Ngày: Tháng Hai 11, 2025

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 16.02.2025

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 16.02.2025

in H'MÔNG on 11 Tháng Hai, 2025

Hnub kaj 16.02.2025

  1. Ntsiab lus: TUS TSWV HAIS LUS DHAU LUB NEEJ.
  2. Vajluskub: Khiav Dim 5:22-23, Yauj 1-2; Lukas 7:11-17; Yauhas 14:6.
  3. Nqe cim: Peb paub hais tias peb cov uas hlub Vajtswv, txawm yog peb tau zoo thiab txomnyem los Vajtswv yuav ua kom tej ntawd muaj nqis rau peb cov uas Vajtswv pom zoo hu los raws li Vajtswv npaj tseg lawm(Loos 8:28).
  4. Twv Vajluskub: Paj Lus 26-31.
  5. Tus qauv: Kawm Vajluskub pawg.

* TAW QHIA: Kawm Vajluskub pawg.

  1. 1. Ntaub: Tus thawjcoj saib raws li ntaub ntawv pab los xaiv txojlw kawm Vajluskub, sau lus nug thiab muab sau yais rau hauv ntawv cob rau cov pawg.
  2. Txojlw kawm yuav tsum phim feem Vajluskub thiab cov kawm lub peevxwm.
  3. Yog koj tsis muaj tswvyim cojkawm, koj kuj sau 2-3 feem lus nug rau lub sijhawm kawm li no. Ib feem twg muaj xws li:

– Lus nug soj (piav tej xwm tshwmsim).

– Lus nug xav (txhais tej uas tshwmsim thiab nrhiav kev cob qhia hauv Vajtswv txojlus).

– Lus nug siv (muab tej kev cob qhia los siv rau lub neej).

* Lus nug taw qhia:

Nyee Lukas 7:11-17, teb cov feem lus nug hauv qab no:

(1.1) Lus nug soj ntsuam: Ua ntej Tswv Yexus tuaj, tus poj ntsuam hauv lub nroog Na-is muaj lub neej li cas?

(1.2) Lus nug xav: Thaum tus Tswv tuaj txog, Nws qhia Nws tus kheej li cas rau tus poj ntsuam lub neej?

(1.3) Lus nug siv: Koj yuav ua li cas thaum poob rau lub neej txomnyem, quaj ntsuag?

(2.1) Piav qhia Tswv Yexus tus yam ntxwv thaum Nws hu tus menyuam hluas hauv Na-is sawv rov qab los.

(2.2) Tswv Yexus tej yam ntxwv qhia tshwm yam dabtsis?

(2.3) Koj kawm tau yam dabtsis thaum nyeem feem Vajluskub no?

(3.1) Cov neeg hauv nroog Na-is tabtom ua dabtsis thaum Tswv Yexus tuaj txog?

(3.2) Vim li cas Vajtswv tau koobmeej rau ntawm no?

(3.3) Koj tau ua dabtsis kom Vajtswv tau koobmeej rau ntawm thaj chaw uas koj nyob?

  1. Sib tham: Kom lub sijhawm kawm Vajluskub tau txais paj ntsig zoo, tus thawjcoj thiab cov thawjcoj pawg yuav tsum los nyob uake kawm ua ntej.
  2. Sijhawm kawm Vajluskub pawg:
  3. 5 feeb taw qhia thiab faib pawg.
  4. 20 feeb kawm Vajluskub.
  5. 10 piav qhia.
  6. 5 xaus zajkawm.
  7. Taw qhia kawm: Nyeem feem vajluskub ua chaw txawb, taw qhia lub tswvyim kawm. Nyeem lus nug thiab txhais qhia kom meej kom cov kawm yeej yim sib tham.
  8. Faib pawg: Faib ua 2-3 pawg.
  9. Chaw zaum: Tus coj tu/faib chaw rau txhua pawg nyob.
  10. Zajkawm: Cob feem ntaub ntawv pab thiab cov lus nug uas twb npaj lawm rau txhua pawg.
  11. Thawjcoj pawg thiab tus sau ntawv hauv pawg: Xyeem tsa yog tias tsis tau muaj. Thawjcoj pawg coj pawg sib tham, tus sau ntawv sau tseg tej uas sawvdaws tham thiab piav qhia tom qab sib tham tag. Tus thawjcoj pawg uas keej yog tus uas rho tawm ntau nqe lus nug thiab taw qhia cov kawm teb.
  12. Sijhawm piav qhia thiab xaus: Cov tuav ntawv ib tus zuj zus sawv mus piav qhia. Tom qab ntawd tus thawjcoj xaus, kho tej uas yuam kev thiab hais nyav tej uas raug ntsiab.

* NTAUB NTAWV PAB.

Vajtswv kav tswj txhua lub neej, Nws kaw lub rooj no qheb lub rooj tod. Yeej tsis muaj ib yam xwm twg uas yuav kov tuamyim los raug peb. Txhua yam xwm loj me puas leej tau Vajtswv npaj. Vim li ntawd peb yuav tsum:

  1. Muaj Vajtswv txojkev ntsia dhau lub neej.

Qee zaug lub neej zoo li “phem heev”. Tej zaum koj pom tias yus tabtom nyob hauv ib lub neej uas phem heev thiab xav nug Vajtswv “vim li cas tej no ho los raug kuv?” Thiab koj pib ywg Vajtswv, koj tsis ntseeg siab rau Vajtswv txojkev hlub thiab kev txawj ntse. Yuav muaj ntau yam teebmeem heev los raug koj, yos tias koj pheej siv zog ntsia Vajtswv raws li tej lub neej ntawd. Tsis yog koj ib leeg xwb thiaj zoo li ntawd. Yauj tau ntsib ib qhov teebmeem pheem zoo li ntawd. Yawg tsis paub yam dabtsis tabtom tshwmsim, thaum uas txhua yam yus muaj puav leej raug puamtsuaj tag, menyuam los tuag tag, kiag yus tus kheej los mob rwj thoob ib ce (Yauj 1:1, 2:13). Yauj tau sib qhau nrog txojkev totaub txog yus lub neej. Yawg tsis paub yam dabtsis tabtom tshwmsim los ntawm Vajtswv los (1:6-12; 2:1-7). Yawg kuj tsis paub thaum kawg (42:12-17) uas yog Vajtswv yuav tsimkho dua yawg lub neej, tsev neeg thiab dag rau yawg. Xav kom nkag siab tau txog koj lub neej uas tsis zoo, ib yam uas tseem ceeb heev yog yuav tsum muaj Vajtswv lub zeem muag. Thaum koj raug tej xwm txheej uas nyuaj tsis paub yog ua cas, tej kev phem ntawd muaj cuab kav yuav muab koj nias nthi. Yog muab yus txawb rau hauv tej lub neej ntawd thiab siv zog ntsia Vajtswv, koj yuav totaub yuam kev txog Nws. Pivtxwv xws li koj hais tias: “Vajtswv tsis hlub kuv” lossis Vajtswv tsis ncaj ncees”. Ob lu los ntaus nqe Vajtswv li no puav leej yuam kev. Yog li koj yuav ua li cas? Ua ntej cia li thov Nws qhia Nws lub homphiaj rau koj txog koj lub neej. Rov tig ntsia koj lub neej los ntawm Vajtswv txojkev hlub. Thaum koj ntsib tej teebmeem uas nyuaj totaub, Vaj Ntsujplig yuav siv tus Tswv tej lus ntuag kom koj totaub koj lub neej raws li Vajtswv lub zeem muag. Nws yuav qhia rau koj paub meej txog lub neej ntawd. Koj yuav tsum nco ntsoov tias Vajtswv yog kavtswj uas loj dua ntais. Tej zaum koj yuav ntsib tej xwm phem zoo li Yauj, thiab Vajtswv yuav tsis qhia tias Nws tabtom ua dabtsis. Tej thaum zoo li ntawd, cia li pom zoo rau Vajtswv txojkev hlub thiab kev kav tswj, thiab vam khom Vajtswv txojkev tabncuab pab kom koj ntxeem dhau.

