Tác giả: Mai Hdenayun

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 9 Tháng Chín, 2024

BÀI 10.  MÔI-SE HỌC TẬP TIN CẬY ĐỨC CHÚA TRỜI

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô 3:1-14.

II. CÂU GỐC: “Hãy tin cậy Đức Giê-hô-va và làm điều lành, hãy ở trong xứ và nuôi mình bằng sự thành tín của Ngài.” (Thi Thiên 37:3).

III. BÀI TẬP.

A. CÙNG SUY NGHĨ.

Em xem hình và trả lời các câu hỏi.

  1. Kể lại việc gì xảy ra trong mỗi hình dưới đây?
  2. Trong hình thứ nhất, tại sao Môi-se sợ hãi?

………………………………………………………………………………………………

    3. Đức Chúa Trời hứa với Môi-se điều gì?

………………………………………………………………………………………………

   4. Khi Môi-se tin cậy Đức Chúa Trời, ông đã làm gì?

………………………………………………………………………………………………

B. NẾU LÀ EM, EM SẼ LÀM SAO?

    Em quan sát sơ đồ dưới đây, rồi dùng bút chì màu kẻ từ chỗ bắt đầu đi đến chỗ kết thúc sao cho câu chuyện trở nên thích hợp. Nào! Em bắt đầu trổ tài quan sát nhé!

Lệ và Mỹ đang làm gì?

Lệ nhớ lại điều gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Em phải làm thế nào để đẹp lòng Chúa?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 9 Tháng Chín, 2024

BÀI 10. MÔI-SE HỌC TẬP TIN CẬY ĐỨC CHÚA TRỜI

I. KINH THÁNH: Xuất Ê díp tô 3-14.

II. CÂU GỐC: “Hãy tin cậy Đức Giê-hô-va và làm điều lành, hãy ở trong xứ và nuôi mình bằng sự thành tín của Ngài.” (Thi thiên 37:3).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Môi-se tin cậy vâng lời Đức Chúa Trời, dẫn dắt dân sự ra khỏi Ai-cập.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời là Đấng đáng cho các em tin cậy vâng lời.

– Hành động: Em noi gương Môi-se, tin cậy và vâng lời Chúa trong mọi hoàn cảnh.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Người mù bước đi.

  1. Mục đích: Để các em hiểu tâm trạng người mù và nói lên cảm nhận của người mù khi tin cậy người khác.
  2. Vật liệu: Vài cặp mắt kính đen hoặc vài cái khăn tay.
  3. Thực hiện.

* Giúp một em bịt mắt lại rồi giáo viên dắt tay em đi khắp lớp học, giữa bàn ghế và các bạn, sau đó trở về chỗ ngồi.

* Tháo khăn ra và hỏi: “Lúc không thấy gì cả, phải có người dắt tay đi, em cảm thấy thế nào? Em có thể đi một mình không? Em có sợ rằng cô dẫn em đi sẽ đụng vào người khác và vấp ngã không? Khi bước theo cô, em phải tin rằng, cô dẫn em đi an toàn. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem Môi-se đã học tập tin cậy Đức Chúa Trời như thế nào nhé!

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Trong phần sinh hoạt đầu giờ.

  1. Bài học.

Môi-se trở nên con của công chúa, được sống trong hoàng cung, ngày càng khôn lớn. Ông vẫn luôn nhớ lời mẹ dạy, mình là người Hê-bơ-rơ chứ không phải người Ai-cập. Môi-se đau lòng khi thấy đồng bào phải làm việc cực khổ, bị dân Ai-cập hành hạ.

Một hôm, Môi-se thấy một người Ai-cập đánh một người Hê-bơ-rơ dã man. Ông liền xông vào bênh vực và lỡ tay đánh chết người Ai-cập. Môi-se sợ chuyện bị lộ, nhà vua sẽ giết ông, nên bỏ trốn. Ông băng qua sa mạc đi về xứ Ma-đi-an.

