Ngày: Tháng Năm 13, 2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 13 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. TÌNH CHA CON

I. KINHTHÁNH: Lu-ca15:11-32.

II. CÂU GỐC: “Anh em không còn là nô lệ nữa mà là con; và nếu là con, thì anh em cũng là người thừa kế.”(Ga-la-ti 4:7).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus kể ví dụ nầy để bày tỏ tình yêu thương và sự tha thứ của Ngài đối với những người có tội ăn năn.

– Cảm nhận: Tình yêu và sự tha thứ của Chúa là vô bờ bến mà nhiều khi chúng ta không thể hiểu hết được.

– Hành động: Qua ví dụ nầy, các em có thể kể thêm nhiều điều về tình yêu của Chúa, và cầu nguyện cảm tạ lòng yêu thương đời đời của Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Giáo viên giúp các em tập đóng kịch để diễn lại câu chuyện, có thể chia tổ để thi đua.
  2. Giáo viên tìm các tranh ảnh về nạn đói từ báo, tạp chí cũ, để các em hiểu rõ bối cảnh trong câu chuyện.
  3. Giúp các em hiểu rõ câu gốc, động viên các em viết ra hoặc diễn đạt ý nghĩa của câu gốc.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   (Dẫn vào đề bằng một vở kịch ngắn trong sách học viên trang số 6. Qua vở kịch nầy, giúp các em hiểu được tâm trạng và cảm nghĩ của người con cả trong ví dụ của Chúa Jêsus. Phân vai cho các em tập đóng kịch  trước).

   Sau khi diễn xong, cho các emthảo luận vở kịch đó với những câu hỏi sau.

 – Nếu em là Đạt, khi em chưa làm xong công việc mà được đi xem bóng đá, em cảm thấy thế nào? Có công bằng không? Tại sao?

 – Nếu em là Cường, thì em cảm thấy thế nào? Tại sao? Em có nói với ba là đã phân chia công việc và Đạt chưa làm xong phần việc của mình không? Em có thấy bất công không, khi xem bóng đá về còn phải giúp Đạt làm tiếp phần việc còn lại? Tại sao? Em có cảm thấy ba yêu thương Đạt hơn mình không? (Cho các em nói lên cảm nghĩ của mình).

   Hôm nay, chúng ta sẽ được nghe một ví dụ của Chúa Jêsus. Trong ví dụ nầy, có một người cũng hiểu lầm tình yêu thương của cha đối với mình như Cường vậy!

  1. Bài học.

(1) Lý do Chúa Jêsus kể ví dụ “Tình cha con”.

   Mỗi ví dụ đều cho chúng ta một bài học hay. Ví dụ mà Chúa Jêsus kể hôm nay có tên là “Tình cha con”.

   Người Pha-ri-si hết sức kiêu ngạo vì cho rằng mình thuộc lòng luật pháp của Đức Chúa Trời. Họ coi thường những người không phải là người Giu-đa chính gốc. (Mời một em đọc Lu-ca15:1-2). Trong Lu-ca15:1-2 cho thấy những người Pha-ri-si tức giận việc gì? (Họ cho rằng Chúa Jêsus không nên ở và ăn cơm chung với những người thâu thuế và người có tội, vì những người đó không xứng đáng được như vậy. Vào thời đó, ăn cơm chung là biểu hiện tình bạn tốt đẹp. Người Pha-ri-si nghĩ rằng chỉ có họ mới đáng làm bạn của Chúa Jêsus).

   Chúa Jêsus biết ý nghĩ của những người Pha-ri-si và các thầy thông giáo, nên Ngài kể một ví dụ.

(2) Hình ảnh của“Tình cha con”.

     a. Đối với đứa con hoang đàng.

   Một người cha có hai con trai. Người anh cần cù làm việc suốt ngày, còn người em thì thích chơi bời lêu lỏng. Một ngày nọ, người em quyết định ra đi sống xa nhà, để mở rộng tầm mắt. Anh ta nói với cha: “Thưa cha, xin chia gia tài cho con!”

   Vào thời đó, khi cha chết thì con trai trưởng nam được thừa hưởng 2/3 tài sản, con trai út chỉ được1/3. Khi nghe con trai út xin được phần tài sản của mình, người cha không vui, nhưng vẫn chia cho con. Chúa Jêsus kể tiếp: Mấy ngày sau, người em lấy tài sản của mình và ra đi.

   Các em biết người em đi đâu không? (Đi đến một nơi xa lạ). Anh ta làm gì ở đó? (Ăn chơi hoang đàng, tiêu xài phung phí). Khi đó, bạn bè của anh đối xử với anh thế nào? (Tốt, thân mật).

   Đúng lúc ấy, trong xứ anh cư ngụ xảy ra hạnh án. Thế là nạn đói xuất hiện và đe dọa mọi người. “Nạn đói” là gì? (Là lúc thiếu thức ăn kéo dài. Cho các em xem hình). Người em hết tiền, bị bạn bè bỏ rơi, khổ sở vì bụng đói, đành nhận lời đi chăn heo cho một nhà nọ. Đây là công việc mà không ai muốn làm, vì theo luật pháp của Môi-se, con heo được xem là con vật dơ bẩn (Lê-vi Ký 11:7). Vậy mà khi chăn heo, anh ta đói đến nỗi muốn ăn vỏ đậu của heo, nhưng chủ cũng không cho ăn.

   Vừa đói, vừa buồn tủi, nhục nhã, vừa hối hận, người em khóc, nhận ra mình rời bỏ gia đình là một việc sai lầm, giờ phải làm thế nào đây? (Anh quyết định quay về, xin cha coi như người làm mướn). Quyết định của người em cho thấy điều gì? (Anh ta đã ăn năn tội lỗi). Anh không đòi được làm con út như ngày nào, mà chỉ mong được làm đứa ở mướn cho cha.

    Nghĩ thế, người em đứng dậy trở về. Khi về gần đến nhà, anh lo lắng không biết thái độ của cha sẽ như thế nào khi thấy mình trở về? Nhất là khi tiền bạc đã tiêu xài hết, liệu cha có tha thứ cho anh không, hay sẽ mắng: “Mày không phải là con tao nữa, mày bỏ nhà ra đi, sao bây giờ còn quay lại xin ăn?” Nghĩ tới đó, anh ta càng thêm bối rối, lo sợ.

   Trong khi đó, cha ở nhà lúc nào cũng trông ngóng con trai trở về. Một hôm, ông thấy xa xa có một người đang đi về phía nhà mình, có phải con ông không? Sao dáng vẻ tiều tụy thảm thương đến thế nầy! Ôi! Đúnglà con trai của ta rồi! Các em biết ông làm gì không? (Người cha chạy ra, ôm chầm lấy con mà hôn).

   Người em hết sức ngạc nhiên khi thấy cha vui mừng như vậy. Anh nói những lời đã chuẩn bị trước: “thưa với cha: Cha ơi, con đã phạm tội với trời và với cha, không xứng đáng gọi là con của cha nữa!” Người cha ngắt lời con vì ông quá vui mừng, liền bảo đầy tớ: “Hãy mau lấy áo tốt nhất mặc cho nó, đeo nhẫn vào tay, mang giày vào chân. Hãy bắt con bê mập làm thịt. Chúng ta hãy ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất mà bây giờ tìm lại được.”

   Khi nghe cha nói như vậy, nếu em là người em, em sẽ cảm thấy như thế nào? (Cho các em nói ra cảm nghĩ của mình). Cái áo đẹp chỉ dành cho khách quí, nhưng anh lại được mặc, được đeo chiếc nhẫn quí của cha, mang giày tốt vào chân. Người em chỉ dám nghĩ rằng, mình được làm đứa ở mướn cho cha là qúy lắm rồi, nhưng anh không ngờ cha tha thứ cho anh, còn chuẩn bị tiệc, đàn hát, vui mừng đón anh.

     b. Đối với đứa con ngoan ngoãn vâng lời.

   Con út trở về, cha vui mừng. Có vẻ như đó là một kết cuộc tốt đẹp, nhưng Chúa Jêsus đã nói, trong nhà có hai anh em. Khi em út trở về thì người anh đang ở ngoài đồng. Đến lúc người anh ở ngoài ruộng trở về nhà, nghe tiếng cười, tiếng đàn ca thì ngạc nhiên hỏi một đầy tớ: “Có việc gì? Đầy tớ thưa: “Em cậu đã trở về và cha cậu đã làm thịt con bê mập, vì ông thấy cậu ấy về được mạnh khỏe”.