  1. Ua zoo mloog Vajtswv lub duab dhau lub neej.

Koj yuav tsis paub qhov tseeb txog koj lub neej mus txog thaum koj nov Vajtswv lub suab. Hauv Khiav Dim 5:1, 6:30, Mauxes tau ua raws nraim li Vajtswv hais thiab kom Falaus tso cov Yixayees tawm mus. Falaus tsis kam thiab yim ua nyuaj rau cov Yixayees. Cov Yixayees tau rov tig mus cem Mauxes tias yawg coj kev kub ntxhov los rau lawv. Mauxes ua li cas thaum zoo li no? Mauxes muab liam rau Vajtswv thiab ywg tias Nws tsis ua raws li hais. Mauxes hais: Tus TSWV, ua cas koj tsis hlub koj haivneeg? Vim li cas koj txib kuv tuaj? Txij hnub uas koj txib kuv ua tus sawv koj cev mus hais rau Falaus, nws tseem hajyam tsimtxom lawv heev xwb. Thiab koj twb tsis ua ib yam dabtsi pab lawv li! (Khiav Dim 5:22-23). Mauxes nyav siab thiab xav tso tseg (Khiav Dim 6:12). Ntawd kuj yog ib yam uias peb pheej nyiam ua thaum raug tej teebmeem li ntawd.

Vajtswv ua siab ntev rau peb heev. Vajtswv siv sijhawm los qhia rau Mauxes paub txog Nws lub zeem muag. Tus Tswv xav kom Falaus muaj lub siab tawv, kom cov pejxeem ntsia pom Vajtswv txojkev cawmdim uas muaj hwjchim loj kawg nkaus. Nws xav kom cov pej xeem los paub Nws (kev muajxwm) yog tus “CIM CIV MUAJ – NYOB MUS IB TXHIS” tshaj lij. Cia li kawm xyaum raws Mauxes tus qauv. Thaum raug tej teebmeem loj, txhob muab liam rau Vajtswv. Txhom tsis caum tus Tswv qab. Cia li los cuag tus Tswv. Cia li thov tus Tsw qhia qhov tseeb txog tej xwm hauv koj lub neej. Cia li thov Nws cia koj ntsia pom Nws lub zeem muag. Tom qab ntawd, nyob tos Vajtswv.

LUS NUG XAV THIAB SIV

  1. Koj totaub li cas txog Vajtswv lub zeem muag? Vim li cas peb yuav tsum muaj Vajtswv lub zeem muaj?
  2. Hauv Khiavdim 5:1- 6:30, yog tias koj yog Mauxes, koj yuav ua li cas?
  3. Lub tswvyim twg pab koj ntxeem dhau lub neej txomnyem thiab tej teebtom hauv lub neej?
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 16.02.2025

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 16.02.2025

in Thanh niên on 11 Tháng Hai, 2025

Chúa nhật 16.02.2025

  1. Đề tài: CHÚA PHÁN QUA HOÀN CẢNH.
  2. Kinh Thánh: Xuất Ai-cập Ký 5:22-23, Gióp1-2; Lu-ca 7:11-17; Giăng 14:6.
  3. Câu Gốc: “Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:28a).
  4. Đố Kinh Thánh: Châm ngôn 26-31.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh Nhóm.

  1. 1. Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp học Kinh Thánh, soạn câu hỏi và viết sẵn ra giấy để trao cho các nhóm.
  2. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh làm nền và khả năng của ban viên.
  3. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh nhóm. Mỗi cụm câu hỏi gồm có:

– Câu hỏi quan sát (nêu việc xảy ra).

– Câu hỏi suy luận (giải thích việc xảy ra và tìm sự dạy dỗ của Lời Chúa).

– Câu hỏi áp dụng (ứng dụng sự dạy dỗ vào đời sống).

* CÂU HỎI GỢI Ý:

Đọc Lu-ca 7:11-17, trả lời các cụm câu hỏi sau:

(1.1) Câu hỏi quan sát: Trước khi Chúa Giê-xu đến, người đàn bà góa ở thành Nain đang ở trong hoàn cảnh như thế nào?

(1.2) Câu hỏi suy luận: Khi Chúa Giê-xu đến, Ngài đã bày tỏ chính mình Ngài như thế nào trước hoàn cảnh của người đàn bà góa đó?

(1.3) Câu hỏi áp dụng: Bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu lâm vào hoàn cảnh đau thương, khắc nghiệt?

(2.1) Mô tả những hành động của Chúa Giê-xu khi Ngài gọi người trai trẻ ở Na-in sống lại.

(2.2) Những hành động của Chúa đã chứng tỏ điều gì?

(2.3) Bạn nhận được sự dạy dỗ nào khi đọc phân đoạn Kinh Thánh này?

(3.1) Những người ở thành Na-in đang làm gì khi Chúa đến?

(3.2) Tại sao Danh Đức Chúa Trời được vinh hiển tại nơi đây?

(3.3) Bạn đã làm gì để Danh Chúa được vinh hiển tại nơi bạn ở?

  1. Thảo luận: Để giờ học Kinh Thánh có kết quả tốt, ủy viên linh vụ và các trưởng nhóm nên cùng học với nhau trước.
  2. Thời gian học Kinh Thánh nhóm:
  3. 5 phút giải thích và chia nhóm.
  4. 20 phút học Kinh Thánh.
  5. 10 phút tường trình.
  6. 5 phút đúc kết.
  7. Giải thích: Đọc phần Kinh Thánh làm nền. Giải thích phương pháp học. Đọc câu hỏi và giải thích rõ ràng để các ban viên dễ thảo luận.
  8. Chia nhóm: Chia thành 2 hoặc 3 nhóm.
  9. Vị trí: Ủy viên linh vụ chỉ định chỗ học Kinh Thánh cho các nhóm.
  10. Bài học: Giao phần tài liệu và câu hỏi đã soạn trước cho mỗi nhóm.
  11. Trưởng nhóm và thư ký nhóm: Mỗi nhóm có thể cử người làm trưởng nhóm và thư ký nhóm (nếu chưa có). Trưởng nhóm hướng dẫn nhóm học Kinh Thánh, thư ký ghi lại những điểm chính trong giờ học Kinh Thánh và tường trình trong giờ đúc kết. Trưởng nhóm giỏi là người đưa ra câu hỏi và gợi ý cho các bạn trả lời.
  12. Giờ tường trình và đúc kết: Các thư ký nhóm lần lượt trình bày kết quả giờ học Kinh Thánh của nhóm mình. Sau đó, ủy viên linh vụ sẽ đúc kết để nhẹ nhàng sửa những điểm sai, nhấn mạnh những sự dạy dỗ quan trọng và kết luận bài học.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đức Chúa Trời kiểm soát các hoàn cảnh, Ngài đóng cửa này và mở cửa kia. Không việc gì xảy đến cho chúng ta cách ngẫu nhiên. Mỗi chi tiết nhỏ đều được Chúa hoạch định. Cho nên chúng ta phải:

  1. Có Cách Nhìn Của Chúa Qua Hoàn Cảnh.

Đôi khi hoàn cảnh có vẻ như “tồi tệ”. Có lẽ bạn thấy mình ở giữa một hoàn cảnh “tồi tệ” và muốn hỏi Chúa “Vì sao điều này lại xảy đến cho con?” Rồi bạn bắt đầu cầu nguyện trách móc Chúa, bạn nghi ngờ tình yêu và sự khôn ngoan của Ngài. Biết bao điều sai quấy có thể xảy ra nếu bạn cố nhìn xem Đức Chúa Trời từ giữa những hoàn cảnh ấy. Không phải chỉ có một mình bạn như vậy đâu.

Gióp đã gặp một từng trải tồi tệ giống như vậy. Ông không biết điều gì đang diễn ra, khi tất cả những gì mình có đều bị tiêu hủy, con cái bị giết, còn mình thì ngứa khắp người (Gióp 1:1, 2:13). Gióp đã vật lộn với sự hiểu biết về hoàn cảnh của mình. Ông không biết điều gì đang xảy ra từ nhãn quan của Đức Chúa Trời (1:6-12; 2:1-7). Ông cũng không biết đoạn cuối (42:12-17) là nơi Chúa sẽ khôi phục tài sản, gia đình và sức khỏe cho ông.

Muốn hiểu được những hoàn cảnh tồi tệ hoặc gian truân của bạn, điều hết sức quan trọng là phải có cách nhìn của Đức Chúa Trời. Khi bạn đối diện những hoàn cảnh khó khăn hay khó hiểu, chúng có thể áp đảo vùi dập bạn. Nếu đặt mình vào giữa những hoàn cảnh ấy rồi cố nhìn xem Chúa, bạn sẽ luôn luôn hiểu biết lệch lạc về Ngài. Chẳng hạn, bạn có thể bảo: “Chúa không yêu thương tôi” hoặc “Chúa bất công”. Cả hai câu tuyên bố đó về Chúa đều sai lầm. Biết bao điều sai quấy có thể xảy ra nếu bạn cố nhìn xem Chúa từ giữa những hoàn cảnh ấy.

Như vậy, bạn phải làm gì? Trước hết, hãy đến cầu xin Chúa bày tỏ cho bạn thấy quan điểm của Ngài về hoàn cảnh của bạn. Hãy nhìn lại những hoàn cảnh của bạn từ tấm lòng của Chúa. Khi bạn gặp những hoàn cảnh khó khăn hay khó hiểu, Thánh Linh của Chúa một lần nữa dùng Lời Chúa giúp bạn hiểu hoàn cảnh của mình từ nhãn quan của Ngài. Ngài sẽ bày tỏ cho bạn biết sự thật về hoàn cảnh ấy.

Bạn cần nhớ Đức Chúa Trời là Đấng tể trị tối thượng. Bạn có thể gặp hoàn cảnh tương tự như từng trải của Gióp mà tại đó, Chúa không cho biết Ngài đang làm gì. Trong những hoàn cảnh đó, hãy công nhận tình yêu và quyền tể trị tối thượng của Chúa, rồi nương cậy ân điển nâng đỡ của Ngài đưa bạn vượt qua.

  1. Lắng Nghe Lời Chúa Qua Hoàn Cảnh.

Bạn không thể biết sự thật về hoàn cảnh của mình, cho đến khi bạn nghe được Lời từ Đức Chúa Trời.

Trong Xuất Ai-cập Ký 5:1, 6:30, Môi-se đã làm đúng như được truyền dặn và yêu cầu Pha-ra-ôn cho dân Y-sơ-ra-ên ra đi. Pha-ra-ôn từ chối và càng gây khó khăn thêm cho Y-sơ-ra-ên. Dân Y-sơ-ra-ên đã quay sang nhắm vào Môi-se, chỉ trích ông gây ra bao rắc rối cho họ. Môi-se đã đáp ứng như thế nào trong hoàn cảnh này?

Ông đổ thừa cho Chúa và trách Ngài không làm điều đã hứa. Môi-se nói: “Lạy Chúa! Sao Chúa đã làm hại cho dân sự này? Chúa sai tôi đến mà chi? Từ khi tôi đi yết kiến Pha-ra-ôn đặng nhân Danh Chúa mà nói, thì người lại ngược đãi dân này, và Chúa chẳng giải cứu dân của Chúa” (Xuất Ai-cập Ký 5:22-23). Môi-se ngã lòng đến nỗi sẵn sàng bỏ cuộc (Xuất Ai-cập Ký 6:12). Đó cũng là cách đáp ứng thông thường của chúng ta khi đứng trước những hoàn cảnh như thế.

Đức Chúa Trời rất kiên nhẫn với chúng ta. Chúa dành thì giờ giải thích cho Môi-se biết cách nhìn của Ngài. Chúa giải thích Ngài muốn Pha-ra-ôn chống nghịch để dân sự nhìn thấy được cánh tay giải cứu đầy quyền năng của Chúa. Ngài muốn dân sự tiến đến chỗ biết Ngài (bằng kinh nghiệm) là Đấng “TỰ HỮU HẰNG HỮU” vĩ đại. Hãy học tập theo gương của Môi-se. Khi đối diện những hoàn cảnh khó hiểu, đừng bắt đầu đổ thừa cho Chúa. Đừng bỏ không đi theo Ngài nữa. Hãy đến với Chúa. Hãy cầu xin Ngài bày tỏ sự thật về những hoàn cảnh của bạn. Hãy cầu xin Ngài cho bạn thấy nhãn quan của Ngài. Sau đó hãy chờ đợi Chúa.

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG

  1. Bạn hiểu thế nào về nhãn quan của Đức Chúa Trời? Tại sao cần phải có nhãn quan của Chúa?
  2. Trong Xuất 5:1- 6:30, nếu ở địa vị của Môi-se, bạn sẽ làm gì?
  3. Bí quyết nào đã giúp bạn vượt qua những hoàn cảnh khó khăn, và thử thách trong cuộc sống?
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 16.02.2025

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 16.02.2025

in H'MÔNG on 11 Tháng Hai, 2025

Hnub kaj 16.02.2025.

  1. Ntsiab lus: TUS FOOM KOOB HMOOV.
  2. Vajluskub: Ntawv nkauj 67.
  3. Nqe cim: “Vajtswv tau foom koob hmoov rau peb; thov kom tej neeg nyob txhua qhov cia li hwm Nws.…” (Ntawv nkauj 67:7).
  4. Twv Vajluskub: Yelemis 16-18.
  5. Tus qauv: Yeeb yam 5’.

* TAW QHIA: Yeeb yam 5’.