Môi-se sống tại đó nhiều năm. Hằng ngày ông đi chăn chiên mà lòng cứ nghĩ đến đồng bào của mình đang chịu cực khổ ở Ai-cập.

Một hôm, có một việc lạ lùng đã xảy ra! Khi Môi-se dẫn bầy chiên đi, ông bỗng thấy bụi gai cháy mãi mà không tàn. Môi-se tò mò bước gần lại xem. Thình lình, ông nghe tiếng nói từ bụi gai phát ra: “Môi-se! Môi-se!” Môi-se thưa rằng: “Dạ, con đây”. Lại có tiếng phán: “Con mau cởi giày ra vì con đang đứng trên đất thánh”. Như vậy là Đức Chúa Trời đang hiện diện giữa bụi gai nói với Môi-se! Môi-se vâng lời, vội vàng tháo giày ra.

Đức Chúa Trời phán: “Ta biết người Ai-cập rất tàn bạo đối với người Hê-bơ-rơ. Ta muốn con đến xin vua Ai-cập tha cho dân Hê-bơ-rơ, và con sẽ đưa dân Hê-bơ-rơ ra khỏi xứ Ai-cập”.

Môi-se nói: “Con không dám làm, xin Chúa tìm người khác”. Môi-se sợ vua và cũng sợ người Hê-bơ-rơ không chịu nghe theo ông. Đức Chúa Trời hứa với Môi-se: “Con hãy cùng đi với A-rôn, anh con. Ta sẽ ở cùng con và giúp đỡ con”.

Môi-se không từ chối nữa, ông lên đường trở về Ai-cập. A-rôn đi ra đón Môi-se, hai anh em gặp nhau mừng rỡ lắm! Môi-se kể cho A-rôn nghe mọi điều Đức Chúa Trời muốn họ phải làm. Sau đó, Môi-se và A-rôn đến cung điện yết kiến nhà vua. Môi-se và A-rôn thưa với vua: “Đức Chúa Trời sai chúng tôi đến xin bệ hạ tha cho người Hê-bơ-rơ và cho phép họ rời khỏi Ai-cập”. Vua nghe xong tức giận quát: “Đức Chúa Trời là ai? Tại sao ta phải vâng lời người? Ta sẽ không cho dân Hê-bơ-rơ đi và còn bắt họ làm việc nặng nhọc hơn nữa”. Môi-se và A-rôn hết sức thất vọng rời khỏi hoàng cung.

Theo các em, trước tình cảnh như vậy, Môi-se làm gì? Môi-se cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Ngài phán cùng ông rằng: “Con hãy đến nói với vua, nếu vua không cho dân Hê-bơ-rơ đi, Ta sẽ trừng phạt vua và cả nước Ai-cập”.

Môi-se và A-rôn đến gặp vua nhiều lần. Lần nào họ cũng nói với vua: “Đức Chúa Trời phán, nếu vua không tha cho dân Hê-bơ-rơ, thì Ngài sẽ trừng phạt”.

Nhưng mỗi lần đến gặp vua, vua đều nổi giận, không thèm nghe Môi-se và A-rôn nói. Cuối cùng Đức Chúa Trời đã trừng phạt vua và dân Ai-cập mười tai họa. Vua không chịu nổi nên nói với Môi-se: “Thôi, hãy dẫn dân Hê-bơ-rơ ra khỏi Ai-cập đi!”

            Nghe tin ấy, người Hê-bơ-rơ vội vã thu xếp đồ đạc, hàng ngàn, hàng vạn người đi theo Môi-se. (Mở hình vẽ nối tiếp nhau mà các em đã làm trong phần “Sinh hoạt đầu giờ”, để các em hình dung được số người ra đi đông đảo). Mọi người rất vui mừng. Họ không còn làm nô lệ nữa. Bây giờ họ như một đoàn quân hùng mạnh đang rời khỏi Ai-cập.

