Ngày: Tháng Tám 19, 2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. BÀI ÔN

BÀI KHẢO SÁT.

(Khoanh tròn câu trả lời đúng).

  1. Trong ví dụ “Người gieo giống”, hạt giống rơi vào bụi gai tượng trưng cho:
  1. Người không hiểu Lời Chúa.
  2. Người tạm thời tin Chúa.
  3. Người có niềm tin bị lụi tàn bởi cuộc sống bận rộn.

    2. Loại đất tốt tượng trưng cho:

  1. Người nghe hiểu, tin, làm theo Lời Chúa.
  2. Người tin theo Lời Chúa.
  3. Cả hai đều đúng.

    3. Người Giu-đag hét người Sa-ma-ri vì họ:

  1. Nghèo.
  2. Dân lai.
  3. Tàn bạo.

    4. Theo em, bí quyết để trở thành người lân cận tốt là:

  1. Có lòng nhân ái.
  2. Sửa đổi tâm tính.
  3. Hết lòng yêu mến Chúa.

    5. Khi rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, người con trai hoang đàng đã:

  1. Mặc cảm xa lánh mọi người.
  2. Quyết định quay trở về nhà.
  3. Trộm cắp.

    6. Trong ví dụ “Tình cha con”, qua hình ảnh người cha, em thấy Đức Chúa Trời:

  1. Yêu thương, tha thứ.
  2. Sẵn sàng tiếp nhận người có tội ăn năn.
  3. Cả hai đều đúng.

    7. Chúa Jêsus kể ví dụ về “Người trồng nho độc ác”với mục đích cho dân chúng biết:

  1. Ngài chính là Con Đức Chúa Trời xuống thế gian chết thay tội lỗi cho nhân loại.
  2. Nhân loại không tiếp nhận Ngài.
  3. Cả hai đều đúng.

    8. Chúa Jêsus cưỡi lừa tiến vào thành phố Giê-ru-sa-lem như một:

  1. Vị anh hùng.
  2. Vị vua.
  3. Vị tướng.

    9. Dân chúng mong muốn Chúa Jêsus:

  1. Giải cứu họ ra khỏi tội lỗi.
  2. Giải phóng họ ra ách thống trị của người La-mã.
  3. Cho họ cuộc sống giàu sang.

    10. Quân lính La-mã dễ dàng bắt Chúa Jêsus vì:

  1. Chỉ có Ngài và 11 sứ đồ.
  2. Các sứ đồ sợ hãi không bảo vệ Chúa.
  3. Ngài tự nguyện nộp mình.

    11. Bảng định tội Chúa Jêsus được gắn phía trên đầu thập tự giá, ghi bằng các thứ tiếng:

  1. La-tinh, Gờ-réc, Hê-bơ-rơ.
  2. La-tinh, Hy-lạp, Hê-bơ-rơ.
  3. Gờ-réc, Hê-bơ-rơ, Hy-lạp.

    12. Trong giờ phút đau thương trên thập tự giá, Chúa Jêsus đã tha thứ cho:

  1. Những người đóng đinh Ngài.
  2. Cho một tên cướp.
  3. Câu a đúng.
  4. Câu a và b đúng.

    13. Chúa Jêsus cùng đi với hai môn đồ về làng Em-ma-út, nhưng họ không nhận biết Ngài, vì:

  1. Họ bận cãi nhau.
  2. Lòng buồn rầu, thất vọng.
  3. Cả hai đều đúng.

    14. Chúa Jêsus phục sinh, chứng tỏ Ngài là:

  1. Con Đức Chúa Trời.
  2. Đấng sống đời đời.
  3. Cả hai đều đúng.

    15. Muốn trở thành người trong nhà Đức Chúa Trời, phải:

  1. Đi nhà thờ thường xuyên.
  2. Đời sống được đổi mới.
  3. Tham gia ban hát.

    16. Chúa Jêsus dạy khi cầu nguyện:

  1. Không lặp đi lặp lại.
  2. Không nói cố ý cho người khác nghe.
  3. Không nói nhỏ quá.
  4. Câu a, b đúng.

    17. Khi cầu nguyện, em nên:

  1. Thực lòng.
  2. Nhận biết sự yếu đuối của mình.
  3. Tin cậy Chúa.
  4. Cả ba đều đúng.

    18. Em làm chứng về Chúa bằng cách:

  1. Thuật lại ơn phước của Chúa cho người khác.
  2. Không phạm tội.
  3. Cầu nguyện giữa đám đông.

    19. Chúa Jêsus thẩm định giá trị của sự dâng hiến qua:

  1. Số tiền dâng nhiều hay ít.
  2. Tấm lòng yêu mến Chúa.
  3. Cả hai đều sai.

    20. Em có thể dâng hiến cho Chúa:

  1. Tiền bạc.       b. Thời gian.

    c. Khả năng.       d. Tấm lòng em.         

    e. Tất cả.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. BÀI ÔN

   Bạn thân mến!

   Trước hết, bạn dâng lời cảm ơn Chúa vì ba tháng đã trôi qua nhanh chóng, bạn đã trực tiếp cho các em“ăn thức ăn thuộc linh”. Bây giờ là lúc bạn nhìn xem thành quả của mình như thế nào? Các em có nhớ những gì bạn đã dạy không? Và một việc quan trọng là các em có làm theo Lời Đức Chúa Trời không? Thiết nghĩ, các em làm theo Lời Chúa là phần thưởng vô giá dành cho bạn.

   Bạn sẽ tuần tự ôn lại mười hai bài học qua bằng những cách sau.

  1. Chia tổ cho các em bắt thăm đóng kịch.
  2. Kể chuyện tiếp sức.
  3. Đố Kinh Thánh bằng trí nhớ.

   Bằng cách nào cũng được, miễn sao trong giờ ôn tập, các em vừa được vui chơi, vừa nhớ lại những gì đã học, đừng để quá căng thẳng trong giờ nầy. Nên chia làm hai tổ để thi đua.

   Sau khi ôn xong, bạn cho các em làm BÀI KHẢO SÁT trong Tập Học Viên. Khi chấm bài của các em, bạn cần chú ý học lực và khả năng của từng em. Có em làm bài nhanh và đúng, cũng có em làm chậm và sai sót. Bạn cần giúp đỡ các em yếu kém, và khen ngợi tất cả các em đã cố gắng làm bài.

   Bạn chính là động lực, là tấm gương sáng cho các em noi theo. Sự giảng dạy nhiệt tình, sự giúp đỡ tận tình, khen thưởng thật lòng của bạn là nguồn động viên cho các em làm theo lời Chúa. Bạn nên làm một bản “Tìm hiểu học sinh của bạn”, tham khảo mẫu dưới đây.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. VUI LÒNG DÂNG HIẾN

 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 21:1-4; Giăng 12:1-8; Công Vụ 4:32-37.

II. CÂU GỐC: “Mỗi người nên tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra, không phải phàn nàn hay là vì ép uổng; vì Đức Chúa Trời yêu kẻ dâng của cách vui lòng” (2Cô-rinh-tô 9:7).

III. BÀI TẬP.

  1. Sự dâng hiến của em.

   Em có cần phải dâng hiến không? Có lẽ nhiều em thiếu nhi thắc mắc về việc đó. Dựa vào bản sau, em suy nghĩ xem mình có thể dâng hiến những gì cho Chúa?

  1. Kết ước với Chúa.

   Tại sao không bắt đầu học tập dâng hiến cho Chúa? Em điền vào bản kết ước sau.

  1. Hãy tặng một món quà cho bạn em.

   Trong tuần nầy, em tặng cho bạn em một món quà. Có thể chọn một trong hai món quà tự làm sau đây để tặng bạn, anh em, hay cha mẹ.

  1. Trồng khoai: Đặt đầu nhọn của khoai lang hoặc khoai tây vào ly nước bằng cách ghim vài cây tăm để củ khoai khỏi rơi xuống (xem hình). Đợi của khoai mọc lá và rễ, chuyển sang chậu, mang tặng bạn.

      2. Em có thể dùng vải, giấy màu, hoặc giấy bìa, sáng tạo nên những hình ảnh mà em thích, như trái tim, thập tự giá, hình chữ nhật…rồi viết lên trên đó những điều mà em muốn nhắn gửi.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. VUI LÒNG DÂNG HIẾN

 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 21:1-4; Giăng 12:1-8; Công Vụ 4:32-37.

