Ngó như kẻ phỉnh dỗ, nhưng là kẻ thật thà”. Một số tín hữu Cô-rinh-tô cho rằng Phao-lô là kẻ giả dối, nhưng Phao-lô nói ông thật thà làm tôi tớ của Đấng Christ. “Ngó như kẻ xa lạ, nhưng là kẻ (ĐứcChúaTrời) quen biết lắm”. Những người chống đối Phao-lô không nhận tư cách sứ đồ của ông, nhưng Đức Chúa Trời hoàn toàn biết ông. Ông tin chắc vào sự kêu gọi của Ngài: “Gần chết…vẫn sống, bị sửa phạt…không đến chịu chết, buồn rầu…thường được vui mừng, nghèo ngặt…làm cho nhiều người được giàu có, không có gì cả…có đủ mọi thứ”. Những điều nầy mới là sự đánh giá đúng đắn nhất về chức vụ của ông. Qua đó, các em có thể nêu ra những đặc tính trái Thánh Linh trong đời sống của Phao-lô là gì? (Vui mừng, bình an, hiền lành…).

   (Sau đó, hướng dẫn các em thực hiện bài tập phần 1 “Lời biện hộ của Phao-lô” và phần 2 “Thất bại và thành công”. Đáp án phần 1: Chịu sự chỉ trích: Kẻ giả dối, lấy tiền quyên góp để bỏ túi riêng, không phải là sứ đồ. Cách giải thích: Viết thư. Biện hộ: Giữ mình không gây cớ vấp phạm cho người khác; chịu khổ, nhịn nhục như là tôi tớ của Đức Chúa Trời, thành thật phục vụ Chúa và anh em…Đánh giá bản thân: Tôi tớ của Chúa, chỉ có Chúa mới đánh giá ông một cách chính xác nhất. Phần 2: Cho các em viết ra trước, sau đó cùng nhau thảo luận. Đáp án: Giáo viên tham khảo trong phần “Giáo viên suy gẫm”).

  1. Ứng dụng.

   – Cho các em đọc câu gốc, sau đó hỏi các em: “Trong Hội Thánh, gia đình, trường học, trong vòng bạn bè, ai là tấm gương cho em? Vì sao?”

   – Cho các em làm bài tập phần 3 “Em làm gương sáng”. Sau đó khích lệ các em chia sẻ và thực hiện trong tuần nầy.

   – Cầu nguyện kết thúc: Xin Chúa cho các em có trái Thánh Linh trong đời sống để làm gương sáng cho người khác, và làm vinh hiển danh Chúa.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 18 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 13. XÂY DỰNG ĐỀN TẠM

  (BÀI ÔN)                                    

 

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô Ký 35,36,39,40.

II. CÂU GỐC: “Con sẽ hát bài ca chúc tụng danh Đức Chúa Trời; Lấy sự cảm tạ mà tôn cao Ngài.” (Thi thiên 69:30).III. BÀI TẬP.

III. CÙNG SUY NGHĨ.

Em xem hình và trả lời các câu hỏi.

  1. Dân chúng cảm thấy thế nào khi dâng các lễ vật để dựng đền tạm?

………………………………………………………………………………………………

  1. Theo em, việc gì sẽ xảy ra nếu họ không muốn dâng các lễ vật?

………………………………………………………………………………………………

  1. Môi-se có bắt buộc dân chúng phải dâng lễ vật không?

………………………………………………………………………………………………

  1. Tại sao dân chúng dâng nhiều lễ vật đáng quí như vậy?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT.

Em xem hình dưới đây và cho biết các bạn trong hình đã làm gì để tỏ lòng yêu thương Chúa?

 

Còn em, em có thể làm gì để tỏ lòng yêu mến Chúa? Hãy viết vào đường kẻ dưới đây.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHỤ LỤC RỐI QUE

(Áp dụng trong bài 5 của phần “Sinh Hoạt Đầu Giờ”).

  1. Vật liệu: Giấy cứng, que tre, viết mực đen, keo dán, băng keo.
  2. Cách làm.

– Vẽ mắt, mũi, miệng lên giấy cứng.

– Cắt khuôn mặt ra rồi dán lên tấm bìa khác, lại cắt ra tạo thành khuôn mặt hai lớp giấy cứng.

– Lấy hồ, dán khuôn mặt đó lên đầu que tre.

– Viết tên ba anh em Giô-sép lên một miếng giấy nhỏ, rồi dán lên que tre (như hình dưới).