Nhưng nhà vua bỗng đổi ý, ra lệnh cho quân lính lập tức đuổi theo bắt người Hê-bơ-rơ lại. Không bao lâu sau, quân lính sắp đuổi kịp người Hê-bơ-rơ. Trước mặt người Hê-bơ-rơ là Biển Đỏ rộng lớn cản trở. Lúc ấy họ ở trong tình trạng thật là khủng khiếp, không thể tiến và cũng không thể lui! Họ nghĩ chắc sẽ không thoát nổi nên bắt đầu sợ hãi, than khóc và nổi giận với Môi-se.

Nhưng Môi-se không hề sợ hãi. Ông cầu nguyện và Đức Chúa Trời bảo Môi-se đưa cây gậy ra trên biển. Ông làm theo y như vậy. Đức Chúa Trời khiến gió thổi mạnh, rẽ nước biển ra tạo thành một đường đi ở giữa. Người Hê-bơ-rơ xuống biển đi như trên đất khô, còn nước làm thành một tấm vách ở hai bên. Họ quay lại nhìn, kìa, quân lính đã đuổi theo tới nơi. Khi người Hê-bơ-rơ đều đã qua hết bờ bên kia, Đức Chúa Trời bảo Môi-se: “Bây giờ, con đưa tay ra trên biển, nước sẽ ập lại vùi lấp tất cả quân Ai-cập”.

Người Hê-bơ-rơ thoát khỏi nguy hiểm. Họ được an toàn và không còn phải làm nô lệ nữa. Đức Chúa Trời giúp Môi-se dẫn họ ra khỏi Ai-cập bình yên. Môi-se và dân sự đều rất vui mừng. Họ cảm tạ sự giải cứu kỳ diệu của Đức Chúa Trời. Họ hớn hở ca ngợi Đức Chúa Trời: “Chúa là Đức Chúa Trời của chúng con. Chúng con ca ngợi và cảm tạ Ngài”.

  1. Ứng dụng.

Giúp các em ôn lại bài học bằng các câu hỏi trong phần “Cùng suy nghĩ” ở sách học viên.

Giáo viên nói với các em: Chúng ta phải học tập tin cậy Đức Chúa Trời như Môi-se. Một trong những cách học tập tin cậy Chúa là vâng theo lời dạy trong Kinh Thánh. Sau đó, hướng dẫn các em học câu gốc.

Hướng dẫn các em làm mục “Tìm đường”. Giáo viên nói: “Đây là một câu chuyện nhưng các chi tiết lại bị đảo lộn thứ tự, các em phải chọn lựa và tìm ra câu chuyện”.

Hướng dẫn các em lấy viết chì vẽ đường đi của câu chuyện, rồi tô màu thật sinh động. Sau đó, cho các em trả lời các câu hỏi trong bài. Mời các em nêu ra một số cách vâng phục Đức Chúa Trời. Nhắc các em rằng Đức Chúa Trời muốn các em vâng lời cha mẹ, giúp đỡ người khác và đối xử với nhau cách nhân ái. Mời một em cầu nguyện xin Chúa giúp các em học tập tin cậy Ngài.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 9 Tháng Chín, 2024

BÀI 10. NGƯỜI BIẾT ƠN CHÚA

I. KINH THÁNH: Lu-ca 17:11-19.

II. CÂU GỐC: “Tôi sẽ chúc tụng Đức Giê-hô-va luôn luôn” (Thi Thiên 34:1a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Jêsus chữa lành cho mười người bệnh phung, nhưng chỉ có một người biết ơn và cảm tạ Ngài.

– Cảm nhận: Cảm tạ và ca ngợi Chúa là điều đáng làm luôn luôn.

– Hành động: Em luôn cảm tạ Chúa về mọi điều Ngài ban cho.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ: Sinh Hoạt Xã Hội.

* Chuẩn bị:

– Một bó hoa, một gói quà, một gói bánh hay kẹo.

