Ngày: Tháng Bảy 31, 2015

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI, CHÚA NHẬT 16.08.2015

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI, CHÚA NHẬT 16.08.2015

in NAM GIỚI on 31 Tháng Bảy, 2015

Chúa nhật 16.08.2015.

1. Đề tài: VẤN ĐỀ SANH SẢN.

2. Kinh Thánh: Sáng Thế Ký 4:1; 20:1-2; 25:21; 1Sam 1:10-11.

3. Câu gốc: “Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra; bông trái của tử cung là phần thưởng” (Thi 127:3).

4. Đố Kinh Thánh: Gióp 29-32.

5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Thảo  luận.

1. Từ nhiều tuần trước, ủy viên linh vụ giao đề tài cho hai nhóm:

Đề tài 1: Phương pháp thụ tinh nhân tạo là cứu cánh.

Đề tài 2: Phương pháp thụ tinh nhân tạo là hiểm họa.

2. Mỗi nhóm họp lại, cử ra hai người thay mặt nhóm để thảo luận và bênh vực ý kiến của nhóm mình. Cần chuẩn bị nội dung thật kỹ để buổi thảo luận sôi nổi và hào hứng.

3. Ban hướng dẫn nhờ một người hiểu biết Lời Chúa, từng trải thuộc linh và y học để đúc kết giờ thảo luận. Phải hết sức cẩn thận vì đúc kết sai sẽ  làm rối trí các ban viên và gây nguy hại cho Hội Thánh. Nếu cần, cho người ấy mượn tài liệu tham khảo mà bạn đang có.

4. Giờ thảo luận.

a. Người hướng dẫn tuyên bố đề tài thảo luận và mời đại diện hai nhóm lên ngồi đối diện nhau trước các ban viên.

b. Người hướng dẫn tuyên bố quy luật của buổi thảo luận: Mỗi nhóm tự do trình bày, bênh vực ý kiến của nhóm mình (nhưng không tranh cãi để dành phần thắng). Thời gian: 20 phút.

c. Đúc kết (15 phút): Người đúc kết phải dựa trên lời Chúa (chứ không phải lý luận) để nói lên chân lý.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Năm 1987, thế giới hân hoan chào mừng đứa trẻ đầu tiên ra đời tại Anh quốc, với tên gọi rất đặc biệt là “Test tube Baby” (Em bé trong ống nghiệm). Một thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm mà tờ thời báo London đăng tải tin tức đó với dòng tựa lớn “Our Miracle, Baby of Century!” (Thật là phép lạ của chúng ta, em bé của thế kỷ!)

Theo đà tiến bộ của kỹ thuật, các nhà khoa học hiện nay đang hoài bão là sẽ tìm ra những phương cách mang thai nhân tạo mới mẻ không cần tử cung của người mẹ, để các bà mẹ không còn mang nặng đẻ đau như hiện nay. Những bào thai có thể bắt đầu từ sự thụ tinh trong ống nghiệm, và nuôi dưỡng ngoài thân thể của người mẹ.

Là Cơ Đốc nhân, chúng ta nghĩ thế nào về sự sanh sản và có thái độ nào trước những phương pháp thụ tinh và mang thai nhân tạo?

I. DẪN GIẢI.

A. QUYỀN CHÚA TRÊN SỰ SANH SẢN CỦA LOÀI NGƯỜI.

Theo sự bày tỏ của Kinh Thánh, chúng ta ghi nhận những điểm sau đây:

Sáng Thế Ký 1:28: Sự sanh sản của loài người là do mạng lịnh của Đức Chúa Trời.

Sáng Thế Ký 4:1; 21:1-7; 29:21; 30:1-2,32; 1Sa-mu-ên 1:5,6; Thi Thiên 123:3: Theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời, luật sanh sản được đặt trong công lệ thiên nhiên và trong giới hạn thời gian. Nhưng người trong thời Cựu Ước vẫn nhìn biết con cái là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Sự sanh con hay không sanh con là quyền của Chúa, Đấng có quyền trên mọi công lệ thiên nhiên của sự sanh sản, như Ngài ban Sết cho Ê-va thay thế A-bên. Ngài đoái xem Lê-a, ban cho nàng con cái và đồng thời khiến Ra-chên, An-ne son sẻ; Ngài khiến Sa-ra sanh con trong tuổi không còn sanh sản.

Sáng Thế Ký 20:18: Vì cớ A-bi-mê-léc muốn chiếm đoạt Sa-ra, nên Đức Chúa Trời đã hình phạt cả người nhà vua đều son sẻ.

Phục Truyền 7:13: Sự sanh sản thêm nhiều là phước hạnh Đức Chúa Trời ban cho người vâng giữ luật pháp Chúa.

Dân Số Ký 1:1-2; 26:1-2: Sự kiểm tra dân số là do mạng lịnh của Đức Chúa Trời.

1Sử Ký 21:1-4,7-8: Sự kiểm tra dân số mà không có phép của Chúa là một sự đoán phạt.

Qua những điểm trên, chúng ta học biết những điều quan trọng về quyền phép Chúa trên sự sanh sản của loài người.

1. Là Đấng Tạo Hóa, Đức Chúa Trời có quyền tể trị tối cao trên loài thọ tạo.

2. Sự sanh sản là do mạng lịnh Chúa và mức độ sanh sản của loài người ở trong sự kiểm soát của Chúa, Đấng bảo tồn muôn vật.

3. Sự sanh sản được qui định trong công lệ thiên nhiên. Nhưng sự ban cho con cái hay không là do quyền Chúa, là Đấng có toàn quyền, thể hiện công việc của Ngài qua công lệ thiên nhiên và vượt qua công lệ thiên nhiên.

B. HIỂM HỌA CỦA NHỮNG PHƯƠNG PHÁP THỤ TINH NHÂN TẠO.

Từ ban đầu, Đức Chúa Trời ban mạng lịnh sanh sản, thì Ngài cũng đặt luật sanh sản cho loài người. Luật sanh sản được đặt trong những nguyên tắc căn bản sau:

– Tử cung của người mẹ là nơi thai dựng đứa trẻ.

– Từ tử cung người mẹ, đứa trẻ được sanh ra.

Và từ khi sanh ra, đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi vú người mẹ (Sáng 3:16; Thi 22:9-10).

Đây là sự sanh sản theo công lệ thiên nhiên. Theo lẽ thường, người nữ có chồng thì có con. Nhưng trường hợp người son sẻ, tức người nữ có chồng mà không thể sanh sản thì sao? Theo thói tục trong xã hội Đông phương xưa, người nữ son sẻ muốn có con là sử dụng nàng hầu của mình. Cách này cũng gần giống cách ngày nay mượn tử cung người khác để sanh con. Tuy nhiên cách “mượn” vẫn luôn đem lại những chuyện rắc rối trong gia đình (Sáng 16:1-2,4-5; 30:3; 21:8-11). Nhưng đối với người tin kính Chúa, cách tốt nhất để được sanh con cái là tìm cầu Đức Chúa Trời. Như Y-sác cầu nguyện cho vợ mình, vì nàng son sẻ, An-ne cầu xin Chúa một con trai và được Ngài đoái nhậm (Sáng 25:11; 1Sam 10:11,20).

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, sự kiện son sẻ được giải thích bằng nhiều nguyên nhân khác nhau. Hoặc đó là vì một chứng bệnh, hay vì sự không bình thường trong bộ phận sinh dục của người vợ hoặc người chồng. Vì vậy có những phương pháp thụ tinh nhân tạo đã được khám phá để đáp ứng nhu cầu sanh sản. Hơn thế nữa, khoa kỹ thuật sanh sản còn đang tìm kiếm những phương cách để thay thế sự sanh sản theo công lệ thiên nhiên.

Như vậy có thể câu hỏi được đặt ra là: Phương pháp thụ tinh nhân tạo có giá trị gì? Đem lại phúc lợi hay hiểm họa cho nhân loại? Có thể xem đó là cứu cánh để con người tự giải quyết vấn đề sanh sản và hạn chế sanh sản không?

Với những câu hỏi trên, theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh, chúng ta có những nhận xét sau đây.

1. Phương pháp thụ tinh nhân tạo không thể thay quyền Chúa. Mặc dầu sự thụ tinh ngoài tử cung người mẹ, nhưng trứng và tinh trùng vẫn là tạo vật của Chúa.

2. Phương pháp thụ tinh nhân tạo làm giảm mất đi tánh chất huyền nhiệm của sự thai dựng con người. Trong Thi Thiên 139, Đa-vít mô tả một cách thật kỳ diệu về sự thai dựng ông trong lòng mẹ, là cả một phép lạ tuyệt tác do bàn tay Chúa dựng nên!

3. Phương pháp sanh sản nhân tạo làm vơi đi tình mẫu tử. Trong tâm lý chung, khi người mẹ biết mình mang thai, thì lòng rung động vui mừng và tình mẫu tử cũng đã chớm nở. Chờ đợi một, hai… chín tháng, người mẹ nghĩ đến đứa con, cảm giác được những chuyển động trong bụng, với những nỗi niềm mong ước tốt lành đặt vào đứa bé sắp chào đời. Khi đến ngày sanh nở, sau cơn đau đớn, vui mừng đầu tiên của người mẹ là nhìn thấy mặt con và tình thương dâng tràn kết chặt với đứa con vừa mới lọt lòng. Người mẹ bồng ẵm âu yếm, cho bú trên lồng ngực mình, nuôi nấng cho đến khi khôn lớn. Tình mẫu tử càng thêm đậm đà biết bao! (Thi 131:2; Ê-sai 49:15).

Mối tình mẫu tử diệu hiền nầy là nhịp cầu thật khắng khít để người mẹ đem lời Chúa vào đời sống của đứa con từ khi còn tấm bé. Nhưng với phương pháp thụ tinh nhân tạo và nuôi dưỡng bào thai ngoài cơ thể của người mẹ sẽ vơi đi tình mẫu tử thiêng liêng ấy. Người mẹ sẽ nhìn đứa con (phôi thai) mình trong phòng thí nghiệm với đôi mắt xa lạ và không có cảm giác gần gũi như với đứa con (phôi thai) mình mang trong người.