– Sử dụng những con rối que này để kể chuyện về anh em Giô-sép.

Ý KIẾN CỦA EM

Hy vọng em thích những bài học vừa qua. Bây giờ em cho biết ý kiến của mình.

 

Họ tên của em:…………………………………………………..

Sinh ngày……………..tháng …………….năm………………

Lớp: ………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………

Tên Hội Thánh của em: ………………………………………

Ai dẫn em đến Hội Thánh?

 Cha mẹ         Bạn bè          Hàng xóm   Người thân.

Trong các nhân vật trong Kinh Thánh mà em đã học, em thích ai nhất?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Em thích giờ nào nhất trong buổi học?

 Câu gốc        Viết bài        Vẽ hình        Đọc bài  

 Xem hình     Hỏi đáp        Đóng kịch. 

Viết ra một câu gốc mà em đã học.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Trong lớp học, em thích điều gì nhất?

 Trò chuyện với thầy cô giáo  Quen bạn mới

 Cầu nguyện              Nghe kể chuyện

 Hát thánh ca             Làm bài tập.

Trong các phần “Sinh Hoạt Đầu Giờ”, em thích hoạt động nào nhất?

 Làm con rối bằng giấy         Làm thủ công           Ghép hình  

 Xếp chữ       Chơi trò chơi            Lắng nghe

 Hoạt động khác:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 18 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 13.                 XÂY DỰNG ĐỀN TẠM

                                        (BÀI ÔN)

 

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô Ký 35:4-35; 36:1-7; 39:27-43; 40:17-38.

II. CÂU GỐC: “Con sẽ hát bài ca chúc tụng danh Đức Chúa Trời; Lấy sự cảm tạ mà tôn cao Ngài.” (Thi Thiên 69:30).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        

– Biết: Môi-se và dân sự xây dựng đền tạm đẹp đẽ để thờ phượng Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Vui mừng vì được thờ phượng Chúa trong đền thờ cùng với các bạn.

– Hành động: Cùng hợp sức làm công việc Chúa và thờ phượng Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Trò chơi “Hỏi đáp”.

  1. Mục đích: Giúp các em ôn lại những điều đã học trong Kinh Thánh.
  2. Vật liệu: Nhiều tờ giấy (7x12cm), viết lông.
  3. Thực hiện.

– Giáo viên ghi ra một số câu hỏi căn cứ theo những câu chuyện Kinh Thánh đã kể trong quí lên các tờ giấy để các em trả lời. (Ví dụ: Vì sao gia đình của Môi-se phải đem giấu Môi-se? Em ghi ra một trong mười điều răn). Nếu các em trả lời sai, giáo viên cần đính chính lại. Giúp các em nhớ đúng mọi việc xảy ra trong cuộc đời của Gia-cốp, Giô-sép, Môi-se.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Sau khi Môi-se truyền mười điều răn cho dân sự, ông nhắc họ phải luôn luôn học tập, sống xứng đáng là tuyển dân của Chúa. Họ cần phải dựng đền tạm để có nơi nhóm lại thờ phượng Đức Chúa Trời, dù họ đang trên đường tiến đến đất hứa, và thường phải ở trong những căn lều.

  1. Bài học.

Một hôm, Môi-se triệu tập dân chúng lại và thông báo: “Đức Chúa Trời mong muốn mỗi chúng ta dâng hiến lễ vật để thực hiện một việc quan trọng”. Dân chúng ngạc nhiên, lắng nghe xem việc gì? Môi-se nói tiếp: “Chúng ta sẽ dựng một lều trại thật đẹp để thờ phượng Đức Chúa Trời, gọi đó là đền tạm. Muốn vậy, cần có vàng, bạc, vải, các loại hương liệu, gỗ, châu ngọc và những thứ khác. Nếu ai có lòng thành, hãy dâng những gì mình có”. Môi-se nói thêm: “Ngoài ra, còn cần sự giúp đỡ của những người biết may để may các tấm vải làm đền tạm, những người biết nghề thợ mộc, thêu, dệt vải và làm đồ vàng, đồ bạc”.

Mọi người đều trở về lều của mình xem lại hành trang có vật gì quí để dâng hiến. Chẳng bao lâu sau, họ đã lũ lượt đem đến cho Môi-se nào là vàng, đồ trang sức và đủ các thứ (giáo viên để các vật như vàng, bạc, áo… lên bàn), nhiều đến nỗi Môi-se phải tuyên bố: “Đừng mang lễ vật đến nữa, chúng ta có đủ rồi”.