* Cách thực hiện: Giáo viên hỏi học viên: “Em đã lần nào đi thăm người bệnh chưa? Bây giờ trong lớp chúng ta giả sử có người bệnh” (chọn một em đóng vai bệnh nhân). “Chúa Jêsus dạy chúng ta phải yêu thương nhau. Để bày tỏ lòng yêu thương đối với bạn bị bệnh, chúng ta đi đến nhà thăm bạn”. Giáo viên cho các em đóng vai bạn bè mang quà đến thăm bệnh nhân. “Khi người bệnh được thăm và tặng quà, thì sẽ nói gì?” (Nói lời cảm ơn các bạn). “Nếu hôm nay là sinh nhật của bạn, em mang hoa đến tặng, bạn sẽ nói gì với em?” (Bạn cảm ơn em). “Nếu có khách của ba mẹ đến nhà, cho em một gói bánh hoặc kẹo, em sẽ làm gì?” (Khoanh tay cúi đầu cảm ơn). Như vậy, khi nhận bất cứ món quà nào do người khác tặng cho, chúng ta cũng nên cảm ơn, phải không? Nếu không nói lời cảm ơn, chắc người cho sẽ buồn lắm!

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Chuẩn bị:

– Thị trợ: Hình 10 người bệnh phung đến kêu xin Chúa, 10 người bệnh phung được chữa lành, 1 người cảm ơn Chúa Jêsus.

(Giáo viên vừa kể chuyện vừa trình bày thị trợ).

     2. Vào đề.

Các em có lần nào bị bệnh chưa? Lúc bệnh, em có cần được nằm trên giường nghỉ ngơi không? Ai săn sóc cho em? Lúc em bệnh, có người thân và bạn bè đến thăm viếng, giúp đỡ, em có cảm thấy vui không?

Ngày xưa, tại xứ Do Thái, có một loại bệnh mà người nào mắc phải, thì ai nấy đều tránh xa họ, vì sợ bị lây. Đó là bệnh phung (cùi). Người mắc bệnh phung thì phải ra khỏi nhà, rời khỏi bạn bè, ở một chỗ riêng biệt, không có người thăm viếng, lo lắng cho.

Kinh Thánh ghi lại rằng, có mười người kia bị mắc bệnh phung. Họ rất buồn vì phải xa rời gia đình, người thân. Ngày nầy qua ngày khác, họ thấy lẻ loi, đau khổ.

Một hôm, họ nghe người ta đồn rằng Chúa Jêsus đi đến thành của họ. Những người phung này nghĩ rằng: “Có thể Chúa Jêsus giúp được chúng ta”. Họ vội chạy ra đón tiếp Chúa Jêsus. Khi Chúa Jêsus đến gần, mười người bệnh phung này đồng lớn tiếng kêu xin: “Chúa Jêsus ơi, xin cứu chúng tôi! Xin hãy cứu giúp chúng tôi!”

Chúa Jêsus dừng chân nhìn mười người phung đáng thương này. Ngài yêu thương họ, phán với họ rằng: “Các ngươi hãy đi đến đền thờ để gặp thầy tế lễ”.

Khi họ đang đi thì việc lạ lùng xảy ra: Bệnh phung của họ đã được Chúa Jêsus chữa lành rồi. Họ vui mừng lắm, vội chạy về báo tin cho mọi người rằng họ đã được lành bịnh.

Trong mười người đó, chỉ có một người chợt nhớ đến Chúa Jêsus. Ông tìm đến ca ngợi Chúa, quỳ lạy Ngài: “Chúa Jêsus ôi, tôi cảm tạ Ngài rất nhiều. Cảm tạ Ngài đã chữa lành cho tôi”.

Chúa Jêsus hỏi: “Ta chữa lành cho mười người tất cả mà, còn chín người kia đâu rồi?” Chín người kia vội về nhà. Họ sung sướng vì được chữa lành, nhưng họ đã quên đi một việc quan trọng. Việc đó là việc gì vậy? Cảm tạ Chúa. Đúng vậy. Chúa Jêsus yêu thương họ, giúp đỡ họ, nhưng họ không nghĩ đến Chúa, không biết cảm tạ Chúa đã chữa lành bệnh cho họ.