  1. Caw qee leej cov tsaavxwm, thawjcoj los koom nrog cov niamtsev pehawm thiab ua cov tso feeb.
  2. Nqis tes ua kevcai

* Tswvyim 1: Ua ntej ntau lub Athiv, txhua pab pawg ntawm pab niamtsev los sablaj thiab xyaum ib zaj yeebyam uas muaj lub ntsiab lus hais txog “Vajluskub”. Nyob ntawm cov neeg coob lossis tsawg es xyaum kom txaus lub sijhawm, tiamsis tsis txhob tshaj 15 feeb.

* Tswvyim 2: Ua ntej lub sijhawm pib kevcai, cov coj muab cov niamtsev faib ua 3 pab. Pab twg nyias nyob muaj nyias chaw. Txog lub sijhawm uas ua yeeb yam, cov coj yuav faib rau txhua pab niamtsev ib pab ib zajxwm, uas muaj ntsiab lus txog Vajluskub. Txhua pab yuavtsum muab zajxwm ntawd hloov los ua ib zaj yeebyam (sijhawm yog 20 feeb).

– Txhua pab zujzus los pib ua nyias zaj yeebyam.

– Tswvyim tso feeb.

+ Sijhawm: Haum sijhawm, 5 feeb lossis 15 feeb 10 feeb. Tshaj ib feeb tshwj ib feeb.

+ Kub siab lug: Txhua tus hauv pab ntawd puavleej muaj nyob hauv zaj yeebyam (10 feeb: 10 feeb. Ib tus twg tsis ua yuav rau tshwj 1 feeb

+ Ua tau zoo: 10 feeb.

+ Yog ntsiab lus: 10 feeb

– Faib khoomplig.

* TEJ ZAJ XWM PAB PWV.

TOTAUB TXOG VAJTSWV TXOJKEV HLUB.

Muaj ib tus pojniam ntawd, yeej ibtxwm tsis paub txog lwm tus txojkev hlub li, vim nws yog ib tus pojniam txomnyem, tsis muaj leejtwg nco txog nws, raug luag saib tsis taus, raug luag txiav txim tsis ncaj ntau zaug txog qib uas nws saib txhua tus neeg puavleej yog yeebncuab li lawm.

Muaj ib zaug, ib tus xibhwb mus nrog nws tham txog Vajtswv txojkev hlub, tiamsis nws tsis totaub txog kev hlub yog dabtsi li. Nws tsa muag ntsia xibhwb thiab hais tias:

– “Kuv tsis totaub koj hais dabtsi li. Yeej ibtxwm tsis tau muaj leejtwg hlub kuv thiab ua zoo rau kuv li, kuv kuj tsis totaub tias kev hlub yog dabtsi”.

Xibhwb thiaj rov los hais rau cov ntseeg hais tias muaj ib tus pojniam uas yeej ibtxwm tsis paub txog Vajtswv txojkev hlub li, yog li ntawd nej cia li mus qhia kom nws paub txog Vajtswv kev hlub dhau los ntawm qhov uas nej sib hloov mus saib xyuas nws qhia tshwm kom nws paub tias muaj neeg hlub txog nws, saib xyuas nws, nplig nws siab thiab pab nws. Tau tsis ntev tom qab thaum uas xibhwb rov mus saib nws ntawm nws lub tsev khaub hlab, nws tsa muag ntsia xibhwb thiab hais tias:

– “Xibhwb, nim no kuv totaub kev hlub yog li cas lawm, lub sijhawm no kuv txaus siab txais yuav Vajtswv txojkev hlub ntawd. Nws txawm txhog caug thov Vajtswv txais yuav Tswv Yexus los ua tus Tswv hauv nws lub neej, txaus siab qhia tshwm Vajtswv txojkev hlub.

UA TIMKHAWV TXOG TSWV YEXUS DHAU LOS NTAWM LUB NEEJ

Muaj ib tus yawg niaj nyiam haus cawv heev li, txhua hnub tsuag pom qaug cawv xwb. Muaj ib hnub thaum tseem nyob hauv tom khw haus cawv, nws hais rau nws cov phoojywg koom nrog nws rooj noj haus hais tias: “Yog lub sijhawm no, kuv coj nej sawvdaws nrog kuv mus tom kuv tsev thaum ib tag hmo, kuv kom kuv pojniam sawv ua zaub mov rau peb sawvdaws noj los kuv pojniam yeej tsis yws ib los li”.

Muaj ib tus phoojywg thaum hnov nws hais li ntawd, tus phoojywg no tsis ntseeg, nws thiaj kom coj nws nrog mus saib puas muaj tseeb li ntawd tiag. Thaum hnov tus txiv hais li ntawd, tus pojniam yeej tsis yws ib lo li, nws thiaj sawv ua zaub mov rau sawvdaws noj ib pluag tsau npo. Thaum noj tas lawd, muaj ib tus nug tus pojniam tias:

– “Vim li cas koj yuav txaus siab ua li koj tus txiv hais ua luaj li?”

Tus pojniam teb: “Yav nram ntej kuv kuj yob ib tus neeg ua phem ua qias thiab tsiv heev thiab, tiamsis txij li hnub uas kuv los txais yuav tus Tswv Yexus lawd, Nws hloov kuv tus kheej lawm. kuv kuj ua timkhawv rau kuv tus txiv kom nws ntseeg tus Tswv Yexus thiab, tiamsis nws yeej tsis ntseeg li. Kuv paub tias ib hnub tom ntej ces kuv tus txiv yuav poob rau hauv ntujtawg qhov chaw uas txomnyem kawg nkaus, kuv thiaj li txaus siab pab kom nws muaj txojkev noj haus zoo siab ib ntus thaum uas nws tseem ua neej nyob no, vim tias ib hnub twg nws tas sim neej lawm ces yuav tsis tau noj haus zoo siab li no lawm.. Ib qhov ntxiv yog kuv xav siv kuv lub neej zoo siab ua haujlwm, ua siab ntev tiam nws… kom nws thiaj paub tus Tswv Yexus dhau los ntawm kuv lub neej, yog tus Tswv uas tau hloov kuv lub neej qhia kom kuv paub ua lub neej li Nws. Vim li ntawd nws xav tau dabtsi los kuv yeej txaus siab ua rau nws tagnrho tsuag yog nws txhob kom kuv tso tus Tswv tseg xwb”. Tom qab uas mloog tus pojniam hais li ntawd tas, ces tus txiv nrog rau tej phoojywg puavleej txhawj txog lawv lub neej tom ntej, lawv sawvdaws txawm cia li leeg kev txhaum thiab txais yuav tus Tswv Yexus. Txij ntawd los tus txiv txawm tso kev quavcawv tseg thiab ua ib tus ntseeg zoo ua qauv zoo rau lwm tus xyaum lawm.

* Ntseeg tias tus pojniam ntawd tus txiv thiab nws tej phoojywg los txais yuav tus Tswv Yexus tsis yog vim tus pojniam ntawd ob peb lolus hais ntawd, tiamsis vim yog tus pojniam ntawd lub neej uas ua siab ntev thiab siab dawb siab zoo, ua ib tus pojniam zoo rau lawv pom. Tus pojniam ntawd paub ua timkhawv dhau los ntawm nws lub neej.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Tẩy Mủ Dừa: Nhỏ nước trái chanh lên chỗ bẩn rồi vò với nước ammoniac. Sau đó xả lại nhiều lần với nước lạnh.