II. CÂU GỐC: “Mỗi người nên tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra, không phải phàn nàn hay là vì ép uổng; vì Đức Chúa Trời yêu kẻ dâng của cách vui lòng” (2Cô-rinh-tô 9:7).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Đức Chúa Trời muốn em dâng hiến tiền bạc, tài năng, thời gian, bản thân cho Chúa.

– Cảm nhận: Vui lòng dâng hiến vì em yêu mến Chúa và Đức Chúa Trời rất vui lòngvề thái độ đó.

– Hành động: Vạch kế hoạch dâng hiến tiền bạc, tài năng, thời gian và bản thân cho Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Kiểm tra các em đã gởi thiệp mời bạn mới chưa, trễ nhất là tuần nầy phải gởi, để các bạn tham gia quí tới.
  2. Hướng dẫn các em làm thủ công “Hộp dâng hiến”, giúp các em nhớ dâng hiến thường xuyên cho Chúa bằng nhiều cách có thể làm được.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Các em đã được nghe nói nhiều về tấm lòng của Đức Chúa Trời đối với các em, mà quan trọng nhất là Ngài cho các em trở thành con cái Ngài. Vì các em là con cái Chúa, nên Chúa muốn các em trở thành những người con khỏe mạnh, trưởng thành. Ngoài ra, Chúa còn muốn các em làm gì nữa? (Để các em suy nghĩ).

   Thật ra, Chúa muốn các em làm nhiều việc: Đọc Kinh Thánh, cầu nguyện và làm chứng về Chúa Jêsus. Hôm nay, các em sẽ học một điều nữa: Dâng hiến. Nhiều khi các em nghĩ dâng hiến là việc của người lớn. Nhưng các em nghĩ lại xem, sự suy nghĩ đó có đúng không? Các em sử dụng tiền bạc bamẹ chomỗi ngày như thế nào? Các emcó dâng hiến một phần số tiền nầy cho Chúa không? Hay các em cho mình quyền sử dụng hết số tiền đó, muốn làm gì thì làm? (Có thể có nhiều em không đồng ý dâng hiến, giáo viên nên lắng nghe các em giãi bày lý do, rồi tiếp tục giảng dạy, mong rằng lời Đức Chúa Trời thông qua bài học nầy được các em tiếp thu và vâng theo).

Bài học nầy giúp các em tìm hiểu những vấn đề chính của sự dâng hiến.

– Thái độ dâng hiến như thế nào?

– Dâng hiến những gì?

– Có cần dâng hiến không?

  1. Bài học.

(1) Thái độ dâng hiến.

     a. Sự dâng hiến của bà góa nghèo.

   Một hôm, Chúa Jêsus dạy dỗ dân chúng ở đền thờ xong, thì đi sang hành lang dành cho phụ nữ. Đó là một hành lang ngay phía trước đền thờ. Dọc theo tường hành lang có 13 thùng dâng hiến để các phụ nữ bỏ tiền vào đó dâng cho Đức Chúa Trời.

   Chúa Jêsus nhìn thấy nhiều người đàn bà mặc quần áo sang trọng bước vào, bỏ nhiều tiền vào thùng dâng hiến. Một lúc sau, một bà góa bước vào. Bà góa nầy mặc quần áo cũ kỹ, nhìn qua ai cũng biết bà rất nghèo, có lẽ chồng bà chết đã lâu, nên bà không có tiền mua quần áo mới. Nhưng bà góa nầy rất yêu mến Chúa, bà muốn dâng hiến cho Chúa một số tiền để bày tỏ lòng kính yêu Đức Chúa Trời. Thế là bà nhìn quanh, thấy không có ai chú ý liền rón rén bước đến thùng dâng hiến, bỏ vào đó hai đồng tiền, đơn vị tiềntệ nhỏ nhất thời đó, nhưng tấm lòng bà đối với Chúa thật lớn. Bà muốn dâng hiến vì bà vô cùng yêu thương Chúa.

   Bà góa nghèo rón rén bỏ tiền vào thùng xong, vội đi ngay. Bà không muốn mọi người thấy và chú ý đến mình. Nhưng Chúa Jêsus thấy rất rõ. Có lẽ không ai cảm động vì của lễ nhỏ nhoi của bà, nhưng Chúa Jêsus rất cảm động vì Ngài biết hai đồng tiền đó là tất cả những gì bà góa có. Sau khi dâng xong, bà sẽ không còn tiền để mua thứ căn trong ngày. Có thể nói, bà đã dâng hết tài sản của mình cho Chúa.

   Chúa Jêsus gọi các môn đồ đến, Ngài phán: “Bà góa nghèo khổ nầy đã dâng nhiều hơn tất cả những người kia!”

Các em thấy lạ không? Chúa Jêsus giải thích rõ rằng số tiền bà góa dâng hiến tuy ít ỏi, nhưng đó là tất cả những gì bà có. Còn những người giàu dâng hiến nhiều tiền, nhưng đó là tiền của dư thừa. Chúa Jêsus không đánh giá sự dâng hiến qua số tiền nhiều hay ít, mà Ngài đánh giá qua tấm lòng. Vì yêu mến Đức Chúa Trời, nên người đàn bà góa nghèo đã dâng hết cho Chúa số tiền ít ỏi của mình.

      b. Sự dâng hiến của Ma-thê và Ma-ri.

   Dâng hiến không có nghĩa là chỉ dâng tiền bạc cho Chúa, mà chúng ta còn có thể dâng nhiều thứ khác cho Đức Chúa Trời. Có một lần, Chúa Jêsus cùng các môn đồ đến thăm một gia đình nọ, chúng ta xem họ dâng hiến cho Chúa những gì?

   Đó là gia đình của ba anh em: La-xa-rơ, Ma-thê và Ma-ri. Các em còn nhớ những người nầy không? (Cho các em nhắc sơ lại). Gia đình nầy rất yêu mến và biết ơn Chúa, vì Ngài đã làm nhiều điều cho họ.

   Hôm đó, trong khi Ma-thê chuẩn bị bữa ăn tối để đãi Chúa Jêsus, thì Ma-ri lấy chai dầu cam tùng hương nguyên chất rất quí giá, đổ dầu ra xức chân Chúa, rồi lấy tóc mình lau chân Ngài, hương thơm ngào ngạt khắp nhà (Giăng 12:3). Thấy hành động của Ma-ri, có người tức giận nói: “Thật phí của! Bình dầu thơm nầy rất qúi giá, sao chị không đem bán, lấy tiền giúp người nghèo!”

   Chúa Jêsus không trách Ma-ri. Ngài biết Ma-ri dâng hiến để tỏ lòng yêu mến Ngài. Chúa Jêsus phán: “Hãy để mặc người, người đã để dành dầu thơm nầy cho ngày chôn xác Ta”.

   Như vậy, Ma-ri và Ma-thê đã dâng hiến gì cho Chúa Jêsus? (Cho các em trả lời. Ma-thê đã dâng hiến tài năng và thời gian để chuẩn bị bữa tối thật ngon đãi Chúa, còn Ma-ri dâng hiến lòng yêu mến, giống như người đàn bà góa dâng hết mọi thứ mình có. Ma-ri và Ma-thê đã làm điều mình có thể làm được).

   Theo các em, sự dâng hiến của Ma-thê và Ma-ri có bằng sự dâng hiến của người đàn bà góa nghèo khổ không? (Nếu các em không biết trả lời, giáo viên có thể đợi dạy hết bài rồi hỏi lại).

     c. Sự dâng hiến của một địa chủ.

   Các em xem sự dâng hiến của một người khác: Một địa chủ. Sau khi Chúa Jêsus về trời, các môn đồ thành lập một Hội Thánh ở Giê-ru-sa-lem. Mục tiêu của Hội Thánh là hầuviệc và thờ phượng Chúa. Vì yêu mến Đức Chúa Trời nên họ nhóm lại, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.

   Lúc đó, các tín đồ đều cho rằng tất cả mọi thứ họ có được như: Ruộng đất, trâu bò, nhà cửa…đều do Đức Chúa Trời ban cho. Các tín đồ ở Giê-ru-sa-lem muốn được sống một cuộc sống mà mọi thứ đều là của chung. Những người giàu có bán ruộng đất, đem tiền dâng hiến cho Hội Thánh, Hội thánh dùng số tiền nầy giúp đỡ những tín đồ nghèo khổ, những người đàn bà góa. Họ làm vậy hoàn toàn vì yêu mến Chúa, chứ không ai ép buộc, họ vui lòng dâng hiến.