Đức Chúa Trời chỉ dạy Môi-se cách thức dựng đền tạm, bao gồm cả kích thước, vật liệu, thậm chí màu sắc nữa. Môi-se hướng dẫn dân Hê-bơ-rơ làm theo ý Chúa. Họ bắt tay vào công việc một cách phấn khởi.

(Cho các em xem hình đền tạm trong khi kể chuyện). Những người giỏi về nghề thợ mộc thì lo xẻ gỗ. Những người thợ bạc thì dùng những đồ trang sức làm nên những vật dụng cần thiết như thau hoặc chân đèn bằng vàng, bạc. Các phụ nữ khéo tay thì dệt các loại chỉ màu xanh, tím, đỏ, tạo ra những tấm vải để dựng hội mạc.

Dân chúng chỉ dẫn nhau để có nhiều người góp sức dựng đền tạm. Môi-se hướng dẫn công việc để đền tạm hoàn tất theo ý của Đức Chúa Trời. Ai nấy đều hân hoan, họ hết lòng làm từng phần của công việc.

Khi mọi việc đã chuẩn bị xong, những người nam dựng những cây cột có bọc vàng và treo các tấm vải đẹp lên, rồi phủ bên ngoài một lớp da thú để tránh ánh nắng gay gắt của mặt trời và mưa thấm vào trong. Tất cả đồ dùng đều để đúng nơi thích hợp. Chung quanh đền tạm là một hành lang vây quanh. Bàn dâng của lễ đặt ở giữa, mọi thứ đều chuẩn bị tươm tất. Đền tạm đã được hoàn tất. Nơi thờ phượng Đức Chúa Trời thật đẹp biết bao!

Bỗng một đám mây sà xuống bao phủ đền tạm. Mọi người biết Đức Chúa Trời đẹp ý với công việc của họ. Đây sẽ là nơi họ trò chuyện với Đức Chúa Trời.

Dân chúng thường xuyên đem lễ vật đến dâng để ca ngợi và cảm tạ Đức Chúa Trời trong suốt mười hai ngày. Họ phấn khởi vì được trở thành dân của Đức Chúa Trời. Họ vui mừng vì có nơi để thờ phượng Ngài.

  1. Ứng dụng.

Cho các em mở sách học viên bài 13, dùng các câu hỏi trong phần “Cùng suy nghĩ”. Giúp các em ôn lại bài học.

Nói với các em: “Sau khi Môi-se và dân sự dựng xong đền tạm, họ đem lễ vật dâng cho Đức Chúa Trời và ca hát để tỏ lòng vui mừng và kính yêu Ngài. Họ cùng nhau làm việc, cùng nhau thờ phượng Đức Chúa Trời”.

Hướng dẫn các em xem hình. Hỏi các em: Các bạn trong hình bày tỏ tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời  như thế nào? (Học tập, làm bài tập, học câu gốc…) Còn các em, các em làm gì trong Hội thánh để tỏ lòng yêu thương Đức Chúa Trời?

Mời một em đọc lớn tiếng câu gốc, sau đó hỏi: “Khi các em dùng tiếng hát để ca ngợi Đức Chúa Trời thì Ngài có vui không? Em ca ngợi Chúa bằng cách nào khác nữa? (Kể cho bạn bè và người thân những việc Đức Chúa Trời đã làm, cầu nguyện, học câu gốc…) Sau khi các em viết xong cách thờ phượng và ca ngợi Chúa, thì mời các em đọc câu gốc.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 18 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 12. MƯỜI ĐIỀU RĂN

 

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô 19:1-20; 20:1-17; 24:12.

II. CÂU GỐC: Vì tôi, thân tuy xa cách, nhưng tâm linh thì ở đó. Tôi đã lên án kẻ làm điều ấy, như thể tôi đang có mặt tại đó.(1Giăng 5:3).

III. BÀI TẬP.

A. CÙNG SUY NGHĨ.

Em xem hình và trả lời các câu hỏi.

  1. Theo em, tại sao Đức Chúa Trời muốn Môi-se dạy dân chúng phải vâng theo các điều răn?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Theo em, tại sao dân chúng đồng ý vâng theo các điều răn của Đức Chúa Trời?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

       3. Em chọn một điều răn và nói tại sao em tuân theo điều răn đó?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

B. NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

Các bạn trong hình đều vâng giữ điều răn của Chúa, em cho biết mỗi bạn vâng theo điều răn nào? (Viết lên đường kẻ).