Tẩy Vết Mủ Chuối: Ngâm chỗ dơ vài phút vào một ít giấm. Sau đó vò kỹ. Khi hết vết dơ, xả sạch bằng nước cho đến khi hết mùi giấm.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 16.02.2025

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 16.02.2025

in PHỤ NỮ on 11 Tháng Hai, 2025

Chúa nhật 16.02.2025.

  1. Đề tài: ĐẤNG BAN PHƯỚC.
  2. Kinh Thánh: Thi Thiên 67.
  3. Câu gốc: “Đức Chúa Trời ban phước cho chúng con, và mọi người ở tận cùng trái đất đều…” (Thi 67:7 BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 16-18.
  5. Thể loại: Kịch 5’.

* CHỈ DẪN: Kịch 5’.

  1. Mời vài người trong ban chấp sự của Hội Thánh nhóm chung với ban phụ nữ và làm giám khảo.
  2. Cách thực hiện chương trình.

* Cách 1: Từ nhiều tuần trước, mỗi nhóm của ban phụ nữ họp lại để soạn và tập một vở kịch ngắn với đề tài về “Truyền giáo”. Tùy theo số nhóm mà định thời gian của vở kịch, nhưng không được quá 5 phút.

* Cách 2: Trước giờ nhóm, ban hướng dẫn chia ban phụ nữ ra làm 3 nhóm và cho ngồi riêng ra từng nhóm. Đến tiết mục kịch 5 phút, ban hướng dẫn giao cho mỗi nhóm một câu chuyện ngắn với đề tài về “Truyền giáo”. Trong 20 phút, các nhóm phải biến câu chuyện thành vở kịch, phân vai và tập kịch.

– Các nhóm lần lượt diễn kịch.

– Cách chấm điểm.

+ Thời gian: Đúng giờ (5’) 10 điểm. Mỗi phút dư bị trừ một điểm.

+ Tinh thần: Tất cả nhóm viên đều tham gia vào vở kịch: 10 điểm. Thiếu một người trừ 1 điểm.

+ Diễn xuất: 10 điểm.

+ Nội dung: 10 điểm (nếu là vở kịch tự chọn).

– Phát thưởng.

* NHỮNG CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

HIỂU BIẾT SỰ YÊU THƯƠNG CỦA
ĐỨC CHÚA TRỜI.

Một bà kia không hề biết sự yêu thương của mọi người, vì bà là một người nghèo khổ bị bỏ quên, bị bạc đãi, bị xử bất công lâu ngày đến nỗi bà thù nghịch với tất cả mọi người.

Một lần kia có một Mục sư đến gặp bà để nói về tình yêu thương của Đức Chúa Trời, song bà chẳng hiểu tình yêu là gì cả. Bà ngước mắt lên nhìn Mục sư và nói:

– “Tôi không hiểu ông nói gì. Chưa hề có ai yêu thương tôi và đối xử với tôi như vậy, tôi cũng không hiểu yêu thương là gì cả”.

Mục sư trở về nói cùng tín đồ trong Hội Thánh rằng có một người chưa hề biết tình yêu thương của Chúa là gì, vậy mọi người hãy giúp cho bà ấy biết được tình yêu của Chúa bằng cách mỗi người lần lượt đến thăm bà tỏ cho bà biết có người yêu thương, thăm viếng, an ủi và giúp đỡ bà. Mấy tháng trôi qua, một ngày kia khi Mục sư tới thăm bà tại ngôi nhà tồi tàn bà ngước mắt lên nhìn Mục sư và nói rằng:

– “Thưa Mục sư tôi hiểu biết sự yêu thương là gì rồi và bây giờ tôi có thể tiếp nhận sự yêu thương của Đức Chúa Trời’.

Bà liền quỳ gối xuống, cầu nguyện tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu làm Chúa của cuộc đời bà và bước đi trong tình yêu thương của Ngài.

LÀM CHỨNG VỀ CHÚA BẰNG NẾP SỐNG CỦA MÌNH.

Một người kia thích nhậu nhẹt, say sưa tối ngày. Một hôm tại quán rượu anh ta khoe với các bạn rượu rằng:

– “Nếu bây giờ tao dẫn tụi mầy về nhà, lúc nửa đêm rồi bảo vợ tao thức dậy nấu ăn, thì vợ tao sẽ vui vẻ đãi tụi mầy một bữa ăn ngon lành mà không dám phàn nàn chi cả”.

Một bợm rượu nghe vậy tưởng anh nầy nói khoác, bèn thách thức anh ta dẫn về nhà thử xem có đúng như vậy hay không.

Dù nghe lời đòi hỏi vô lý của chồng, người vợ ấy vẫn vui vẻ thức dậy nấu nướng, đãi các bạn của chồng một bữa no nê. Sau khi ăn xong một người trong bọn hỏi chị rằng:

– “Tại sao chị lại vui vẻ làm theo lời đòi hỏi vô lý của anh ấy như thế?”

Chị đáp: “Khi trước tôi cũng là một người lôi thôi, tội lỗi, nhưng từ khi tôi tin nhận Chúa Giê-xu Ngài đã thay đổi đời sống tôi. Tôi làm chứng về Chúa và cố gắng giúp anh tin Chúa nhưng anh không tin. Tôi biết chắc rồi đây chồng tôi sẽ xuống địa ngục đau khổ đời đời, nên tôi muốn giúp chồng tôi vui vẻ hưởng thụ cuộc đời tạm bợ trên thế gian, để khi qua đời anh không còn cơ hội hưởng thụ nữa. Một điều quan trọng nữa là tôi muốn lấy đời sống của mình qua sự vâng lời, phục vụ vui vẻ, nhịn nhục… để làm chứng cho anh ấy thấy về Chúa Giê-xu của tôi, người đã thay đổi tôi và dạy tôi cách sống như Ngài. Bởi đó, anh ấy muốn gì tôi cũng sẵn sàng làm cho anh ấy vui chỉ trừ một điều là anh muốn tôi bỏ Chúa”.

Sau khi nghe những lời đó, người chồng cũng như nhiều bạn nhậu của anh rất cảm động và lo sợ cho số phận của mình nên ăn năn tin nhận Chúa. Từ đó, anh bỏ tính ghiền rượu trở nên một người chồng tốt và tín đồ gương mẫu.

* Chắc chắn người chồng và những người bạn tin nhận Chúa không phải chỉ nhờ những lời nói sau cùng của người đàn bà nầy, nhưng nhờ thấy sự nhịn nhục và hòa nhã của người vợ tin kính Chúa. Chị biết làm chứng về Chúa qua nếp sống của mình.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Tẩy Mủ Dừa.

Nhỏ nước trái chanh lên chỗ bẩn rồi vò với nước ammoniac. Sau đó xả lại nhiều lần với nước lạnh.

– Tẩy Vết Mủ Chuối.