4. Coi chừng phương pháp thụ tinh nhân tạo là một hiểm họa! Sự khám phá những phương pháp nầy có nên dùng hay không? Có trái với tinh thần đạo đức con người không? Có lợi ích gì? Và trong giới hạn nào? Đây là vấn đề nan giải đối với con người trước người điều mình khám phá!

Nếu nói rằng phương pháp thụ tinh nhân tạo giúp cho đàn bà son sẻ có con. Nhưng chi phí quá đắt để trả cho phương pháp đó thì có mấy ai được hưởng? Có chăng chỉ cho những người nhà giàu! Và người nghèo son sẻ vẫn là son sẻ! Thật là bất công!

Nếu nói rằng phương pháp sanh sản ngoài tử cung giúp cho người mẹ khỏi mang nặng đẻ đau, thì tử cung của người mẹ sẽ trở thành vô dụng. Mặc dầu người đàn bà tránh khỏi cơn đau đớn sanh nở, nhưng có thể rơi vào cơn khủng hoảng tinh thần vì cảm thấy thiếu vắng đứa con của tử cung mình và mất đi niềm vui khi nhìn thấy đứa con mình sau cơn quặn thắt sanh nở (Giăng 16:21).

Nếu một ngày nào những đứa con được hình thành trong tử cung được thay thế bằng những đứa con được hình thành trong ống nghiệm, rồi một “thế hệ con trẻ ống nghiệm”, tức là những đứa con không có mối liên hệ mật thiết với cha mẹ chúng từ trong tử cung, được “cưu mang” ngoài thân thể của người mẹ, không được liên kết chặt chẽ với gia đình, thì thật là một hiểm họa lớn cho nhân loại biết bao!

Tóm lại, với kỹ thuật thụ tinh nhân tạo thì điểm lợi cho con người không được xác định, nhưng thảm họa đe dọa nhân loại có thể thấy trước. Như vậy giá trị của phương pháp nầy là gì?

C. THÁI ĐỘ CỦA CHÚNG TA.

Đối với vấn đề sanh sản, trong niềm tin của Cơ Đốc nhân, chúng ta nghĩ thế nào trước những câu hỏi sau đây:

1. Sự hạn chế sanh sản vì lý do nhân mãn có phải là điều trái với mạng lịnh của Chúa về sự sanh sản không?

Trong khía cạnh nhân loại, hiện nay dân số thế giới có khoảng hơn 6 tỉ người. Và người ta đang lo sợ nạn nhân mãn, mà điểm chính là gánh nặng kinh tế “thêm người thêm miệng ăn”! Vì vậy tại một số quốc gia, dân chúng được khuyến khích hạn chế hay bị bắt buộc hạn chế sanh sản. Có thể đây là cách giải quyết nhất thời để thích ứng cho hoàn cảnh nào đó, chớ không phải là giải pháp toàn diện cho vấn đề trên.

Theo sự nghiên cứu của các nhà kinh tế và xã hội học tại các nước phát triển, đã có nhận xét sau: Sự bớt sinh con để bớt gánh nặng kinh tế thật ra chỉ là một giải pháp tạm thời. Sự giới hạn sanh đẻ với kế hoạch lâu dài sẽ đưa xã hội trong tương lai đến hậu quả là số người già tăng, số người trẻ giảm. Nghĩa là số người trẻ đi làm sẽ ít hơn, đồng thời họ phải lo chăm sóc người già càng ngày nhiều hơn! Như tại Hoa Kỳ, thế kỷ trước tính trung bình cứ 9 người trẻ đi làm, để lo cho một người (về hưu). Nhưng hiện nay, tỉ số giảm xuống đến 6/1. Và theo chiều hướng nầy, người ta tính khoảng 50 năm nữa sẽ chỉ còn 3 người trẻ đi làm để đóng thuế cho một người già về hưu! Đó còn chưa nói đến hậu quả tai nạn trong xã hội do ảnh hưởng tâm lý bất bình thường của những đứa trẻ bị “cô đơn” từ những gia đình ít con!

Tóm lại, chúng ta học biết, Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo, cũng là Đấng bảo tồn muôn vật. Khi ban lịnh sanh sản, Ngài biết sức chứa của trái đất và Ngài sắm sẵn đầy đủ vật thực cho loài người trên đất. Kinh Thánh cho thấy rõ ràng con số dân cư trên đất, hạn chế hay gia tăng thuộc quyền tể trị của Ngài. Phần của con người là “làm cho đầy dẫy đất” với mục đích để chu toàn công việc quản trị muôn vật, làm vinh danh Chúa. Cho nên nếu có niềm tin nơi quyền tể trị của Chúa, thì vấn đề nhân mãn không phải là mối đe dọa cho thế giới. Tuy nhiên con người với quyền tự do có thể lựa chọn đầu phục hay bất phục mạng lịnh của Chúa, tin cậy Chúa hay tự giải quyết vấn đề dân số theo đường lối riêng và phải trả giá cho sự lựa chọn của mình.

2. Về khía cạnh cá nhân: Hạn chế sự sanh sản, sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo có phải là điều hợp lẽ đối với Cơ Đốc nhân không?

Ý hướng muốn có ít con hiện nay thấy hầu hết khắp nơi trên thế giới, nhất là các nước văn minh. Vì áp lực kinh tế gia đình, người nữ dần dần muốn có ít con hơn. Tại Hoa Kỳ, trước kia gia đình người Mỹ có 4 con, nay giảm xuống 2 hoặc 1 con mà thôi. Trong niềm tin của người Cơ Đốc, chúng ta hiểu vấn đề nầy như thế nào?

a. Với mạng lịnh về sự sanh sản trong khía cạnh tự do của con người, không có nghĩa Đức Chúa Trời bắt buộc người ta phải sanh sản cách vô ý thức, vô trách nhiệm, nhưng đòi hỏi con người một sự đáp ứng với trách nhiệm. Nghĩa là trong sự sanh con cái cha mẹ phải được chuẩn bị sẵn sàng trong trách nhiệm, tự lập về tài chánh cùng mọi mặt về tinh thần và đạo đức.

b. Sự chuẩn bị trách nhiệm trong sự sanh con cần đi đôi với đức tin, đừng vì thấy trách nhiệm khó mà từ chối sự ban cho của Chúa. Hãy biết rằng Chúa không bao giờ đặt trên chúng ta điều gì quá sức, ngoài khả năng chúng ta. Hãy cầu nguyện tìm cầu ý Chúa về sự sanh con cái trong cuộc hôn nhân của bạn. Hãy thưa với Chúa về nhu cầu của bạn về con cái.

c. Về mặt thực tế, bạn phải đương đầu với vấn đề kinh tế gia đình khi sanh con cái, nhưng đây là một thách thức đức tin của bạn nơi Đấng chăm sóc thành tín.

d. Sự dự định của bạn về con cái không có gì sai, nhưng điều bạn dự định phải song song với ý định của Chúa. Vì sự ban cho con cái là thuộc quyền Chúa, nên sự tự giới hạn con cái cho mình vì lý do ích kỷ là điều chẳng phù hợp với niềm tin chúng ta. Vì vậy, người Cơ Đốc nên suy xét cẩn thận và theo sự dẫn dắt của Chúa khi đương đầu với những trường hợp “thấy cần” hạn chế sanh sản hoặc ngăn ngừa sanh sản trong thời gian ngắn hạn hay dài hạn. Mỗi trường hợp cần được phân tích lý do, chủ đích, xem có thích hợp với tinh thần dạy dỗ của Kinh Thánh không. Nếu lý do không có gì trái với đạo đức, bạn cũng cần nghĩ đến phương pháp ngăn ngừa sanh sản gần với phương cách thiên nhiên. Nên biết có những phương pháp nhân tạo làm thay đổi tánh tình, hay ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

e. Về vấn đề thụ tinh nhân tạo, bạn nên biết những điều nầy:

(a) Có con cái hay không con cái đều là thuộc quyền của Chúa và do ý chỉ của Ngài.

(b) Đức Chúa Trời vẫn còn làm phép lạ ban con cái cho người cầu xin theo ý muốn Ngài.

(c) Đối với sự không con, xin có vài gợi ý, hoặc bạn tự chọn:

– Cầu nguyện xin Chúa một phép lạ.

– Tìm hiểu ý chỉ của Chúa, đôi lúc Ngài có mục đích nào đó đối với sự không con của bạn.

– Dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo: Đây là vấn đề tùy ở mức độ đức tin và sự lựa chọn của bạn. Trường hợp dùng phương pháp nhân tạo, bạn cần cầu nguyện Chúa hướng dẫn tìm người chuyên môn, người khải đạo tốt về thuộc linh và tâm lý để chọn phương pháp nào thích hợp với tinh thần dạy dỗ của Kinh Thánh và không trái với đạo đức luân lý của con người.

Tóm lược.

Sự sanh sản của loài người, con số dân cư trên đất, sự ban cho con cái là thuộc quyền tể trị của Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo và Bảo Tồn muôn vật.

Những phương pháp nhân tạo chỉ là bổ túc cho sự sanh sản chớ không phải là cứu cánh để loài người tự quyết định sự sanh sản của mình.

Sự hoàn toàn thay thế phương cách sanh sản theo công lệ thiên nhiên bằng những kỹ thuật thụ tinh nhân tạo là điều đem lại hậu quả tai hại cho tâm lý con người và sự hủy diệt của xã hội loài người.

* BÀI ĐỌC THÊM.

CON NGƯỜI KIỂU MẪU.

Thường thì các họa sĩ vẫn thuê một số người làm mẫu để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Những người ấy có khi được gọi là người mẫu, tuy nhiên người mẫu không phải là người lý tưởng mà chỉ là một vật cụ thể để họa sĩ mô phỏng. Trong thời đại khoa học ngày nay, người ta đang nghĩ đến việc tạo ra một giống người mẫu, nghĩa là lý tưởng về nhiều phương diện trong sinh hoạt xã hội. Đã có người nói rằng con người đang tự vẽ mẫu người lý tưởng của mình.