   Nổi bật nhất là một địa chủ tên Ba-na-ba. Ông yêu Chúa vô cùng, nên bán ruộng đất, sản nghiệp của mình, dâng hết tiền bạc cho Chúa, không để lại đồng nào cho bản thân. Khi chia sẻ hết gia tài của mình cho các con cái Chúa trong Hội Thánh, Ba-na-ba không mất mát mà ngược lại, người sống vui sướng nhất là ông.

(2) Của lễ quí giá nhất.

   Bây giờ, các em so sánh sự dâng hiến của Ma-thê, Ma-ri, Ba-na-ba và của người đàn bà góa nghèo khổ? Đức Chúa Trời thấy thế nào? (Đợi các em suy nghĩ và nêu ý kiến, giáo viên cần nhấn mạnh: Đức ChúaTrời không xem trọng tiền dâng hiến nhiều hay ít, mà Ngài xem trọng tấm lòng người đó đối với Ngài). Trong mắt Đức Chúa Trời, cả bốn sự dâng hiến ấy đều đẹp lòng Chúa, vì cả bốn người đều vui lòng dâng hiến, chứng tỏ họ rất yêu mến Đức Chúa Trời.

   Ngoài tiền bạc, chúng ta có thể dâng hiến nhiều thứ. Ma-thê dâng hiến những gì? (Thời gian, khả năng). Còn Ma-ri cũng không dâng hiến tiền bạc, mà dâng hiến bình dầu, có lẽ là thứ quí giá nhất mà cô có.

   Sự dâng hiến của bốn người: Bà góa, Ba-na-ba, Ma-thê, Ma-ri giống và khác nhau ở chỗ nào? (Cho các em trả lời. Cần nhấn mạnh: Dâng hiến không chỉ là tiền bạc, mà còn là thời gian, tài năng, hoặc chia sẻ với bạn bè trong Hội Thánh những gì mình có).

   Các em cùng thảo luận ví dụ cụ thể sau.

   Em cầu nguyện xin Chúa cho có tiền mua bộ đồ chơi xe lửa. Bây giờ em đã có đủ. Nhưng Chúa cảm động em dâng hiến. Em có dâng hiến một phần số tiền đó cho Chúa không? Nếu dâng hiến thì em không đủ tiền mua đồ chơi nữa. Bây giờ có hai cách: (1)Mua đồ chơi trước, sauđó để dànhtiềndânghiến sau. (2) Dâng hiến trước, rồi để dành tiền mua bộ đồ chơi sau. Em chọn cách nào? Tại sao? (Giúp các em hiểu: Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện của em, em phải tạ ơn Ngài. Bây giờ em có khả năng dâng hiến, nhưng em cứng lòng không chịu làm, dần dần em sẽ rơi vào tình trạng không bao giờ thỏa mãn với những gì mình có, không biết tạ ơn Chúa, và không bao giờ dâng hiến. Nên nhớ rằng Chúa ban cho các em năng lực làm việc, và Ngài không bao giờ phụ lòng người đã vui lòng dâng hiến cho Ngài).

  1. Ứng dụng.

   Các em thân mến! Có khi nào các em thắc mắc như thế nầy chưa? “Chúng ta dâng hiến cho Hội Thánh, sao lại nói dâng hiến cho Chúa?” (Số tiền dâng hiến đó được sử dụng để làm công việc Chúa).

Tóm lại: Sau khi học bài nầy, các em nhận được sự dạy dỗ gì về sự dâng hiến? (Khuyến khích các em trả lời).

– Thứ nhất: Chúa Jêsus không nhìn vào của dâng mà nhìn lòng tấm lòng của người dâng. Tấm lòng quan trọng hơn của lễ, nên các em không cần e ngại khi mình chỉ có số tiền dâng ít quá. Nếu ít nhưng tấm lòng em yêu mến Chúa và dâng với thái độ trân trọng thì các em vẫn được Chúa khen ngợi.

– Thứ hai: Em không nên nghĩ rằng: “Em còn nhỏ nên chưa có chi dâng cho Chúa!”. Có thể dâng hiến cho Chúa thời gian  (đọc Kinh Thánh, thờ phượng Chúa, quét dọn nhà thờ, thăm viếng…), khả năng (hát, trang trí phòng học, tiếp đón bạn mới…), dâng hiến chính bản thân mình cho Chúa. Khi các em làm cho một ai thì cũng là các em đang làm cho Chúa. Những ngày qua các em đã sắp xếp thời gian dành cho Chúa như thế nào? Các em miễn cưỡng dâng hiến hay xuất phát từ tấm lòng yêu mến Chúa. Nên nhớ Chúa Jêsus yêu mến những người dâng hiến cách vui lòng, và dĩ nhiên Ngài sẽ ban phước cho người đó.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. CHỨNG NHÂN NHỎ CỦA CHÚA

 

I. KINH THÁNH: Mat 28:16-20; Công1:8; 4:13-22; 11:19-26.

II. CÂU GỐC: “Tôi xin nhắc lại sự nhân từ của Đức Giê-hô-va, và sự ca ngợi Đức Giê-hô-va, Vì mọi điều Đức Giê-hô-va đã làm cho chúng ta” (Ê-sai 63:7a).

III. BÀI TẬP.

  1. Làm chứng là gì?

   Khi em chứng kiến một việc xảy ra, em có thể kể lại việc đó một cách trung thực không? Khi xem một trận bóng đá hay, em có bàn luận và khen các cầu thủ giỏi không?

Vậy làm chứng là gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Chứng nhân nhỏ của Chúa.

   Em có biết Cơ Đốc Nhân có nghĩa là “Người làm chứng cho Đấng Christ” không? Em chính là chứng nhân nhỏ của Chúa. Vậy em làm chứng điều gì về Chúa?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Kể với mọi người những việc Chúa đã làm.

   Em sẽ kể với ai những việc kỳ diệu mà Chúa Jêsus đã làm cho em? Bạn bè? Anh chị em? Cha mẹ? Cô chú?

Hãy viết tên họ dưới đây.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Em sẽ làm gì?

Ví dụ gặp tình huống dưới đây, em sẽ làm chứng cho Chúa bằng cách nào?

   Em và một người bạn đi tắm sông, bỗng bạn em bị chuột rút, chới với kêu cứu. Không có ai ở đó để giúp đỡ, em rất sợ nhưng vẫn cố bơi đến bên bạn và dìu bạn vào bờ, trong lòng thầm cầu nguyện xin Chúa cứu giúp. Bạn em được cứu sống, mọi người đều khen ngợi em dũng cảm và nhanh nhẹn. Lúc đó, em sẽ nói gì với mọi người?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. CHỨNG NHÂN NHỎ CỦA CHÚA

 

I. KINH THÁNH: Mat 28:16-20; Công1:8; 4:13-22; 11:19-26.

II. CÂU GỐC: “Tôi xin nhắc lại sự nhân từ của Đức Giê-hô-va, và sự ca ngợi Đức Giê-hô-va, Vì mọi điều Đức Giê-hô-va đã làm cho chúng ta” (Ê-sai 63:7a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Làm chứng về Chúa Jêsus là mệnh lệnh của Ngài. Các môn đồ đã vâng lệnh Chúa làm chứng về Ngài từ Giê-ru-sa-lem đến khắp thế giới.

– Cảm nhận: Nếu ai đã nhận được ơn thương xót của Chúa, thì sẽ thuật lại sự nhân từ của Ngài cho người khác.

– Hành động: Làm chứng cho Chúa Jêsus cho gia đình và bạn bè.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Hướng dẫn các em tự làm một tấm thiệp, mặt sau viết kinh nghiệm được cứu của mình và gởi đến một người bạn chưa biết Chúa, mời bạn ấy đến lớp Trường Chúa nhật.
  2. Mời một vài em chuẩn bị bài làm chứng ngắn về tình yêu thương của Chúa Jêsus dành cho mình, để tuần sau chia sẻ với các bạn trong lớp.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   (Ôn lại lời giải đáp cho câu hỏi Đức Chúa Trời muốn các em làm gì? Đức Chúa Trời muốn các em trở thành con cái Ngài, đọc Kinh Thánh và cầu nguyện mỗi ngày). Bài học hôm nay sẽ cho các em biết Đức Chúa Trời còn muốn các em làm gì nữa?