Ngâm chỗ dơ vài phút vào một ít giấm. Sau đó vò kỹ. Khi hết vết dơ, xả sạch bằng nước cho đến khi hết mùi giấm.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 16.02.2025

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 16.02.2025

in H'MÔNG on 11 Tháng Hai, 2025

Hnub kaj 16.02.2025

  1. Ntsiab lus: TXOG KEV LAIG POG YAWG.
  2. Vajluskub: Khiav Dim 20:12; Efe 6:1-3; 1Timautes 5:4-8.
  3. Nqe cim: Tsis txhob pe lwm tus vajtswv, tiamsis pe kuv tib leeg xwb(Khiav 20:3).
  4. Twv Vajluskub: Exekhees 25-27.
  5. Tus qauv: Daws teebmeem.

* TAW QHIA: Daws teebmeem.

  1. Tshaj tawm txog lub ntsiab lus “Laig pog yawg” rau tag nrho cov kawm thiab sau lawv tej lus nug cuam tshuam txog lub ntsiab lus nu xa rau tus saib sab kev ntseeg.
  2. Tus saib sab kev ntseeg caw ib tus uas loj hlob sab ntsujplig thiab muaj kev kawm tob los pab daws teebmeem.
  3. Cov lus nug yuav tsum tso raws txheej txheej kom tus mloog yoojyim nkag siab cov ntsiab lus zajkawm. Tom qab teb in lo lus nug tag, yuav tsum tseg mentsis sijhawm rau cov kawm nug ntxiv lossis sib tham.
  4. Cov thawjcoj pawg yuav tsum siv zog pab cov phoojywg txhua tus, pab lawv hais lawv tej teebmeem vim muaj ib txhia txaj muag tsis kav nug. Tshaj ntawd cov coj kuj yuav tsum sau ib cov lus nug raws li cov ntsiab lus zajkawm faj thaum uas muaj lus nug tsawg heev, ua li no koj yuav ua tiav lub homphiaj zajkawm.

* NTAUB NTAWV PAB PWV.

  1. TUS NTSEEG YEXUS NROG RAU KEV LAUG POG YAWG.

Lo lus laig txhais tau tias fij khoom noj haus rau tus uas twb tuag tau ntev loo lawm. Lub kevcai no tau ua ncaj rau hnub uas tus ntawd tau tag sim neej. Hauv kev teev hawm pog yawm, hnub ua kevcai laig pog pawg yog hnub uas lom zem tshaj! Tsis yog qhia tshwm txojkev fwm hawm xwb, tiamsis kuj yog cia kom pog yawg zoo siab povhwm tej xeeb leej xeeb ntxwv!

Cog kev ntseeg rau Vajluskub, tus ntseeg Yexus yeej tsis lees txais lossis koom nrog txojkev teev hawm pog yawg hlo li, vim tej vim chij hauv qab no:

  1. Tibneeg tsuas pehawm Vajtswv tibleeg nkaus xwb.

Siv nqe “Ntoo muaj hauv paus, dej muaj qhov txhawv” kom qhia txog pojkoob yawm txwv mas yuam kev. Pog yawg tsis yog lub hauv paus ua chaw pehawm. Hauv zaj teev hawm pog yawg tsuas sau txog tsib tiam lossis ntev tshaj ces yog kaum tiam xwb. (Cao, Tằng, Tổ, Khảo, Hiển). yog tshaj tsib tiam neeg lawm ces yuav tsum tau muab tshem tawm. Yog li ntawd, teev hawm pog yawg nrog rau kev tshem tawm zuj zus mas yeej tsis yog lub hauv paus li! Tsuas muaj Vajtswv, tus tsim tibneeg thiaj yog lub hauv paus rau txhua tus pehawm. Hauv kaum nqe kevcai, Vajtswv yeej hais meej tibneeg li feem xyuam yog pehawm Vajtswv Ntuj, tiamsis hwm niam txiv. Txhais tias Vajtswv yuav tsum yog tus nyob siab dua ntais, kev pehawm Vajtswv yuav tsum yog zeeg ib hauv lub neej, yeej tsis muaj ib lub thaj twg yuav tau muab txawb rau ntawm Vajtswv lub hauv ntej lossis ua ib phiaj nrog Vajtswv lub li (Khiav Dim 20:1-11; Mathais 10:37). Yog tias peb siv lo lus hwm niam txiv los ua thawj hau thiab xam tias tsis teev hawm pog yawg yog tsis hwm lawv, ces kev huab hwm hauv kev teev hawm pog yawg tau ua txhaum Vajtswv kevcai thiab tawm tsam Nws, tsis paub Tswv ntuj txiaj ntsig yog lub txim uas loj heev!

  1. Tsis muaj kev rov qab los ntawm tus tuag, tsis muaj kev povhwm ntawm tus tuag.

Raws kev qhia tshwm ntawm Vajluskub, peb paub tias kev laig pog yawg yeej tsis muaj qab hau dabtsis, thov Tswv rau tus tuag yog ib qhov uas yuam kev. Vim thaum tibneeg tuag lawm tsuas muaj tau mus nyob ceeb tsheej lossis tub tuag teb li lawm xwb, yeej tsis muaj dua sijhawm zaum ob li lawm. Kuj tsis muaj lub chaws uas nyob tag txim ces tau mus ntuj ceeb tsheej li qee leej neeg xav – ngục luyện tội!

  1. TXOG KEV NOJ TEJ KHOOM FIJ.
  2. Tus ntseeg Yexus puas tsimnyog noj tej khoom fij?

Hais txog tej khoom fij, hauv cov ntseeg Kauleethaus muaj neeg hais tias tej mloom tsis muaj qab hau dabtsis, yog li noj tej khoom fij rau mlom kuj tsis ua cas! Hauv kev teb daws ntaw, Paulus, peb yuav tsum feeb tau tej yam hauv qab no (1Kaul 10:17-31).

  1. Tsis txhob noj tej khoom uas luag twb muab fij rau dab, mlom – yog tias peb twb paub ua ntej lawm – vim tej mlom tsis muaj qab ntxhiab dabtsis, tiamsis tom qab tej mlom ntawd yog dab ntxwg nyoog. Vim li ntawd, tus ntseeg Yexus tsis txhob ke koom noj Yexus Rooj mov thiab ho mus noj dab ntxwgnyoog tej mov uas yog tej khoom fij rau mlom!
  2. Tsis txhob noj – yog tias peb twb paub ua ntej – vim yuav ua rau cov ntseeg uas tseem tsis tau loj hlob poob kev txhaum.
  3. Thaum peb mus txog luag tsev, luag caw peb noj mov, ces tsis txhob ua xyim xyav nug seb cov khoom noj puas tau muab oikporfij rau dab, mlom lossis tsis tau. Cia li noj tsis txhob ua xyim xyav dabtsis! Tiamsis yog ntshai lossis vim lwm tus, zoo dua ces txhob noj!

Muab hais los, Paulus sau txojkev cai no rau cov ntseeg coj “… nej yuav noj yuav haus lossis yuav ua ib yam dabtsi, nej yuav tsum ua kom Vajtswv tau ntsejmuag (c.31). yog li ntawd, ib tus ntseeg Vajtswv mus zaum koom ib lub nteeg laig pog yawg puas ua rau Vajtswv tau ntsej muag? Txawm yog tsis noj tej khoom nyob saum rooj los tej khoom noj uas luag nqa los rau rau sawvdaws noj twb ris lub npe rau lub nteeg ntawd lawm!