Hằng ngày, Chúa ban cho các em mọi sự, các em nhớ cảm ơn Chúa. Khi cầu xin Chúa điều gì, được Chúa ban cho, cũng nhớ cảm tạ Chúa nữa nhé.

  1. Ứng dụng.

Hỏi lại các em: Chúa Jêsus đã chữa lành cho mấy người phung? Có mấy người biết ơn và quay lại để cảm tạ Chúa? Mỗi khi được Chúa ban cho điều các em cầu xin, các em phải nhớ làm gì? Khi được ai cho quà, các em phải làm sao?

Các em đọc câu gốc nhiều lần cho đến khi thuộc lòng.

C. GIỜ THỦ CÔNG.

* Chuẩn bị:

– Bài tập thủ công số 10 đã làm sẵn.

– Cắt hình cánh cửa ra vào và cánh cửa tủ, hồ dán, bút màu.

* Cách thực hiện: Cho các em nhìn xem hai bức hình của tập học viên. Cho các em phát hiện bức hình còn thiếu những cái gì? Đúng rồi, thiếu một cánh cửa ra vào và cái tủ không có cửa. Các em làm cánh cửa nhé! (Giáo viên cho các em dán cánh cửa lớn và cửa tủ vào chỗ thích hợp).

(Sau khi các em làm xong, giáo viên hướng dẫn các em gấp lại theo đường kẻ, rồi cả lớp cùng nhau quan sát hình số 1). Ai đứng bên ngoài gõ cửa? Em phải làm sao? Đúng rồi. Em mở cửa cho mẹ (giáo viên cho xem tiếp hình 2). Các em nhìn xem trên tay mẹ đang xách gì? Em phải làm thế nào? Đúng rồi, giúp mẹ xách các túi. (Giáo viên cho các em xem tiếp hình 3). Đồ mẹ mua về nên để ở đâu? Đúng rồi, để vào trong tủ. Bây giờ chúng ta mở tủ ra, xem mẹ đã mua gì về.

 

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN 05/09/2024

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN 05/09/2024

in THÔNG ĐIỆP on 6 Tháng Chín, 2024

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN 05/09/2024

Chủ đề: Đấng Giúp Ta Cầu Nguyện

Kinh Thánh: Rô-ma 8:26-27

Thông điệp:

? Cô đơn là một trong những cảm xúc không thể tránh khỏi của con người. Cảm xúc ấy gây nên sự tổn thương đến chúng ta. Nhưng khi Đức Chúa Trời ban Thánh Linh ngự trong lòng mỗi người, thì ta không còn cô đơn nữa. Đức Thánh Linh, Đấng mà Chúa Giê-xu gọi là Đấng An Ủi, ở cùng chúng ta mỗi phút giây trong cuộc đời. Đây là những cách Đức Thánh Linh giúp đỡ chúng ta.

? Đầu tiên, Ngài thôi thúc chúng ta cầu nguyện. Đã bao giờ bạn cảm nhận rõ ràng rằng bạn cần dành thời gian riêng tư với Chúa nhưng không rõ tại sao không? Đó là do Đức Thánh Linh đang làm việc trong bạn. Ngài có lý do để làm điều này: Ngài biết khi nào chúng ta cần sức lực để chuẩn bị cho một khó khăn sắp xảy đến. Hoặc thỉnh thoảng, Ngài thúc giục chúng ta thú nhận tội lỗi để làm bền chặt mối tương giao với Chúa. ? Thứ hai, Đức Thánh Linh cầu thay cho chúng ta. Có những lúc chúng ta không biết phải cầu nguyện như thế nào. Có những khó khăn hoặc bất lực khiến chúng ta không nói nên lời, kể cả không thể nói với Chúa. Trong khi những gì chúng ta có thể làm là than khóc, Đức Thánh Linh sẽ hướng dẫn chúng ta cầu nguyện.