   Ví dụ như các em là một trong mười hai sứ đồ của Chúa Jêsus, các em đã ở cùng Chúa ba năm. Bây giờ các em có muốn làm chứng về sự dạydỗ và quyền phép của Ngài không? Các em sẽ kể về việc gì? (Giúp các em ôn lại các phép lạ Chúa Jêsus đã làm như: Khiến sóng gió yên lặng, chữa lành người bệnh, đuổi qủi, gọi La-xa-rơ sống lại, Chúa phục sinh…).

   Sau khi sống lại, Chúa Jêsus ở thế gian thêm 40 ngày nữa, rồi Ngài lên núi Ô-li-ve ở bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem. Tại đó Chúa Jêsus rời các môn đồ mà về trời. Trước khi về trời, Ngài để lại cho các môn đồ và cho cả các em nữa một mệnh lệnh! Đó là gì? (“Làm chứng về Ta”- CôngVụ 1:8).

   Làm chứng là gì? (Hướng dẫn các em viết câu trả lời vào sách Học Viên). Làm chứng là thấy rõ hoặc biết rõ các việc xảy ra, và nói lại cho người khác nghe).

   Chúa Jêsus dặn các môn đồ đi khắp các nơi làm chứng về Ngài. Chúng ta xem các môn đồ đã thực hiện mệnh lệnh của Chúa như thế nào nhé!

  1. Bài học.

(1) Đức Thánh Linh giúp đỡ cho sự làm chứng.

   Sau khi Chúa Jêsus về trời, các môn đồ trở về thành Giê-ru-sa-lem. Lúc đó, có một phép lạ xảy ra. Đức Thánh Linh giáng lâm, ngự vào lòng các môn đồ, làm thay đổi đời sống  của họ, làm họ can đảm, dũng cảm hơn. Các em còn nhớ khi Chúa Jêsus bị bắt, các môn đồ đã chạy trốn khắp nơi, thậm chí Phi-e-rơ còn chối Chúa nữa. Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng lâm, đã ban cho họ sức mạnh, sự can đảm, và quyền năng để đi ra làm chứng về Chúa Jêsus. Phi-e-rơ lúc trước sợ hãi, không dám nhận mình là môn đồ của Chúa Jêsus, nhưng nay thì công khai làm chứng về Chúa Jêsus giữa đám đông. Các môn đồ đi đến đâu, giảng đến đó rằng: “Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, tin Ngài sẽ được cứu rỗi”.

   Không phải ai cũng tin, vì thế, các môn đồ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng họ đã nhờ cậy Đức Thánh Linh dẫn dắt họ hoàn thành sứ mệnh được giao, đến nỗi lời làm chứng của Phi-e-rơ đã đưa ba ngàn người tin nhận Chúa Jêsus.

(2) Làm chứng tại Giê-ru-sa-lem.

“Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các con thì các con sẽ nhận lấy quyền năng và làm chứng nhân cho Ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri cho đến cùng trái đất.” (Công Vụ 1:8). Đó là lời Chúa Jêsus dặn các môn đồ. Trước khi làm chứng khắp mọi nơi, họ phải làm chứng ngay tại nơi họ ở, là Giê-ru-sa-lem. Các môn đồ làm theo lời Chúa dạy, và Tin Lành được truyền giảng khắp thành phố Giê-ru-sa-lem (Giáo viên vừa nói vừa chỉ thành Giê-ru-sa-lem trên bản đồ).

   Phi-e-rơ cùng các môn đồ thường hay giảng đạo ở đền thờ. Một hôm, Phi-e-rơ và Giăng đến đền thờ cầu nguyện. Họ thấy một người què ngồi ăn xin nơi cửa đền thờ. Phi-e-rơ và Giăng thấy thương người què quá, hai ông tin chắc Chúa Jêsus có quyền năng chữa lành cho người què nầy. Đức Thánh Linh cảm động lòng Phi-e-rơ, ông cầu nguyện: “Nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ ở Na-xa-rét, hãy bước đi!” Vừa cầu nguyện, ông vừa nắm tay người què kéo đứng lên. Bỗng nhiên, bàn chân và mắt cá chân của người què trở nên cứng cáp. Người què vùng đứng dậy, bước đi theo Phi-e-rơ và Giăng vào đền thờ, vừa đi vừa nhảy, vừa ca ngợi Đức Chúa Trời. Mọi người chứng kiến đều kinh ngạc chạy theo xem. Nhân cơ hội đó, Phi-e-rơ làm chứng về Chúa Jêsus, số người tin Chúa tăng lên được năm ngàn người. Nhưng khi các thầy tế lễ, các thầy thông giáo biết được thì nổi giận, sai bắt giam Phi-e-rơ và Giăng vào ngục để hôm sau đem ra xét xử.

   Cuối cùng, Phi-e-rơ và Giăng được thả ra với lời cảnh cáo không được nhân danh Chúa Jêsus giảng đạo nữa, nếu không họ sẽ trừng phạt. Theo các em, hai sứ đồ nầy có thái độ thế nào trước lời đe dọa nầy? Sợ hãi chăng? Những Phi-e-rơ và Giăng trả lời: “Xin các ông hãy suy xét, trước mặt Đức Chúa Trời có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng? Vì chúng tôi không thể không nói về những điều mình đã thấy và nghe.” (CôngVụ 4:19-20). Họ thẳng thắn trả lời, vì Đức Thánh Linh cho họ sự can đảm.

   Thế là, dù bắt bớ, khó khăn nhưng các sứ đồ tiếp tục trung thành làm chứng về Chúa Jêsus. Ê-tiên vì rao giảng về Chúa Jêsus nên bị bắt giam, rồi sau đó bị đem ra ngoài thành ném đá chết. Kinh Thánh nói, trước khi chết, Ê-tiên cầu nguyện:  “Lạy Chúa là Đức Chúa Jêsus, xin tiếp lấy linh hồn con.” (Công Vụ 7:59). Chỉ có những người nhận biết và yêu Chúa Jêsus mới cầu nguyện cho kẻ giết hại mình (Giáo viên nhấn mạnh: Lời nói, hành động, việc làm của Ê-tiên đều làm chứng về Chúa Jêsus).

(3) Làm chứng khắp thế giới.

   Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các con thì các con sẽ nhận lấy quyền năng và làm chứng nhân cho Ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri cho đến cùng trái đất.”  (CôngVụ 1:8).

   Nếu những người giết chết Ê-tiên tưởng rằng sẽ dập tắt Tin lành, thì họ đã sai lầm, vì nhiều sứ đồ vẫn tiếp tục truyền giảng Tin Lành ở thành Giê-ru-sa-lem. Càng bị bắt bớ, thì Tin Lành càng được truyền đi nhanh chóng. Một số người vì giảng đạo mà bị đuổi ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem. Nhưng Kinh Thánh nói: “Vậy, những người bị tan lạc đi từ nơi nầy đến nơi khác truyền giảng Tin Lành” (Công Vụ 8:4). Đúng như lời Chúa Jêsus đã dặn, Tin Lành được truyền đi từ Giê-ru-sa-lem. Các sứ đồ phái Phi-líp đến Sa-ma-ri truyền đạo, sau nầy Chúa sai ông đi đến thành Ga-xa (Giúp các em tìm xứ Sa-ma-ri và thành Ga-xa trên bản đồ).

   Trên đường đến thành Ga-xa, Phi-líp gặp quan thái giám nước Ê-thi-ô-bi đang ngồi trên xe đọc Kinh Thánh. Trước đây, vị thái giám nầy đã tin Đức Chúa Trời, nhưng chưa hiểu Kinh Thánh. Phi-líp liền giảng giải về Chúa Jêsus đã được chép trong Kinh Thánh Cựu ước. Quan thái giám Ê-thi-ô-bi cảm động và muốn làm phép báp-tem, nên khi gặp chỗ có nước, Phi-líp đã làm phép báp-tem cho ông, để ông mang Tin Lành về rao giảng ở quê hương của ông.

   Còn Phi-líp tiếp tục lên đường đến thành A-xốt, Giốp-bê, và Ly-đa. (Ghi những địa điểm nầy lên bảng). Ông giảng Tin Lành khắp các thành nào mình ghé qua.

   Trong lúc đó, Chúa sai Phi-e-rơ lên phía Bắc thành Sê-sa-rê. Trong thành Sê-sa-rê có một người tên là Cọt-nây, làm đội trưởng của một đội binh. Ông là người đạo đức, kính sợ Đức Chúa Trời. Phi-e-rơ vâng lệnh Chúa đến truyền đạo cho ông, ông và nhiều người đã tin Chúa Jêsus.