Năm 1962 hai nhà bác học Waston và Crick đã được giải Nobel về công trình mô tả phân tử DNA (DNA là viết tắt của chữ Deoxyribonucleic Acdi). DNA là cơ cấu trong nhiểm sắc thể của tế bào làm sinh hóa ra nhiễm thể đồng dạng mang theo tất cả những đặc tinh di truyền qua tế bào con khi nào mà cuộc phân hóa xảy ra. Như thế có nghĩa là DNA định màu mắt, làm khuôn cho thân thể, cho nhân cách và hằng triệu điều khác với một con vật hay là với một người nào đó. Kể từ năm 1962, các tiến bộ về nghiên cứu chủng loại đã tiến rất nhanh. Người ta có thể biết rằng loài người hiện nay có khả năng chế tạo ra những con người giống hệt như mình. Qua một tiến trình gọi là truyền giống nhân tạo, người ta có thể do từ một nhân tế bào đã trưởng thành mà phát triển một cơ quan mới có cùng những đặc tính chủng loại của con người cho nhân tế bào đó. Truyền giống như vậy khiến cho người ta có thể thấy chính con người của mình sinh ra lần thứ hai và trên đời nầy có vô số những người sanh đôi. Trên lý thuyết, công việc đó có thể giúp con người giải quyết cụ thể những vấn đề về bản chất, dinh dưỡng di truyền và môi trường, nhưng truyền giống như thế cũng tạo nên những phức tạp trong dòng giống mà không ai có thể lường được. Có lẽ ai cũng muốn thấy một người anh hùng áo vải như Lê Lợi tái xuất hiện trên đời, nhưng nếu người ta có thể tái sinh một Hitler thì sao? Rồi có luật lệ nào ấn định việc truyền giống như thế hay không? Nhà bác học Joshua Lederberg là người rất quan tâm đến trách nhiệm xã hội cho biết rằng, những người muốn có một người giống hệt như mình tái xuất hiện là những người có óc tự tôn. Trong việc truyền giống như trên, con người được tái sinh, sẽ giống y hệt người gốc, nghĩa là cũng tự tôn, tự kiêu như vậy.

Nhà bác học Lederberg cho biết rằng người ta đã thí nghiệm thành công đối với loài ếch nhái và sẽ có người thành công trong thí nghiệm đối với loài có vú. Ông tin rằng trong vòng vài chục năm tới người ta có thể thí nghiệm ở loài người. Trong mấy chục năm đó các nhà khoa học sẽ biết rõ hơn cách phát triển của các cơ quan trong con người chúng ta và họ sẽ mở nhiều cuộc thí nghiệm để điều kiện hóa các cơ quan đó.

Nhà bác học Lederberg đã nói rằng: Những chuyện như là cỡ của bộ óc và phẩm tính của óc rồi sẽ được con người kiểm soát. Tuy nói như thế, nhưng nhà bác học nầy cũng rất lo ngại về những tiến bộ đó. Các vấn đề liên quan đến đạo đức, luân lý và chính trị do môn sinh học mới mẻ nầy tạo ra đã làm cho người ta phải e ngại. Ai sẽ sống và ai sẽ chết? Con người lúc ấy sẽ là gì? Là bộ phận máy hay vẫn là con người thường? Ai sẽ là người kiểm soát được sự nghiên cứu trong các địa hạt đó? Những phát minh mới sẽ áp dụng ra sao? Phải chăng người ta sắp buông thả những điều khủng khiếp mà con người chưa chuẩn bị đối phó? Nhiều nhà khoa học dẫn đầu trên thế giới ngày nay đang lo ngại một vụ Hiroshima sinh học sắp bùng nổ để tàn phá cả nhân loại.

Ta thử tưởng tượng khoa sinh học sẽ giúp ngành kỹ thuật sinh sản. Giáo sư Hafez, một nhà sinh học lỗi lạc trên thế giới đã tuyên bố rằng trong vòng 10 đến 15 năm nữa, một người đàn bà khi muốn có con, có thể đi mua cái phôi đông lạnh, rồi đem đến một bác sĩ để đặt phôi ấy vào tử cung. Sau 9 tháng bà sinh ra một hài nhi chẳng khác gì trường hợp thụ thai thường. Cái phôi kia còn bảo đảm rằng đứa trẻ sinh ra sẽ chẳng bị ảnh hưởng gì về chủng loại của người mẹ. Người mua phôi còn có thể biết trước con mình sẽ có tóc màu gì, mắt màu gì, con trai hay con gái, cao lớn hay thấp bé và có thể cả mức độ thông minh của nó nữa.

Rồi tiến bộ hơn nữa, người ta có thể không cần tử cung của bà mẹ. Những hài nhi có thể thụ thai và lớn lên bên ngoài thân thể của con người. Một nhà bác học còn nghĩ đến việc đưa con người lên chiếm ngự các hành tinh bằng cách dùng những cái phôi như thế. Thay vì đưa những người lớn lên hỏa tinh, sau nầy người ta chỉ cần đưa lên trên đó một cái hộp đầy những tế bào và rồi khiến chúng phát triển thành nguyên một thành phố đông người như dưới đất chúng ta. Nhà bác học ấy còn nói rằng việc phóng đôi ba người lên Sao Hỏa đã tốn kém kinh khủng, tại sao không phóng lên những cái phôi nhỏ bé kia, vừa nhẹ lại vừa hữu dụng hơn nhiều.

Tuy nhiên trước khi những tiến bộ ấy ảnh hưởng đến ngoại tầng không gian, thì ngành gọi là kỹ thuật sinh sản kia đã đụng đến cơ sở gia đình trên đất này, làm tan vỡ những ý niệm cổ truyền về tính dục, về tình mẫu tử, về tình yêu, dạy dỗ con cái và giáo dục. Những cuộc bàn luận gia đình rồi sẽ thực hiện trong các phòng thí nghiệm.

Rồi đây vấn đề bàn cãi sẽ là nên sinh sản loài người như thế nào? Và như thế nào là tiêu chuẩn tốt nhất? Ai sẽ định đoạt việc đó? Những câu hỏi nầy không còn mới mẻ gì nữa. Ta có thể tưởng tượng là muốn làm một lớp nhân loại mới sẽ không như nhà nông khổ công chăm sóc đàn lợn đàn gà, nhưng phải là nhà nghệ sĩ biết chọn lựa những màu sắc lạ, những hình thể và vóc dáng…

Một nhà khoa học khác đã nói ước gì chúng ta có thể tạo ra những con người bình đẳng về mọi phương diện. Và đã đến lúc chúng ta có khả năng đào tạo nguyên một thế hệ nhân loại khôn ngoan, kiêu hùng, toàn là những nhà toán học đại tài hay toàn là những thứ tôi mọi.

Người ta còn có khả năng tạo nên những hài nhi có đôi mắt siêu nhiên, có đôi tai đặc biệt, có khả năng biết mọi mùi vị, có sức mạnh bắp thịt kinh khủng, hoặc là có tài năng âm nhạc tuyệt vời. Thật ra vấn đề không còn phụ thuộc khoa học hay kỹ thuật, nhưng là đạo đức và chính trị. Nếu cần cho ý kiến thì những nhà cầm quyền sẽ đòi cha mẹ sinh sản những hài nhi thích hợp với nhu cầu xã hội. Các nhà dự tính tương lai sẽ đòi hỏi có những đứa trẻ đủ khả năng phát triển đến mức tuyệt hảo. Các nhà theo phái lãng mạn sẽ đòi mỗi đứa trẻ phải được phú cho một số năng khiếu đặc biệt về nghệ thuật, và những nhà thiên nhiên học sẽ đòi sản xuất ra những con người hoàn hảo v.v… Thế rồi các nhà khoa học vũ trụ sẽ đòi tạo nên những con người thích hợp với các cuộc du hành. Có thể nói mỗi người trên thế gian đều muốn có một người mẫu theo ý mình, và vấn đề sẽ rắc rối ở chỗ ai là người quyết định giống người cho thế giới mai sau. Tôi là người Việt Nam, chắc chắn tôi sẽ muốn người trên thế giới đều là người da vàng, kiêu hùng, khôn ngoan, tóc đen mắt nâu và có tầm vóc trung bình. Người ở Angola lại muốn toàn thế giới là da đen. Trong khi ấy người Pháp muốn có những anh hùng da trắng như Napoleon. Rồi người Mỹ, người Nhật, người Ba Lan, người Nga nữa, mỗi người muốn một mẫu riêng cho hợp với ý mình. Nếu thỏa mãn tất cả, nhân loại sau này lại cũng có đủ thứ mọi tầng lớp và màu da như hiện nay. Vấn đề sẽ trở thành lẩn quẩn vì không có lối thoát. Điều đáng để ý là con người đang tiến đến chỗ thực hiện, vì giai đoạn nghiên cứu vừa xong. Nhân loại có lẽ sẽ không giết lẫn nhau để tranh giành đất, mà để tranh giành lựa chọn giống người trên đất!

Tôi nghĩ đến câu hỏi của loài người xưa nay là: Tại sao trên đời có nhiều giống người như vậy và tại sao mỗi người khác nhau? Câu trả lời là: Đức Chúa Trời tạo nên dị biệt trong cái đồng nhất. Nghĩa là trong tạo vật gọi là người đó, không ai giống ai cả và đó chính là điểm khôn ngoan đáng kính phục của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, tiêu chuẩn mà con người đưa ra để tạo người mẫu là gì? Đó là những tiêu chuẩn hoàn toàn vị kỷ, vụ lợi cho cá nhân, cho một giống người nào đó mà thôi. Con người mẫu đó sẽ không tiêu biểu cho cái gì cả và cũng sẽ lại phục vụ cho những tham vọng của con người mà thôi. Loài người không bao giờ thỏa mãn những gì mình đã đạt được. Đó là một điều không thay đổi từ khi có loài người. Tuy nhiên con người cũng biết những giới hạn của mình nên mới cố vượt ra ngoài giới hạn. Tôi quan niệm rằng tất cả những giới hạn của con người là điều mà Đấng Tạo Hóa đã tạo ra và những định luật dành cho con người là bất di dịch. Nếu cố tâm ra khỏi giới hạn, cố tình phạm luật Chúa thì tất nhiên hậu quả sẽ tai hại vô cùng. Định luật hiện đang ảnh hưởng trên loài người là dị biệt trong cái đồng nhất. Khi nào ta hiểu được định luật đó chính là lúc ta không còn tham vọng thay đổi trật tự của loài người nữa. Thật ra loài người đã tự làm hỏng những gì Đức Chúa Trời đã tạo ra và đó là lý tưởng nhất. Loài người đã phá cả mối liên hệ quý báu giữa trời và người, nên đang mò mẫm tìm tòi các phương cách giải quyết những rắc rối trong đời sống. Trong khi đó con đường ngắn nhất để chấm dứt mọi tranh đấu giành giựt của loài người và cả những đau khổ là quỳ gối thuận phục Đức Chúa Trời. Bạn không cần phải chờ cho đến nhiều năm sau mới thấy một lớp người lý tưởng do nhân loại tạo ra, bạn có thể là con người lý tưởng đó nếu bạn bằng lòng để Đức Chúa Trời tái tạo bạn ngay bây giờ.