? Thật là một ân điển diệu kỳ khi được Chúa Thánh Linh ngự trong lòng. Bạn có cảm nhận được năng quyền và tình yêu của Ngài đang vận hành trong đời sống hằng ngày của bạn không? Ngài luôn sẵn sàng an ủi, giúp đỡ và dẫn dắt bạn trong mọi phút giây. Nguồn: In Touch Ministries ————————————————————————————— HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM

Kính CHÚA – Yêu Người – Truyền Giảng Phúc Âm – Xây Dựng Hội Thánh

? Địa chỉ: 68 Nguyễn Công Hoan, P7, Phú Nhuận, TP.HCM

? Email: hoithanhphucam2007@gmail.com

? Facebook: https://www.facebook.com/httgpa2007

? Youtube: www.youtube.com/@HoiThanhTruyenGiangPhucAm

? Website: http://maiamviet.org

? Website: http://hoithanhphucam.org #hoithanhtruyengiangphucam #httgpa #LoiChua

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 08.09.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 08.09.2024

in Thanh niên on 6 Tháng Chín, 2024

Chúa nhật 08.09.2024.

  1. Đề tài: CHÚA LÀ NGUỒN TIẾP TRỢ.
  2. Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 16.
  3. Câu gốc: “Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Này, ta sẽ từ trên trời cao làm mưa bánh xuống cho các ngươi. Dân sự sẽ đi ra, mỗi ngày nào thâu bánh đủ cho ngày ấy, đặng ta thử dân coi có đi theo luật lệ của ta hay chăng” (Xuất Ê-díp-tô Ký 16:4).
  4. Đố Kinh Thánh: Thi thiên 41– 50.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 11.08.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Qua bài học hôm nay, chúng ta sẽ thấy rằng Đức Chúa Trời nhận lấy trách nhiệm nuôi dưỡng và cung cấp mọi thứ cần dùng cho đời sống hằng ngày của dân sự.

I. ĐOÀN DÂN THAN THỞ (16:2-3).

 Đi trong đồng vắng được 16 ngày thì đoàn dân di tản hết lương thực. Lúc ấy, cả hội chúng Y-sơ-ra-ên oán trách Môi-se và A-rôn tại nơi đồng vắng: “hai người dẫn dắt chúng tôi vào nơi đồng vắng nầy đặng làm cho cả đoàn dân đông nầy đều bị chết đói” (câu 3b). Đây là lần thứ ba họ oán trách hai nhà lãnh đạo của mình. Dân này tuy thấy phép lạ của Đức Chúa Trời nhưng chưa đặt lòng tin vào lời hứa của Ngài về miền đất hứa tương lai. Thái độ oán trách nơi đồng vắng là kết quả của lòng bất mãn khi mọi việc không xảy ra đúng theo ý họ. Đức Chúa Trời muốn dân sự của Ngài phải thật dứt khoát với nếp sống nô lệ cũ, bước đi với Ngài trong đức tin và dám trả giá khi họ chọn bước đi theo Chúa.

II. LỜI HỨA CỦA CHÚA (16:4-5).

Dân Do-thái phải đương đầu với nhiều khó khăn về vật chất lẫn tinh thần trên đoạn đường sa mạc. Có người lại cho rằng Đức Chúa Trời không lo chu đáo cho họ. Xét lại từng giai đoạn một của cuộc hành trình, chúng ta nhận thấy mỗi sự khó khăn đã xảy đến là một bài học về đức tin của họ, và mỗi lần gặp khó khăn là thêm một sự tỏ bày về quyền năng của Đức Chúa Trời. Như Phao-lô diễn giải: “Họ ăn một thức ăn thiêng liêng và uống một thứ nước uống thiêng liêng” (1Cô-rinh-tô 10:3-4).