   Tin Lành về Chúa Jêsus giống như hạt giống tốt được gió mang đi khắp nơi. Các sứ đồ đi đến đâu cũng truyền giảng Tin Lành đến đó. Kinh Thánh nói: “Số người tin và trở lại cùng Chúa rất nhiều” (Công Vụ 11:21). Hội Thánh ở Giê-ru-sa-lem hay tin tại An-ti-ốt có nhiều người tin Chúa, nên phái Ba-na-ba đi đến đó. Sau-lơ (người lúc trước sốt sắng trong việc bắt bớ các tín đồ, sau nầy tin theo Chúa) cùng đi với Ba-na-ba. Hai người đã hầu việc Chúa tại An-ti-ốt được một năm.

   Trong lúc Ba-na-ba và Sau-lơ ở thành An-ti-ốt, một tiên tri tên là A-ga-bút  được Đức Thánh Linh hướng dẫn nói tiên tri rằng, sẽ có sự đói kém xảy ra trên khắp thế giới. Đúng như lời tiên tri, nạn đói kém xảy ra, các tín đồ liền quyên góp tiền bạc nhờ Ba-na-ba và Sau-lơ mang về giúp đỡ các tín hữu tại Giê-ru-sa-lem. Đây cũng là một cách làm chứng cho Chúa, thể hiện tình yêu thương và quan tâm lẫn nhau.

  1. Ứng dụng.

   Các em thân mến! Nếu các em là con cái Đức Chúa Trời, thì hôm nay Chúa muốn nói với các em rằng: “Hãy theo Ta, làm chứng cho Ta, Ta sẽ ban sức mạnh cho con”.

   (Hướng dẫn các em làm bài tập trong Tập Học Viên. “Làm chứng là gì?”  “Làm chứng điều gì?”). Làm chứng là nói lên những điều mình thấy, mình cảm nhận, những điều mình biết rõ cho mọi người cùng biết. Con cái Chúa phải làm chứng về Chúa Jêsus cho mọi người. Như vậy, lời giải đáp của câu hỏi: “Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm gì?” được bổ sung thêm: Làm chứng cho Chúa Jêsus.

   Các em có ý nghĩ mình còn nhỏ, làm sao có thể làm chứng cho Chúa không? (Cho các em trả lời). Đức Chúa Trời không đòi hỏi các em phải đi khắp nơi như các sứ đồ. Chúng ta cùng xem câu gốc nói gì? (Mời một em đọc Ê-sai 63:7a, một em khác đọc Mác 5:19). Câu gốc dạy các em làm chứng bằng cách nào? (Nói ra và ca ngợi những việc Chúa đã làm cho các em).

   Nếu các em đã là con cái Đức Chúa Trời, thì việc làm, thái độ, lời nói của các em ảnh hưởng đến danh Chúa, cũng như con cái ảnh hưởng đến danh dự của gia đình vậy. Ví dụ: Khi các em làm điều sai trái, mọi người sẽ nói rằng: “Đó là con ông A, thật là xấu!”, ba mẹ em sẽ bị mọi người chê cười. Tương tự như vậy, khi một tín đồ làm chuyện sai trái, người khác cũng nói: “Nhìn kìa, tín đồ mà vậy đó hả?!” Điều nầy khiến người ta chê cười danh Chúa.

   Tóm lại, Lời Chúa dạy các em làm chứng bằng cách nào? (Cho các em trả lời). Các em có thể nói những gì? (Chúa đáp lại lời cầu nguyện của em, Chúa tha tội cho em, Chúa giúp em vượt qua mọi khó khăn…). Các em bày tỏ lòng yêu thương và quan tâm mọi người cũng là cách làm chứng về Chúa.

   Hướng dẫn các em làm bài tập “Em sẽ làm gì?” để các em hiểu rõ cách làm chứng cho Chúa Jêsus trong cuộc sống hằng ngày.

*Câu hỏi thảo luận.

Câu chuyện “Em sẽ làm gì?” Trong Tập Học Viên.

   Trong tình huống đó, em có thể làm chứng cho Chúa được không? Em sẽ làm gì? Nói gì? (Em cầu nguyện xin Chúa cho em sự can đảm và sức mạnh). Khi em cầu nguyện, mọi người có cười trêu chọc em không?

   Làm chứng cho Chúa Jêsus là nhiệm vụ của các sứ đồ ngày xưa, cũng là nhiệm vụ của các em ngày hôm nay. Khi Chúa Jêsus giao nhiệm vụ nầy, Ngài hứa ban cho các em sức mạnh (Công Vụ 1:8). Tuần nầy, các em nên làm chứng về Chúa Jêsus cho bạn! Mong các em sẽ là những chứng nhân nhỏ cho Chúa Jêsus trong thế gian nầy.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 10. HỌC TẬP CẦU NGUYỆN

 

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 6:5-15.

II. CÂU GỐC: “Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời”(Phi-líp 4:6).

III. BÀI TẬP.

  1. Cầu nguyện là gì?

   Có lẽ em có nhiều suy nghĩ về sự cầu nguyện. Có cần dùng những câu, chữ đặc biệt để cầu nguyện với Chúa không? Có nhiều việc khó nói nên lời, làm sao cầu nguyện được? Cầu nguyện có thực sự là cách tốt nhất để giải quyết mọi khó khăn không?…

   Thật ra, cầu nguyện là thưa chuyện cùng Chúa, nói với Chúa cảm nghĩ vui buồn của em, nên không cần dùng những câu, chữ đặc biệt. Ngài sẵn lòng nghe em nói từ việc nhỏ nhặt nhất đến việc lớn nhất. Ngài là người bạn tốt, lúc nào cũng sẵn lòng chia sẻ cùng em mọi niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống hằng ngày.

      a. Em cần phải tạ ơn Chúa những việc gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      b. Em mong muốn Chúa làm gì cho em?

……………………………………………………………………………………………

      c. Em mong muốn Chúa làm gì cho những người khác?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      d. Em có cần Chúa tha thứ cho em không? Tại sao?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

     e. Em có cần Chúa giúp đỡ khi đối mặt với cám dỗ không? Tại sao?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Em có thường hay buồn không?

   Rất nhiều người hay phiền muộn, sầu não. Kinh thánh nói khi đó, chỉ cần thưa với Chúa. Hiện giờ, em có nỗi buồn gì không? (Trong học tập, bạn bè, gia đình…)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Bảng cầu nguyện.

   Tuần nầy, em nói với Chúa mọi điều. Nên nhớ rằng không phải lúc nào Chúa cũng làm theo ý em, nhưng Ngài yêu thương em, và làm mọi việc vì ích lợi cho em. Bảng dưới đây nhắc nhở em trò chuyện với Đức Chúa Trời mỗi ngày.

  Trò chuyện với Chúa Nơi trò chuyện với Chúa Việc ca ngợi Chúa Việc tạ ơn Chúa Việc cầu xin Chúa
Chủ nhật          
Thứ hai          
Thứ ba          
Thứ tư          
Thứ năm          
Thứ sáu          
Thứ bảy          
BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 10. HỌC TẬP CẦU NGUYỆN

 

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 6:5-15.

II. CÂU GỐC: “Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời”(Phi-líp 4:6).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Cách cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Chúa Jêsus là Đấng lắng nghe và nhậm lời cầu nguyện của em.

– Hành động: Sửa chữa những sự sai trái trong khi cầu nguyện và trình dâng mọi điều cầu xin của em cho Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Giúp các em vạch ra thời gian biểu cầu nguyện trong một tuần (theo mẫu trong Tập Học Viên, trang 26).
  2. Giáo viên sưu tầm một số câu chuyện về Chúa đáp lời cầu nguyện của các em thiếu nhi, để khích lệ các em trong sự cầu nguyện.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

(Cùng các em ôn lại câu hỏi tuần trước: Đức Chúa Trời muốn các em làm gì? Tuần nầy, Đức Chúa Trời còn muốn các em làm gì nữa?)