Nguyễn sinh (Trích báo Thông Công số 39).

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau và tìm hiểu:

a. Sáng Thế Ký 1:28: Sự sanh sản của loài người là do mạng lịnh của ai?

b. Sáng Thế Ký 4:1; 21:1-7; 29:21; 30:1-3,32; 1Sa-mu-ên 1:5,6; Thi Thiên 127:3: Trong thời Cựu Ước, người ta hiểu thế nào về Đức Chúa Trời và sự sanh con cái? Điều nầy có nghĩa gì?

c. Sáng Thế Ký 20:18: Vì cớ Sa-ra, người nhà của A-bi-mê-léc chịu sự hình phạt nào của Chúa?

d. Phục Truyền 7:13: Một trong phước hạnh Đức Chúa Trời hứa ban cho kẻ vâng giữ điều răn Ngài là gì?

e. Dân Số 1:1-2; 26:1-2: Sự tu bộ dân số Y-sơ-ra-ên là do mạng lịnh của ai?

g. 1Sử Ký 21:1-4,7-8: Ai đã ra lịnh tu bộ dân số Y-sơ-ra-ên và chuốc lấy hậu quả nào? Điều nầy có nghĩa gì?

2. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau và tìm hiểu:

a. Sáng Thế Ký 3:16; Thi Thiên 22:9-10: Từ ban đầu, sự sanh sản và nuôi dưỡng được qui định theo phương cách nào?

b. Ê-sai 49:15; Thi Thiên 131:2: Sự sanh sản và nuôi dưỡng theo phương cách thiên nhiên có tác dụng gì đến mối liên hệ giữa con cái và người mẹ?

c. Sáng Thế Ký 16:1-2, 4-5; 25:21; 30:3; 21:8-11; 1Sa-mu-ên 1:10-11,20: Ngày xưa, người đàn bà son sẻ muốn có con có thể chọn một trong hai cách nào? Chúng ta nghĩ cách nào là tốt hơn? Tại sao?

3. Xin cho biết:

a. Những phương pháp sanh sản nhân tạo ngày nay.

b. Những điểm ưu, khuyết của phương pháp sanh sản nhân tạo so với sự sanh sản theo phương cách thiên nhiên.

c. Nếu mai sau, phương pháp sanh sản nhân tạo, sự sanh sản ngoài tử cung của người mẹ, được áp dụng để thay thế cho sự sanh sản theo cách thiên nhiên, thì hậu quả sẽ như thế nào?

4. Bạn đáp ứng thế nào trước vấn đề sanh sản theo phương pháp nhân tạo?

5. Theo bạn, có nên dùng phương pháp hạn chế sanh sản không? Có nên dùng phương pháp sanh sản nhân tạo không? Vì sao?

6. Học biết quyền tể trị của Đức Chúa Trời đối với sự sanh sản của loài người, lòng bạn kính phục Chúa như thế nào?

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI, CHÚA NHẬT 07.08.2015

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI, CHÚA NHẬT 07.08.2015

in NAM GIỚI on 31 Tháng Bảy, 2015

úa nhật 09.08.2015 (Chúa Nhật Thiếu Niên Tin Lành).

1. Đề tài: TÌM HIỂU TUỔI THIẾU NIÊN.

2. Kinh Thánh: Truyền Đạo 11:9-10.

3. Câu gốc: “Hỡi kẻ trẻ kia, hãy vui mừng trong tuổi thiếu niên, khá đem lòng hớn hở trong khi còn thơ ấu, hãy đi theo đường lối lòng mình muốn, và nhìn xem sự mắt mình ưa thích, nhưng phải biết rằng vì mọi việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ đòi ngươi đến mà đoán xét” (Truyền Đạo 11:9).

4. Đố Kinh Thánh: Gióp 25-28.

5. Thể loại: Tìm hiểu.

* CHỈ DẪN: Tìm hiểu.

– Mời hai hoặc ba người trong BHD nghiên cứu đề tài “Tìm Hiểu Tuổi Thiếu Niên” và trình bày cho ban Nam giới. Có thể chia ra hai hoặc ba phần để mỗi người trình bày.

– Mời một người lên đúc kết và cầu nguyện.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

TÌM HIỂU TUỔI THIẾU NIÊN.

TUỔI THIẾU NIÊN LÀ TUỔI THAY ĐỔI.

Tuổi thiếu niên là khoảng thời gian những đứa nhỏ chuyển mình để trở thành người lớn. Trong tiến trình này, các em thay đổi trong nhiều phương diện. Có thể nói đây là khoảng thời gian có nhiều thay đổi nhất trong đời sống con người: Thay đổi về thể xác, tâm lý, tình cảm cũng như thay đổi trong cách suy nghĩ, làm việc và cách xử sự với người chung quanh.

I. THAY ĐỔI VỀ THỂ XÁC.

Thay đổi rõ ràng nhất mà chúng ta nhìn thấy nơi tuổi thiếu niên là thay đổi về thể xác. Các em không những lớn vụt lên nhưng thân hình cũng bắt đầu thay đổi, phát triển và có những đường nét đặc biệt, thuộc phái tính của mình. Các em trai thì bể tiếng, giọng nói trầm hẳn xuống, bắp thịt rắn chắc, dáng điệu cứng cáp, mạnh mẽ như một chàng thanh niên. Các em gái thay đổi vóc dáng, thân thể phát triển, mang vẻ dịu dàng yểu điệu của một thiếu nữ. Không ai có thể nói đích xác đến mấy tuổi thì các em bắt đầu thay đổi. Có em bước vào tuổi dậy thì rất sớm và lớn mau, những em khác thì lại bắt đầu tuổi dậy trễ và lớn chậm hơn.

Cùng với sự thay đổi về thể xác, các em mất đi sự hồn nhiên vô tư của trẻ thơ. Thay vào đó các em chú ý nhiều đến con người của mình, nhất là chú ý đến nét mặt và vóc dáng của mình. Đó là lý do tại sao các em thường hay soi gương, chải chuốt, để ý đến áo quần hơn trước. Khi thấy các em thay đổi như thế, người lớn cũng nên tránh chế giễu, phê bình hay la mắng con. Những lời chế giễu hay trêu chọc của người lớn làm các em sợ và khiến các em rất là khổ sở. Đó cũng là một trong những lý do khiến các em không muốn ở gần cha mẹ và người lớn.

Trong thời gian thay đổi về thể xác, các em còn có những thay đổi sau: Mặc cảm tự ti, mệt mỏi và lười biếng, tay chân các em vụng về.

Tuy nhiên, không phải lúc nào các em cũng lừ đừ, mệt mỏi. Có lúc các em lại có quá nhiều sinh lực. Những lúc đó các em không thể ngồi yên một chỗ nhưng cần phải chạy nhảy, la hét hoặc chơi những trò chơi mạnh bạo. Hiểu đặc tính này của các em, chúng ta nên cho các em ăn ngủ đầy đủ và giao công việc cho các em làm. Mặt khác, cho các em có cơ hội chơi thể thao, tham gia những sinh hoạt ở trường và tham dự các sinh hoạt của thanh thiếu niên trong Hội Thánh. Khi người lớn hiểu và thông cảm với các em, sẽ giúp các em đi qua tuổi thiếu niên dễ dàng hơn.

II. THAY ĐỔI VỀ TÂM LÝ.

Về mặt tâm lý và tình cảm, các em thiếu niên cũng có những thay đổi mà cha mẹ thấy khó chấp nhận như:

1. Các em muốn được tự do và tự lập.

Khi bước vào tuổi thiếu niên, các em muốn được tự do, tự lập và không muốn ở dưới quyền kiểm soát của cha mẹ nữa. Ở tuổi nầy, hầu hết các em còn đi học, chưa thể tự nuôi sống. Tuy nhiên, vì cảm thấy mình đã lớn, các em không muốn tuân theo kỷ luật của cha mẹ, nhưng muốn cha mẹ và người chung quanh cho các em được tự do làm điều các em muốn.

Để giúp các em lớn lên có thể tự lo, tự lập, cha mẹ cần giao công việc và trách nhiệm cho các em khi còn nhỏ. Nếu cha mẹ không giao công việc khi các em còn nhỏ, đến tuổi thiếu niên các em sẽ quen tính lười biếng, không giúp đỡ cha mẹ. Lúc đó nếu cha mẹ tức giận, la mắng cũng không có lợi gì. Không những thế, nếu cha mẹ áp dụng kỷ luật quá gắt gao, các em có thể trở thành phản loạn.

2. Các em muốn được tôn trọng.

Trong thực tế có những bậc cha mẹ dù con bao nhiêu tuổi cũng vẫn xem là con nít và luôn luôn sai bảo la mắng, lúc nào cũng bắt con làm theo ý mình. Đây là điều sai lầm, cũng là lý do khiến các em bực bội và không muốn ở gần bên cha mẹ. Tuy các em còn xử sự như trẻ con, nhưng các em đã bắt đầu thay đổi và các em muốn được đối xử như người lớn.