Đức Chúa Trời sai Môi-se truyền dân sự lời Ngài hứa sẽ cung cấp cho họ lương thực hằng ngày suốt 40 năm di hành trong sa mạc. Tuy nhiên có vài điều Ngài muốn họ phải làm. Thứ nhất, họ phải sẵn sàng chấp nhận sự cung cấp của Ngài. Thứ nhì, họ phải đích thân đi ra ngoài đồng để thu nhặt thực vật Ngài ban cho ngày nào đủ cho ngày ấy. Thứ ba, họ phải biệt riêng ngày thứ bảy để nghỉ ngơi. Ở đây, Chúa muốn nhắc nhở chúng ta phải sống vâng phục và trông cậy vào Chúa trong mỗi ngày của đời sống mình.

III.  MÔI-SE VÀ A-RÔN TRẢ LỜI DÂN SỰ (16:6-7).

Dân Do-thái xem Môi-se và A-rôn như hai thủ phạm gây ra tình trạng đói kém. Môi-se và A-rôn khuyên họ chớ nên phàn nàn kêu rêu nữa, mà phải ôn lại những gì Chúa đã ban cho họ trong suốt thời gian qua, và mở mắt thuộc linh của họ để chiêm ngưỡng được sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Môi-se như muốn nói với dân sự rằng “Chúng ta là ai mà các ngươi oán trách chúng ta” nhắc cho chúng ta nhớ rằng người lãnh đạo hội thánh của Chúa chỉ là tôi tớ phục vụ chủ mình. Nếu người lãnh đạo có làm sai ý Chúa, thì Chúa sẽ khiển trách người. Nhưng nếu người làm theo ý muốn Chúa thì Ngài là Đấng chịu trách nhiệm về điều gì xảy đến mà không như ý muốn mọi người.

IV. CHÚA LÀ NGUỒN TIẾP TRỢ (16:13-18).

Nhiều người khi đói khát thường hay cau có và phàn nàn. Đức Chúa Trời không muốn thấy dân sự Do-thái đổ sự oán trách lên Môi-se và A-rôn nữa. Đức Chúa Trời dùng vật có sẵn trong thiên nhiên và những gì chưa hề có trong thiên nhiên mà cung cấp cho dân sự. Cụ thể, Ngài ban cho họ chim cút thay thịt và bánh Ma-na từ trời là vật mắt họ chưa từng trông thấy. Họ lấy làm ngạc nhiên mà hỏi nhau “Cái gì vậy?”. Môi-se giải thích cho họ rằng đó là bánh Đức Chúa Trời ban cho họ đặng làm thức ăn hằng ngày. Chúa có ra lệnh cho họ chỉ lượm vừa đủ cho sức của mỗi người ăn, đừng lo thiếu mà tranh giành hay tích lũy. Chúng ta học được phép lạ của Chúa rất phi thường. Đức Chúa Giê-xu cũng đã từng dùng năm cái bánh và hai con cá mà cho năm ngàn người ăn no nê (9:10-15). Những gì chúng ta nhận lãnh được hằng ngày để nuôi sống bản thân mình cũng chính là những phép lạ do sự cung cấp của Chúa cho chúng ta vậy.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 08.09.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 08.09.2024

in PHỤ NỮ on 6 Tháng Chín, 2024

Chúa nhật 08.09.2024.

  1. Đề tài: SỰ ĂN NĂN.
  2. Kinh Thánh: Lu-ca 15:7-10.
  3. Câu gốc: “…Hãy trở về với Giê-hô-va Đức Chúa Trời các con; vì Ngài nhân từ, thương xót, chậm giận và giàu tình thương, đổi ý không giáng tai họa” (Giô-ên 2:13b BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Truyền giảng.