   Các em cần phải hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời đối với các em. Bằng cách nào? (Cho các em trả lời). Mời một em đọc 1Phi-e-rơ 2:2 Anh em hãy khao khát sữa thiêng liêng thuần khiết như trẻ sơ sinh, để nhờ đó anh em được lớn lên trong sự cứu rỗi”. Câu Kinh Thánh nầy khuyên các em nên đọc Kinh Thánh như thế nào? (Như trẻ con ham thích sữa). Trẻ con sinh ra cần sữa mẹ để sống và lớn lên. Còn đời sống thuộc linh của các emcó lớn lên hay không là nhờ đọc Kinh Thánh. Khi em bé lớn lên thì bắt đầu bập bẹ nói, cũng vậy, khi đời sống tâm linh của các em đã lớn lên, ngoài việc học Lời Chúa, em còn phải trò chuyện với Chúa nữa. Các em là con cái Chúa, Ngài mong muốn các em lớn lên một cách mạnh khỏe. Lớn lên ở đây không chỉ có nghĩa là cơ thể cao lớn mạnh khoẻ, mà còn có ý nghĩa gì nữa không? (Ngày càng hiểu và làm theo ý muốn của Chúa).

  1. Bài học.

(1) Noi gương cầu nguyện của Chúa Jêsus.

   Kinh Thánh nói: “Vậy, anh em hãy trở nên những người bắt chước Đức Chúa Trời như các con yêu dấu của Ngài” (Ê-phê-sô 5:1). Câu Kinh Thánh nầy dạy chúng ta phải noi gương Chúa Jêsus. Ngài đã để cho chúng ta một gương về sự cầu nguyện. Tuy Chúa Jêsu sở thế gian một thời gian ngắn ngủi và bận rộn, nhưng Ngài vẫn thường một mình cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cho biết khi mọi người còn đang ngon giấc, thì Chúa Jêsus đã thức dậy và một mình đi đến nơi thanh vắng để cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Nhiều khi Ngài cầu nguyện vào chiều tối, thậm chí có khi suốt đêm, như khi chọn 12 sứ đồ. Trong tất cả mọi việc từ nhỏ đến lớn, các em phải cầu nguyện với Chúa, và khi cầu nguyện, các em cũng phải biết cách cầu nguyện như thế nào để đẹp lòng Chúa. Chúa Jêsus dạy các em cầu nguyện trong Ma-thi-ơ 6:5-15.

(2) Chúa Jêsus dạy chúng ta cầu nguyện.

   Cầu nguyện là gì? (Hướng dẫn các em viết câu trả lời vào Tập Học Viên).

   Xem Ma-thi-ơ 6:5-8 (Giáo viên cho các em đọc kỹ phân đoạn Kinh Thánh đó, rồi để các em thảo luận với nhau về cách cầu nguyện).

   Các em thân mến! Có phải Chúa Jêsus dạy chúng ta không được cầu nguyện ở nơi đông người không? (Nói rõ nơi đông người là nơi nào, cầu nguyện trong Hội Thánh thì sao?) Chúa Jêsus dạy rằng cầu nguyện không phải để được người khác nghe thấy, hoặc khen ngợi. Vào thời Chúa Jêsus, các thầy tế lễ, các thầy thông giáo ưa dùng lời lẽ văn vẻ dài dòng để cầu nguyện trước mặt dân chúng. Chúa Jêsus nói: “Họ đã được phần thưởng của mình rồi”. Họ muốn mọi người khen ngợi thì họ đã được, Đức Chúa Trời không ban phước cho họ. Vì vậy, khi cầu nguyện, phải nhớ các em đang cầu nguyện với Chúa, chứ không phải với con người.

   Chúa Jêsus nói các em phải tìm nơi kín đáo, vắng vẻ để cầu nguyện, điều đó có nghĩa gì? (Chúng ta cần có thời gian để cầu nguyện một mình. Dĩ nhiên cầu nguyện với cha mẹ, bạn bè rất cần thiết, nhưng các em cũng phải có thời gian cầu nguyện riêngtưvới Chúa).

   Trong nhà các em có chỗ nào thích hợp để cầu nguyện không? (Các em có thể kể vài nơi như phòng ngủ, trên gác, vườn hoa…). Nếu các em không có phòng riêng, mà mấy anh chị em ở chung một phòng, thì nên sắp xếp thời gian với anh chị để mỗi người đều có thời gian cầu nguyện một mình trong phòng. Ngày xưa, Chúa Jêsus cũng không có nhà cửa, phòng riêng. Ngài thường lên núi hay ra vườn cầu nguyện.

   Tóm lại, các em cần nhớ hai vấn đề chính.

      a. Cầu nguyện là nói chuyện đơn giản và chân thật với Chúa chứ không phải bằng lời nói văn hoa, màu mè.

       b. Cần tìm một nơi yên tĩnh để cầu nguyện một mình.

   Ma-thi-ơ 6:7 còn nhắc các em một điều quan trọng, đó là “đừng dùng những lời sáo rỗng như dân ngoại”. Điều nầy có nghĩa gì? (Tức là lặp đi lặp lại một lời nói vô nghĩa, không nhớ đang nói với ai, nói cái gì…)

   Khi cầu nguyện, người nghe là Đức ChúaTrời vô cùng yêu thương các em và quyền năng, nên các em không cần phải lặp đi lặp lại một lời nói, vì Chúa là Đấng biết trước những lời các em cầu xin, chỉ cần nói với Chúa bằng lời nói chân thành, đơn giản, xem Chúa như người cha hoặc người bạn tốt. Hãy nói với Chúa về những cảm nghĩ trong lòng, và tạ ơn Chúa về những gì Ngài đã làm cho các em.

(3) Chúa Jêsus dạy bài cầu nguyện chung.

   Một hôm, các môn đồ thưa với Chúa: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện”. Thế là Chúa Jêsus dạy họ bài cầu nguyện chung. Chúa phán: “Các con hãy cầu nguyện như thế nầy” (Gọi một em đọc Ma-thi-ơ 6:9-13).

   Nhiều khi các em chỉ cầu nguyện xin Chúa những gì các em muốn. Các em nên xem lời cầu nguyện của Chúa Jêsus dạy: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” nhắc các em nhớ rằng Đức Chúa Trời giống như một người cha hết lòng yêu thương và chăm lo cho con cái mình.

  “Danh Cha được tôn thánh”. Các em đang cầu nguyện với một Đức Chúa Trời thánh khiết, và các em phải sống thế nào để Danh Ngài được tôn thánh.

    “Nước Cha được đến, ý Cha được nên…”, nghĩa là các em xin ý của Chúa được thực hiện trong đời sống của mình. Khi cầu nguyện “xin cho chúng con hôm nay thức ăn đủ ngày”, các em không chỉ cầu xin Chúa ban cho đồ ăn thức uống, mà còn bao gồm quần áo, nhà cửa, và các nhu cầu khác nữa. Chúa là Đấng giàu có, mọi sự thuộc về Ngài, Ngài sẽ chu cấp đầy đủ mọi sự cần dùng cho các em.

   “Xin tha tội lỗi cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con”. Mỗi ngày, các em có thể làm nhiều việc sai trái như không vâng lời Chúa, cãi lời ba mẹ, nói dối, chưởi thề, giận hờn…Nếu các em ăn năn, xưng tội với Chúa, Chúa sẽ tha tội cho các em, nhưng các em cũng phải tha thứ cho người phạm lỗi với các em.

   “Xin chớ để chúng con bị cám dỗ, mà cứu chúng con khỏi điều ác”. Cuối cùng, các em cầu xin Chúa giúp các em vượt qua mọi sự cám dỗ. Chắc chắn Ngài sẽ giúp các em không làm những điều sai trái và đắc thắng sự cám dỗ.

   Qua bài cầu nguyện chung, Chúa Jêsus dạy chúng ta cầu nguyện trong sự ca ngợi và tạ ơn Chúa. Khi các em cầu nguyện, các em có ca ngợi và tạ ơn Chúa không, hay chỉ cầu xin những gì mình muốn? (Cho các em vài giây để tra xét lòng mình).

(4) Chúa Jêsus dạy về thái độ cầu nguyện.

   Cầu nguyện là một việc hết sức quan trọng. Khi Chúa Jêsus còn ở thế gian, Ngài có kể câu chuyện về thái độ của hai người cầu nguyện (Gọi một em đọc Lu-ca 18:9-14).

   Có hai người cầu nguyện trong đền thờ. Đó là người Pha-ri-si và người thâu thuế. Lời cầu nguyện của người Pha-ri-si có giống với lời cầu nguyện mà Chúa Jêsus đã dạy không? Ông cầu nguyện với Đức Chúa Trời những gì? Ông khoe khoang bản thân mình là người tốt, chứ không xấu xa như người thâu thuế kia. Ông còn khoe mình kiêng ăn hai lần mỗi tuần và dâng một phần mười đều đặn nữa. Các em thấy thái độ cầu nguyện của người Pha-ri-si có khiêm nhường và chân thành không? (Cho các em trả lời. Ông tôn cao mình lên và hạ thấp người bên cạnh).