  1. Qee lo lus nug txog kev laig pog yawg.
  2. Tus ntseeg Yexus tsis teev hawm pog yawg, tiamsis puas muaj cai ua kevcai nco txog hnub uas pog yawg tuag? Ua kevcai nco txog hnub uas niam txiv tag sim neej, kom rov tshawb dua txog niam txiv tej txiaj ntsig thiab lawv tus qauv zoo rau tej xeeb ntxwv xyaum kuj yog ib qhov zoo. Tiamsis yog tias qhov no cia li dhau mus ua ib txojkev cai mas qhov no yog ib yam uas tsis zoo, vim yuav ua lub nra nyav rau tus ub tus no. Tshaj ntawd ua rau peb muaj ib qhov kev ntshai zoo li tabtom sib tsuas nrog tus tuag! Pog yawg tus qauv zoo yuav muab hais qhia rau tej menyuam thaum twg los yeej tau, tsis tag yuav tos mus txog thaum ua kevcai hnub tuag!
  3. Yog tias ib tsev neeg uas pehawm pog yawg, ntawd yog ib txojkev sim siab loj rau tus ntseeg Yexus txojkev ntseeg. Yuav ua cas los piav qhia rau tsev neeg uas tawm tsam tias peb yog cov menyuam uas tsis hwm niam txiv? Qee txojlw taw qhia:

– Cia li qhia tshwm kev hwm niam txiv li Vajtswv Txojlus qhia.

– Ua siab ntev thov Tswv kom niam txiv ntxov paub Vajtswv.

– Ua tibzoo qhia kom niam txiv nkag siab vim li cas koj tsis koom kevcai laig pog yawg.

– Paub tias tus tuag tuag tus ntsujplig yeej tsis rov los nyob ntawd li lawm, tiamsis kev pehawm rau ntawm pog yawg lub thaj yog ib qhov uas tawm tsam peb txojkev ntseeg.

Hais luv, peb yuav tsum tau ua zoo rau tsev neeg los ntawm txojkev thaj yeeb, muaj tej yam xwm peb hais daws tsis tau los ntawm txojkev sib haum xeeb, peb yuav tau them tus nqi rau peb txojkev ntseeg! Lossis peb yuav tsum tau raug plam ntau yam, lossis yuav tsum tau tawm tsev neeg mus nyob lwm qhov ib ntus! Yog peb tuav kev ntseeg ruaj khov muab siab npuab Vajtswv, teebmeem yeej yuav tau Vajtswv pab peb daws los ntawd qhov zoo.

 

 

Muab hais luv

  1. Raws Vajluskub qhia, hwm niam txiv yog ua siab dawb siab zoo, coj ncaj rau niam txiv thaum lawv tseem ua neej nyob.
  2. Ob qhov yuam kev hauv kev teevhawm pog yawg yog: (1) Pog yawg tsis yog lub hauv paus chiv rau peb pehawm, tiamsis yog Vajtswv Ntuj. (2) Tsis muaj qhov uas tus tuag rov qab los li.
  3. Ob qhov vim chij tsis txhob noj tej khoom fij rau dab, mlom yog: Kom tsis koom tsum nrog dab ntxwgnyoog thiab tsis ua rau lwm tus yuam kev.

LUS NUG XAV THIAB SIV.

  1. Nrhiav paub:
  2. Lub ntsiab ntawm lo lus laig pog yawg?
  3. Hauv kev teevhawm pog yawg ntawm peb Hmoob, vim li cas ho muaj kev laig pog yawg?
  4. Puas yog teev hawm pog yawg thiaj li yog hwm niam txiv?
  5. Nrhiav paub lub ntsiab ntawm ob lus lo “pehawm” thiab “huab hwm”.
  6. Lo lus Tswv Yexus haiv hauv Mathais 10:37 lub ntsiab yog li cas?
  7. Dhau kev kawm paub saum, koj pom tias kev teev hawm pog yawg puas yog yam uas haum raws li Vajluskub qhia? Vim li cas?
  8. Nyeem cov nqe Vajluskub no thiab nrhiav paub:
  9. 1Kaul 10:17-22: Raws li Paulus tej lus qhia, tus ntseeg Yexus puas tsimnyog noj tej khoom uas twb muab fij rau dab, mlom lawm? Vim li cas?
  10. 1Kaul 10:23-31: Tus ntseeg Yexus yuav tsum muaj tus coojpwm li cas nrog rau tej khoom fij rau dab mlom? Vim li cas?
  11. Puas muaj ib tus mlom twg hloov Vajtswv lub chaw hauv koj lub neej? koj puas ua tag feem xyuam ntawm ib tus menyuam raws li Vajtswv tej lus qhia?
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 16.02.2025

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 16.02.2025

in NAM GIỚI on 11 Tháng Hai, 2025

Chúa nhật 16.02.2025

  1. Đề tài: VẤN ĐỀ CÚNG GIỖ.
  2. Kinh Thánh: Xuất 20:12; Ê-phê-sô 6:1-3; 1Ti 5:4-8.
  3. Câu gốc: “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác” (Xuất 20:3).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 25-27.
  5. Thể loại: Giải đáp thắc mắc.

* CHỈ DẪN: Giải đáp thắc mắc.

  1. Thông báo đề tài “Vấn Đề Cúng Giỗ” đến tất cả ban viên và thu thập những thắc mắc gởi cho ủy viên linh vụ.
  2. Ủy viên linh vụ mời người có kinh nghiệm thuộc linh và hiểu biết giáo lý giải đáp thắc mắc.
  3. Các câu hỏi phải sắp xếp theo đúng bố cục để người nghe dễ dàng hiểu được nội dung của chủ đề. Sau mỗi câu trả lời, cần dành ít phút để ban viên thảo luận hoặc hỏi thêm.
  4. Ban hướng dẫn cần kiên nhẫn tìm hiểu ban viên của mình và nêu lên những thắc mắc thay họ, vì có một số e ngại không dám hỏi. Ngoài ra ban hướng dẫn cũng nên soạn trước một số câu hỏi dựa theo nội dung của bài học, phòng khi có quá ít câu hỏi, bạn cũng có thể hoàn tất mục tiêu được đề ra cho buổi nhóm.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. NGƯỜI CƠ ĐỐC VIỆT NAM VỚI SỰ CÚNG GIỖ ÔNG BÀ.

Chữ cúng có nghĩa là dâng lên thức ăn hay lễ vật trong hình thức nhang đèn để tiếp xúc với người trong cõi vô hình. Còn giỗ là ngày kỷ niệm của người chết. Trong sự thờ cúng ông bà, ngày giỗ là ngày cúng tế rất linh đình! Chẳng những để bày tỏ lòng hiếu thảo, nhưng cũng để ông bà vui lòng phù hộ con cháu!