  1. Vì buổi truyền giảng dành cho người chưa biết Chúa nên chúng ta phải soạn chương trình như thế nào để họ có thể tham gia mọi tiết mục. Vì thế bạn phải:
  2. Để các tiết mục thường lệ của sự thờ phượng qua tuần kế tiếp như: Câu gốc khẩu hiệu, bài hát khẩu hiệu, hạt giống tốt (trả câu gốc cũ, học câu gốc mới), đố Kinh Thánh, dâng tiền, đọc bài cầu nguyện chung…
  3. Chương trình phải giản dị, ngắn (tối đa là 75 phút), dễ hiểu và linh động bằng cách thay đổi thể loại trình bày sứ điệp: Chia sẻ, thuyết trình, giải đáp thắc mắc, thảo luận, kịch, xem phim Tin Lành, ca nhạc thánh, sinh hoạt…
  4. Ban hướng dẫn chịu trách nhiệm buổi truyền giảng huy động mọi ban viên tham gia: Cầu nguyện, mời thân hữu, tiếp tân…
  5. Nên có giờ trà đàm: Ăn bánh, uống nước, thảo luận, làm chứng để tạo tình thân và kêu gọi tin nhận Chúa.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sự ăn năn là một lẽ đạo rất cần cho mọi người muốn được cứu rỗi. Nếu không ăn năn, không thể nhận sự cứu rỗi (Lu 13:3-5, 2Phi 3:9). Có ăn năn mới có sự tha thứ (Công 2:38; 3:19; 17:30). Những bước cần thiết cho sự ăn năn là:

I. BIẾT MÌNH CÓ TỘI.

Chưa nhận biết có tội thì chưa ăn năn được. Kinh Thánh thường chỉ cho người ta thấy tội lỗi, nó giống như cái gương vậy. Câu chuyện Đa-vít (2Sa 11-12).

Phạm tội gì? (Rô 1:18-23, 29-32). Kinh Thánh cho biết mọi người đều phạm tội, chẳng trừ ra ai cả. Lòng người ta rất xấu xa gian ác, lắm khi người ta tìm cách che đậy, binh vực, cũng vì lẽ ấy mà khó ăn năn. Hay người ta cho tội mình nhỏ quá không có gì đáng phải ăn năn.

II. ĐAU ĐỚN VỀ TỘI LỖI.

Phải có lòng gớm ghê tội lỗi, xem tội lỗi như kẻ thù, vì cớ tội lỗi đã làm hại linh hồn và thân thể chúng ta phải bị hư mất đời đời. Có nhiều người biết mình có tội song họ yêu mến tội đó. Những tội đó là tham lam, giết người, trộm cắp, dối trá đủ thứ….Chúng ta phải nghĩ đến hậu quả ngày mai là “Phải ghê tởm nó, phải từ bỏ nó!” (Gióp 42:6).

III. LÌA BỎ TỘI LỖI.

Lắm người biết mình có tội, gớm ghê tội song không đủ sức lìa bỏ tội. Bỏ tội lỗi là một điều rất cần trong sự ăn năn, người ăn năn mà chưa lìa bỏ tội lỗi là ăn năn giả dối. Biết mình đi sai, có lỗi nên sửa ngay. Đó là sự ăn năn thật. Biết bao nhiêu người biết mình làm sai mà cứ làm, biết mình đi lạc mà cứ đi, cho rằng đã lỡ rồi! (Lu-ca 22:62).

IV. TRỞ LẠI CÙNG CHÚA.

Sự ăn năn có kết quả là hết lòng trở lại cùng Chúa, xin Ngài tha thứ (Ca 3:40, 41; Công 3:19; 26:20). Nếu nhận biết tội, ghê gớm tội, lìa bỏ tội mà không trở lại cùng Chúa thì tội chẳng bao giờ được tha. Con người thường có lòng kiêu ngạo, chẳng chịu hạ mình để xin Chúa tha thứ. Như vậy họ sẽ là kẻ bị hư mất trầm luân đời đời. Chúng ta phải học tập tinh thần của Đa-vít, chạy đến với Chúa với tấm lòng ăn năn, đau đớn về tội lỗi và cầu xin Chúa tha thứ tội lỗi (Thi thiên 51). Trở lại cùng Chúa là quý báu vô cùng, được Ngài tha thứ, Ngài chăm sóc, Ngài lo liệu một cách chu toàn. Như người con trai hoang đàng trở về nhà cha (Lu 15:11-32).

Mục sư Đoàn Văn Miêng.