   Còn người thâu thuế cầu nguyện ra sao? “Người thâu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội!” (Lu-ca18:13). Người thâu thuế nhận biết mình là người có tội và cầu xin Đức Chúa Trời thương xót. Theo các em, Đức Chúa Trời đẹp lòng lời cầu nguyện của ai? Tai sao? (Của người thu thuế, vì người Pha-ri-si cho mình tốt hơn mọi người, nên không cần ai, thậm chí không cần Đức Chúa Trời giúp đỡ).

   Chúa Jêsus kể ví dụ nầyđể làm gì? (Cho các em suy nghĩ và trả lời). Người tốt hay người xấu cũng đều cần Chúa giúp đỡ, nên chúng ta phải thưa với Ngài mọi việc, với thái độ khiêm nhường, nhận biết mình là người có tội, yếu đuối cần được Chúa giúp đỡ. Kinh Thánh nói: “Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời” (Phi-líp 4:6).

  1. Ứng dụng.

   Hãy suy nghĩ câu gốc và bài cầu nguyện chung mà Chúa Jêsus đã dạy. Các em có thấy câu gốc hôm nay và bài cầu nguyện chung rất giống nhau không? Câu gốc nói: “trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời”, tức là bao gồm những điều cần cầu nguyện trong bài cầu nguyện chung: Tạ ơn, thức ăn đủ mỗi ngày, xin tha tội và vượt qua cám dỗ.

   Đức Chúa Trời luôn quan tâm đến các em, nên các em không cần lo lắng, vì Ngài đã phán: “Chớ lo phiền chi hết…”.

   Các em nhớ cầu nguyện mỗi ngày, mọi việc dù nhỏ nhặt đến đâu. Chúa muốn các em giao hết mọi việc cho Chúa, Ngài sẽ giúp các em.

   Khi cầu nguyện, các em phải nhớ là mình cầu nguyện với Chúa chứ không phải nói cho mọi người nghe. Cuối cùng, các em không được quên tạ ơn Chúa vì tất cả mọi việc mà Chúa đã làm cho các em.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 9. ĐỜI SỐNG MỚI

 

I. KINH THÁNH: Giăng 3:1-21.

II. CÂU GỐC: “Vì nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều nầy không đến từ anh em mà là tặng phẩm của Đức Chúa Trời; cũng không do việc làm của anh em để không ai có thể tự hào”. (Ê-phê-sô 2:8-9).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Muốn vào nước Đức Chúa Trời, phải có một đời sống mới.

– Cảm nhận: Đời sống được đổi mới là nhờ ân điển Chúa ban cho, chứ không phải bởi sức mình.

– Hành động: Ăn năn, xưng tội với Chúa và mời Chúa Jêsus ngự vào lòng, để đời sống được đổi mới.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Giáo viên làm thí nghiệm để minh họa cho các em hiểu thêm về “tái sinh”. (Xem Tập Học Viên, trang 23).
  2. Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi dành cho các em đã thực sự tin Chúa, để các em nói lên cảm nghĩ của mình khi được Chúa đổi mới.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Nếu có ai tặng quà cho các em, các em có vui không? Các emcó tìm dịp khác tặng quà lại cho họ không? Ví dụ một người tặng quà sinh nhật cho em, em sẽ làm gì khi đến sinh nhật của họ? (Cho các em trả lời).

   Mấy tuần vừa qua, chúng ta đã học về Chúa Jêsus chịu chết và phục sinh, Ngài làm tất cả mọi điều đó là vì chúng ta. Chúng ta phải tạ ơn Ngài thế nào? Đức Chúa Trời muốn các em làm gì? Đó là câu hỏi quan trọng trong suốt chương III nầy.

   (Giáo viên viết một số câu hỏi thảo luận lên bảng, ví dụ như: Đức Chúa Trời muốn các em trở thành một người như thế nào? Các em lớn lên trong Chúa Jêsus như thế nào??? Nên viết ý kiến của các em lên bảng để cùng thảo luận).

  1. Bài học.

(1) Một người Pha-ri-si muốn có đời sống mới.

   Vài năm trước khi Chúa Jêsus chịu chết, có một người đi tìm gặp Ngài vào một đêm tối trời. Chúng ta không biết vì sao ông không đến gặp Chúa Jêsus vào ban ngày mà lại đến vào ban đêm, chỉ biết rằng tối hôm đó ông đã học được một bài học quí giá.

   Người đó tên là Ni-cô-đem, một trong những người lãnh đạo dân Giu-đa và là một người Pha-ri-si giàu có.

   Các em đã từng được biết người Pha-ri-si là người như thế nào rồi phải không? (Cho các em nhắc lại). Người Pha-ri-si vâng giữ nghiêm ngặt luật pháp Môi-se. Nhiều người Pha-ri-si cho rằng mình tuân giữ đúng luật của Đức Chúa Trời nên tỏ ra kiêu ngạo, cho mình là người tốt. Tuy nhiên, cũng có những người Pha-ri-si như Ni-cô-đem, không tự cao tự đại mà hết lòng vâng giữ luật pháp Đức Chúa Trời.

   Ni-cô-đem nghe mọi người đồn đại về những phép lạ và sự dạy dỗ của Chúa Jêsus, nên một buổi tối nọ, ông tìm gặp Ngài. “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến. Nếu Đức Chúa Trời không ở cùng thì không ai làm được những dấu lạ mà Thầy đã làm.” (Giăng 3:2).

   Chúa Jêsus nhìn con người trầm lặng, nghiêm trang đang ngồi trước mặt Ngài, Ngài biết Ni-cô-đem luôn giữ luật pháp Đức Chúa Trời. Ni-cô-đem chưa nêu lên câu hỏi của mình, thì Chúa Jêsus đã phán “Thật, Ta bảo thật ngươi, nếu một người không được sinh lại, thì không thể thấy vương quốc Đức Chúa Trời.”  (Giăng 3:3). Chúa Jêsus muốn Ni-cô-đem hiểu điều quan trọng không phải là các phép lạ, làm người tốt hay vâng giữ luật pháp Đức Chúa Trời, mà quan trọng là sự thay đổi trong nơi sâu thẳm nhất của tấm lòng. Đó là sự tái sinh mà Chúa Jêsus phán là “sinh lại”.

   Ni-cô-đem không hiểu lời Chúa Jêsus phán. Từ trước đến nay ông cứ nghĩ rằng, chỉ cần vâng giữ luật pháp Đức Chúa Trời, thì được vào nước thiên đàng. Vì vậy, Ni-cô-đem ngạc nhiên khi nghe Chúa Jêsus nói vâng giữ luật pháp không đủ để vào nước Đức Chúa Trời, mà phải được sinh lại mới có thể trở thành một người con trong gia đình Đức Chúa Trời. Ông tưởng Chúa Jêsus nói “sinh lại” là trở vào lòng mẹ và sinh lần thứ hai, nên ông hỏi: “Người đã già thì sinh lại làm sao được?”

   Chúa Jêsus giảng cho ông hiểu, muốn trở thành con dân trong nước Đức Chúa Trời, thì người đó phải có một đời sống mới. “Điều gì do xác thịt sinh ra là xác thịt, điều gì bởi Thánh Linh sinh ra là linh”. (Giăng 3:6).

   Ni-cô-đem vẫn còn chưa hiểu, thì bỗng đâu một làn gió nhẹ thổi qua, Chúa Jêsus mượn ngay hình ảnh gió để tiếp tục giảng cho Ni-cô-đem hiểu: “Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng gió, nhưng không biết gió đến từ đâu và đi đâu. Người nào sinh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy.” (Giăng 3:8).

   Các em có thể nhìn hình dáng của gió như thế nào không? Thế tại sao các em biết có gió? (Cho các em trả lời). Các em thấy gió thổi căng cánh buồm, gió nâng con diều lên cao, gió đung đưa câycối xào xạc, gió thổi tóc em bay bay…nhưng các em chỉ cảm nhận như thế thôi, chứ không thể nhìn thấy hình dạng và sờ gió được. Cũng vậy, chúng ta không thể nhìn thấy một người được sinh lại như thế nào, nhưng chúng ta có thể nhìn thấy người đó có một đời sống mới, nghĩa là được tái sinh, được thay đổi. Đức Thánh Linh có quyền phép làm thay đổi một người tin Chúa, nhưng chúng ta không thấy Ngài. Thật ra, một đời sống được tái sinh cũng là một phép lạ.