Đặt niềm tin nơi Kinh Thánh, người Cơ Đốc không thể chấp nhận, hay dung hòa sự thờ cúng tổ tiên trong bất cứ hình thức nào, vì những lý do sau đây:

  1. Loài người chỉ thờ phượng một mình Đức Chúa Trời.

Dùng câu “Cây có cội, nước có nguồn” để chỉ về tổ tiên là sai. Tổ tiên không phải là nguồn gốc để thờ lạy. Trong bài vị thờ tổ tiên chỉ ghi đến năm đời hay nhiều lắm là mười đời mà thôi (Cao, Tằng, Tổ, Khảo, Hiển). Nếu quá năm đời thì phải xóa bớt. Như vậy, thờ tổ tiên với sự xóa bớt dần thì đâu phải là nguồn gốc! Chỉ có Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa của loài người mới là nguồn gốc thật cho mọi người tôn thờ. Trong mười điều răn, Đức Chúa Trời đã qui định rõ bổn phận của con người là tôn thờ Đức Chúa Trời, nhưng hiếu kính cha mẹ. Nghĩa là Đức Chúa Trời phải ở ngôi vị trên hết, sự thờ phượng Ngài phải chiếm chỗ ưu tiên trong đời sống con người, không có bàn thờ nào khác chiếm chỗ của Chúa, hoặc đặt bên cạnh “bàn thờ” của Chúa (Xuất 20:1-11; Ma-thi-ơ 10:37). Nếu người Việt chúng ta đặt chữ hiếu làm đầu và cho việc không thờ cúng tổ tiên là bất hiếu, thì sự hiếu thảo trong việc thờ cúng tổ tiên, đã xúc phạm đến Đức Chúa Trời và phạm tội bội nghịch Ngài, vong ơn Trời là tội lớn dường nào!

  1. Không có sự trở về của người chết, không có sự phù hộ của người chết.

Theo sự bày tỏ của Kinh Thánh, chúng ta biết rằng việc cúng giỗ cho người chết là điều vô ích, hoặc cầu nguyện cho người chết là điều sai lầm. Vì khi qua đời, người ta hoặc được lên thiên đàng hay đi địa ngục, không có cơ hội thứ hai, không có ngục luyện tội như một số người tưởng!

  1. VẤN ĐỀ ĂN ĐỒ CÚNG.
  2. Người Cơ Đốc có nên ăn đồ cúng không?

Với vấn đề đồ cúng, trong vòng tín hữu Cô-rinh-tô có người cho rằng thần tượng là hư không, nên ăn đồ cúng không có gì là sai! Trong sự giải đáp của Phao-lô, chúng ta phân biệt những điểm sau đây (1Cô 10:17-31).

  1. Không nên ăn đồ cúng – trường hợp biết đó là đồ cúng – vì thần tượng là hư không, nhưng phía sau thần tượng là ma quỉ. Như vậy không phải người ta cúng cho thần tượng mà cúng cho ma quỉ. Do đó người Cơ Đốc không thể vừa thông công với Chúa qua Tiệc Thánh, mà lại thông đồng với ma quỉ qua đồ cúng!
  2. Không nên ăn đồ cúng – trường hợp biết đó là đồ cúng – vì biết rằng thần tượng là hư không, nhưng ăn đồ cúng như thế là làm cớ gây vấp phạm cho anh em yếu đuối.
  3. Trường hợp đến nhà ai mời dùng bữa, thì đừng vì lương tâm đặt vấn đề đồ cúng hay không. Cứ ăn chớ nghi ngại chi! Nhưng nếu nghi ngại, hoặc vì lương tâm của người khác, tốt hơn là đừng ăn!

Tóm lại, Phao-lô đặt nguyên tắc này cho các tín hữu “… hoặc ăn hoặc uống… hãy vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (c.31). Như vậy con cái Chúa ngồi dự tiệc cúng giỗ có làm vinh hiển Danh Chúa không? Cho dù không ăn đồ cúng trên bàn thờ, thì đồ ăn nấu dọn cũng đã mang tên của bữa ăn cúng giỗ rồi!

  1. Vài câu hỏi về vấn đề cúng giỗ.
  2. Người Cơ Đốc không thờ cúng ông bà, nhưng có thể giữ ngày “giỗ”, tức là kỷ niệm ngày ông bà chết không? Sự kỷ niệm ngày qua đời của cha mẹ, để nhắc lại công ơn của cha mẹ và gương sáng về đức tin của ông bà cho con cháu là điều tốt. Nhưng nếu điều này trở thành thông lệ, thì đó là thông lệ chẳng được hay, vì có thể tạo gánh nặng cho người này người kia. Hơn nữa tạo cho chúng ta cảm giác như có liên hệ với người chết! Gương sáng của ông bà cho con cái có thể nhắc lại cho con cháu trong bất cứ lúc nào có dịp chớ đâu phải đợi đến kỷ niệm ngày chết!
  3. Trong bối cảnh của gia đình thờ phượng tổ tiên là cả một thách thức đức tin của người tin Chúa. Làm thế nào để đối xử với gia đình lên án chúng ta là con bất hiếu? Vài gợi ý sau đây:

– Hãy bày tỏ sự hiếu kính cha mẹ như Lời Chúa dạy.

– Hãy kiên nhẫn cầu nguyện cho cha mẹ sớm biết Chúa.

– Hãy giải thích cho cha mẹ biết lý do tại sao bạn không dự cúng giỗ.

– Biết rằng không có sự hiện diện của vong hồn tổ tiên, nhưng sự khấn vái trước bàn thờ gia tiên là điều trái niềm tin của mình.

Tóm lại, chúng ta cần đối xử với gia đình trong đường lối hòa bình, trường hợp không giải quyết được sự xung khắc, chúng ta buộc phải trả giá cho niềm tin của mình! Hoặc chúng ta phải chịu mất mát điều nào đó, hoặc đôi lúc phải “tạm rời” gia đình một lúc nào đó! Nếu chúng ta trung thành với Chúa giữ đức tin mình, vấn đề chắc sẽ được Chúa giải quyết cách tốt đẹp.

Tóm lược

  1. Theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh, hiếu kính cha mẹ có nghĩa là tôn kính cha mẹ và hiếu thảo với cha mẹ trọn lúc cha mẹ còn sống.
  2. Hai điều sai lầm trong sự thờ phượng tổ tiên là: (1) Tổ tiên không phải là nguồn cội để thờ, mà chính là Đức Chúa Trời. (2) Không có sự trở về của người chết.
  3. Hai lý do không nên ăn đồ cúng là: Để không thông đồng với ma quỉ và để không làm cớ gây vấp phạm cho anh em yếu đuối.

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN.

  1. Xin tìm hiểu:
  2. Ý nghĩa của chữ giỗ và cúng?
  3. Trong sự thờ phụng ông bà của người Việt, tại sao phải có sự cúng giỗ?
  4. Có phải thờ cúng tổ tiên mới là hiếu thảo không?
  5. Tìm hiểu ý nghĩa khác nhau của chữ “tôn thờ” và “tôn kính”.
  6. Lời Chúa Giê-xu phán dạy trong Ma-thi-ơ 10:37 có nghĩa gì?
  7. Qua sự tìm hiểu trên, chúng ta nhận thấy, sự thờ cúng ông bà có phải là điều hợp lẽ với sự dạy dỗ của Kinh Thánh không? Tại sao?
  8. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:
  9. 1Cô-rinh-tô 10:17-22: Theo sự dạy dỗ của sứ đồ Phao-lô, người tin Chúa có nên ăn đồ cúng không? Tại sao?
  10. 1Cô-rinh-tô 10:23-31: Người tín hữu nên có thái độ như thế nào với đồ cúng? Tại sao?
  11. Có thần tượng nào chiếm chỗ của Đức Chúa Trời trong đời sống bạn không? Bạn có trọn bổn phận làm con theo như Lời Chúa dạy dỗ không?