   Đó có phải là tin vui không? Người anh nghe tin đó cảm thấy thế nào? (Cho các em đọc Lu-ca 15:28-30, ghi lên bảng chữ “nổi giận”, “không muốn vào nhà”, “con của cha kia”).

   Theo các em, tại sao anh ta nổi giận? (Cho các em trả lời. Có thể là vì ích kỷ, ganh ghét, tủi thân…). Người anh nổi giận, không vào nhà, làm vậy có nên không? Tại sao?

   Người cha biết tâm trạng của con cả liền bước ra khuyên nhủ, rằng cha yêu thương cả hai con, nhưng người anh thưa: “Cha xem, đã bao nhiêu năm con phục vụ cha, chưa từng trái lệnh cha, mà cha chẳng bao giờ cho con một con dê con để chung vui với bạn hữu. Nhưng khi đứa con kia của cha, là đứa đã phung phí hết tài sản của cha với gái mại dâm rồi trở về thì cha lại làm thịt con bê mập ăn mừng!”

   Cảm nghĩ của người anh như vậy có đúng không? Nếu em là người anh, em có suy nghĩ như vậy không? (Cho các em trả lời). Có thật người anh lúc nào cũng vâng lời cha không? Trong lời nói của anh ta, có điều gì chứng tỏ sự bất mãn với cha và tức giận với em trai mình? (Trách cha và gọi em là “đứa con cha kia”). Thật ra người anh tức giận điều gì? (Người em được tiếp đón khi trở về).

   Người cha ngạc nhiên khi thấy con cả nổi giận. Ông nhẹ nhàng nói: “Con ơi! Con luôn luôn ở bên cạnh cha. Tất cả tài sản của cha là của con, còn em con tưởng đã chết mà nay được sống, tưởng đã lạc mất mà nay trở về”.

 (3) Ý nghĩa của ví dụ “Tình cha con”.

   Mỗi nhân vật trong ví dụ đều đại diện cho một hạng người. Chúng ta cùng xem xét từng nhân vật trong câu chuyện để hiểu ý của Chúa Giê-xu. (Cho các em kể ra ba nhân vật: Người cha, người anh và người em).

     a.Người cha: Theo các em, người cha trong câu chuyện chỉ về ai? (Đức Chúa Trời). Người cha làm những gì khiến các em nghĩ đến Đức Chúa Trời? (Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi gợi ý như: Người cha nghĩ gì về đứa con út? Sau khi con trai hoang phí hết của cải và trở về, cha còn yêu anh không? Tại sao con cả tức giận? Chính bữa tiệc mừng đã chứng tỏ người cha yêu con út và muốn người anh nguôi giận. Lời cha nói với con cả khiến chúng ta nghĩ đến lòng nhân từ và sự nhẫn nại của Đức Chúa Trời).

     b. Người anh: Người anh giống những người Pha-ri-si và các thầy thông giáo ở điểm nào? (Giúp các em hiểu, người anh nổi giận vì cha dọn tiệc mừng em, cũng giống như các thầy thông giáo phản đối bạn bè của Chúa Jêsus là tội nhân và người thâu thuế. Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi như: Ai không vui vì Chúa Jêsus ăn chung, ở cùng với các tội nhân? Ai không vui vì người cha dọn tiệc mừng con út trở về?)

     c. Người em: Người em đại diện cho ai? (Đến đây, có lẽ các em đã hiểu người em đại diện cho tất cả những người lầm lạc, dại dột, làm theo ý mình…). Chúng ta cũng giống như người em trong câu chuyện, thường rời xa Chúa, cho ý mình là tốt và làm theo ý riêng.

     3. Ứng dụng.

   Bài học quan trọng nhất mà Chúa Jêsus muốn các em học qua ví dụ nầy là, Đức Chúa Trời yêu các em. Các em là con cái của Chúa, dù các em phạm sai lầm gì, thì Đức Chúa Trời vẫn yêu thương các em. Các em thử suy nghĩ xem, khi con cái không vâng lời, ba mẹ có giận không? Nhưng giận có phải là không còn yêu thương con nữa không? Chúa Jêsus muốn dạy rằng: Đức Chúa Trời vẫn yêu thương các em ngay cả lúc các em phạm lỗi. Ngài căm ghét tội lỗi các em đã phạm, nhưng Ngài yêu thương các em và thực lòng mong muốn các em xưng tội và từ bỏ nó. Ngài sẵn lòng nguôi giận và tha tội cho các em. Ngài vui mừng khi các em quay trở về với Ngài.

   Các em thân mến! Khi các em tin nhận Chúa Jêsus là Chúa Cứu Thế, thì các em đã là con của Đức Chúa Trời. Kể từ đó, địa vị của các em đã được thay đổi bởi tình yêu thương của Ngài ban cho. Kinh Thánh cho các em biết điều đó. (Cho các em đọc câu gốc: “Anh em không còn là nô lệ nữa mà là con; và nếu là con, thì anh em cũng là người thừa kế”.

   Đức Chúa Trời giống như người cha trong ví dụ, trong Chúa Jêsus tất cả những gì của Đức Chúa Trời là của các em. Đối với Chúa Giê-xu, các em quan trọng cũng như người con đối với cha trong ví dụ vậy. Ví dụ nầy là do chính Chúa Jêsus kể ra, nên các em hoàn toàn có thể tin đó là sự thật.

  (Hướng dẫn các em kể ra tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với các em trong những ngày qua, sau đó cho các em viết lời tạ ơn Chúa vào Tập Học Viên, trang 8).

V. SINH HOẠT.

   Trò chơi: Tiệc mừng con trở về.

   Cách chơi: Đứng vòng tròn đếm số thứ tự và các em phải nhớ số của mình. Sau đó cho tập hợp hàng dọc lộn xộn, hoặc đảo lộn tất cả các vị trí vòng tròn. NHD công bố trò chơi: Tất cả các em giả làm gia súc của một gia đình, ngoại trừ một em (gọi em đó ra) là gia nhân. Hôm nay, người con út đã trở về, người cha mở tiệc ăn mừng. Những em nào mang từ số 1 đến số… là Bê, không được cho bạn chung quanh biết. Từ số… đến số… là Heo…Mỗi nhóm chịu tên một con vật.

   NHD nói với gia nhân: “Ta muốn con đi bắt cho ta một con bò (hoặc gà, vịt…) để làm tiệc đãi”.

  Gian hân phải đi đến một em nào đó dẫn lên trình diện cho ông chủ. Khi ông chủ đặt tay lên đầu con vật, em đó mới được kêu tiếng con vật đó ra. Nếu sai, gia nhân phải đi tìm con khác.

– Tiếng các loài kêu được ấn định.

+Heo: éc, éc; Bê: B…ê…ê; Gà: Ò ó o; Vịt: Cạp, cạp…

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 13 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. TÌNH CHA CON

I. KINH THÁNH: Lu-ca15:11-32.

II. CÂU GỐC: “Anh em không còn là nô lệ nữa mà là con; và nếu là con, thì anh em cũng là người thừa kế.”(Ga-la-ti 4:7).

III. BÀI TẬP.

  1. Kịch nói.

   (Nếu em nhận một vai trong vở kịch nầy, em cần phải tập nhiều lần mới diễn tốt được).

  + Người dẫn chuyện: Sáng thứ bảy, Cường, Đạt và ông Trần đang ăn sáng với nhau.

   – Ông Trần: Trưa nay chúng ta sẽ đi xem bóng đá, ba biết các con rất phấn khởi, nhưng các con phải lau dọn nhà cửa, bàng hế và nhà bếp sạch sẽ trước khi đi.

   + Người dẫn chuyện: Cường, Đạt bắt đầu lau dọn, nhưng lau dọn được một lúc thì lại bỏ đó quay ra chơi đá dế.

   – Ông Trần: Nếu trưa nay các con chưa làm xong thì không được đi xem bóng đá.

   – Đạt (nói với Cường): Em nghĩ ra cách rồi! Bây giờ chúng ta chia nhau ra làm, mỗi người một việc sẽ nhanh hơn.

   – Cường: Hay đấy! Vậy anh lau nhà, em lau bàn và nhà bếp.

   + Người dẫn chuyện: Hai anh em bắt tay làm việc hăng say. Nhưng một lát sau, bạn của Đạt đến tìm. Đạt liền ra gặp bạn, còn Cường vẫn tiếp tục làm việc của mình.

   – Cường (lẩm bẩm): Chắc Đạt không được đi xem bóng đá rồi, mình cố gắng làm nhanh lên để ba thấy mình siêng năng hơn nó (nhanh tay hơn).

   + Người dẫn chuyện: Đến trưa, Cường đã làm xong phần việc của mình.

   – Cường (nhìn Đạt): A! Đến giờ cơm rồi mà em vẫn chưa làm xong, chắc em không được đi xem bóng đá đâu, còn anh thì xong hết rồi!

    – Đạt (khẩn khoản): Anh giúp em một tay với, em sẽ…

   – Ông Trần: Các con mau ra ăn cơm, đến giờ rồi!

   – Cường: (Lẩm bẩm) Ba thấy mình làm xong mà chẳng khen một tiếng nào, chán thật! Còn nữa, ba biết Đạt làm chưa xong mà…Thật là không công bằng.

   – Ông Trần: Để đi xem bóng đá về rồi lau dọn tiếp.

  1. Đức Chúa Trời yêu em.

     a. Em đọc ví dụ về “Tình cha con” (Lu-ca 15:11-32), tìm và ghi ra những ý chính nói về lòng yêu thương của Đức Chúa Trời. Chú ý là trong câu chuyện trên, Đức Chúa Trời giống như người cha.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

     b. Phải nhớ rằng Đức Chúa Trời lúc nào cũng yêu các em. Em viết vào khung dưới đây.

   Trong tuần nầy, Đức Chúa Trời yêu em như thế nào? Em viết những lời tạ ơn Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời luôn ở bên cạnh em cho dù trời mưa hay nắng, lúc em buồn hay vui, tốt hay xấu.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 13 Tháng Năm, 2024

BÀI 3.   DÂN Y-SƠ-RA-ÊN KHÔNG TUÂN GIỮ ĐIỀU  RĂN

 CỦA CHÚA

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô ký 24; 32.

II. CÂU GỐC: “Vậy, anh em phải cẩn thận thực hành mọi việc đúng như Giê-hô-va Đức Chúa Trời anh em đã truyền dạy; anh em không được xây qua bên phải hoặc bên trái.”(Phục truyền 5:32).

III. BÀI TẬP.

A. XEM PHIM VÀ TRẢ LỜI.

Em xem phim và những câu Kinh Thánh trong hình rồi chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của mỗi câu trong khung.

B. NÊN HOẶC KHÔNG NÊN LÀM.

Đôi khi em cũng bị người ta dụ dỗ làm những việc sai trái.

Em hãy xem sự đòi hỏi của nhân vật trong những hình vẽ sau đây, rồi viết ra câu trả lời của em.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 13 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. DÂN Y-SƠ-RA-ÊN KHÔNG TUÂN GIỮ ĐIỀU RĂN

 CỦA CHÚA.

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô ký 24; 32.

II. CÂU GỐC: “Vậy, anh em phải cẩn thận thực hành mọi việc đúng như Giê-hô-va Đức Chúa Trời anh em đã truyền dạy; anh em không được xây qua bên phải hoặc bên trái.”(Phục truyền 5:32).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Dân Y-sơ-ra-ên không vâng giữ điều răn của Đức Chúa Trời, thờ lạy hình tượng khiến Đức Chúa Trời trừng phạt họ.

– Cảm nhận: Vâng theo Lời Chúa giúp em không phạm tội với Ngài.

– Hành động: Xin Chúa giúp em luôn làm theo Lời Chúa.

IV. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

Dù đã nghe về luật pháp của Đức Chúa Trời, đã nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, đã hứa vâng giữ luật pháp ấy rồi, nhưng dân Y-sơ-ra-ên lại phạm một tội trọng – thờ lạy con bò vàng! Họ phạm tội sau khi đã kinh nghiệm quyền năng và sự thương xót của Đức Chúa Trời! (Được giải cứu khỏi Biển Đỏ, được chu cấp thức ăn và nước uống, được Đức Chúa Trời dẫn dắt ra khỏi Ai-cập). Dân Y-sơ-ra-ên đã từ bỏ vinh hiển của Đức Chúa Trời chân thật, hằng sống mà đi thờ một con vật! Bởi vì không vâng lời Đức Chúa Trời, làm theo ý riêng nên dân Y-sơ-ra-ên phạm tội. Nếu cứ vững lòng tin cậy, vâng lời Chúa, thì dân Y-sơ-ra-ên sẽ không lo sợ cho dù Môi-se ở trên núi lâu không xuống. Và họ cũng không yêu cầu A-rôn đúc con bò vàng! Dân Y-sơ-ra-ên đã phải gánh lấy hậu quả cho việc tội lỗi mà họ làm.

Nhưng ở đây chúng ta cũng thấy lỗi lầm của A-rôn. Là người lãnh đạo, nhưng ông lại không có lập trường! Ông đã làm theo yêu cầu của dân sự, khiến họ phạm một tội trọng với Đức Chúa Trời.

Bạn là người hướng dẫn các em về phần thuộc linh, bạn cần phải có lòng tin quyết nơi Chúa, luôn làm theo ý muốn tốt lành của Ngài để các em noi theo. Xin Chúa giúp bạn làm trọn trọng trách mà Ngài giao phó. Amen.   

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Đi theo ai?

  1. Mục đích: Cho các em lấy thí dụ tiêu biểu để suy nghĩ tầm quan trọng của việc vâng theo chỉ thị.
  2. Thực hiện: Kể cho các em nghe một ví dụ như: Giả sử em phải tìm một địa điểm ở ngoại ô để du lịch. Vừa lúc đó em gặp A và B. A nói với em: “Đi theo tôi, tôi đã từng đến chỗ đó, chúng ta sẽ không bị lạc đường”. B nói với em: “Tốt nhất bạn hãy đi với tôi, bởi vì tôi có tấm bản đồ của khu vực nầy, chúng ta có thể dựa theo sự chỉ dẫn trên bản đồ tìm ra chỗ đó”. Như vậy, em sẽ đi theo ai? Vì sao? Nếu em đi theo A, em nghĩ có thể xảy ra chuyện gì? (Cho các em nói ra cách nghĩ của mình).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị trợ: Photo lớn hình trong phần phụ lục rồi tô màu cho đẹp).

  1. Vào đề.

Tuần trước các em đã biết Đức Chúa Trời phán cùng dân Y-sơ-ra-ên từ trong đám mây mịt mù phủ khắp núi Si-nai. Các em có nhớ Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời ban cho dân sự không? Trong số Mười Điều Răn, có những điều dạy dân sự cách tôn thờ Chúa và những điều dạy dân sự cách đối xử với nhau. Khi Môi-se thuật lại những luật lệ của Đức Chúa Trời, dân sự chú tâm nghe Lời Chúa phán dặn, và đồng thanh hứa rằng sẽ vâng giữ luật lệ của Ngài. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó họ lại thất hứa. Bài học nầy sẽ giúp các em biết rõ hơn về điều đó.     

  1. Bài học.

Đức Chúa Trời lại bảo Môi-se lên núi, Ngài sẽ giao cho hai bảng đá ghi Mười Điều Răn để dạy dân sự làm theo. Rồi Môi-se sắp xếp cho A-rôn và Hu-rơ thay ông lo cho dân sự, còn ông dẫn người trợ giúp mình là Giô-suê lên núi. Môi-se đi khuất vào đám mây. Dân chúng đứng dưới núi nhìn lên thấy đám mây trên đỉnh núi rực sáng chói lòa. Nhưng nhiều ngày trôi qua, Môi-se vẫn chưa trở lại. Dân chúng nói với A-rôn: “Chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với Môi-se. Ông hãy làm nên một thần để dẫn dắt chúng tôi thay cho Môi-se”.

Trong các Điều Răn mà Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên, có một điều cấm họ không được làm hoặc thờ bất cứ hình tượng nào. Mọi người đều hứa sẽ vâng giữ luật lệ của Đức Chúa Trời, thế nhưng chỉ trong một thời gian ngắn họ đã quên mất lời hứa của mình.

A-rôn bảo: “Các ngươi hãy cởi những bông tai bằng vàng đem đến cho ta”. Dân chúng phấn khởi vâng theo, họ tháo đồ trang sức ra giao cho A-rôn. A-rôn nấu chảy tất cả vàng thu được, rồi làm thành một con bò vàng. Dân chúng sung sướng reo hò: “Đây là thần của chúng ta”. Thấy dân sự vui mừng như vậy, A-rôn liền lập một bàn thờ trước tượng con bò đó và nói rằng: “Ngày mai chúng ta sẽ có một lễ hội tôn vinh thần nầy”.

Sáng sớm hôm sau, họ dâng của lễ thiêu, nhảy múa chung quanh tượng con bò đó. Họ ăn uống, vui chơi thỏa thích. Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự đang xảy ra, Ngài phán với Môi-se: “Con hãy xuống núi, dân Y-sơ-ra-ên đang làm trái điều răn của Ta”. Đức Chúa Trời buồn giận vì việc làm của dân Y-sơ-ra-ên, Ngài định hủy diệt họ. Nhưng Môi-se khẩn xin Đức Chúa Trời tha thứ cho dân sự, vì cớ Ngài đã từng hứa sẽ cho Y-sơ-ra-ên trở nên một nước lớn. Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của Môi-se, không trừng phạt họ nữa.

Môi-se vội vàng xuống núi, cầm theo hai bảng đá có khắc Mười Điều Răn. Khi đến gần nơi dân Y-sơ-ra-ên đóng trại, Môi-se và Giô-suê nghe thấy tiếng ồn ào, la hét. Giô-suê nói: “Nghe như một trận chiến đang diễn ra nơi đó”. Môi-se đáp: “Đó không phải là tiếng reo hò chiến đấu, mà là tiếng ca hát cuồng nhiệt”.

Khi đến gần, Môi-se thấy dân sự đang nhảy múa quanh tượng con bò vàng. Quá tức giận, Môi-se liệng hai bảng đá bể ra từng mảnh dưới chân núi. Ông lấy tượng con bò vàng đốt trong lửa rồi đem nghiền ra thành bột, rắc trên nước, bắt dân Y-sơ-ra-ên uống. Môi-se hỏi A-rôn: “Tại sao anh lại khiến dân sự phạm tội nặng như thế?” A-rôn phân bua: “Em đừng giận anh! Em biết rằng những người nầy độc ác và bướng bỉnh. Họ bảo anh làm cho họ một thần tượng, nên anh bảo họ đem vàng đến và làm thành con bò vàng nầy”.

Môi-se đứng nơi cửa trại, kêu gọi: “Ai thuộc về Đức Chúa Trời đến đây với ta”. Lập tức có một số người đứng về phía Môi-se. Còn những người không chịu nhận tội, từ chối vâng phục thì bị chết hết.

Qua hôm sau, Môi-se nói cùng dân sự rằng: “Các ngươi đã phạm một tội rất nặng. Nhưng bây giờ ta sẽ lên núi cầu xin Đức Chúa Trời tha tội cho các ngươi”.

Vì yêu thương dân sự, Môi-se nài xin Đức Chúa Trời tha thứ cho dân Y-sơ-ra-ên, nếu không, ông sẵn lòng gánh lấy hình phạt thay họ. Nhưng Đức Chúa Trời phán rằng: “Ta phải trừng phạt họ vì những tội họ đã phạm”. Rồi Đức Chúa Trời giáng xuống cho dân Y-sơ-ra-ên một bệnh dịch đáng sợ vô cùng.

  1. Ứng dụng.

Cho các em mở bài 3 trong sách học viên ra, dựa theo gợi ý làm bài tập trong phần A để ôn lại câu chuyện. Giáo viên nói với các em: Đôi khi chúng ta cũng giống như A-rôn vậy, chiều theo sự cám dỗ mà phản nghịch Đức Chúa Trời. Em thử nghĩ xem, có người nào hoặc điều gì làm cho em không vâng theo Lời Chúa không? (Cho các em tự do chia sẻ). Sau đó, để các em dựa theo gợi ý làm bài tập “Nên hoặc không nên làm”.    

  1. PHỤ LỤC.

Hình 1 và 2.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 13 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. BỮA ĂN SÁNG TẠI BÃI BIỂN 

I. KINH THÁNH: Giăng 21:1-13.

II. CÂU GỐC: Đức Chúa Trời là sự tiếp trợ tôi” (Thi thiên 54:4a).

III. BÀI HỌC:

            Chúa Jêsus yêu thương và chăm sóc các môn đồ, Ngài chuẩn bị thức ăn sáng cho họ.  

            * Tô màu và cắt dán hình. 

 

BÀI HỌC KINH THÁNH  DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 13 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. BỮA ĂN SÁNG TẠI BÃI BIỂN

I. KINH THÁNH: Giăng 21:1-13.

II. CÂU GỐC: Đức Chúa Trời là sự tiếp trợ tôi” (Thi thiên 54:4a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

            – Biết: Chúa Jêsus yêu thương và giúp các môn đồ đánh được nhiều cá, Ngài cũng chuẩn bị bữa ăn sáng cho họ.

            – Cảm nhận: Chúa Jêsus luôn giúp đỡ những người có nhu cầu.  

            – Hành động: Em sẽ giúp đỡ người khác.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Chuẩn bị: Một vài con cá nhựa hay cá thật, thức ăn của cá và lưới đánh cá hay cần câu.
  2. Thực hiện: Cho các em quan sát cá đang bơi, cho cá ăn, lưới đánh cá hay cần câu và đặt ra những câu hỏi:

            Cá sống ở đâu? Cá thở bằng gì? Cá thường dùng gì để bơi? Nếu các em bắt cá ra khỏi nước cá có sống được không? (Cho các em tự do trả lời). Giáo viên giải thích cho các em.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Các em thân mến! Các em có biết trước khi theo Chúa Jêsus các môn đồ làm nghề gì không? (Cho các em tự do trả lời). (Giáo viên nhắc cho các em nhớ Phi-e-rơ, Anh-rê, Gia-cơ, Giăng làm nghề đánh cá, Ma-thi-ơ làm nghề thâu thuế). Khi Chúa Jêsus kêu gọi, họ đã bỏ công việc của mình theo Ngài đi khắp nơi để rao giảng Tin Lành.

Sau khi Chúa Jêsus chết, các môn đồ rất buồn. Họ làm gì đây khi không có Chúa Jêsus hướng dẫn. Một hôm, Phi-e-rơ nói: “Tôi trở lại nghề đánh cá đây”. Những người khác cũng đồng ý. 

  1. Bài học.

Một đêm nọ, sau khi nhìn ngắm thời tiết tốt, các môn đồ chuẩn bị lưới, thuyền ra khơi đánh cá. Với kinh nghiệm của những người từng trải, họ tìm nơi có luồng cá đi qua và quăng lưới. Nước biển êm dịu vỗ vào mạn thuyền, mọi người hy vọng sẽ bắt đuợc nhiều cá. Các môn đồ có bắt được nhiều cá không? Các em cùng chờ xem như thế nào nhé.   

Sau một lúc chờ đợi, các môn đồ cùng nhau kéo lưới, nhưng trong lưới không có một con cá nào! Mọi người ngạc nhiên và cùng lên tiếng “Tại sao vậy?”. Các môn đồ bàn tán, có lẽ họ quăng lưới lệch luồng cá đi qua. Họ cùng nhau quan sát và quăng lưới lần nữa, lần nữa… và cứ thế cho đến tờ mờ sáng hôm sau, vẫn không bắt được con cá nào! Các môn đồ đói và mệt lã, họ quyết định chèo thuyền vào bờ.

Khi thuyền của các môn đồ gần vào bờ, thì có một người hỏi vọng ra: “Các ngươi bắt được bao nhiêu cá?”. Họ trả lời: “Không có con nào, dù chúng tôi đã cố gắng suốt đêm”. Người ấy bảo: “Hãy quăng lưới bên phải chiếc thuyền”. Họ quăng lưới, ít phút sau, các môn đồ từ từ kéo lưới, lưới nặng quá, họ phải cố gắng hết sức mới kéo lên nổi. Ô kìa, thật lạ lùng, trong lưới đầy cá. Các em đoán biết nơi chỉ cho các môn đồ đánh cá là ai lhông? (Cho các em tự do trả lời). À, đó chính là Chúa Jêsus.

Mọi người vào bờ, Chúa Jêsus đã đốt lửa, nướng cá và bánh. Ngài nói: “Đây là bữa ăn sáng của các con, hãy ăn đi”. Thật đúng lúc, vì ai cũng đang đói! Các môn đồ ngồi quanh bếp lửa vừa ăn và trò chuyện vui vẻ với Chúa Jêsus.

 Một bữa ăn sáng tràn ngập hạnh phúc, các môn đồ cảm nhận được sự quan tâm và tình yêu của Ngài dành cho họ cách sâu sắc hơn.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Có em nào có được kinh nghiệm như các môn đồ không? (Cho các em tự do trả lời hay làm chứng lại kinh nghiệm các em có được). Chúa Jêsus cũng yêu thương các em, Ngài cho các em có ba mẹ, ông bà để chăm sóc các em. Ngài muốn các em cũng quan tâm và yêu thương những người xung quanh mình, các em có làm được không?

* Chuẩn bị.

Bài tập trong sách học viên, kéo, keo dán, viết chì màu.

* Thực hiện.

  1. Giáo viên giải thích cho các em sự trưởng thành của cây lúa, và hạt lúa có thể làm ra những loại thức ăn gì. Cho các em tô màu.
  2. Hướng dẫn các em cắt hình trong tranh cắt dán bài số 3, mặt trời, mầm non, rổ lúa, dán vào vị trí thích hợp.
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 19.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 19.05.2024

in Thanh niên on 13 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 19.05.2024.

  1. Đề tài: LỄ NGŨ TUẦN.
  2. Kinh Thánh: Giăng 14-16.
  3. Câu gốc: Mọi điều đó là công việc của đồng một Đức Thánh Linh mà thôi, theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người” (1Cô-rinh-tô 12:11).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 31.03.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 Công việc của Đức Thánh Linh rất vĩ đại, kỳ diệu, công việc Ngài trong vũ trụ, trong loài người nhất là trong dân Y-sơ-ra-ên và trong Hội Thánh. Từ khi Đức Thánh Linh giáng lâm vào ngày lễ Ngũ Tuần cho đến khi Chúa Giê-xu tái lâm, được gọi là thời đại của Đức Thánh Linh. Mặc dù là thời đại của Đức Thánh Linh, nhưng Ba Ngôi Đức Chúa Trời lúc nào cũng đồng tâm, hiệp nhất.

Nhờ Đức Thánh Linh, chúng ta học về công việc của Ngài được ghi trong Giăng 14, 15 và 16.

  1. ĐẤNG YÊN ỦI Ở VỚI CHÚNG TA ĐỜI ĐỜI.

“Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng yên ủi khác để ở với các ngươi đời đời” (Giăng 14:16).

Trong 3 đoạn này có 4 lần gọi Đức Thánh Linh là Đấng yên ủi (14:16,26; 15:26; 16:7), cũng có nghĩa là Đấng nâng đỡ, hướng dẫn, biện hộ và cố vấn.

Giăng 14:1-14, Chúa Giê-xu báo trước cho các môn đồ rằng Ngài sẽ đi sắm sẵn cho họ một chỗ ở trên trời, rồi sẽ trở lại đem họ về cùng Ngài. Nghe vậy, các môn đồ bối rối. Thô-ma hỏi: “Lạy Chúa, chúng tôi chẳng biết Chúa đi đâu?” Phi-líp thưa: “Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng tôi…”.

Biết ý tưởng của các môn đồ, Chúa an ủi họ: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm, lại cũng làm việc lớn nữa, vì ta đi về cùng Cha. Các ngươi nhân danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho, để Cha được sáng danh nơi Con. Nếu các ngươi nhân danh ta mà cầu xin điều chi, ta sẽ làm cho” (Giăng 14:12-14).

Lúc ấy, các môn đồ chưa hiểu hết lời hứa của Chúa, nhưng họ được an ủi lắm. Thật vậy, sau khi Chúa về trời, các môn đồ đã làm việc Chúa làm như chữa bệnh, đuổi quỷ, kêu kẻ chết sống lại… Họ cũng làm việc lớn hơn việc Chúa làm nữa, đó là truyền giảng Tin Lành, không phải chỉ tại Giê-ru-sa-lem, Giu-đê, mà đến Sa-ma-ri, các nước Á Châu, các nước Âu Châu một cách kết quả. Đó là chỉ một bài giảng của Phi-e-rơ tại Giê-ru-sa-lem đã có 3.000 người được cứu, rồi lên 5.000 rồi nhiều lắm cho đến mấy vạn người (Công vụ 21:20). Chúa đã nhậm lời cầu nguyện của họ.

Giăng 14:15-24. Lời hứa trên chưa đủ làm cho các môn đồ yên tâm, nên Chúa hứa thêm rằng, vì họ yêu Ngài, nên Ngài sẽ xin Cha ban cho họ một Đấng yên ủi khác thay cho chính mình Ngài. Chúa Giê-xu chỉ ở với họ một thời gian, còn Đức Thánh Linh ở với họ đời đời. Chúa Giê-xu ở bên cạnh họ, còn Đức Thánh Linh ở trong họ. Ngài còn hứa không để họ mồ côi, cô đơn nhưng Ngài sẽ đến với họ, không phải chỉ một mình Ngài, mà có cả Đức Chúa Trời cùng đến. Như thế thì Ba Ngôi Đức Chúa Trời: Cha, Con, Thánh Linh đến ngự trong lòng họ như ngự vào một đền thờ nguy nga nhất. Đồng thời họ cũng ở trong Chúa và trở nên một cùng Ngài.

Trên đây là một giáo lý mới, nên các môn đồ lấy làm khó hiểu. Vì vậy, Chúa mượn cây nho để giải thích (Giăng 15:1-17).

Sau khi dự Lễ Vượt Qua và Tiệc Thánh tại phòng cao, Chúa và các mồn đồ đã đi khỏi đó về hướng vườn Ghết-sê-ma-nê. Ngang qua cổng đền thờ, Ngài thấy trên đó có chạm một cây nho bằng vàng, Ngài liền phán: “Ta là gốc nho thật”. Ngài muốn nói: Cây nho trên cổng đền thờ là cây nho không thật, dầu là bằng vàng, Ngài là cây nho thật. Rồi Chúa tiếp tục mượn hình ảnh cây nho dạy về mối liên hệ mật thiết.        

Cây nho bao gồm gốc và nhánh. Gốc không sinh ra trái, mà nhánh. Nhưng nhánh tự mình không sinh trái được, mà phải nhờ gốc cung cấp dinh dưỡng. Niềm hãnh diện của cây nho là nhánh nho sanh nhiều trái.

Chúa muốn dạy rằng chúng ta cần có Ngài mới sống, Ngài cần có chúng ta hầu việc mới có kết quả. Chúng ta đừng nhờ vào năng lực, tài trí của mình mà hướng lòng về Chúa Giê-xu, ở trong Ngài để nhận được mọi nhu cầu.

Kinh nghiệm của các môn đồ khi được Chúa ở với họ và họ ở với Chúa, không tốt bằng khi họ được Chúa ở trong họ và họ ở trong Chúa.

Trong ngày Lễ Ngũ Tuần, tất cả đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, tức là Chúa ở trong họ và họ ở trong Chúa, nên đời sống của họ được thay đổi hoàn toàn, thay vì sợ hãi mà chối Chúa trước mặt những kẻ bắt bớ Ngài, thì bấy giờ cũng trước mặt những kẻ đó, lại tỏ lòng tin cậy quả quyết, Phi-e-rơ dõng dạc đứng lên với mười một môn đồ, dùng Kinh Thánh chứng minh cho sự vu khống của những kẻ cho họ là say rượu. Ông nói: “Hỡi người Y-sơ-ra-ên, hãy nghe lời nầy, ông lên án họ đã đóng đinh Đấng Cứu Thế trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Cứu Thế” (Công vụ 2:36). Kết quả có 3.000 người bị thuyết phục và được cứu.

Tiếp theo là Phi-e-rơ và Giăng cùng lên đền thờ, một già một trẻ tay cầm tay, đồng lòng, hiệp ý, các phép lạ đã xảy ra, nên số người được cứu lên đến 5.000 người. Phi-e-rơ và Giăng bị dẫn đến toà công luận, bị chất vấn, bị đe doạ, bị cấm đoán, bị ngồi tù, nhưng họ cứ dạn dĩ, thản nhiên làm chứng cho mọi người về Chúa Giê-xu đã chết và sống lại. Sách Công vụ các sứ đồ, là công việc của Đức Thánh Linh làm qua các sứ đồ. Đó là ứng nghiệm lời hứa của Chúa trong Giăng 14:12. Bấy giờ các sứ đồ thương yêu, tha thứ, hoà thuận, hiệp nhất. Tất cả đều có chung một mục đích là tôn vinh Chúa, làm tròn trọng trách Ngài giao, bất chấp sống chết.

  1. ĐẤNG YÊN ỦI DẠY DỖ VÀ NHẮC NHỞ CHÚNG TA.

“Nhưng Đấng yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhơn danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi” (Giăng 14:26).

  1. Dạy Dỗ Mọi Sự.

Chúa đã dạy dỗ chung cho bốn, năm ngàn người, không kể đàn bà và con trẻ, nhưng Ngài dành thì giờ nhiều nhất dạy dỗ riêng mười hai môn đồ những chân lý cao sâu mà Ngài chưa từng dạy dỗ dân chúng. Ngay sau khi dạy dỗ dân chúng, các môn đồ còn hỏi riêng Ngài những điều họ chưa hiểu (Ma-thi-ơ 13:36, 15:15, Mác 4:34). Nhất là sau khi sống lại, Chúa dành trọn 40 ngày dạy dỗ họ về nước Đức Chúa Trời (Công vụ 1:3). Nhưng cũng chưa đủ.

Phao-lô không như các môn đồ được Chúa trực tiếp dạy dỗ. Thử hỏi: ai đã dạy Phao-lô những chân lý muôn đời mà ông đã viết trong các thơ tín Rô-ma, 2Cô-rinh-tô, Ga-la-ti, Ê-phê-sô, Phi-líp, Cô-lô-se, 2Tê-sa-lô-ni-ca, 2Ti-mô-thê, Tít và Phi-lê-môn? – Chính Đức Thánh Linh đã dạy Phao-lô. Chúng ta thường gọi đó là mặc khải hay khải thị, nghĩa là Đức Chúa Trời tiết lộ, bày tỏ. Kinh nghiệm như vậy Phao-lô viết: “Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự dạy dỗ cho chúng ta, vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa” (1Cô-rinh-tô 2:10).

Ngày nay chúng ta không còn được mặc khải, vì sự mặc khải Đức Chúa Trời ban cho chúng ta trong Kinh Thánh đã đầy đủ trọn vẹn (Khải Huyền 22:18,19), chúng ta phải nhờ Đức Thánh Linh soi sáng để hiểu những sự dạy dỗ đã ghi.

  1. Nhắc Nhở Mọi Điều Chúa Đã Phán.

Trong ba năm hơn, Chúa đã làm biết bao việc, dạy dỗ biết bao điều, tâm trí con người không thể nào nhớ hết. Nhưng nhờ Đức Thánh Linh nhắc nhở, sứ đồ Ma-thi-ơ đã viết 28 đoạn, Phi-e-rơ được Đức Thánh Linh nhắc nhở mọi sự, Mác đã ghi chép một cách kỹ lưỡng và thứ tự… Trong một thư tín, Phi-e-rơ đã nhấn mạnh rằng: “Vả, khi chúng tôi đã làm cho anh em biết quyền phép và sự đến của Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta, thì chẳng phải là theo những chuyện khéo đặt để, bèn là chính mắt chúng tôi đã ngó thấy sự oai nghiêm Ngài. Vì Ngài đã lãnh sự tôn trọng, vinh hiển từ nơi Đức Chúa Trời Cha Ngài, khi Đấng tôn nghiêm rất cao phán cùng Ngài rằng: Nầy là con yêu dấu của Ta, đẹp lòng ta mọi đường, chính chúng tôi đã từng nghe tiếng ấy đến từ trời, lúc chúng tôi ở với Ngài trên hòn núi thánh” (2Phi-e-rơ 1:16-18).

Lu-ca không phải là một sứ đồ, mà là một sử gia, đã từng sống tại Palestin trong thời Chúa Giê-xu còn trên đất, nên đã biết một số công việc và sự dạy dỗ của Ngài. Hơn nữa, ông đã nghe được nhiều thông tin từ bà Ma-ri và các sứ đồ. Đức Thánh Linh cũng nhắc ông nhớ mọi sự, nên ông đã ghi lại một cách chính xác, đáng tin.

Giăng là một trong các sứ đồ được Chúa yêu. Đi những nơi quan trọng, Chúa chỉ đem theo Phi-e-rơ, Giăng và Gia-cơ. Ngoài ra, ông còn được gần gũi với Chúa hơn hết là nghiêng mình trên ngực Ngài. Nhờ đó, ông nghe nhiều, hiểu nhiều và cũng được Đức Thánh Linh nhắc nhở nên ông đã ghi lại những điều rất quan trọng và thú nhận rằng không thể nào ghi hết mọi sự (Giăng 21:24-25).

Đức Thánh Linh đã làm 2 việc liên tục và thường xuyên: Dạy dỗ và nhắc nhở, khi Ngài nhắc nhở điều cũ thì dạy dỗ điều mới, và cứ như vậy Đức Thánh Linh đã dạy dỗ và nhắc nhở Ma-thi-ơ chép gia phả của Chúa Giê-xu từ trên xuống dưới, ngược lại Ngài dạy dỗ và nhắc nhở Lu-ca chép gia phả của Chúa Giê-xu từ dưới lên trên, nhưng cả hai đều có ý nghĩa và chính xác. Riêng Giăng 1:18, ông đã giới thiệu Chúa Giê-xu một cách độc đáo. Nhất là gia phả của Ngài ông chỉ tóm lại bằng câu tuyệt diệu: “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời” (1:1). Nếu không được Đức Thánh Linh dạy dỗ và nhắc nhở, chẳng hề trong đời có người nào đã viết một câu như vậy.

Nhờ Đức Thánh Linh dạy dỗ và nhắc nhở, các trước giả Tân Ước đã đem mọi sự xảy ra mà chứng minh rằng dự ngôn của các tiên tri trong Cựu Ước đã ứng nghiệm. Câu này được nhắc lại những lần trong mọi trường hợp: “Vậy, cho ứng nghiệm lời tiên tri…”  Mục đích của tác giả muốn nói: Giê-xu là Đấng Cứu Thế.

III. ĐẤNG YÊN ỦI LÀM CHỨNG VỀ CHÚA GIÊ-XU.

“Khi nào Đấng Yên Ủi sẽ đến, là Đấng ta sẽ bởi Cha sai xuống tức là Thần Lẽ thật từ Cha, ấy chính Ngài sẽ làm chứng về ta. Còn các ngươi cũng sẽ làm chứng về ta, vì các ngươi đã ở cùng ta từ lúc ban đầu” (15:26,27).

Dù các sứ đồ sẽ làm việc Chúa làm và làm việc lớn hơn nữa, vì đời sống đạo đức của họ được phong phú như những nhánh nho nhiều trái, thì họ vẫn bị người đời ghét. Từ câu 18-25 Chúa lần lượt phán trước: “Ví bằng người đời ghét các ngươi, thì phải biết rằng họ ghét ta trước các ngươi. Nếu các ngươi thuộc về thế gian, thì người đời sẽ yêu kẻ thuộc về mình nhưng vì các ngươi không thuộc về thế gian và ta đã lựa chọn các ngươi giữa thế gian, bởi cớ đó người đời ghét các người… Họ ghét vô cớ”.

Người đời đã ghét Chúa Giê-xu vô cớ, nên họ cũng ghét kẻ thuộc về Ngài như vậy. Đấng Yên Ủi đến để làm chứng về Chúa Giê-xu cho người đời. Các môn đồ đã từng ở với Chúa Giê-xu, kinh nghiệm tình yêu vô đối và tuyệt vời của Ngài, nên họ cũng phải làm chứng về Ngài. Khi môn đồ làm chứng về Chúa Giê-xu thì Đức Thánh Linh cũng hiệp với họ mà làm chứng để thuyết phục người nghe tin nhận Ngài làm Cứu Chúa của họ. Chúa dặn dò: “Nhưng Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyến phép và làm chứng về ta…” (Công vụ 1:8). Kinh nghiệm sự yên ủi đó, Phi-e-rơ đã nói: “Chúng tôi là nhân chứng biết rõ việc ấy. Thánh Linh mà Thượng Đế ban cho những người vâng lời Ngài cũng làm chứng với chúng ta” (Công vụ 5:32 BDY). Chúng ta không thể làm chứng một cách hiệu quả, nếu không được Đức Thánh Linh cùng làm chứng với chúng ta.

  1. ĐẤNG YÊN ỦI THUYẾT PHỤC TỘI NHÂN.

“Khi Ngài đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét. Về tội lỗi, vì họ không tin ta, về sự công bình, vì ta đi về cùng Cha, và các ngươi sẽ chẳng thấy ta nữa, về sự phán xét, vì vua chúa thế gian nầy đã bị phán xét” (Giăng 16:8-11).

Chúa báo trước những nguy nan đang chờ các môn đồ, để khi việc ấy đến, họ không bối rối. Vì Đấng Yên Ủi sẽ đến với họ, là điều ích lợi lớn cho họ.

Đức Thánh Linh thuyết phục tội nhân 3 điều: (1) Tội lỗi, (2) Sự công bình, (3) Sự phán xét.

  1. Về tội lỗi, vì họ không tin ta.

Mọi người đều đã phạm tội. Đấng Cứu Thế đến để cất tội lỗi đi để mọi người được cứu khỏi tội. Thế mà một số tội nhân lại không tin, làm cho tội càng thêm tội. Không tin Đấng Cứu Thế là không nhận mình có tội, hoặc nhận mình có tội mà không nhận Đấng Cứu Thế đã vì mình chịu chết. Không nhận mình có tội là nói Đức Chúa Trời nói dối (1Giăng 1:10). Không tin Đấng Cứu Thế là từ chối tình thương của Đức Chúa Trời, là giày đạp Con Độc Sanh của Ngài là cố ý phạm tội, thì không còn tế lễ nào chuộc tội được nữa, mà chỉ chờ đợi sự phán xét kinh khiếp mà thôi (Hê-bơ-rơ 10:26,31).

Vì vậy, Đức Thánh Linh phải thuyết phục mọi người nhận mình đã phạm tội, và tội nặng nhất là không tin Chúa Giê-xu. Ai cũng sẽ được cứu miễn là phải thành thật nhận mình có tội và tin Cứu Chúa Giê-xu.

  1. Về sự công bình, vì ta đi về cùng Cha.

Hê-rốt, Phi-lát, người La-mã, dân Do-thái đã âm mưu, cấu kết nhau để đóng đinh Chúa Giê-xu trên thập tự giá như một tội nhân. Đó là họ đã hành động một cách bất công và gian ác. Nhưng Đức Chúa Trời đã theo luật công bình mà khiến Chúa Giê-xu sống lại, tiếp Ngài lên trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời.

Vì vậy, Đức Thánh Linh đã thuyết phục mọi người, cho họ thấy rõ Chúa Giê-xu là Đấng Công Bình, thánh khiết, hoàn toàn vô tội đã chết vì tội nhân và tế lễ đền tội đó đã được Đức Chúa Trời nhậm. Phi-e-rơ giải thích một cách rõ ràng: “Vả Đấng Cứu Thế đã vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng Công Bình thay cho kẻ bất nghĩa, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời” (1Phi 3:18).

Một tù trưởng người Châu Phi được xem phim đời sống của Chúa Giê-xu. Đến lúc Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá, ông đứng dậy, chạy lên màn bạc, kêu lớn: “Chúa Giê-xu ơi, hãy xuống, tôi là kẻ đáng phải chết như vậy chứ không phải Ngài đâu!” đó là ông nói đúng luật công bình.

  1. Về sự phán xét, vì vua Chúa thế gian nầy đã bị phán xét.

Chúa Giê-xu chịu chết trên thập tự giá và sống lại, là dòng dõi của người nữ giày đạp đầu con rắn, là ma quỷ (Sáng thế Ký 3:15). Từ đó, ma quỷ đã lột hết quyền hành bạo ngược của nó (Hê-bơ-rơ 2:14-15, 1Giăng 3:8).

Trong hơn ba năm chức vụ, Chúa đã đuổi quỷ ra khỏi nhiều người, nên nó tức giận quyết định báo thù. Chúa đã cảnh cáo các môn đồ: “Ta thấy Sa-tan từ trời sa xuống như chớp” (Lu-ca 10:18).  Trong đêm thứ năm thương khó, nó đã tập trung toàn lực, đứng sau Hê-rốt, Phi-lát, người La-mã, dân Y-sơ-ra-ên, xúi giục họ đóng đinh Chúa Giê-xu và nó đã thành công. Nhưng nó không ngờ, sáng Chúa nhật đó, Chúa Giê-xu đã sống lại, kế hoạch của Sa-tan phá sản hoàn toàn.

  1. ĐẤNG YÊN ỦI DẪN CHÚNG TA VÀO MỌI LẼ THẬT.

“Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa, nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi. Lúc nào Thần Lẽ Thật đến thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật, vì Ngài không nói tự mình nhưng nói mọi điều mình đã nghe và tỏ bày cho các ngươi mọi sự sẽ đến” (13:13).

Ma quỷ là cha của sự nói dối, ma quỷ chẳng bao giờ biết nói thật. Các quỷ sứ nó chuyên đem lời lẽ dối trá gieo rắc vào tâm trí loài người, còn Đức Thánh Linh là Thần Lẽ Thật, dẫn các môn đồ vào lẽ thật toàn diện.

Nhờ Đức Thánh Linh dẫn dắt mà các sứ đồ đã biết được công cuộc cứu chuộc của Chúa trong quá khứ, hiện tại và tương lai như Kinh Thánh đã bày tỏ. Lẽ Thật được trình bày một cách giản dị và minh bạch như vậy, mà Sa-tan còn giả mạo thiên sứ, dùng sứ đồ giả, tiên tri giả, giáo sư giả, tín đồ giả để lừa gạt những kẻ ngây thơ, yếu đuối.

Chúa nói thêm: “Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về Ta mà rao bảo cho các ngươi. Mọi sự Cha có đều là của Ta, nên Ta nói rằng Ngài sẽ lấy điều thuộc về Ta mà rao bảo cho các ngươi vậy” (Giăng 16:14,15).

Chúa muốn chúng ta phân biệt hành động và ngôn ngữ của Sa-tan khác hơn của Đức Thánh Linh. Đức Chúa Trời tôn vinh Chúa Giê-xu, nói mọi sự về Chúa Giê-xu mà thôi, còn Sa-tan tự tôn vinh và nói mọi sự theo ý nó. Dù nó có mang mặt nạ thiên sứ, nhưng khi nghe nó nói, thấy nó làm chúng ta sẽ nhận ra ngay. Các thư tín đã điểm mặt những sứ giả của Sa-tan (2Cô-rinh-tô 11:12-15,26; 1Ti-mô-thê 4:1-3, 6:2-5; 2Phi-e-ơ 2:1-3).

Tóm lại, cả Kinh Thánh Cựu và Tân ước chứa đựng lẽ thật toàn diện của Đức Chúa Trời ban cho loài người. “Cả Kinh Thánh đều bởi Đức Chúa Trời soi dẫn” (2Ti-mô-thê 3:16).

Qua ba đoạn Kinh Thánh nêu trên, chúng ta rút ra những bài học thiết yếu:

Đức Thánh Linh yên ủi chúng ta là nâng đỡ khi vấp ngã, vỗ về khi đau yếu, khích lệ khi nản lòng, cố vấn khi gặp khó khăn, biện hộ khi bị vu oan… Chúa yên ủi chúng ta để dùng chúng ta yên ủi người khác (Ê-sai 40:1, 2Cô-rinh-tô 1:5, Công vụ 4:36-37).

Đức Thánh Linh dạy dỗ và nhắc nhở chúng ta. Dù chúng ta có Kinh Thánh trong tay, nhưng nếu không được Đức Thánh Linh dạy dỗ, chúng ta sẽ không hiểu hoặc hiểu sai. Phải xin Chúa mở mắt chúng ta, để ai nấy thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Ngài, nhờ Ngài dạy dỗ và nhắc nhở chúng ta để dùng chúng ta dạy dỗ, nâng đỡ, nhắc nhở và khích lệ người khác.  (Thi thiên 119:18, Ê-sai 50:4, 2Ti-mô-thê 2:2,24, 4:2).

“Dạy tức là học”. Không có cách nào tốt hơn để học bằng dạy, dạy nhiều thì học nhiều. Càng chia sẻ cho người khác, mình càng được nhiều hơn.

Đức Thánh Linh và chúng ta phải làm chứng về Chúa Giê-xu. Khi chúng ta làm chứng về Chúa Giê-xu thì Đức Thánh Linh dùng quyền năng của Ngài mà xác minh lời chứng của chúng ta và thuyết phục tội nhân. Khi Phi-líp đang làm chứng tại Sa-ma-ri, thì Chúa bảo ông xuống Ga-xa. Đến đó, Phi-líp gặp hoạn quan Ê-thi-ô-bi đang ngồi trên xe đọc sách tiên tri Ê-sai. Đức Thánh Linh bảo Phi-líp chạy theo xe đó, Phi-líp làm chứng cho vị quan này và dẫn ông về với Chúa. Cho đến ngày nay, Hội Thánh Ê-thi-ô-bi còn nói rằng chính hoạn quan đó đã đem Tin Lành về xứ họ.

Đức Thánh Linh thuyết phục tội nhân ba điều: Tội lỗi, sự công bình và sự phán xét. Đây là ba điều chúng ta phải làm chứng luôn. Không ai tin Chúa, nên họ không biết mình có tội. Không ai tin Chúa nếu họ không biết sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu là đúng với luật công bình để cứu chuộc tội nhân. Không ai dám tin Chúa, nếu họ không biết Sa-tan đã bị tước đoạt hết quyền hành và bị Chúa giày đạp đầu nó.

Nếu không nhờ Đức Thánh Linh dẫn dắt, chúng ta sẽ lạc vào rừng giả dối. Biết lẽ thật, là biết Chúa Giê-xu vì chính Ngài là lẽ thật. Sự giáng sanh, sự chết, sự sống lại, sự thăng thiên, sự cầu thay và sự tái lâm của Chúa Giê-xu là lẽ thật. Nên chúng ta phải nhờ Đức Thánh Linh dẫn dắt để biết rõ và biết đúng.

Nguyện Đức Thánh Linh làm việc của Ngài trong chúng ta mỗi ngày cho đến khi Chúa Giê-xu tái lâm.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 19.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 19.05.2024

in PHỤ NỮ on 13 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 19/5/2024.

  1. Đề tài: LỄ NGŨ TUẦN.
  2. Kinh Thánh: Công vụ 2:1-13.
  3. Câu gốc: “Khi cầu nguyện xong thì nơi nhóm lại rúng động, mọi người đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, giảng lời Đức Chúa Trời một cách dạn dĩ” (Công 4:31 BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Truyền Đạo 7-9.
  5. Thể loại: Họp bạn.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 28-01-2024.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

SỮA MẸ ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO CỦA TRẺ.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong thời gian khoảng từ 7-9 tháng sẽ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn những đứa trẻ chỉ bú mẹ trong thời gian hai tuần. Quá trình nghiên cứu đối với 3.253 người sinh vào năm 1959-1961 đã kết luận rằng người nào được bú mẹ càng lâu thì càng thông minh. Cụ thể là chỉ số thông minh trung bình của họ đã tăng lên 6 điểm (IQ trung bình là 100). Các nhà khoa học còn kết luận rằng số lượng trẻ em có thời gian bú mẹ lâu thì rất ít khi phải nhập viện vì những căn bệnh thông thường. Sữa mẹ giúp đứa trẻ phát triển trí não, ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm, tiêu chảy, dị ứng, bệnh về đường hô hấp và một số căn bệnh khác. Các kết quả nghiên cứu khác còn cho biết sữa mẹ không những bảo vệ được hệ thần kinh trung ương mà còn kích thích hệ thần kinh nầy phát triển. Trong sữa mẹ có DHA – một loại axít không gây cholesterol – loại axít nầy không tìm thấy trong sữa bò và các loại sữa khác. Việc cho con bú có ý nghĩa như đầu tư vào quá trình phát triển trí não của trẻ, giúp trẻ tăng cường khả năng cho hệ miễn dịch và ngăn ngừa được nhiều bệnh tật.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 19.05.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 19.05.2024

in NAM GIỚI on 13 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật 19.05.2024 (Lễ Ngũ Tuần)

  1. Đề tài: “TIN TỨC TỐT LÀNH”.
  2. Kinh Thánh: Rô-ma 6:23, Rô-ma 7:18-21, Rô-ma 5:6.
  3. Câu Gốc: “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Xem Chúa nhật 31.03.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Phải chăng Đạo Tin Lành cũng là đạo tin theo để làm lành? Mọi người Việt Nam đều biết phân biệt điều lành, điều dữ. Ai cũng biết “Ở hiền gặp lành” Ai cũng muốn ăn ngay ở lành. Chịu ảnh hưởng của Nho Giáo, người Việt Nam còn biết quý trọng đạo làm người, biết ơn quân sư phụ, biết giữ nhân, nghĩa, lễ trí, tín. Đa số người Việt Nam đều sùng đạo, không theo tôn giáo này thì cũng theo tín ngưỡng khác. Từ đó có nhiều người quan niệm cho rằng Đạo nào cũng tốt, Đạo nào cũng dạy người ta ăn ngay ở lành. Vậy Đạo Tin Lành cũng là Đạo tin theo để làm lành thì không cần theo, vì mình đã có đạo rồi, thậm chí đạo của mình đang có đông người theo.

Thật ra, chữ Tin Lành có nghĩa là “Tin Tức Tốt Lành” chứ không có nghĩa là tin theo để làm lành. Nếu truyền thêm cho người Việt một đạo dạy làm lành nữa thì cũng bằng thừa vì từ nhỏ cho đến lớn, ai cũng biết cần phải làm lành. Vấn đề ở đây là loài người dù ý thức cần làm lành nhưng không đủ khả năng làm lành cho trọn. Sứ đồ Phao-lô đã diễn tả sự thật này như sau: “Tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, bởi tôi có ý muốn làm điều lành nhưng không có quyền làm trọn, vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn. Vậy tôi thấy có một luật này trong tôi: Khi tôi muốn làm điều lành, thì điều dữ dính dấp theo tôi” (Rô-ma 7:18-21). Sở dĩ chúng ta không làm lành trọn được là vì luật tội lỗi đang hiện diện và chế ngự trong mỗi con người chúng ta, khiến chúng ta không có khả năng làm lành cho trọn. Dù suốt đời ta cố làm lành nhưng chỉ một ngày ta lỡ làm ác thì cũng luống công. Kinh Thánh chép: “Người nào giữ toàn bộ luật pháp, nhưng chỉ phạm một điều là coi như đã phạm tất cả” (Gia-cơ 2:10).

Dù chúng ta chưa làm gì nên tội đối với luật pháp của loài người, thì trước mặt Đức Chúa Trời chúng ta vẫn bị kể là tội nhân. Dù chúng ta có làm được bao nhiêu việc lành đối với đời, thì trước mặt Chúa vẫn còn thiếu hụt, không có gì đáng kể. Những việc công bình của loài người đều được Ngài xem như “áo nhớp”. Tiêu chuẩn của Chúa là trọn vẹn, mà loài người thì bất toàn. “Mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.” Sứ đồ Phao-lô làm chứng tiếp: “Thật bất hạnh cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát ách nô lệ của thể xác tội lỗi hư hoại này?” Rồi ông vui mừng thốt lên: “Tạ ơn Đức Chúa Trời, tôi được giải cứu nhờ Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta” (Rô-ma 7:24-25).

Cảm tạ Chúa, vì Chúa biết rõ loài người không có khả năng làm lành cho trọn, cũng không có khả năng tự mình giải thoát ra khỏi quyền lực ghê gớm của tội lỗi nên “đang khi chúng ta còn yếu đuối, Chúa Cứu Thế đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội” (Rô-ma 5:6). Nhờ sự chết đền tội của Chúa Cứu Thế Giê-xu và quyền năng của Đức Thánh Linh, khi một tội nhân ý thức tội lỗi và ăn năn, quyết tâm từ bỏ tội quay về cùng Chúa; thì Chúa ban quyền năng tái tạo người đó trở nên mới, đồng thời ban cho người đó có khả năng để làm những việc lành mà trước đó họ không làm được bằng sức riêng. Đây là một “Tin tức tốt lành”, là giải pháp tuyệt hảo cho mỗi chúng ta.

Nếu hiện nay quý vị đang theo một tôn giáo dạy người ta làm lành, đó là điều tốt vì đã nói lên quyết tâm làm lành lánh dữ của quý vị. Thế nhưng, chính trong quá trình cố gắng như thế, quý vị cũng đã nhận ra sự thật là mình làm lành không trọn, lòng không bình an, không biết chắc nỗ lực đến mức nào mới đủ để được lên thiên đàng. Tất cả mọi người đang tự tu, tự cứu rỗi đều có cùng một tâm trạng bất an như thế.

Người Tin Lành biết mình đã được cứu rỗi, với tâm trạng bình an, hy vọng. Người Tin Lành tin chắc khi qua đời là về ngay với Chúa trên thiên đàng. Vì sự cứu rỗi là quà tặng do Chúa Giê-xu đã làm xong và ban cho chúng ta. Quà tặng này không phải do chúng ta làm gì xứng đáng để nhận lãnh nhưng do lòng thương xót vô hạn của Chúa ban cho. “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng tặng phẩm của Đức Chúa Trời là đời sống vĩnh cửu trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta” Đức Chúa Trời đã tuyên hứa như thế vì Ngài là Đấng thành tín, không bao giờ thất hứa. Rất mong quý vị lấy lòng tin tiếp nhận Tin Lành của Chúa Cứu Thế Giê-xu để hưởng được ơn cứu rỗi, nhiên hậu mới được hưởng bình an, thỏa lòng, yên tâm và sự sống mới do Chúa ban cho.

Mục sư Nguyễn Văn Huệ

(Theo TinLanhHyvong.com)