(2) Chúa Jêsus là nguồn sự sống mới.

   Tuy Ni-cô-đem là người có học thức, nhưng ông vẫn không hiểu hết lời dạy của Chúa Jêsus. Ni-cô-đem thắc mắc: “Làm saocó thể thực hiện được điều đó?” Chúa Jêsus liền nhắc cho ông nhớ lại đêm mà Môi-se dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập. Việc nầy được ghi chép trong Kinh Thánh mà Ni-cô-đem đã học biết.

   Khi dânY-sơ-ra-ên tiến đến vùng đất hứa, Đức Chúa Trời muốn họ tin cậy Ngài. Điều nầy thật không dễ dàng với những người vừa mệt mỏi vừa gặp nhiều khó khăn. Họ than van trách móc Đức Chúa Trời và Môi-se, thậm chí còn muốn quay về Ai-cập, trở lại cuộc đời nô lệ.

   Những người nầy đã phạm tội vì họ oán trách và không tin cậy Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời sửa phạt họ. Ngài sai những con rắn lửa đến cắn dân Y-sơ-ra-ên đến nỗi chết rất nhiều. Dân chúng đến với Môi-se và nói: “Chúng tôi phạm tội vì đã xúc phạm đến Đức Giê-hô-va và ông. Xin ông kêu cầu Đức Giê-hô-va khiến rắn lìa xa chúng tôi.” Vậy Môi-se cầu nguyện cho dân chúng. (Dân Số Ký 21:7). “Vậy Môi-se làm một con rắn bằng đồng rồi treo lên một cây sào. Người nào bị rắn cắn mà nhìn con rắn bằng đồng thì được sống.” (Dân Số Ký 21:9).

   Chúa Jêsus phán cùng Ni-cô-đem: “Như Môi-se treo con rắn lên trong hoang mạc thể nào thì Con Người cũng phải bị treo lên thể ấy, để ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời.” (Giăng 3:14-15).

   Chúa Jêsus nói như vậy là có ý gì? Theo các em, con rắn bằng đồng treo trên cây sào đó có quyền phép chữa trị không? Tại sao dân chúng được cứu sống? (Vì họ tin cậy và vâng lời Đức Chúa Trời nhìn lên con rắn treo trên cây sào). Chúa Jêsus lấy hình ảnh con rắn treo trên cây sào ở thời Cựu ước để chỉ về Ngài. Chúa Jêsus nói: “Con người cũng phải bị treo lên dường ấy” Lời nói nầy có ý nghĩa gì? (Hướng dẫn các em trả lời).

   Dù Đức Chúa Trời yêu thương con người, nhưng họ vẫn không hoàn toàn nhờ cậy Ngài. Khi họ phạm tội và ăn năn xin Đức    Chúa Trời thatội, thì vì yêu họ nên Ngài chuẩn bị cho họ cách để được cứu sống. Chúa Jêsus cho Ni-cô-đem biết muốn có được sự sống mới, thì phải nhìn lên Chúa Jêsus, vì Ngài là nguồn của sự sống. Nếu dân Y-sơ-ra-ên không nhìn lên con rắn bằng đồng, thì họ sẽ chết, cũng vậy, nếu chúng ta không nhìn lên Chúa Jêsus, thì chúng ta không nhận được sự sống mới, điều đó có nghĩa là không được trở thành người trong nhà Đức Chúa Trời.

  1. Ứng dụng.

   Sau khi nghe xong câu chuyện giữa Ni-cô-đem và Chúa Jêsus, các em đã biết Chúa Jêsus muốn các em làm gì rồi phải không? (Lắng nghe ý kiến của các em, nhấn mạnh rằng Chúa Jêsus yêu các em, Chúa muốn tất cả các em đều được tái sinh để trở thành con cái Ngài).

   Ngày xưa, những người bị rắn lửa cắn phải tin chắc rằng chỉ cần họ nhìn lên con rắn trên sào thì sẽ được cứu. Chúa Jêsus nói với Ni-cô-đem cũng như nói với hết thảy chúng ta rằng: “Các ngươi phải sinh lại” (Giăng 3:7b). Đó là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng để được vào nước Đức Chúa Trời. Chúng ta tìm hiểu xem tại sao phải tái sinh và làm thế nào để được tái sinh?

    – Trước hết các em cần hiểu tại sao phải sinh lại? Rô-ma 3:23 nói tất cả chúng ta đều phạm tội với Chúa và hễ ai phạm tội thì không thể trở thành con cái của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời yêu các em nên Ngài đã sai Chúa Jêsus đến trần gian, chịu chết trên thập tự giá để chuộc tội cho các em. Em tin Chúa thì sẽ được Ngài tha tội. Ngay lúc đó, quyền năng của Ngài sẽ ban cho em một tấm lòng mới –sinh lại – và em sẽ nên con cái của Ngài.

   – Thứ hai, làm thế nào để được sinhlại? (Mời các em cùng đọc Ê-phê-sô 2:8-9). Trong hai câu Kinh Thánh nầy có những chữ hết sức quan trọng, đó là: “ân điển”, “đức tin”, “được cứu”.

+Thế nào là “ân điển?”

– “Ân điển”là một từ quen thuộc nhưng có ý nghĩa sâu sắc.

“Ân điển” là Đức Chúa Trời ban cho các em món quà vô giá, nhưng không có điều kiện dù các em không xứng đáng được nhận.

+ “Đức tin”là gì?

– “Đức tin”là đặt lòng tin hoàn toàn vào một người. Các em Tin Chúa có nghĩa là các em hoàn toàn tin cậy Ngài, tin Ngài là Đức Chúa Trời, tin Ngài yêu các em và đã chịu chết trên thập tự giá để chuộc tội cho các em và các em tận hiến cho Ngài.

+ “Được cứu”

– Đây là từ chỉ về những người được ở trong nhà Đức Chúa Trời. Khi các em thành thực tin Chúa, Chúa sẽ tha tội cho các Em (Giăng 3:16). Các em được cứu khỏi sự hình phạt của tội lỗi, khỏi địan gục.

   Phần cuối câu gốc có nói: “…không phải đến từ anh em mà là sự ban cho của Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Trời ban cho các em một đời sống mới không phải vì các em tốt, giỏi, nên đừng kiêu ngạo, khoe mình. Các em phải tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa và tạ ơn Ngài đã cho các em trở thành con cái Đức Chúa Trời.

(Giáo viên cần lưu ý quan sát em nào được Đức Thánh Linh cảm động tiếp nhận Chúa, hoặc muốn dâng đời sống của mình cho Ngài).

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 8. CHÚA JÊSUS, ĐẤNG SỐNG ĐỜI ĐỜI

 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 24:13-53; Giăng 20:19-29; Công1:6-11.

II. CÂUGỐC: “Đức Chúa Trời đã khiến Chúa sống lại, cũng sẽ khiến chúng ta sống lại bởi quyền năng của Ngài.” (1Cô-rinh-tô 6:14).

III. BÀI TẬP.

  1. Trò chơi thú vị!

   Em sẽ được chơi trò chơi nầy dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

   Ngài thắng hơn sự chết.                        1 Cô-rinh-tô 6:14

   Ngài là Cứu Chúa của chúng ta.            Ma-thi-ở 28:20

   Chúng ta cũng sẽ sống lại.                    Giăng 14:3

   Ngài chuẩn bị nơi ở cho chúng ta.         Rô-ma 6:9

   Ngài luôn ở cùng chúng ta.                   Công-vụ 1:11

   Ngài sẽ trở lại.                                       Giăng 14:6

  1. Suy gẫm câu gốc tuần nầy.
  2. Ai đã khiến Chúa Jêsus sống lại?

……………………………………………………………………………………………

  1. Nêu những bằng chứng, chứng tỏ Chúa Jêsus sống lại?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Chúa sống cho em hy vọng gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Chúa Jêsus và em.

   Tin Chúa Jêsus hằng sống giúp em vui sướng, vì em có thể nhờ cậy Ngài, Ngài sẽ giúp em mọi việc. Tuần nầy, em làm những việc để chứng tỏ em tin Chúa Jêsus sống mãi và yêu Ngài.