Latest News From Our Blog

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 24.04.2022

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 24.04.2022

By Lee Vi in PHỤ NỮ on 21 Tháng Tư, 2022

Chúa nhật 24.4.2022

  1. Đề tài: CHỊU ĐỰNG TRONG KHỐN KHÓ.
  2. Kinh Thánh: 2Ti-mô-thê 2:1-13.
  3. Câu gốc: Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính dũng cảm của Đấng Christ Giê-xu (2Ti-mô-thê 2:3 – BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

Chủ đề: CHỊU ĐỰNG TRONG KHỐN KHÓ.

Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ (hoặc nơi sinh hoạt).

Thời gian: 90 phút.

  1. CHUẨN BỊ.

– Cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu đố Kinh Thánh và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi trạm để các nhóm thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức và đến trạm kế tiếp…

– Mật mã: Từ nhiều tuần trước, BHD cho ban viên ôn lại chữ điện tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã mới. Chỉ nên dùng mật mã nào ban viên có thể dịch thành thạo.

Ôn chữ.                                                          Các dấu.

 = AA                      Ê = EE                          – Sắc = S

Ă = AW                     Ư = UW = W                 – Huyền = F

Ô = OO                    Đ = DD                          – Hỏi = R

Ơ = OW                   ƯƠ = UOW                   – Ngã = X      

                                                                       – Nặng = J

– Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kín đáo, kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh lệnh hoặc gợi ý về những nhân vật, nơi chốn… Mật thư phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại trạm hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung tại một chỗ.

– Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

– Kinh Thánh: Thông báo cho ban viên đọc trước 2Ti-mô-thê 2:1-13.

  1. THỰC HIỆN.
  2. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.
  3. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải xếp hàng ngay ngắn và báo cáo kết quả của trạm trước.

– Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

  1. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên) ……………… 10 điểm.

– Giải chính xác mật thư……………………………………… 10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm…………………………… 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất…………………………………………… 10 điểm.

– Thực hiện tốt nội dung thảo luận……………………….. 10 điểm.

  1. Diễn tiến trò chơi.
  2. Mở đầu.

Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 người. Nhóm xếp hàng dọc. Cử nhóm trưởng và thư ký nhóm, đặt tên nhóm. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu chủ đề: CHỊU ĐỰNG TRONG KHỐN KHÓ.

Thưa quý chị em, chúng ta là con cái Chúa phải trung thành và chịu khổ can đảm trong đức tin trước mọi thử thách khó khăn. Lời hứa cho sự chiến thắng cuối cùng với những người trung tín là niềm hy vọng, xuyên suốt qua từng trạm của trò chơi lớn chị em sẽ học tập gương đức tin của chúng ta hôm nay, đến phần thưởng vĩnh cửu trong tương lai.

  1. Xuất phát.

Các nhóm tập trung tại điểm xuất phát. Ban tổ chức phổ biến thể lệ cuộc thi và phát cho mỗi nhóm một câu đố Kinh Thánh. Nhóm nào giải trước sẽ được nhận mật thư trước và được số điểm cao nhất.

Câu Đố Kinh Thánh: Khí giới mà chúng ta chiến đấu ngày nay là gì? (Đáp án: 2Cô-rinh-tô 10:4).

Mật thư 1:                                     Ñ: Mưa rào

E A C
F E A A
N M N N A
X G A R D Y
C D S F N D J
H J D T C A I
X J M U A H O
M A O S U
E N W E

– Cách làm: Chuyển thành chữ điện tín. Viết vào khung như trên.

Nhóm nào giải mật thư trước được hướng dẫn đến trạm 1.

Ö Trạm 1.

Yêu cầu 1: Dựa vào phần Kinh Thánh cho biết:

  1. Phao-lô khuyên điều gì cho Ti-mô-thê? (c.3)
  2. Điều đó mang ý nghĩa gì?
  3. Qua lời khuyên đó bạn học được điều gì?

Thực hiện xong yêu cầu của trạm 1, nhóm sẽ được nhận mật thư 2 để giải mã.

Mật thư 2:

14 7 21 15 23 9 6      8 1 1 21 6     22 9 5 5 3 10

3  8 21 1 19     11 8 15 15 14 7       19 15 15 14 7 19

9  3 8 19      11 25 18

Ñ: A! Cô ấy luôn đứng đầu.

