Ngày: Tháng Năm 9, 2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. NGƯỜI LÃNH ĐẠO TIN CẬY CHÚA

I. KINH THÁNH: Dân số ký 13-14:35.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, đừng nương cậy nơi sự thông sáng của con.”(Châm ngôn 3:5).

III. BÀI TẬP.

  1. Hai cách nhìn.

Em nối chữ ở hàng dọc và số ở hàng ngang để tìm từ ghi trên đường kẻ.

  1. Lời nói của người lãnh đạo tốt.

Em đọc lời thoại phía dưới và trả lời vào chỗ trống của B và D để thể hiện họ là người lãnh đạo tốt.

 

A. Anh hai ơi! Mẹ có ở nhà không?

B. Mẹ chưa về!

A. Khi nào mẹ về, anh nói với mẹ là hôm nay em không có ra ngoài nhé!

B. ……………………………………………………

C. Em muốn xem phim này không?

D. Ba em nói không nên xem.

C. Hay lắm! Xem đi.

D. Ba em nói không thích hợp với trẻ em!

C. Vậy, em đến nhà anh xem. Ba sẽ không biết!

D ….…………………………………………………

 

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. NGƯỜI LÃNH ĐẠO TIN CẬY CHÚA

I. KINH THÁNH: Dân số ký 13-14:35.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, đừng nương cậy nơi sự thông sáng của con.”(Châm ngôn 3:5).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Lời báo cáo của Giô-suê và Ca-lép về xứ Ca-na-an, khác với lời báo cáo của 10 thám tử còn lại.

– Cảm nhận: Giô-suê và Ca-lép không hùa theo số đông, quyết giữ vững lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời.

– Hành động: Làm theo lời Chúa, không nghe theo lời bạn xúi giục làm điều không đẹp lòng Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Sự chọn lựa của em. 

  1. Mục đích: Các em thảo luận giữa việc nên làm và không nên làm.
  2. Tài liệu: Trang tư liệu B sách học viên.
  3. Thực hiện: Cho các em mở sách học viên trang tư liệu B, và theo hướng dẫn hoàn thành bài tập. Sau đó hỏi các em: “Mỗi người trong hình vẽ muốn em làm gì? Em chọn lựa thế nào? Tại sao?”

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Có khi nào em và một nhóm bạn quyết định làm một việc nào đó, nhưng trong số đó có người phản đối không? Ví dụ: Mọi người quyết định cùng xem phim hoạt hình, nhưng một vài bạn lại muốn xem chương trình “Em yêu khoa học”… (Cho các em tự do chia sẻ). Hôm nay, các em sẽ thấy có 12 người nhưng chia làm hai phe, với hai ý kiến trái ngược nhau. Bây giờ chúng ta sẽ xem ý kiến của họ như thế nào nhé!

  1. Bài học.

Dân Ysơ-ra-ên đóng trại tại đồng vắng Pha-ran. Đức Chúa Trời bảo Môi-se cho người do thám xứ Ca-na-an trước khi đưa dân sự vào. Các em đọc Dân số ký 13:2 xem Đức Chúa Trời chỉ thị Môi-se như thế nào? (Cho các em đọc câu Kinh Thánh).

Môi-se làm theo lời Đức Chúa Trời phán dặn, chọn trong 12 chi phái mỗi chi phái 1 người để đi do thám xứ. Trong 12 người được chọn, có Giô-suê và Ca-lép.

Môi-se nói: “Hãy đi xem xứ đó như thế nào. Dân sự ở đó mạnh hay yếu, đất đai tốt hay xấu, và hái trái cây xứ đó đem về đây!”

Mười hai thám tử chuẩn bị lên đường. Họ là người đầu tiên nhìn thấy xứ tốt đẹp mà Đức Chúa Trời hứa ban. Một tháng trôi qua, họ cũng chưa trở về. Mọi người ở nhà trông đợi. Rồi ngày thứ 40, mười hai thám tử trở về, đem theo những chùm nho nặng trĩu đến hai người khiêng, cùng nhiều loại trái cây khác. Các em đọc Dân số ký 13:27 xem các thám tử báo cáo với Môi-se về xứ đó như thế nào?

Các thám tử thấy xứ Ca-na-an thật sự “đượm sữa và mật”. Trái cây họ đem về đã nói lên điều đó. Nhưng, họ nói tiếp: “Dân xứ đó rất mạnh, thành trì rất vững vàng. Còn nữa, chúng tôi thấy những người khổng lồ sống ở đó nữa!”

Dân sự hoang mang lo lắng. Nhưng thám tử Ca-lép khích lệ dân sự: “Chúng ta hãy đi lên chiếm xứ, vì chúng ta sẽ chinh phục được”. Nhưng các thám tử khác phản đối: “Không được! Không được! Chúng ta không thể đánh chiếm xứ đó, vì dân xứ đó mạnh hơn chúng ta! So với họ, chúng ta chỉ như những con cào cào mà thôi!”

Lời nói của các thám tử này khiến dân sự sợ hãi. Họ bắt đầu khóc lóc, lằm bằm oán trách Môi-se: “Chúng tôi thà chết tại Ai-cập hoặc trong đồng vắng còn hơn! Tại sao Đức Chúa Trời dẫn chúng tôi vào đất này để bị giết?!” Rồi họ bàn với nhau lập một người lãnh đạo khác để dẫn họ quay trở về Ai-cập.

Dân sự hoàn toàn không tin cậy lời hứa của Đức Chúa Trời cho họ. Họ đã quên những ngày tháng đi trong đồng vắng, Ngài đã nuôi nấng, chăm sóc, giải cứu, giúp đỡ họ như thế nào.

Trước tình hình đó, Giô-suê và Ca-lép xé áo mình bày tỏ lòng đau thương. Hai ông nói với dân sự. Các em đọc Dân số ký 14:7-9 xem hai ông có cái nhìn khác với những thám tử kia như thế nào?

Dĩ nhiên Giô-suê và Ca-lép cũng nhìn thấy thành trì vững chắc và những người khổng lồ, nhưng họ tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời. Ngài đã hứa ban cho họ vùng đất này. Giô-suê và Ca-lép khuyên dân sự đừng sợ dân cư ở đó, vì Đức Chúa Trời sẽ ở cùng họ. Dân sự không những không nghe mà còn muốn ném đá giết chết hai ông nữa.

Các em nghĩ Đức Chúa Trời cảm thấy thế nào trước hành động của dân sự? (Rất buồn). Theo em, Ngài sẽ làm gì? (Ngài sửa phạt họ). Những người không tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời và đã nói: “Chúng tôi thà chết trong đồng vắng” thì sẽ nhận được như điều họ nói. Hành động không tin cậy Đức Chúa Trời của họ khiến họ phải trả giá: 40 năm lưu lạc trong đồng vắng cho đến khi chết hết, chỉ con cháu họ sinh ra trong thời gian đó, cùng Giô-suê và Ca-lép được vào xứ Ca-na-an mà thôi. Còn 10 thám tử cùng đi với Giô-suê và Ca-lép bị Đức Chúa Trời phạt chết ngay sau đó trong một tai vạ.   

Sau 40 năm, Giô-suê hướng dẫn lớp người sinh ra và lớn lên trong đồng vắng đi vào xứ Ca-na-an. Lời hứa của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên đã được thực hiện.

  1. Ứng dụng.A

     a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 2 và theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập “Hai cách nhìn”. Sau đó hỏi các em: “10 thám tử có cảm nhận như thế nào đối với việc tiến vào xứ Ca-na-an?” “Còn Giô-suê và Ca-lép thì có cảm nhận như thế nào?” “Giô-suê và Ca-lép đã thể hiện họ là người lãnh đạo tốt như thế nào?” (Tin cậy Đức Chúa Trời, làm điều đúng, khích lệ dân sự).

     b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc, sau đó thảo luận: “Chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con có nghĩa gì?” “Vì sao lại không nên như vậy? Bằng cách nào để em có được sự hướng dẫn của Chúa và thêm lòng tin cậy Ngài?”

     c. Áp dụng vào đời sống.

Trước hết thảo luận với các em: “Qua Giô-suê và Ca-lép, em nhận thấy phẩm chất của người lãnh đạo tốt là gì? (Tin cậy Đức Chúa Trời, làm điều đẹp lòng Chúa, từ chối làm điều không đúng, giúp người khác nhận ra cái sai, và khích lệ họ làm điều đúng). Sau đó, cho các em theo hướng dẫn làm bài tập “Lời nói của người lãnh đạo tốt”, rồi chia sẻ những gì đã viết. 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. BÀI HỌC VỀ SỰ CẦU NGUYỆN

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 6:5-8; 7:7-11; Mác 11:24; Giăng

15:7-16; 16:23-27.

II. CÂU GỐC: “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ, cửa sẽ mở cho các con.”(Ma-thi-ơ 7:7).

III. BÀI HỌC.

IV. CÙNG SUY NGHĨ.

Xem hình và trả lời các câu hỏi:

  1. Tại sao Đức Chúa Trời lắng nghe lời cầu nguyện của em?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Em cảm thấy như thế nào nếu người mà em thương yêu không nói chuyện với em?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Em có cầu nguyện không? Em còn điều gì chưa rõ về việc cầu nguyện?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

EM SẼ LÀM GÌ?
Khi em lạc đường?

…………………………………………

…………………………………………

Khi em nói dối?

…………………………………………

………………………………………..

Khi em phạm tội?

…………………………………………

………………………………………..

Khi em gặp bài tập khó?

…………………………………………

………………………………………..

 

SINH HOẠT GIA ĐÌNH.

   Cầu nguyện là nói chuyện với Chúa. Vì thế, không nên dạy các em học thuộc lòng bài cầu nguyện mà phải hướng dẫn các em cầu nguyện. Khi quí phụ huynh cầu nguyện cùng các em, nên cầu nguyện cách ngắngọn, dễ hiểu. Những điều cầu xin phải xác thực để các em thấy sự cầu nguyện thật cần thiết và thích tham gia. Cần giúp cho các em cầu nguyện trong bầu không khí tự do.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. BÀI HỌC VỀ SỰ CẦU NGUYỆN

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 6:5-8; 7:7-11; Mác 11:24; Giăng

15:7-16; 16:23-27.

II. CÂU GỐC: “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ, cửa sẽ mở cho các con.”(Ma-thi-ơ 7:7).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus dạy các môn đồ cầu nguyện.

– Cảm nhận: Em sung sướng vì được biết cách cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

– Hành động: Em cầu nguyện theo sự dạy dỗ của Chúa Jêsus.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Bảng cầu nguyện.

  1. Mục đích: Giúp các em phân biệt, so sánh những gì các em cầu xin Chúa.
  2. Vật liệu: Cắt từ tạp chí cũ những hình ảnh, vật dụng cần thiết (thức ăn, nước, áo quần…) và những thứ các em mong muốn (kẹo bánh, đồ chơi, kem…), hồ dán, một tấm bìa cứng (trên góc ghi “Nói với Chúa điều em cần”, hai tờ giấy cứng nhỏ (xem hình).
  3. Cách thực hiện: Giáo viên chọn những hình ảnh đã cắt để trước hai tấm bìa cứng “Mong muốn” và “Cần thiết”.

   Giáo viên hỏi các em: “Em muốn xin Đức Chúa Trời ban cho những gì?” Cho các em suy nghĩ rồi lần lượt chọn hai tấm hình và giải thích lý do mà em thích. Sau đó, dán hình lên tấm bìa lớn làm bảng cầu nguyện.

   Sau khi các em dán xong, khuyến khích các em nói với Chúa tất cả những gì các em cần, rồi hướng dẫn các em cầu nguyện.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị máy và băng cassette).

  1. Vào đề.

   Các em đã tập đi xe đạp chưa? Các em có nhớ tập như thế nào không? (Quan sát người khác, nhờ người khác dạy, rồi tự mình tập). Thật ra, khi học một điều gì mới, phải cố gắng và bỏ ra nhiều công sức, nhưng lại có được niềm vui, sự thích thú. Bài học nầy sẽ dạy cho các em một điều quan trọng hơn việc đi xe đạp rất nhiều.

  1. Bài học.

   Qua Kinh Thánh, chúng ta thấy các môn đồ học tập cầu nguyện cũng giống như các bước tập xe đạp. Các môn đồ nhiều lần chứng kiến Chúa Jêsus cầu nguyện. Họ thích cầu nguyện nên nài xin Chúa Jêsus dạy họ cầu nguyện. Chúa Jêsus dạy họ cầu nguyện như thế nào? (Giáo viên đọc Kinh Thánh Mat 6:5-7; 7:7-11, hoặc mở máy cassette đã thu băng sẵn).

   Điều đầu tiên Chúa Jêsus dạy các môn đồ khi cầu nguyện là đừng khoe khoang cho người khác biết, nhưng phải vào phòng riêng, đóng cửa lại, một mình cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

   Chúa Jêsus muốn các môn đồ khi cầu nguyện đừng dùng những lời lặp vô ích. Vì thế, khi cầu nguyện, các em không cần nói nhiều mà chỉ cần nói chính xác điều mình muốn.

   Chúa Jêsus dạy rằng, Đức Chúa Trời sẽ ban cho điều các em cần vì Ngài là Người Cha Nhân Từ.

Ví dụ: Con xin bánh chẳng lẽ lại cho đá hoặc con xin cá lại cho rắn chăng? Chắc chắn là không. Người cha nhân từ luôn cho con mình những điều tốt nhất. Huống chi Đức Chúa Trời là Cha trên trời, Ngài yêu thương các em vô cùng! Ngài sẽ ban điều tốt nhất cho những ai cầu xin Ngài.

   Các em cầu xin Đức Chúa Trời điều gì? Chúa Jêsus phán: “Mọi điều các con xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin đã được, tất điều đó sẽ ban cho các con”. Khi các em biết Đức Chúa Trời là Người Cha Nhân Từ, các em tin Ngài sẽ ban cho các em những gì tốt đẹp nhất. Như vậy, có phải là nếu các em tin thì Ngài sẽ làm tất cả mọi điều không? Không! Hãy tiếp tục nghe Chúa dạy về sự cầu nguyện.

   (Đọc Giăng 15:7 hoặc mở máy cassette). Chúa Jêsus cho biết, nếu các em yêu mến và vâng lời Ngài, các em sẽ biết cầu nguyện cho việc gì.

   Thử nghĩ xem, trong nhà em thân với ai nhất? Nếu em xin điều gì, người ấy có cho không? Dựa vào đâu em biết? (Cho từng em trả lời). Vì hiểu người đó, em biết những điều có thể xin hoặc không nên xin. Khi hiểu biết Chúa Jêsus, các em sẽ biết cách cầu nguyện. Bây giờ các em hãy nghe tiếp Chúa Jêsus dạy về sự cầu nguyện.

   Chúa Jêsus nói: “Các con nhân danh Ta cầu xin Cha điều chi, Ngài sẽ ban cho”. Nhân danh Chúa Jêsus có nghĩa là Chúa Jêsus cũng cầu nguyện cho những việc đó. Vì vậy, trước khi cầu nguyện, các em phải suy nghĩ xem Chúa Jêsus cầu nguyện cho những việc gì?

   Chúng ta vui mừng vì Đức Chúa Trời yêu thương và ban cho chúng ta những điều tốt đẹp. Cô cũng rất vui vì các em đã có thể hiểu biết Đức Chúa Trời và học cách cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

  1. Ứng dụng.

   Cho các em mở sách học viên, cùng đọc bài học cách rập ràng và sử dụng phần “Cùng Suy Nghĩ” để ôn bài.

   Khi dạy câu gốc, bạn hỏi các em: “Bây giờ cô đọc câu gốc, các em nghe và cho biết sai chỗ nào”.

Ví dụ: “Các ngươi “không” cầu xin, sẽ ban cho các ngươi. Hãy tìm, sẽ “không” gặp. “Không” gõ cửa, sẽ mở cửa”. Sau đó giáo viên đọc lại một lần chính xác và hướng dẫn các em học thuộc.

   Trong mục: “Em sẽ cầu nguyện như thế nào…”. Trước hết, cho các em xem hình rồi nói: “Chúa muốn các em kể cho Ngài nghe tất cả mọi việc và những gì các em cần. Nếu em là bạn nhỏ ở trong hình, em sẽ cầu nguyện như thế nào?” (Nếu có thời gian, cho các em lần lượt lên bảng viết ra câu trả lời hoặc đứng nói tại chỗ).

   Cuối cùng, cho các em cầu nguyện, rồi giáo viên cầu nguyện kết thúc.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. GIA ĐÌNH CỦA CHÚA JÊSUS                                      

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 2:13-18; Mác 6:3.

II. CÂU GỐC: “Con trẻ lớn lên và mạnh mẽ; đầy dẫy sự khôn ngoan, và ân điển của Đức Chúa Trời ở trên Ngài.” (Lu-ca 2:40).

III. BÀI HỌC.

Chúa Jêsus có em trai và em gái. Anh em của Ngài rất yêu thương nhau.

* Trong hình nầy, ai là Chúa Jêsus, em hãy khoanh tròn lại và tô màu lên nhé.

* Đây là gia đình của Chúa Jêsus, em có biết là những ai không?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. GIA ĐÌNH CỦA CHÚA JÊSUS                                       

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 2:13-18; Mác 6:3.

II. CÂU GỐC: “Con trẻ lớn lên và mạnh mẽ; đầy dẫy sự khôn ngoan, và ân điển của Đức Chúa Trời ở trên Ngài.” (Lu-ca 2:40).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Jêsus lớn lên trong gia đình có thêm những người em trai và gái.

– Cảm nhận: Mỗi người đều có một gia đình giống như Chúa Jêsus.

– Hành động: Cảm tạ Chúa về gia đình của mình.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

– Giáo viên gọi vài em kể về gia đình của mình và hỏi các em có yêu thương gia đình mình không, bày tỏ bằng hành động như thế nào. Giáo viên cũng dành chút thời gian kể về gia đình mình và nói cảm nghĩ cho các em biết.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào bài.

Các em thân mến, các em nhắc lại cho cô bài học lần trước đã dạy những gì nhé! Chúa Jêsus được sinh ra nơi nào nè? (Cho các em trả lời) Đúng rồi, trong một chuồng chiên, nằm trong máng cỏ. Vì sao Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời lại phải sinh ra trong nơi nghèo khổ như vậy, các em? (Là vì Chúa yêu thương chúng ta, muốn tất cả mọi người từ giàu đến nghèo, từ nhỏ đến lớn đều được đến với Ngài, được làm bạn với Ngài). Các em nhớ bài rất tốt. Hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe phần kế tiếp của câu chuyện em bé Jêsus nhé.

  1. Bài học.

Em bé Jêsus mỗi ngày một lớn hơn và rất dễ thương. Rồi có một đêm, ông Giô-sép đang ngủ, thiên sứ của Chúa hiện đến, báo cho Giô-sép biết một việc rất nguy hiểm, đó là vua Hê-rốt đang tìm để giết em bé Jêsus. Vì thế ông Giô-sép phải đem bà Ma-ri và con trẻ Jêsus trốn qua nước Ê-díp-tô, và cứ ở đó cho đến khi có sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời.

Lúc ấy, Giô-sép tỉnh dậy, nghĩ đến những lời thiên sứ nói trong giấc mơ. Ông liền chuẩn bị mọi thứ cần dùng để mau chóng đem bà Ma-ri và em bé Jêsusđi trốn. Trời vẫn chưa sáng, nhưng gia đình ông bà đi ngay. Họ đã đi thật xa, xa lắm và cuối cùng đến được xứ Ê-díp-tô. Gia đình của Chúa Jêsus đã ở nơi đó rất lâu ngày, vui vẻ, bình yên. Em bé Jêsus bây giờ cũng đã lớn lên hơn nhiều rồi đó.

Đến một ngày nọ, thiên sứ lại báo tin cho ông Giô-sép trong giấc mơ, bảo rằng vị vua độc ác kia đã chết, Giô-sép và Ma-ri hãy đưa cậu bé Jêsus trở về quê hương, sẽ không còn nguy hiểm nữa. Ông Giô-sép vâng theo lời thiên sứ đem gia đình trở về lại xứ của mình. Cậu bé Jêsus sống trong tình yêu thương của cha mẹ và sau đó lại có thêm những em trai và em gái của Ngài được sinh ra. Chúa Jêsus rất kính yêu cha mẹ và yêu thương những người em trai, em gái của mình.

  1. Ứng dụng.

Các em ạ, em nào cũng giống như Chúa Jêsus, có gia đình, cha mẹ, anh chị em, để yêu thương, chăm sóc cho nhau. Ngoài ra, các em còn có bạn bè để cùng học tập cũng như vui đùa với nhau nữa. Mọi điều đó đều là do Chúa ban cho, chúng ta nên nhớ cảm ơn Chúa nhé.

C. BÀI TẬP.

Cho các em xem hình trong trang đầu bài tập bài 2, và hỏi các em ai là mẹ Chúa Jêsus và dùng bút chì khoanh tròn lại (là người đang ẵm em bé), cho các em biết Chúa Jêsus rất yêu thương em trai và em gái của mình.

– Tô màu phần bài tập “Gia đình Chúa Jêsus”, và cho các em chỉ vào từng người trong gia đình Chúa Jêsus để nhận biết đó là ai (giáo viên tham khảo Mác 6:3 để nói cho các em biết).

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. NGƯỜI LÂN CẬN TỐT BỤNG

I. KINH THÁNH: Lu-ca 10:25-37.

II. CÂU GỐC: “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu thương người lân cận như chính mình” (Lu-ca 10:27).

III. BÀI TẬP.

  1. A! Em đã hiểu bài rồi!

   Em vừa được nghe về câu chuyện “Người lân cận tốt bụng”. Bây giờ, có những câu hỏi nhỏ ở phía dưới đang chờ em. Em cố gắng trả lời thật tốt để chứng tỏ mình rất hiểu bài nhé!

  1. Tại sao Chúa Jêsus lại giảng ví dụ về “Người lân cận tốt bụng?”

……………………………………………………………………………………………

    b. Chúa Jêsus giảng ví dụ nầy với ai?

……………………………………………………………………………………………

    c. Thầy tế lễ làm gì trong đền thờ? Ông ta có giúp người bị nạn không? Tại sao?

……………………………………………………………………………………………

    d. Người Lê-vi làm gì trong đền thờ? Ông ta có giúp người bị nạn không? Tại sao?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    e. Vì sao người Sa-ma-ri giúp đỡ người bị nạn?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    g. Điều gì khiến em ngạc nhiên khi thấy người Sa-ma-ri giúp nạn nhân?

……………………………………………………………………………………………

     h. Em có phát hiện ra sự dạy dỗ nào từ ví dụ nầy không?

……………………………………………………………………………………………

  1. Suy gẫm về câu gốc.

   Em suy gẫm câu gốc trong Lu-ca 10:27 rồi trả lời các câu hỏi sau.

  1. Câu gốc dạy em làm gì?

……………………………………………………………………………………………

    b.Theo em, ai là người lân cận trong ví dụ trên?

……………………………………………………………………………………………

    c. Em nói tên hai người lân cận của em và em có thể làm gì cho họ?

……………………………………………………………………………………………

    d. Hãy cầu nguyện xin Chúa giúp em yêu người lân cận của mình………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

 

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. NGƯỜI LÂN CẬN TỐT BỤNG

I. KINH THÁNH: Lu-ca 10:25-37.

II. CÂU GỐC: “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu thương người lân cận như chính mình” (Lu-ca 10:27).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus dùng ví dụ nầy để dạy các em phải quan tâm, yêu thương và giúp đỡ người khác.

– Cảm nhận: Chúa Jêsus yêu chúng ta, các em càng phải yêu thương nhau.

– Hành động: Giải thích ý nghĩa của từ “Người lân cận”, và làm thế nào để trở thành người lân cận tốt.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Chuẩn bị một số em để diễn kịch câm phụ họa trong khi kể chuyện.
  2. Tìm trên bản đồ thành Giê-ri-cô và hoàn cảnh địa lý của vùng nầy.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Có bao nhiêu em đã nghe qua ví dụ về người Sa-ma-ri nhân từ? Có lẽ các em đã từng nghe ví dụ nầy, cũng có em chưa được nghe, nhưng dù đã nghe hay chưa nghe, các em cũng sẽ rất thích thú khi nghe lại, vì điều làm cho các em thích thú nhất là tìm ra những điều mới mẻ từ câu chuyện Kinh Thánh quen thuộc. Bài học hôm nay sẽ có tựa đề là “Người lân cận tốt bụng”. Các em suy nghĩ xem tại sao Chúa Jêsus lại giảng ví dụ nầy? (Cho các em trả lời).

  1. Bài học.

(1) Lý do Chúa Jêsus kể ví dụ.

    Một ngày nọ, Chúa Jêsus đang dạy dỗ dân chúng, có nhiều người Pha-ri-si đến nghe Ngài giảng dạy. Các em nên nhớ rằng người Pha-ri-si rất xem trọng việc tuân giữ luật pháp của Môi-se.

   Hôm đó, trong những người Pha-ri-si tham dự, có một thanh niên đứng dậy hỏi Chúa Giê-xu: “Thưa thầy, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” Chúa Jêsus không trả lời ngay, mà hỏi rằng: “Luật pháp Môi-se dạy thế nào về điều đó?”

   Đọc Lu-ca10:27, các em sẽ thấy thầy dạy luật rất thông thạo luật pháp. (Cho các em đọc Lu-ca 10:27). Chúa Jêsus đồng ý với câu trả lời chính xác đó.

   Người thanh niên đó lại hỏi câu thứ hai:“Ai là người lân cận của tôi?” Nói cách khác, anh ta muốn biết chính xác là mình phải yêu thương ai. Nếu người lân cận là bạn thân của mình, hay ba, mẹ, anh, chị, em…thì việc yêu người lân cận không có gì khó khăn. Nhưng nếu người lân cận bao gồm luôn người hàng xóm đáng ghét thì đó là một việc khó khăn vô cùng, phải không các em?

   Chúa Jêsus trả lời câu hỏi của anh thanh niên bằng một ví dụ. (Để các em hiểu rõ ví dụ, giáo viên cần giúp các em hiểu các vấn đề sau: Vào thời Chúa Giê-xu, người Lê-vi là người giúp việc trong đền thờ, họ lau rửa các dụng cụ tế lễ và tham gia ban hát. Người Sa-ma-ri là những người được sinh ra bởi người Giu-đa và người ngoại bang, nên người ta gọi dân Sa-ma-ri là dân lai. Ở thời Cựu ước, Đức Chúa Trời phán dạy dân Giu-đa không được cưới vợ hay gả chồng với người ngoại bang, nhưng tổ tiên của người Sa-ma-ri không vâng lời Đức Chúa Trời. Vì vậy dân Giu-đa rất ghét dân Sa-ma-ri, họ cho rằng người Sa-ma-ri có địa vị thấp kém hơn họ).

(2) Hình ảnh người lân cận tốt bụng.

   (Khi giáo viên kể chuyện, các em đã được phân vai sẽ ra diễn kịch câm).

   Chúa Jêsus phán: Một ngày nọ, có một người Giu-đa đi từ thành Giê-ru-sa-lem đến Giê-ri-cô. Khi Chú Jêsus kể đến đây, dân chúng đều nghĩ đến con đường nầy nguy hiểm, hoang vắng, và có nhiều bọn cướp giật.

    Nhiều người giàu có mua nhà ở Giê-ri-cô để nghỉ lễ ở đó, vì vậy bọn cướp thường rình rập dọc đường để giết người, cướp của.

   Chúa Jêsus tiếp tục câu chuyện: Trên đường đi, đến chỗ vắng vẻ, bỗng người đó bị kẻ cướp tấn công. (Những em đóng vai kẻ cướp từ nơi ẩn nấp chạy ra đánh người rồi ẩn nấp sau tảng đá). Kẻ cướp đánh người hết sức tàn nhẫn, cướp hết quần áo, tiền bạc, rồi bỏ người đó dở sống dở chết nằm bên lề đường.

   Tình cờ, có một thầy tế lễ đi ngang qua ( Em đóng vai thầy tế lễ đi ra). Ông đang trên đường đi đến Giê-ru-sa-lem để thờ phượng Đức Chúa Trời. Ông thấy người bị thương nằm dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời. Thầy tế lễ ngoảnh mặt và tránh sang bên kia đường. Ông cẩn thận tránh không đụng phải người đó, có lẽ ông tưởng người đó đã chết. Thầy tế lễ biết rằng trước khi thờ phượng Đức Chúa Trời, không được chạm vào người chết. Nếu chạm phải xác chết, thì trong bảy ngày, ông bị kể là người không sạch (tham khảo Dân Số Ký 19:11), điều đó có nghĩa là ông mất đi vị trí thờ phượng nơi đền thánh. Đối với thầy tế lễ, việc thờ phượng nơi đền thánh là quan trọng hơn giúp đỡ một người dọc đường. Vì vậy, ông vội vã bước đi. (Em đóng vai thầy tế lễ đi ra).

   Chúa Jêsus phán tiếp: Kế đó, có một người Lê-vi đi ngang qua. (Em đóng vai người Lê-vi bước vào). Ông phát hiện một người nằm bên đường, dáng vẻ rất thảm thương. Người Lê-vi đến gần, cúi xuống xem xét, nhưng ông lại đứng lên. Có lẽ ông nghĩ mình quá bận, đâu có thời gian mà giúp đỡ người không quen biết, hơn nữa, biết đâu kẻ cướp vẫn còn ẩn nấp nơi đây thì nguy hiểm cho ông. Thế là người Lê-vi ấy vội vã đi luôn. (Em đóng vai người Lê-vi đi ra).

   Một lát sau, có một người Sa-ma-ri vẻ mặt hiền từ cưỡi lừa đi ngang qua. (Em đóng vai người Sa-ma-ri bước vào). Dân chúng nghe Chúa Jêsus kể đến đây thì nghĩ rằng: “Chắc chắn người Sa-ma-ri sẽ không giúp người bị thương, vì người Sa-ma-ri tự nhủ: Người Do-thái ghét dân ta, ta cứu giúp người ấy làm chi?”

   Nhưng người Sa-ma-ri đến gần người bị thương, ông thấy người nầy thật tội nghiệp. Người Sa-ma-ri vội vã xuống lừa, đỡ người bị nạn dậy và lấy dầu xức cho ông ta. Nếu bọn cướp quay trở lại hoặc cò nẩn nấp đâu đó, thì người Sa-ma-ri rất nguy hiểm, nhưng ông không lo nghĩ đến việc đó, mà ông lo chăm sóc vết thương rồi dìu người bị nạn lên lừa. Vì con lừa chỉ chở được một người, nên ông phải đi bộ dắt lừa trên con đường gập ghềnh sỏi đá và quãng đường cũng còn khá xa. Họ đi đến một quán trọ, người Sa-ma-ri bồng người bị thương vào quán trọ, thuê cho ông ta một phòng để nghỉ ngơi. Sáng hôm sau, trước khi lên đường, người Sa-ma-ri đưa một số tiền cho chủ quán rồi dặn: “Ông săn sóc người nầy giùm tôi, nếu còn thiếu, khi về tôi sẽ trả”. (Em đóng vai người Sa-ma-ri đi ra).

   Người Sa-ma-ri là một người lân cận tốt bụng, ông vui lòng giúp đỡ và còn trả tiền để người bị thương được chăm sóc chu đáo. Vì sao ông làm thế? Vì ông có lòng yêu thương và mong muốn làm một người lân cận tốt của người Giu-đa.

(3) Ai là người lân cận của tôi?

    Kể xong ví dụ, Chúa Jêsus hỏi: “Trong ba người đó, ai là người lân cận của kẻ bị cướp?” Chúng ta hãy nhớ lại, Chúa Jêsus kể ra ví dụ nầy là để trả lời cho câu hỏi của anh thanh niên: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” và “Ai là người lân cận của tôi?” Câu hỏi của Chúa Jêsus khi câu chuyện kết thúc thật không dễ trả lời, vì từ trước đến nay, anh thanh niêncứ nghĩ chỉ có người Giu-đa mới là lân cận của anh. Nhưng sau khi nghe ví dụ nầy, anh ta trả lời rằng: “Ấy là người đã bày tỏ lòng thương xót đối với nạn nhân.” Đức Chúa Jêsus phán: “Hãy đi, làm theo như vậy.” (Lu-ca 10:37).

  1. Ứng dụng.

   Bây giờ, chúng ta hãy suy nghĩ về ý nghĩa của ví dụ. Các em có thể tự diễn đạt theo ý mình chữ “người lân cận”mà Chúa Jêsus phán không? (Giúp các em hiểu mọi người xung quanh đều có thể là người lân cận). Chúa Jêsus dạy chúng ta phải đối xử nhân ái và quan tâm đến tất cả mọi người.

   Thầy tế lễ và người Lê-vi có phải là người lân cận không? (Không nên để các em nghĩ rằng thầy tế lễ và người Lê-vi là những người xấu. Họ nhận biết Đức Chúa Trời và thờ phượng Chúa nơi đền thánh. Họ sợ phải chạm tay vào người chết, vì như vậy sẽ không được hầu việc Chúa nữa. Có lẽ họ cho việc tuân giữ luật pháp còn quan trọng hơn việc cứu người. Chúa Jêsus dạy chúng ta hầu việc Ngài, nhưng không bó buộc trong các điều luật, mà phải yêu thương mọi người một cách chân thật, hết lòng).

   Lu-ca 10:33 cho các em thấy thái độ của người Sa-ma-ri rất khác với thầy tế lễ và người Lê-vi. (“Ông động lòng thương xót”). Thầy tế lễ và người Lê-vi chỉ cảm thấy tội nghiệp người ấy mà không đến giúp đỡ.

   (Giáo viên giúp các em suy nghĩ bằng các câu hỏi sau: Nếu em thấy một bạn mà em rất ghét, bị té ở sân trường, em sẽ làm gì? Hoặc, nếu bạn ấy đang lo âu, buồn phiền, em sẽ làm gì? Nếu em có thể giúp bạn ấy, em có làm không? Nếu em không thích bạn ấy, tại sao em lại giúp bạn ấy? Hay em nhờ các bạn khác giúp bạn ấy, chứ em nhất định không giúp? Em làm thế nào để không ghét bạn ấy nữa, xem bạn là người lân cận của mình?).

   Giáo viên gợi ý các em nên cầu nguyện, thành thật kể hết cho Chúa nghe. Nếu các em có lòng nhân ái và khẩn thiết cầu nguyện, các em sẽ không ghét bạn mình như trước nữa.

   Tuy nhiên, muốn làm một người lân cận tốt bụng không phải dễ thực hiện. Câu gốc chỉ cho các em cách để thực hiện. Lu-ca 10:27 cho chúng ta biết, trước hết là phải yêu Chúa, tha thiết xin Chúa cho các em trở thành người nhà của Chúa. Khi các em yêu Chúa, Ngài sẽ cho các em sức mạnh để yêu thương người lân cận như mình.

   Tuần nầy, các em sẽ làm gì để chứng tỏ mình là người lân cận tốt của mọi người? Cụ thể hơn, các em sẽ là người lân cận tốt của ai? Hãy nhớ, người Sa-ma-ri không chỉ cảm thấy tội nghiệp mà còn quan tâm, giúp đỡ tới nơi tới chốn nữa. Người lân cận của các em bao gồm bạn bè, những người các em ghét, trẻ tàn tật, trẻ mồ côi, hoàn cảnh khó khăn…Nếu các em biết ai đó đang cần sự giúp đỡ, ở trường hoặc gần nhà, hay trong lớp của chúng ta…Các em thử làm người lân cận tốt của những người ấy nhé!

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. ĐIỀU RĂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô-ký 19:1-20; 20:1-17; 24:12.

II. CÂU GỐC: “Yêu Đức Chúa Trời tức là chúng ta vâng giữ các điều răn của Ngài; điều răn của Ngài không phải là nặng nề.” (1Giăng 5:3).

III. BÀI TẬP.

A. ĐIỀU NÀO LÀ ĐIỀU RĂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.

Đây là những luật lệ mà em phải tuân theo. Em hãy đánh dấu vào những tấm bảng có điều răn của Chúa.

B. EM THỜ LẠY ĐỨC CHÚA TRỜI.

Vâng giữ Lời Chúa là một trong những cách để thờ phượng Ngài. Trong tuần nầy em sẽ tuân theo điều răn nào của Chúa? Em hãy bày tỏ bằng cách vẽ hoặc viết ra.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. ĐIỀU RĂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô ký 19:1-20; 20:1-17; 24:12.

II CÂU GỐC: “Yêu Đức Chúa Trời tức là chúng ta vâng giữ các điều răn của Ngài; điều răn của Ngài không phải là nặng nề.” (1Giăng 5:3).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Đức Chúa Trời ban Mười Điều Răn cho dân Y-sơ-ra-ên để làm chuẩn mực cho đời sống họ.

– Cảm nhận: Chúa muốn chúng ta hết lòng thờ phượng Ngài và vâng giữ các Điều Răn của Ngài.

– Hành động: Em quyết tâm vâng theo Điều Răn của Đức Chúa Trời.

IV. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

       Đức Chúa Trời giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ nô lệ Ai-cập, để họ được tự do và trưởng thành trong Ngài. Nếu tự do không dẫn đến trưởng thành thì chúng ta sẽ đi đến chỗ ở trong một ách nô lệ nặng nề hơn trước, đó là ách nô lệ trong tâm hồn. Hình ảnh của sự trưởng thành mà Đức Chúa Trời dùng là hình ảnh của chim ưng mang con nó trên đôi cánh và dạy cho chúng sự tự do tuyệt vời của việc bay lượn.

      Người được hưởng sự tự do phải có trách nhiệm sử dụng sự tự do đó một cách khôn ngoan vì vinh hiển của Đức Chúa Trời và vì ích lợi của những người khác. Mười Điều Răn không chỉ là luật lệ điều phối tuyển dân của Chúa mà còn là một phần trong giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với Y-sơ-ra-ên. Trong đó, bốn điều răn đầu đặc biệt hướng về Đức Chúa Trời và sáu điều răn sau nói đến con người, cách chúng ta liên hệ với những người khác tùy thuộc vào cách chúng ta tương giao với Đức Chúa Trời. Vì nếu chúng ta yêu mến Đức Chúa Trời và Lời Ngài thì chúng ta cũng sẽ yêu mến những người lân cận chúng ta và làm điều lành cho họ.

      Cách chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời, sống giữa mọi người, bày tỏ chúng ta là người tự do và trưởng thành trong Chúa. Là người hướng dẫn các em nhi đồng, bạn phải hết lòng thờ phượng Đức Chúa Trời, vâng giữ các Điều Răn của Ngài để các em noi theo, bạn nhé!

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Phương thức thờ phượng Chúa.

  1. Vật liệu: Trang tài liệu trong sách học viên.
  2. Thực hiện: Đây là trò chơi đố chữ, giáo viên dựa vào gợi ý, hướng dẫn các em đoán ra 4 chữ. Rồi đem 4 chữ đó điền vào chỗ trống. Sau khi làm xong, giáo viên hướng dẫn các em đọc ra ba phương cách để thờ phượng Chúa. Bài học hôm nay sẽ cho các em biết dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng Chúa như thế nào.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị cụ: Photo lớn hình vẽ trong phần phụ lục rồi tô màu cho đẹp).

  1. Vào đề.

Các em thân mến, bất cứ quốc gia nào trên thế giới nầy cũng có luật pháp, còn ở nhà trường phải có nội qui, và trong gia đình phải có phép tắc. Vì sao chúng ta cần phải có luật lệ? (Cho các em nói ra suy nghĩ của mình). Luật lệ là để giúp chúng ta sống vui vẻ với nhau. Khi em chơi một trò chơi nào đó, nếu không có luật chơi, nhất định sẽ gây ra tranh cãi.

      Ngày xưa Đức Chúa Trời cũng đã ban cho dân Y-sơ-ra-ên những qui tắc đặc biệt để vâng giữ. Những qui tắc đó cũng là cơ sở pháp luật ngày nay của chúng ta. Bây giờ các em cùng tìm hiểu về luật pháp của Đức Chúa Trời nhé. 

      2. Bài học.

      Từ ngày nầy đến ngày khác, Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên tiếp tục đi về vùng đất mà Đức Chúa Trời hứa ban cho họ. Một ngày nọ, họ đi đến một ngọn núi cao, Đức Chúa Trời bảo Môi-se lên cầu nguyện trên núi, còn dân Y-sơ-ra-ên đóng trại nghỉ ngơi ở phía dưới. Lúc Môi-se trở về, ông mời các trưởng lão đến, nhắc họ nhớ lại Đức Chúa Trời đã dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập như thế nào. Môi-se nói với họ: “Đức Chúa Trời có một chương trình đặc biệt cho chúng ta. Chỉ cần chúng ta sẵn lòng tuân theo các điều răn, thì chúng ta sẽ trở thành tuyển dân của Ngài”. Dân chúng trả lời: “Chúng tôi quyết tâm tuân theo Lời Chúa”. Môi-se lại trở lên núi cầu nguyện lần nữa, dân chúng tiếp tục chờ đợi. Khi Môi-se trở về, ông nói với dân chúng: “Đức Chúa Trời bảo: Trong ba ngày tới, ai nấy phải chuẩn bị thật tinh sạch”. Tất cả dân chúng đều tuân theo mệnh lệnh của Chúa. Đến ngày thứ ba, mọi người đều sẵn sàng. Bỗng, chớp nhoáng sấm sét nổi lên, một đám mây dày đặc bao phủ lấy núi. Tiếng kèn thổi vang động, Môi-se dẫn dân sự ra đứng dưới chân núi. Khói bay mù mịt khắp núi. Cả hòn núi rung động dữ dội. Đức Chúa Trời gọi Môi-se và ông rời khỏi dân sự, đi lên núi. Ở đó, Đức Chúa Trời ban luật pháp của Ngài cho Môi-se.

     Dân chúng cứ chờ đợi. Cuối cùng, Môi-se từ trên núi xuống, ông đem Mười Điều Răn mà Đức Chúa Trời muốn dân Y-sơ-ra-ên vâng giữ nói cho họ nghe: “Đây là những điều Đức Chúa Trời phán: “Các ngươi không được thờ thần nào khác ngoài Ta”. “Chớ làm bất cứ hình tượng nào để thờ lạy”.

   “Không được lấy Danh Ta để chơi đùa”.

    “Sáu ngày trong tuần, các ngươi có thể làm việc, nhưng ngày thứ bảy là ngày đặc biệt, các ngươi phải nghỉ ngơi để thờ phượng Đức Chúa Trời”.

     Mọi người đều chú ý lắng nghe, Môi-se tiếp tục đọc những điều răn của Đức Chúa Trời: “Phải hiếu kính cha mẹ. Nếu làm như vậy, các ngươi sẽ có cuộc sống vui vẻ và lâu dài”.

     “Ngươi chớ giết người”.

     “Vợ chồng phải trung thành, chung thủy với nhau”.

    “Không được trộm cướp”.

    “Không được nói dối”.

    “Không được tham lam những gì của người khác”.     

     Đức Chúa Trời đem Mười Điều Răn nầy viết trên hai bảng đá. Dân Y-sơ-ra-ên biết Đức Chúa Trời muốn họ vâng giữ toàn bộ điều răn của Ngài. Họ biết rằng, chỉ cần họ vâng giữ, Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ và chăm sóc họ. Dân sự hứa: “Chúng tôi sẽ vâng phục Đức Chúa Trời”.

  1. Ứng dụng.

     Chúa ban Mười Điều Răn để giúp chúng ta biết cách thờ phượng Chúa và sống vui vẻ với nhau. Nếu vâng giữ các điều răn của Chúa, các em sẽ có một cuộc sống phước hạnh.

    Bây giờ các em mở sách học viên bài 2 để làm bài tập. Nhìn vào các mệnh lệnh em có thể chọn ra điều răn của Đức Chúa Trời không? Để giúp các em hoàn thành bài tập phần A, giáo viên đọc ra các mục trong hình vẽ cách rõ ràng.

    Trong phần bài tập B, nói với các em: Khi chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời là chúng ta bày tỏ tình yêu của mình đối với Ngài, chúng ta tin cậy và xem Lời Ngài là quí trọng. Vì thế, vâng lời Chúa là một trong những cách thờ phượng Ngài. Trong tuần nầy, em sẽ vâng giữ điều răn như thế nào? Dùng hình vẽ hoặc chữ viết để bày tỏ.

 VI. PHỤ LỤC.

BẢNG DA MƯỜI ĐIỀU RAN.