3. Các em bắt đầu thách thức thẩm quyền của cha mẹ.

Khi còn nhỏ, các em rất nể uy quyền của cha mẹ. Cha mẹ bảo gì các em đều vâng theo. Lúc đến tuổi thiếu niên, các em bắt đầu hiểu biết, bắt đầu phân tích vấn đề và biết lý luận để bênh vực mình. Khi bị cha mẹ la mắng, các em thường trả lời lại hoặc nói lên điều các em suy nghĩ để bào chữa cho chính mình. Những lúc đó cha mẹ thường phản ứng lại bằng sự tức giận và càng sửa dạy các em gắt gao hơn vì cho là rằng các em ngang bướng, hổn hào, dám cãi lại cha mẹ. Đây là một trong những lý do khiến giữa phụ huynh và con em trong tuổi thiếu niên thường hay có sự căng thẳng hoặc một khoảng cách nào đó chứ không gần gũi và thân mật như khi các em còn nhỏ.

Để tránh sự căng thẳng giữa cha mẹ và con em trong tuổi thiếu niên, chúng ta cần hiểu con và thông cảm với con, nhất là đừng xem con là con nít, bảo gì cũng phải vâng theo. Khi con bày tỏ ý kiến hay nói lên những lời như có ý phê bình cha mẹ, chúng ta không nên giận dữ, cho là hổn hào hay là làm khôn. Trái lại cần bình tĩnh suy nghĩ lại lời con nói đúng hay sai. Có thể những khuyết điểm của chúng ta mà con cái nhìn thấy là đúng. Nếu thật như thế, chúng ta cần nhìn nhận lỗi lầm và sửa đổi để không mất lòng kính trọng và tin cậy của con. Hơn nữa, chúng ta cũng nên tôn trọng con, đừng đánh đập con hay mắng con bằng những lời thô tục khiến con xấu hổ và mất lòng tin nơi chính mình (Êph 6:4; Côl 3:21).

4. Các em bắt đầu nhìn thấy khuyết điểm của cha mẹ.

Ở tuổi nầy các em bắt đầu nhận ra rằng cha mẹ không phải lúc nào cũng đúng, cũng biết tất cả mọi chuyện và làm được tất cả mọi việc. Hơn nữa, với những kiến thức thu thập ở trường và sự phát triển của trí khôn, các em dần dần hiểu biết nhiều hơn, lắm khi các em biết những điều cha mẹ không biết. Thêm vào đó, các em lại có tính đoán xét và phê bình người lớn, các em cũng muốn làm người lớn vì nghĩ rằng mình đã lớn và đã hiểu biết nhiều.

Tất cả những điều đó cộng lại khiến các em thiếu niên có ý xem thường cha mẹ hoặc xem cha mẹ cũng không có gì hơn các em. Vì suy nghĩ như thế, các em hay cãi lời cha mẹ, lý luận với cha mẹ và không vâng lời cha mẹ cách tuyệt đối như khi còn nhỏ. Trong lúc này, nếu cha mẹ không tin Chúa thật lòng nhưng tin Chúa cách hời hợt bề ngoài, các em sẽ biết ngay. Nếu cha mẹ làm những điều không ngay thẳng hoặc sống giả dối với người chung quanh, các em cũng sẽ nhìn thấy ngay.

Trong trách nhiệm dạy con, nếu muốn con nên người, chúng ta phải nêu gương tốt cho con noi theo. Chúng ta không chỉ dạy con bằng lời nói nhưng dạy con bằng hành động, nhất là trong cách cư xử hằng ngày với người chung quanh. Khi con đã hiểu biết, chúng ta nên trò chuyện với con cách thân mật như bạn. Đừng ngại cho con biết những khuyết điểm hay lỗi lầm của chúng ta. Khi làm như thế cha mẹ không mất lòng tôn kính của con nhưng con sẽ thấy gần với cha mẹ hơn. Khi con nói lên nhận xét của mình về cha mẹ, chúng ta không nên giận dữ hay phủ nhận điều con nói, cũng đừng tự ái nhưng hãy để ý, suy nghĩ điều con nói và sửa đổi nếu cần. Nếu con nhận xét chúng ta cách sai lầm, đừng bực bội nhưng bình tĩnh giải thích cho con. Nếu con đúng, cha mẹ nên khiêm nhường công nhận con nói đúng và cho con biết, cha mẹ cũng đang cố gắng để ngày càng trở nên người tốt hơn. Cách cư xử chân thật, bình đẳng và tốt đẹp đó sẽ đem con cái đến gần với cha mẹ.

III. THAY ĐỔI VỀ TÌNH CẢM.

Trong tất cả những thay đổi của con cái trong tuổi thiếu niên, thay đổi tình cảm là điều các bậc phụ huynh khó chấp nhận hơn cả. Đến tuổi này, tự nhiên các em không muốn ở gần cha mẹ nữa. Các em cũng có vẻ như không cần đến sự chăm sóc và hướng dẫn của cha mẹ nữa. Cả cha mẹ lẫn con cái đều thấy có cái gì bực bội hay ngại ngùng khi phải đối diện với nhau. Vì thái độ của con, cha mẹ không còn nói với con những lời ngọt ngào, âu yếm. Vì cách đối xử của cha mẹ, các em cũng không muốn ở gần hay trò chuyện với cha mẹ.

Sự thay đổi này không ai giải thích được, cũng không ai hiểu để giải thích cho ai. Và cứ thế, giữa cha mẹ và con cái có một sự cách biệt hầu như không sao nối liền được. Cha mẹ không hiểu tại sao mình vẫn thương con như trước mà tình thương đó con không chấp nhận. Các em không hiểu tại sao tình thương của cha mẹ, tình thương mà trước kia các em vui thỏa bây giờ không đáp ứng được sự mong chờ khao khát trong lòng các em.

Mục sư Eugene Peterson là người có nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn các em trong tuổi thiếu niên. Ông cho biết tình cảm giữa cha mẹ và con em trong tuổi thiếu niên có nhiều thay đổi. Theo lời Kinh Thánh dạy cũng như theo kinh nghiệm trong đời sống, chúng ta có bốn loại tình cảm khác nhau giữa người này với người kia. Phân tích các tình cảm này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự thay đổi tình cảm của con cái đối với cha mẹ.

Trong đời sống, con người cần bốn loại tình cảm khác nhau đó là tình yêu thương, tình bạn, tình yêu lãng mạn và tình yêu vị tha.

1. Tình yêu thương.

Đây là loại tình cảm đơn giản nhất, phát xuất cách tự nhiên giữa hai cá nhân. Đây là tình cảm tự nhiên mà Đấng Tạo Hóa đã đặt để trong cha mẹ và con cái, đặc biệt là khi con còn nhỏ. Tuy nhiên, đến tuổi thiếu niên, tình thương đơn sơ này chấm dứt. Sự hòa hợp trong việc trao và nhận tình thương giữa cha mẹ và con cái hình như bị gián đoạn. Dầu vậy, các em vẫn cần tình thương của cha mẹ, nhưng tình thương đó phải được bày tỏ theo một cách khác, thích hợp hơn.

Để những đứa con trong lứa tuổi thiếu niên không khước từ tình thương và sự âu yếm của cha mẹ, cha mẹ cần tế nhị trong cách bày tỏ tình yêu thương đối với con. Chẳng hạn như tránh ôm hôn con chỗ đông người hay trước mặt bạn bè của con. Tránh xoa đầu, ôm cổ hay mắng yêu con trước mặt người khác. Có một điều khác chúng ta cũng cần để ý là tránh gọi tên con bằng những tên cha mẹ đặt cho con khi con còn là em bé sẽ làm cho các em xấu hổ.

2. Tình bạn.

Tình bạn thường phát sinh và nẩy nở giữa những người làm việc chung với nhau. Những người cùng lứa tuổi, cùng hoàn cảnh, trình độ, cùng giai cấp và cùng đeo đuổi một mục tiêu cũng dễ trở thành bạn của nhau. Riêng cha mẹ và con cái, tình bạn ít khi có, nhất là trong những năm con còn sống trong gia đình cha mẹ. Cha mẹ và con cái khác nhau về tuổi tác, kinh nghiệm, thẩm quyền, trình độ… vì thế khó trở thành bạn của nhau.

Hơn nữa, khi con em chúng ta đã lớn, nhất là đến tuổi thiếu  niên, các em bận rộn nên ít khi có mặt bên cha mẹ. Riêng cha mẹ thấy con lớn rồi nên để nhiều thì giờ hơn để đi làm, buôn bán hoặc lo những công việc riêng của mình chứ không để ý đến con nhiều như trước. Từ đó, những giây phút đẹp đẽ giữa cha mẹ và con cái càng ngày càng hiếm hoi và cuối cùng chấm dứt hẳn.

Như vậy, khi con đến tuổi thiếu niên, tình yêu thương tự nhiên cũng như tình bạn giữa cha mẹ và con cái đều không còn.

3. Tình yêu lãng mạn.

Khi tạo dựng nên con người, Chúa ban cho con người nhu cầu về tình yêu lãng mạn. Đây là tình yêu liên quan đến tính dục và tạo ra trong ta sự khao khát nơi người mình yêu. Chính trong tình yêu nầy, chúng ta thấy được hạnh phúc, toàn vẹn và thỏa lòng. Dù tình yêu này thường chỉ thấy nơi vợ chồng và những người yêu nhau, nhưng theo các nhà tâm lý học, những người thân trong gia đình cũng có tình yêu này, đặc biệt giữa cha mẹ và con cái.

Nhưng khi con đến tuổi thiếu niên, tình yêu này giữa các em và cha mẹ cũng chấm dứt. Các em thiếu niên không muốn cha mẹ ôm ấp vỗ về nữa, các em không muốn làm người đáp lại sự khao khát tình yêu của cha mẹ nữa. Trong các em bây giờ cũng có sự khao khát một tình yêu lãng mạn, nhưng cha mẹ không phải là người các em tìm đến để sự khao khát đó được đáp ứng.

4. Tình yêu vị tha.

Ngoài ba loại tình cảm là tình thương, tình bạn và tình yêu, giữa cha mẹ và con cái còn một tình cảm khác, gọi là tình yêu vị tha. Đây là tình yêu mà Chúa dùng để yêu chúng ta, cũng là loại tình yêu Kinh Thánh nói đến rất nhiều. Khi con cái đến tuổi thiếu niên, cha mẹ cần thương con bằng tình yêu này, vì lúc đó các em có nhiều điều khó thương, làm những điều khiến cha mẹ xấu hổ hay buồn phiền. Nếu không sống với con bằng tình yêu thương nầy, lúc đó cha mẹ và con cái sẽ trở thành ấu trĩ, khô khan và ích kỷ.

Chỉ có tình yêu thương hi sinh vô điều kiện mới có thể đem cha mẹ và con cái đến gần với nhau. Nếu không, con em có thể tìm cách lìa xa cha mẹ và cha mẹ cũng không muốn giữ con trong gia đình nữa. Nếu trường hợp đó xảy ra thì thật là đáng tiếc. Ước mong quý vị vẫn còn có thể lấy tình yêu thương của Chúa để giữ con trong vòng tay của mình và hướng dẫn con đi qua giai đoạn chuyển tiếp đầy khó khăn nầy.

IV. THAY ĐỔI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI NGƯỜI CHUNG QUANH.

Đặc điểm trong thay đổi về tâm lý nơi các em thiếu niên mà phụ huynh thấy rõ nhất là các em có vẻ muốn tách rời khỏi cha mẹ hay muốn vượt ra ngoài vòng kiểm soát của cha mẹ. Thật ra đây là một thay đổi bình thường và cần thiết, nằm trong chương trình tăng trưởng mà Đức Chúa Trời đã định cho con người. Các em cần trải qua những thay đổi này để trở nên người trưởng thành, tự lập và có tinh thần trách nhiệm.

Trong 1Cô-rinh-tô 13:11, sứ đồ Phao-lô viết: “Khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ; khi tôi đã thành nhân, bèn bỏ những sự thuộc về con trẻ”. Câu Kinh Thánh này nói về sự tăng trưởng tâm linh nhưng cũng áp dụng về sự tăng trưởng về thể xác, tâm lý và tình cảm. Khi một người đã trưởng thành, người đó phải bỏ đi những điều trẻ con.

Theo ông G. Keith Olson, một bác sĩ tâm lý Cơ đốc, chuyên về ngành khải đạo gia đình cho biết, các em trong tuổi thiếu niên thường có những đặc điểm sau trong mối quan hệ với người chung quanh:

a. Các em thích có nhiều thì giờ ở riêng một mình và thích gặp bạn bè cùng lứa tuổi.

b. Các em thường không thích tham gia các sinh hoạt tôn giáo.

c. Các em hay có những điều giấu cha mẹ.

d. Các em không muốn tiếp nhận lời khuyên dạy hay phê bình của cha mẹ.

e. Các em không chấp nhận kỷ luật của cha mẹ.

g. Tính phản loạn của tuổi thiếu niên là điều bình thường, không có gì đáng lo ngại.

V. THAY ĐỔI VỀ CẢM XÚC.

Có thể nói, tuổi thiếu niên là tuổi có những cảm xúc lên xuống và thay đổi đột ngột nhất. Những cảm xúc vui buồn xảy đến cách bất ngờ khiến cha mẹ không hiểu và không biết phản ứng như thế nào. Chính vì vậy cha mẹ cần ghi nhớ những điều sau đây để chúng ta hiểu con và thông cảm với con hơn.

– Cảm xúc của con người tự nó không có gì là sai quấy hay tội lỗi.

– Tuổi thiếu niên là tuổi có cảm xúc rất mạnh.

– Các em thiếu niên thường dùng cảm xúc để đạt được điều mình muốn.

Hơn thế nữa, cha mẹ cần biết một số cảm xúc thường có trong các em như sau: Giận dữ, thờ ơ, lãnh đạm, dễ chán, hay buồn, hay mang mặc cảm (Mặc cảm tội lỗi – tội thật, hay tội tưởng tượng hay không chính đáng – mặc cảm về chính mình). Sợ hãi và lo lắng, tinh thần căng thẳng, vui vẻ thái quá, tình yêu.

Những thay đổi đột ngột, lắm khi như là kỳ cục nơi con em chúng ta trong tuổi thiếu niên là điều tự nhiên và bình thường. Những thay đổi này có thể khiến cha mẹ cũng như chính các em thấy bực bội, nhưng đó là những thay đổi cần thiết. Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng nên con người, Ngài ban cho đời sống những giai đoạn khác nhau. Không ai tránh được những thay đổi của chính mình trong từng giai đoạn.

Nếu hiểu được những thay đổi trong tiến trình trẻ thơ trở thành người lớn và biết những nguyên nhân đằng sau sự thay đổi đó, chúng ta có thể đối ứng với con em của mình cách dễ dàng hơn. Chúng ta sẽ biết phải làm gì để giúp đỡ các em và đáp ứng nhu cầu của các em để các em vượt qua tuổi thiếu niên một cách tốt nhất, êm đẹp nhất.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI, CHÚA NHẬT 02.08.2015

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI, CHÚA NHẬT 02.08.2015

in NAM GIỚI on 31 Tháng Bảy, 2015

Chúa nhật 02.08.2015.

1. Đề tài: SINH NHẬT QUÝ III.

2. Kinh Thánh: Thi Thiên 111.

3. Câu gốc: “Đức Giê-hô-va hay làm ơn và có lòng thương xót, ban vật thực cho kẻ kính sợ Ngài” (Thi 111:4b-5a).

4. Đố Kinh Thánh: Gióp 21-24.

5. Thể loại: Ca ngợi – Cảm tạ.

* CHỈ DẪN: Sinh nhật (Ca ngợi & Cảm tạ).

1. Thông báo danh sách những người có ngày sinh trong quý III (tháng 7,8,9) trước một tuần lễ; bổ sung những tên còn thiếu.

2. Thư ký trao danh sách cho thủ quỹ mua quà. Quà tặng sinh nhật nên mua nhiều hơn số cần, phòng khi có khách, thân hữu… đến dự và cũng có ngày sinh trong quý đó.

3. Những người không nhớ ngày sinh, có thể chọn ngày cưới, ngày tin nhận Chúa, ngày chịu báp-tem… để làm sinh nhật.

4. Chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật (nếu có thể), kích thước chiếc bánh tùy theo số người tham dự.

5. Mời những người có tên trong danh sách “sinh nhật” lên phía trên, số người còn lại hát chúc mừng. Tất cả cùng cầm dao cắt bánh. Mời người cầu nguyện đặc biệt cho họ.

6. Ban hướng dẫn tặng quà cho những người có sinh nhật.

7. Mời một số người làm chứng, ca ngợi Chúa, chia sẻ những kinh nghiệm thuộc linh… Khi làm chứng nên trình bày thành thật, đừng thổi phồng.

8. Chơi trò chơi, đố vui và ăn bánh sinh nhật…

* TRÒ CHƠI DÀNH CHO NGƯỜI CÓ SINH NHẬT.

THẮP NẾN SINH NHẬT.

– Chuẩn bị: Dùng giấy bìa cứng làm một số cây nến, ghi lời yêu cầu vui, ngắn gọn lên giấy, cuộn lại nhét vào cây nến, dùng băng keo dán cây nến lên bảng (số nến tương đương với số người có ngày sinh trong quí).

Nếu dùng nến thật thì cũng gắn lời yêu cầu vào như nến bằng giấy rồi bạn đốt nến và sắp lên bàn sao cho đẹp mắt.

Ví dụ về lời yêu cầu: “Chúc bạn sinh nhật vui vẻ! Mời bạn uống một lượt 5 ly nước”, hoặc “Mừng sinh nhật bạn! Bạn có thể mời người hát tặng bạn một bài”…

– Cách chơi: NHD mời từng người có ngày sinh trong quí lên và chọn cho mình một cây nến. Tìm xem cây nến có chứa điều gì bí ẩn và khi tìm ra được hãy đọc lớn điều bí ẩn đó lên và thực hiện.

* TRÒ CHƠI TẬP THỂ.

TRÒ CHƠI TÌM NGƯỜI.

Cắt từng miếng giấy trắng (hoặc màu) 10 cm x 10 cm, đánh số từ 1 đến số cuối bằng số người chơi. Phát cho mỗi người một tờ giấy có số, sau đó dùng băng keo hai mặt dán vào lưng hoặc vai. Mọi người đi lại lộn xộn, khi nghe tiếng còi thổi, các số bắt đầu tìm nhau. Số 2 tìm số 1; số 3 tìm số 2… số 1 tìm số cuối. Mỗi người nắm tay hoặc để hai tay lên vai người tìm được. Cuối cùng sẽ có một vòng tròn theo thứ tự, vừa đi vừa hát.

– Có thể thay số bằng câu gốc: G, I, Ă, N, G, Đ, O, Ạ, N, 1, C, Â, U, 1, 2. Cùng một câu gốc, viết trên giấy nhiều màu để các nhóm thi đua cùng một lúc (khoảng 3 nhóm). Dùng một bài hát ngắn quy định thời gian. Nhóm nào sắp xếp nhóm theo thứ tự nhanh nhất là thắng.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI, CHÚA NHẬT 26.07.2015

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI, CHÚA NHẬT 26.07.2015

in NAM GIỚI on 31 Tháng Bảy, 2015

Chúa nhật 26.07.2015.

1. Đề tài: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH KHÔNG CON.

2. Kinh Thánh: Sáng 1:27-28; 30:19-20; 22-24.

3. Câu gốc: “Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng…” (Sáng 1:28a).

4. Đố Kinh Thánh: Gióp 17-20.

5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Thuyết trình.

1. Giao đề tài thuyết trình cho một nhóm trước nhiều tuần lễ.

2. Nhóm sẽ họp lại để cùng nghiên cứu đề tài: “Vấn đề gia đình không con”.

3. Nhóm cử một nhóm viên đảm trách thuyết trình. Cả nhóm sẽ có trách nhiệm cung cấp thêm tài liệu. Người thuyết trình sẽ dựa vào tài liệu để soạn.

4. Soạn xong, người thuyết trình sẽ trình bày những ý chính trước nhóm để lấy ý chung. Tránh đưa ra những ý kiến riêng.

5. Sau giờ thuyết trình, các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi, cả nhóm chịu trách nhiệm đề tài sẽ trả lời.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trong xã hội Đông phương ngày xưa, lời chúc mừng đám cưới thường nghe nhất là “đông con”, như một trong những câu chúc vui của người Việt chúng ta “Đầu năm sanh con trai, cuối năm sanh con gái”. Tuy nhiên, những lời chúc đông con không được hoan nghinh trong các xã hội văn minh ngày nay!

Gia đình không con nói đến trong bài học này không phải là lý do người mẹ son sẻ, nhưng vấn đề là gia đình vợ chồng không muốn sanh con.

Theo những cuộc thăm dò cho thấy, vì cớ nghề nghiệp của vợ chồng trở thành phương cách của cuộc sống, nên ngày càng nhiều đôi vợ chồng đã xao lãng bổn phận làm cha, làm mẹ. Con số người nữ không muốn có con gia tăng song song với phương pháp khoa học tiến bộ về cách ngừa thai.

Là Cơ Đốc nhân, chúng ta có quan niệm thế nào về con cái? Và có thái độ gì trước triết lý sống gia đình không con đang thịnh hành hiện nay?

I. DẪN GIẢI.

A. QUAN ĐIỂM CỦA KINH THÁNH VỀ CON CÁI.

Trong xã hội văn minh ngày nay, con cái thường bị xem như là gánh nặng. Nhưng Kinh Thánh nói gì về con cái.

Sáng Thế Ký 1:27-28: Sinh con cái là mạng lịnh của Đức Chúa Trời trong hôn nhân và sự ban phước của Ngài.

Sáng Thế Ký 24:60: Thường lời chúc cho cô dâu trong ngày cưới sẽ là “mẹ của ức triệu người” để dòng dõi trở nên đông đúc và hùng mạnh.

Sáng Thế Ký 30:19-20, 22-24: Trong ý nghĩa con cái “là vật quí báu” “Đức Chúa Trời ban cho”. Và mỗi khi sanh con, họ thường có lời cầu xin Chúa cho có thêm con nữa. Điều nầy có nghĩa con cái là quà tặng quí báu từ Đức Chúa Trời.

Thi Thiên 127:3: Con cái là cơ nghiệp của Đức Chúa Trời ban cho, là phần thưởng của hôn nhân. Những chữ “bông trái của tử cung” diễn tả phước hạnh của người đàn bà sanh con cái. Là hình ảnh tương phản với người đàn bà tử cung bị đóng lại. Có nghĩa là người đàn bà không thể sanh con cái. Trong thời Cựu Ước, người đàn bà son sẻ cho đó là điều bất hạnh, như chúng ta thấy sự sầu thảm trong lòng bà An-ne (1Sa-mu-ên 1).

Thi Thiên 128:3: Sự thiếu vắng con cái là vắng bóng hạnh phúc của gia đình. Hay có thể nói con cái “trang điểm” cho hạnh phúc trọn vẹn của gia đình.

Ma-thi-ơ 11:25; 19:13-15: Con trẻ được Chúa Giê-xu quí trọng, tiếp nhận và ban phước.

Qua sự ghi nhận của Kinh Thánh, chúng ta học biết những điểm quan trọng về con cái như sau:

– Gia đình và con cái là ý chỉ của Đức Chúa Trời đối với hôn nhân.

– Con cái là quà tặng quí báu, là cơ nghiệp phước hạnh do sự ban cho của Đức Chúa Trời.

– Con cái là phần thưởng của hôn nhân, hạnh phúc của gia đình.

Như thế, theo quan điểm của Kinh Thánh, chúng ta biết chủ trương gia đình không con cái là điều sai trật, vì những lý do sau:

– Trái với mạng lịnh của Đức Chúa Trời về gia đình và con cái.

– Trái với mục đích của Đức Chúa Trời đối với hôn nhân là sinh sản con cái, xây dựng gia đình phục vụ Chúa, làm vinh danh Ngài.

– Từ chối sứ mạng của Đức Chúa Trời ủy thác cho người làm cha, làm mẹ trong công tác nuôi nấng dạy dỗ con cái nhận biết Chúa và đạo lý Ngài.

B. LÝ DO VÀ HẬU QUẢ CỦA GIA ĐÌNH KHÔNG CON.

Trong một cuộc điều nghiên về quan điểm gia đình không muốn có con trong xã hội Mỹ ngày nay, chúng ta thấy có những lý do sau:

– Vì “mốt” sống: “Không thể theo “mốt” chúng tôi đang sống, nếu chúng tôi có con cái”.

– Vì công việc, nghề nghiệp: “Làm nghề nầy thì cũng giống như có con rồi”.

– Vì tiền bạc, vật chất: “Tốt hơn là mua một nhà nghỉ mát còn hơn là dành lợi tức chúng tôi vào quỹ tiết kiệm cho con cái”. (Việc nuôi một đứa con từ khi sanh ra đến năm 18 tuổi, tính trung bình phải tốn khoảng 135.000 đô la).

– Vì muốn tự do: “Chúng tôi tự ý lựa chọn cho mình. Nuôi những con mèo, chúng có thể tự chăm sóc và chúng tôi được tự do”.

– Vì lợi ích cá nhân: “Chúng tôi không sẵn sàng để hi sinh thì giờ cho con cái!”

Phân tích những lý do trên, chúng ta nhận thấy tất cả đều đến từ một nguyên nhân chính là lòng tư kỷ, chỉ biết có mình! Đối với những người tôn sùng cá nhân chủ nghĩa, bị thu hút bởi triết lý sống hiện sinh, khoái lạc, những lý do biện minh cho gia đình không con nghe qua thật là “hữu lý”, thật là có lợi trước mắt! Nhưng đây là điều trái nghịch với đường lối và ý chỉ của Đức Chúa Trời.

Nếu nói rằng không con để được tự do, rãnh rỗi thì giờ, thì sự mưu cầu hạnh phúc cá nhân trong sự ích kỷ có giá trị gì so với thì giờ đầu tư trong sự gây dựng con cái cho mục đích phục vụ Chúa và tha nhân?

Nếu nói rằng không con vì cớ sự bận rộn của nghề nghiệp, thì người chồng đã đánh mất thiên chức cao đẹp của người làm cha, người vợ sẽ mất đặc tính đẹp đẽ của người làm mẹ! Mặc dầu nghề nghiệp cần cho cuộc sống, nhưng nếu đánh mất sứ mạng thiêng liêng của người làm cha, làm mẹ thì sẽ mất đi ý nghĩa của gia đình theo như mục đích của Chúa gọi.

Nếu nói rằng không con để khỏi bận tâm vào gánh nặng kinh tế, thà đầu tư vào sự nghiệp, thì sự nghiệp vật chất chóng tàn đó có phải là cứu cánh của hạnh phúc thật không, có so được với sự “gây dựng con cái” là cơ nghiệp của Đức Chúa Trời ban cho không?

Tóm lại những điểm ưu, khuyết giữa gia đình không con vì ích kỷ và gia đình có con theo mục đích của Chúa, có thể được diễn tả trong bản so sánh dưới đây:

Gia đình không con.                 Gia đình có con.

– Không sanh con cái.        – Sanh con cái.

– Không có trách nhiệm     – Chồng, vợ trong sứ mạng của người cha, người mẹ.              người làm cha, làm mẹ.

– Không có niềm vui                   – Có niềm vui của người làm của người làm cha, làm mẹ.         cha, làm mẹ.

– Hạnh phúc cá nhân.        – Hạnh phúc gia đình con cái.

– Gia đình dễ đổ vỡ vì không – Gia đình bền vững với mối

có mối ràng buộc giữa            ràng buộc giữa cha mẹ và con

cha mẹ và con cái.                  cái.

– Cô đơn trong tuổi già.            – Tuổi già với con cái.

Theo bản so sánh trên, chúng ta nhận thấy hai điều nầy.

1. Gia đình theo chủ trương không con cái vì lý do tư kỷ là một “đơn vị đóng kín”, chỉ có hai cá nhân, bắt đầu và chấm dứt trong chính nó! Với cách sống ích kỷ chẳng những đánh mất mục đích của Chúa đối với gia đình, nhưng còn gây ảnh hưởng nguy hại đến xã hội. Trong khía cạnh nầy, bác sĩ Halfdan Mahler, nhận định như sau: “…Hiện tượng không muốn có con tại những xã hội kỹ nghệ hóa không phải là một hiện tượng tốt. Trẻ con trong những xã hội nầy cảm thấy chúng bị bỏ rơi hoặc là một gánh nặng cho cha mẹ. Mặc cảm nầy sẽ tác hại tâm lý của chúng và biến chúng thành phần tử bị thác loạn trong tương lai. Và xã hội với đa số người thác loạn tâm lý sẽ đi đến chỗ tự hủy diệt”.

2. Biết rằng gia đình không con không gặp những khó khăn, thách thức như trong gia đình có con cái, phải trả giá đắt với sự hi sinh thì giờ tiền bạc, công sức và hạnh phúc cá nhân. Tuy nhiên nếu mưu tìm hạnh phúc gia đình trong sự ích kỷ không con cái, thì đó không phải là hạnh phúc thật! Hạnh phúc thật là khi ta học tập biết chia sẻ, biết hi sinh; là khi ta vượt thắng những khó khăn để đạt đến mục đích Chúa gọi, để hoàn thành sứ mạng Ngài trao thác. Lời bình luận của một nhà tâm lý xã hội học như sau: “Người ta sợ có con vì cho rằng phá hoại hạnh phúc cá nhân của mình. Nhưng hạnh phúc thật là gì? Nếu không phải là đương đầu với những khó khăn và chinh phục những khó khăn nầy? Đời sống gia đình cung cấp cho chúng ta những giờ phút thách thức và chính những giờ phút thách thức nầy đem lại cho chúng ta hạnh phúc thật khi chúng ta chinh phục được thách thức”.

C. THÁI ĐỘ CHÚNG TA TRƯỚC VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH KHÔNG CON.

Chúng ta học biết chủ trương gia đình không con cái vì lý do tư kỷ là điều trái với đường lối của Đức Chúa Trời đối với hôn nhân. Vậy chúng ta có đáp ứng thế nào trước vấn đề nầy?

Giữ vững mục đích của Đức Chúa Trời đối với gia đình: Đón nhận con cái như quà tặng quí báu từ Chúa và sẵn sàng trong sứ mạng làm cha, làm mẹ.

Hướng dẫn người sắp kết hôn học biết sự cao đẹp của sứ mạng làm cha, làm mẹ và tìm đến lý tưởng hạnh phúc gia đình với sự gây dựng con cái trong sự phục vụ Chúa.

Trong niềm tin, chúng ta không thể chấp nhận chủ trương gia đình không con vì ích kỷ. Chúng ta nghĩ thế với những lý cớ sau đây:

– Vì môi trường sống hiện tại đầy ảnh hưởng xấu, thật không thuận lợi cho sự gây dựng con cái!

Dầu môi trường không thuận lợi, nhưng đây là một thách thức cho người cha, người mẹ nhờ ơn Chúa để vượt thắng; hầu chu toàn sứ mạng Ngài gọi trong gia đình.

– Không con cái để thuận lợi cho việc hầu việc Chúa. Lý do như rất hợp lẽ và lý tưởng. Tuy nhiên, hãy suy xét và tìm cầu ý Chúa. Có thể chúng ta bị lầm lẫn trong cách hầu việc Chúa. Không phải không có con cái mới hầu việc Chúa tốt. Sự chu toàn trách nhiệm nuôi dạy con cái trở thành người phục vụ Chúa cũng là sự hầu việc Chúa quan trọng. Điều cần là chúng ta nên học biết ý chỉ của Chúa và hầu việc Chúa ngay trong chỗ Chúa gọi.

Tóm lược.

1. Chủ trương gia đình không con cái vì tư kỷ là trái nghịch với ý chỉ của Đức Chúa Trời.

– Sai trật đường lối Chúa đối với gia đình và con cái.

– Đánh mất mục đích Chúa đối với hôn nhân là xây dựng gia đình và hướng dẫn con cái phục vụ Chúa.

– Phủ nhận sứ mạng làm cha, làm mẹ được Chúa ủy thác.

2. Gia đình mưu tìm hạnh phúc ích kỷ cá nhân mất sự ban phước của Chúa.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. Sáng Thế Ký 1:27-28: Trong sự ban phước cho hôn nhân A-đam và Ê-va, Đức Chúa Trời có mạng lịnh gì cho họ?

b. Sáng Thế Ký 24:60: Ngày xưa người ta hay chúc gì cho cô dâu trong ngày cưới? Tại sao?

c. Sáng Thế Ký 30:19-20;22-24: Thường mỗi khi sanh con, người Do-thái hay nói gì? Và những lời ấy có nghĩa gì?

d. Ngày nay con cái bị xem như là “gánh nặng”, nhưng trong Thi Thiên 127:3, nói gì về con cái?

e. Ma-thi-ơ 11:25; 19:13-15: Chúa Giê-xu có thái độ nào với con trẻ? Tại sao?

2. Chúng ta hiểu thế nào về con cái theo quan điểm của Kinh Thánh?

3. Theo quan điểm của Kinh Thánh, chủ trương gia đình không con là đúng hay sai? Tại sao?

4. Cho biết những lý do gia đình không muốn con cái. Những lý do đó có hợp lẽ với sự dạy dỗ của Kinh Thánh không? Xin cắt nghĩa.

5. Xin phân tích những điểm ưu, khuyết của gia đình không con và gia đình có con.

6. Theo sự phân tích trên, chúng ta có nhận xét gì về hậu quả của gia đình không con?

7. Xin tóm lược những điều quan trọng về con cái theo quan điểm của Kinh Thánh. Cắt nghĩa tại sao gia đình không con là sự sai trật đường lối Chúa.

8. Bạn có quan điểm gì về con cái?

– Con cái là gánh nặng hay là ơn phước Chúa ban cho?

– Xin cho biết gia đình bạn được xây dựng theo đường lối Chúa hay theo ý muốn riêng của mình?

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI, CHÚA NHẬT 19.07.2015

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI, CHÚA NHẬT 19.07.2015

in NAM GIỚI on 31 Tháng Bảy, 2015

Chúa nhật 19.07.2015.

1. Đề tài: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH CHỈ CÓ CHA HOẶC MẸ.

2. Kinh Thánh: Sáng 3:16-20; Thi 128:1-4; Châm 31:10-13,27.

3. Câu gốc: “Phước cho người nào kính sợ Đức Giê-hô-va, đi trong đường lối Ngài!” (Thi 128:1).

4. Đố Kinh Thánh: Gióp 13-16.

5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh nhóm.

1. Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp học Kinh Thánh, soạn câu hỏi, và viết sẵn ra giấy để trao cho các nhóm.

a. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh làm nền và khả năng của ban viên.

b. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh nhóm. Mỗi cụm câu hỏi gồm có:

– Câu hỏi quan sát (nêu việc xảy ra).

– Câu hỏi giải nghĩa (tìm sự dạy dỗ của lời Chúa).

– Câu hỏi áp dụng (ứng dụng sự dạy dỗ vào đời sống).

Dưới đây là một số câu hỏi, bạn có thể sử dụng trong giờ học Kinh Thánh nhóm hoặc dùng để tham khảo.

(1.1) Câu hỏi quan sát: Đọc Sáng Thế Ký 3:16-20, cho biết vai trò và trách nhiệm của người làm chồng.

(1.2) Câu hỏi suy luận: Vì sao Chúa đặt gánh nặng đó cho người chồng?

(1.3) Câu hỏi ứng dụng: Bạn ước muốn làm một người chồng như thế nào?

(2.1) Đọc Thi Thiên 128:1-4, một gia đình được phước là gia đình như thế nào?

(2.2) Vì sao gia đình như vậy được gọi là gia đình hạnh phúc?

(2.3) Gia đình bạn có được không khí đầm ấm của gia đình như trong Thi Thiên 128 chưa? Bạn sẽ làm gì cho gia đình mình được như vậy?

(3.1) Đọc Châm Ngôn 21:10-13,27 cho biết vai trò và trách nhiệm của người vợ trong gia đình?

(3.2) Vì sao Chúa đặt vai trò và trách nhiệm này trên người vợ?

(3.3) Bạn ước muốn có một người vợ như thế nào?

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Một trong những thảm cảnh bi đát nhất của gia đình đông con là sự qua đời của người cha hoặc người mẹ. Chúng ta rất cảm thương và cảm phục người trong cảnh “Gà trống nuôi con”, hoặc “Gà mái nuôi con”.

Tuy nhiên, vấn đề gia đình chỉ có cha hoặc mẹ nói đến ở đây không thuộc vào trường hợp trên, nhưng là một sự sai trật, một sự chống lại đường lối Đức Chúa Trời cho loài người trong gia đình.

Đó là hậu quả của những gia đình ly dị. Đó là hậu quả của đôi nam nữ sống chung mà không có sự cam kết gia đình. Đó là “mốt sống” của đôi nữ hay đôi nam đồng tính nuôi con!

Là Cơ Đốc nhân, chúng ta hiểu vấn đề nầy thế nào và có đáp ứng gì?

I. DẪN GIẢI.

A. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CHA, MẸ TRONG GIA ĐÌNH.

Theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh, trong hôn nhân vị trí chồng là đầu và vợ là thân (Êph 5:22-30). Cũng theo vị trí ấy, trong gia đình người chồng giữ vai trò của người cha, người chủ và người vợ giữ vai trò người mẹ, người nội trợ.

1. Vai trò của người cha: Là chủ gia đình, người cha có những trách nhiệm sau.

– Cung cấp nhu cầu cho cuộc sống gia đình (Sáng 3:16-19).

– Dạy dỗ, sửa trị con cái, uốn nắn chúng trong đường lối Chúa (Êph 6:4).

2. Vai trò của người vợ: Là mẹ, người nội trợ, trách nhiệm của người mẹ bao gồm những công việc sau.

– Sanh sản con cái (Sáng 3:16-20): Trong xã hội Đông phương ngày xưa, người nữ bị khinh bạc, xem như cái “máy đẻ”, nhưng thật ra, sự sanh sản con cái là một thiên chức thiêng liêng của người làm mẹ. Vì vậy A-đam đã gọi vợ là “Ê-va”, có nghĩa là “Sự sống”. Đem vào đời sự sống là công việc vô cùng cao quý của người làm mẹ.

– Chăm sóc, nuôi nấng con cái, quán xuyến mọi việc trong nhà (Châm 31:10-12,27).

– Khuyên dạy con cái trong đời sống tin kính Chúa (Châm 6:20; 2Tim 1:15).

3. Sự tương quan giữa vai trò người cha và mẹ.

Hai vai trò nói trên, nếu phân tích tường tận, chúng ta nhận thấy không có vai trò nào là kém hơn. Cả hai vai trò đều quan trọng, có nét đặc thù nhưng có sự tương quan và bổ túc cho nhau, mà không thể thiếu vai trò nào, vì những lý do sau đây:

– Người cha làm việc bên ngoài, đảm trách nền kinh tế gia đình, còn người mẹ quán xuyến công việc bên trong. Trong Châm Ngôn 31 đã mô tả một hình ảnh thật đẹp về người mẹ chăm lo công việc nội trợ: “Nàng coi sóc đường lối của nhà mình, không hề ăn bánh của sự biếng nhác. Con cái nàng chỗi dậy, chúc nàng được phước; chồng nàng cũng chỗi dậy và khen ngợi nàng…” (c.27-28).

– Trong sự dạy dỗ con cái, cần có sự cứng rắn, kỷ luật của người cha và cũng cần tình yêu thương dịu dàng, kiên nhẫn khuyên dỗ của người mẹ.

4. Sự cần thiết của người cha và người mẹ.

– Qua vai trò của người cha và người mẹ (cha mẹ tin Chúa), nhu cầu toàn diện của đứa trẻ được đáp ứng. Về phần thể chất, chúng được nuôi nấng, chăm sóc. Về phần tâm lý, chúng cảm nhận sự an ninh bảo bọc che chở. Về phần tâm linh, chúng được dạy dỗ để học biết Chúa và được sự cứu rỗi cho linh hồn.

– Qua vai trò và trách nhiệm của người cha, người mẹ (cha mẹ tin Chúa), mục đích tối hậu của Đức Chúa Trời đối với gia đình được thành tựu. Nghĩa là con cái được dạy dