Latest News From Our Blog

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 24.03.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 24.03.2024

By Lee Vi in PHỤ NỮ on 20 Tháng Ba, 2024

Chúa nhật 24/03/2024

(Kỷ niệm Chúa vào thành Giê-ru-sa-lem)

  1. Đề tài: CHÚA VÀO THÀNH GIÊ-RU-SA-LEM
  2. Kinh Thánh: Lu-ca 19:29-44.
  3. Câu gốc: “Chúc tụng Vua nhân danh Chúa mà đến! Bình an ở trên trời, và vinh quang trên nơi chí cao!” (Lu-ca 19:38 BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Châm Ngôn 13-15.
  5. Thể loại: Thi kể chuyện.

* CHỈ DẪN.

  1. Ban hướng dẫn chuẩn bị.
  2. Mời người trong ban chấp sự Hội Thánh làm giám khảo.
  3. Thông báo thể lệ thi cho các nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm xem kỹ phân đoạn Kinh Thánh, sau đó dùng lời văn của mình để kể lại câu chuyện một cách diễn cảm.
  4. Thi kể chuyện.
  5. Trưởng ban thông báo thể lệ cuộc thi.

– Các nhóm có thời gian thảo luận với nhau về nội dung của câu chuyện. Sau đó, trình tự mỗi nhóm cử 1 đại diện lên kể lại câu chuyện một cách diễn cảm.

– Ban giám khảo sẽ chấm điểm:

     4Cả nhóm cùng thảo luận: 10 điểm.

     4Câu chuyện diễn cảm: 10 điểm.

     4Tinh thần làm việc hăng say, vui vẻ và đoàn kết: 10 điểm.

  1. Phát thưởng và thông công.

     – Ban tổ chức tuyên bố điểm và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đây là tuần lễ cuối cùng Chúa thi hành chức vụ trên đất. Ngày thứ Nhất: Chúa vào thành Giê-ru-sa-lem; Ngày thứ Năm: Chúa bị bắt tại vườn Ghết-sê-ma-nê; Ngày thứ Sáu: Chúa bị giải đến Phi-lát, Phi-lát truyền lịnh đóng đinh Chúa trên thập tự giá.

  1. GIẢI NGHĨA.

Ngày kỷ niệm Chúa Giê-xu vào thành Giê-ru-sa-lem được Giáo hội Công giáo La-mã gọi là Lễ Lá. Chúa vào thành một cách khải hoàn. Sự kiện này khởi đầu tuần lễ thánh, là tuần lễ kỷ niệm Chúa chịu thương khó, đóng đinh trên cây thập tự và sau đó Ngài phục sinh. Chúa nhật kỷ niệm Chúa Giê-xu vào thành Giê-ru-sa-lem được tổ chức một tuần trước Lễ Phục sinh.

  1. Ý NGHĨA.
  2. Con lừa.

Sự kiện Chúa Giê-xu vào thành Giê-ru-sa-lem được bốn sách Phúc Âm ghi lại. Các sách Phúc Âm đã tường thuật: “Đức Chúa Giê-xu gần đến thành Bê-pha-giê và Bê-tha-ni, ngang núi gọi là Ô-li-ve, sai hai môn đồ đi, và dặn rằng: Hãy đi đến làng trước mặt các ngươi; khi vào làng, sẽ thấy một lừa con buộc đó, chưa hề có ai cỡi; hãy mở và dắt về cho ta. Hoặc có ai hỏi sao các ngươi mở nó ra, hãy trả lời rằng: Chúa cần dùng lừa nầy…  Đang mở lừa con, các chủ lừa hỏi rằng: Sao mở lừa con nầy ra? Hai người trả lời rằng: Chúa cần dùng nó” (Lu-ca 19:29-31; 33-34).

Việc nầy ứng nghiệm lời tiên tri đã nói trước: “Hỡi con gái Si-ôn, hãy mừng rỡ cả thể! Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem, hãy trổi tiếng reo vui! Nầy, Vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là con của lừa cái” (Xa-cha-ri 9:9). Mọi điều sau đó đã xảy ra đúng như lời Chúa Giê-xu đã phán: Hai người được sai ra đi, quả gặp mọi điều y như Đức Chúa Giê-xu đã phán. Đang mở lừa con, các chủ lừa hỏi rằng: Sao mở lừa con nầy ra? Hai người trả lời rằng: Chúa cần dùng nó. Hai người bèn dắt lừa về cho Đức Chúa Giê-xu; rồi lấy áo mình trải trên con lừa, nâng Ngài lên cỡi” (Lu-ca 19:32-35).

Các sách Phúc Âm tường thuật Chúa Giê-xu cỡi lừa vào thành Giê-ru-sa-lem. Trong văn hóa vùng Trung đông, lừa biểu tượng cho hòa bình và ngựa biểu tượng cho chiến tranh. Khi thắng trận, các vua thường cỡi ngựa vào thành để bày tỏ uy quyền. Trong khi đó, việc Chúa Giê-xu cỡi lừa vào thành thể hiện một hình ảnh tương phản: Chúa không phải là kẻ chinh phục bằng bạo lực, nhưng Ngài là một Đấng Yêu Thương, là Đấng mang lại hòa bình. Chúa Giê-xu không chỉ dùng biểu tượng cỡi lừa bày tỏ mục đích Ngài đem bình an cho Giê-ru-sa-lem.

  1. Trải thảm.

Chúa Giê-xu đi đến đâu, người ta trải áo choàng của mình ra trên đường đến đó. Khi Ngài đến gần và sắp sửa xuống núi Ô-li-ve, cả đoàn môn đồ của Ngài bắt đầu lớn tiếng ca ngợi Ðức Chúa Trời cách vui mừng về những việc quyền năng mà họ đã chứng kiến. Họ tung hô rằng: “Đáng ngợi khen Vua nhân danh Chúa mà đến! Bình an ở trên trời, và vinh hiển trên các nơi rất cao!” (Lu-ca 19:38).

Khi tiếp rước một nhân vật quan trọng, để bày tỏ lòng tôn kính, lối đi thường được trải thảm. Khi Chúa vào thành Giê-ru-sa-lem, dân chúng trong lúc vội vàng đã trải áo lót đường cho Chúa đi qua: “Khi Đức Chúa Giê-xu đang đi tới, có nhiều kẻ trải áo trên đường” (Lu-ca 19:36).

  1. Nhánh chà là.

Chúa Giê-xu trên đường vào thành Giê-ru-sa-lem, đám đông lấy nhánh chà là đi ra đón Ngài và tung hô: “Hô-sa-na! Chúc phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến, là Vua của Y-sơ-ra-ên!” (Giăng 12:13).

Trong văn hóa Hy-lạp và La-mã, lá cọ là biểu tượng của chiến thắng. Chiến thắng là khởi đầu cho hòa bình, nên lá cọ cũng là biểu tượng của hòa bình. Dân Giê-ru-sa-lem dùng lá cọ tung hô Chúa, tiếp đón Chúa như một Đấng khải hoàn, Đấng đem lại hòa bình. Dân chúng vui mừng nghĩ rằng đây là lúc Chúa sẽ tuyên bố làm vua, nên họ tôn vinh Ngài: “Ðáng ngợi khen Vua nhân danh Chúa mà đến!” (Lu-ca 19:38).

  1. Chúa khóc.

Khi đến gần và nhìn thấy thành phố, Chúa khóc về thành rằng: “Ước gì, ít nữa là ngày nay, mầy đã hiểu biết sự làm cho mầy được bình an! Song hiện nay những sự ấy kín giấu nơi mắt mầy.  Vì sẽ có ngày xảy đến cho mầy, khi quân nghịch đào hố xung quanh mầy, vây mầy chặt bốn bề. Họ sẽ hủy hết thảy, mầy và con cái ở giữa mầy nữa. Không để cho mầy hòn đá nầy trên hòn đá kia, vì mầy không biết lúc mình đã được thăm viếng” (Lu-ca 19:42-44). Lúc đầu các môn đồ Ngài không hiểu những điều đó; nhưng sau khi Chúa Giê-xu đã được vinh hiển, lúc ấy họ nhớ ra rằng những điều đó đã được chép về Ngài, và được ứng nghiệm cho Ngài. Chúa Giê-xu vào Giê-ru-sa-lem và đi vào đền thờ. Ngài đưa mắt nhìn quanh rồi cùng mười hai môn đồ trở ra Bê-tha-ni, vì lúc ấy trời đã gần tối.

Post CommentLeave a reply