(Bật mí: Dùng mã chữ số thế mật thư trên theo thứ tự bảng chữ cái: A=1, B=2, C=3, D=4, E=5, F=6, G=7, H=8, I=9, J=10, K=11, L=12, M=13, N=14, O=15, P=16, Q=17, R=18, S=19, T=20, U=21, V=22, W=23, X=24, Y=25).

Nhóm nào giải xong mật thư trước được hướng dẫn đến trạm 2.

Ö Trạm 2.

Yêu cầu: Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

Phát câu hỏi viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp:

  1. Người hầu việc Chúa phải chịu đựng những gì?
  2. Làm thế nào để có thể rèn luyện chính mình?

Nhóm nào trả lời xong câu hỏi ở trạm 2, thì sẽ được nhận mật thư 3.

Mật thư 3:    NEEUS  TA  GIAN    THIF  CUNGF   TRIJ

NGAIF  VOWIS  CAI   SEX  KHOOR  CHIUJ  CHUNGS.

Ñ: Rắn ăn đuôi.

– Cách làm: Chuyển thành chữ điện tín. Viết như trên.

Nhóm nào giải mật thư trước, được hướng dẫn đến trạm 3.

Ö Trạm 3.

– Tập trung nhóm thành một hàng dọc và báo cáo số nhóm viên, trình bản giải mật thư.

  1. Điều chúng ta được hưởng sau khi bị thử thách là gì?
  2. Nếu chúng ta chối bỏ Chúa thì chúng ta sẽ như thế nào?
  3. Theo bạn, Chúa chúng ta là Đấng thế nào?

– Phát lệnh: Trở về điểm xuất phát. (Trở về phòng nhóm và nghỉ giải lao 10 phút).

  1. Kết thúc.

– NHD cùng ban Phụ nữ tóm lược lại nội dung bài học “CHỊU ĐỰNG TRONG KHỐN KHÓ”.

– Kêu gọi các ban viên hãy bền lòng trong sự chờ đợi Chúa. Chịu đựng trong tất cả khốn khó, cuối cùng sẽ thấy được sự vinh hiển mà Chúa ban cho.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Jonathan Goforth (1859-1936), là một giáo sĩ truyền giáo tại Trung Quốc. Goforth tin quyết rằng thành phố Chang Te sẽ là nơi thích hợp cho công việc truyền giáo của mình nhưng lòng tin quyết của vị giáo sĩ này đã đối diện với những thách thức nặng nề. Khi ông bước chân đến thành phố thì liền bị dân chúng tấn công và hăm dọa.

Tuy vậy sau 6 năm thất vọng, kiên trì chịu đựng giáo sĩ Goforth mới được phép bắt đầu công tác chính thức tại thành phố. Vừa đến thành phố 3 ngày, ông nhận được ít nhất 35 lời đề nghị hiến đất, trong số đó có lô đất mà ông mong muốn nhất cho việc xây dựng cơ sở truyền giáo. Giáo sĩ Goforth đã bền lòng trong sự chờ đợi Chúa. Chịu đựng trong tất cả khốn khó, cuối cùng Goforth thấy được sự vinh hiển mà Chúa ban cho. Hôm nay chúng ta cùng nhau học về sự chịu đựng trong những khốn khó mà sứ đồ Phao-lô nếm trải và ông muốn bày tò kinh nghiệm của chính mình cho Ti-mô-thê trong chức vụ. Bài học bao gồm 4 phần:

  1. Sức mạnh (2:1-2).
  2. Sự yêu cầu (2:3-7).
  3. Mục đích của sự chịu đựng (2:8-10).
  4. Mức tận cùng (2:11-12).
  5. SỨC MẠNH (2Ti-mô-thê 2:1-2).

Chức vụ không phải là một điều gì chúng ta nhận và giữ cho chính mình. Chúng ta là những quản gia thuộc linh mà Chúa giao cho. Chúng ta có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và đem đầu tư vào những người khác. Đem kho báu thuộc linh Lời Chúa chia sẻ cho những thế hệ mai sau.

Phao-lô cho Ti-mô-thê thấy sự mạnh mẽ mà ông có được đó là từ ân điển của Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ. Ân điển ở đây là bày tỏ sự ban cho của Đức Chúa Trời. Và Ti-mô-thê cần phải nắm chặt lấy sự ban cho này, muốn vậy phải có sự tương giao mật thiết với Ngài, hiểu rõ điều Ngài muốn nơi chúng ta. Trong ân điển của Chúa chúng ta có được sự mạnh mẽ để bày tỏ chân lý và sứ điệp của Chúa. Chúng ta đào sâu vào mỏ quý báu về Lời hằng sống để tìm Vàng, Bạc, Đá quý đã được chôn giấu trong đó (1Cô-rinh-tô 3:10-23; Châm ngôn 2:1-10).

Khả năng học, viết, hiểu thấu và dạy dỗ Lời Chúa là một ân tứ đến từ Đức Chúa Trời. Khả năng dạy dỗ là điều Chúa đòi hỏi nơi người chăn bầy (1Ti-mô-thê 3:2). Khả năng ứng dụng bao hàm khả năng học, vì vậy người chăn bầy phải siêng năng học Lời Chúa. Đó là nguyên tắc nhắc nhở chúng ta chuyên tâm học hỏi Lời Chúa để rồi chúng ta trở thành những chứng nhân bày tỏ Lời Ngài cho người xung quanh, cũng như hướng dẫn họ trong sự lớn lên qua Lời Chúa.

  1. SỰ YÊU CẦU (2Ti-mô-thê 2:3-7).

Phao-lô luôn dùng hình ảnh của người lính trong các lá thư của ông. Ông bày tỏ đặc tính câu một người lính giỏi của Chúa Giê-xu. Sự chịu khổ. Một hình ảnh mà Phao-lô muốn nói trong 2Cô-rinh-tô 10:3-5 chịu khổ đối với những kẻ chống đối với Tin Lành.

Đôi khi nhiều người nghĩ rằng chức vụ hầu việc Chúa tương đối nhẹ nhàng và người hầu việc Chúa thấy không có gì là nặng nhọc hết. Nhưng thực tế người hầu việc Chúa phải đối đầu với trận chiến thuộc linh trong chức vụ (Ê-phê-sô 6:10).

– Phao-lô còn dùng hình ảnh của một người lực sĩ. Ông nhấn mạnh đến đời sống đạo của Cơ đốc nhân. Phải có sự rèn tập kỷ luật để bày tỏ được con người bề ngoài và sự sống đạo bên trong. Người tín đồ phải biết giữ mình, phải ở trong tư thế sẵn sàng để đối đầu với tất cả mọi hoàn cảnh, khi khó khăn cũng như lúc thới thạnh, và Phao-lô muốn đưa ra trong 1Cô-rinh-tô 9:17-24.

– Hình ảnh người nông dân đã cho thấy ai nặng nhọc trong công việc sẽ gặt hái thành quả (Gia-cơ 5:7, 1Cô-rinh-tô 9:7). Người phục vụ cũng thế. Với bản tánh siêng năng, nhẫn nại sẽ đạt được những phần thưởng quý giá từ nơi Chúa cũng như những bày tỏ chia sẻ từ Hội Thánh, và phần thưởng lớn nhất cho người trung tín với công việc Chúa là phần thưởng cuối cùng trong ngày Chúa đến.

Do đó, Phao-lô muốn cho chúng ta thấy được sự phục vụ trong công việc Chúa.

– Phải là người thầy giáo trung tín đối với khả năng.

– Sẵn sàng chấp nhận chịu khổ như người lính.

– Kỷ luật như người lực sĩ.

– Cần cù kiên nhẫn làm việc như người nông dân.

Phao-lô đã có sự chịu đựng sáng chói trong đời sống của mình và ông muốn dùng chính hình ảnh của mình để  kêu gọi mọi người bước đi. Khi chúng ta phản ảnh đúng được đời sống như vậy Chúa sẽ ban sự khôn ngoan để nhận biết cách áp dụng lẽ thật (c.7).

III. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ CHỊU ĐỰNG (2Ti-mô-thê 2:8-10).

Phao-lô đã bày tỏ một vấn đề quan trọng cho đời sống Cơ Đốc nhân là phải đối diện với sự đau khổ và chiến đấu trong cuộc sống. Nó sẽ được hòa giải và cân bằng trong niềm hy vọng vô biên.

Điểm nhấn mạnh cho chúng ta là Đức Chúa Giê-xu và sự sống lại của Ngài từ kẻ chết và Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ (1Cô-rinh-tô 15:20). Ngày hôm nay đức tin của chúng ta đặt trong sự chết và sự sống lại của Chúa (Rô-ma 6:1-11). Không có nghĩa chúng ta được thoát khỏi thế giới hư hoại này, nhưng chúng ta có được quyền năng tiếp tục trong sự chiến đấu để chiến thắng tội lỗi.

Phao-lô đã gọi Ti-mô-thê và tất cả chúng ta hãy bước vào sự chiến đấu trong quyền năng của Thánh Linh. Hãy nhìn Chúa Giê-xu và sự sống lại của Ngài là cội rễ của đức tin, để hy vọng cho một sự chiến thắng huy hoàng sau cùng của đời sống chúng ta.

Phao-lô bày tỏ kinh nghiệm, ông chịu khổ và đau đớn vì Tin Lành. Tuy nhiên kẻ thù có thể bịt miệng kẻ rao giảng Tin Lành, chứ không thể ngăn chận được sứ điệp Tin Lành. Như Martin Luther đã hát: “Thân thể họ có thể bị giết, nhưng lẽ thật vẫn tồn tại và nước Ngài vẫn còn mãi mãi”. Phao-lô muốn chia sẻ sự chịu khổ với Ti-mô-thê giống như ông đã viết trong (Phi-líp 1:12-18). Sự phát triển của Hội Thánh Đức Chúa Trời tại Trung Quốc trong thời gian qua là bằng chứng cho quyền năng của Lời Đức Chúa Trời.

Đời sống Cơ đốc nhân phải được ảnh hưởng đến kẻ khác. Chân lý phải được truyền rao (1Cô-rinh-tô 1:21), người ta đến tin nhận được sự cứu rỗi. Sự cứu rỗi cũng là niềm hy vọng lớn cho con cái Chúa qua những đối diện của cuộc đời chúng ta ngày hôm nay. Đó là kinh nghiệm mà chúng ta phải trải qua vì Tin Lành.

  1. MỨC TẬN CÙNG (2Ti-mô-thê 2:11-12).

Phao-lô đã liên hệ đức tin của chúng ta hôm nay đến phần thưởng vĩnh cửu trong tương lai. Nếu chúng ta cùng chết với Ngài, thì chúng ta cũng sẽ sống lại với Ngài (Rô-ma 6:8).

Cơ Đốc nhân đóng đinh bản ngã của mình trên thập tự giá và tại đó họ chôn chặt con người cũ và bước vào một kinh nghiệm mới của một sự sống đời đời (Giăng 5:24). Phần thưởng cho đời sống chúng ta hôm nay là sự sống lại. Tại đây Phao-lô đã tóm lại trong lời hứa tương lai. Và lời hứa đó đã bắt đầu thành hình trong mỗi đời sống qua đức tin của chúng ta trong quyền năng chiến thắng tội lỗi và quyền năng của sự chịu khổ (Rô-ma 6:6-7).

Chúng ta là con cái Chúa phải trung thành và chịu khổ can đảm trong đức tin trước mọi thử thách khó khăn. Lời hứa cho sự chiến thắng cuối cùng với những người trung tín (Khải Huyền 2:10).

Lời cảnh cáo của Phao-lô nhắc nhở cho những hành động tiêu cực và tích cực. Giống như Chúa Giê-xu cảnh báo (Ma-thi-ơ 10:33, Mác 8:38) từ chối Chúa có nghĩa là không hưởng được sự sống đời đời.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Giữ cơ thể thơm mát.

Lá bạc hà cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc khử mùi hôi, bạn hãy đun sôi lá bạc hà và pha vào nước tắm. Hạn chế dùng các loại gia vị như hành tỏi, ớt, cà ri… vì chúng sẽ khiến bạn càng đổ mồ hôi và nặng mùi hơn. Cà phê, trà, rượu… sẽ là nguyên nhân gây nên việc đổ mồ hôi.

 

 

 

 

 

Post CommentLeave a reply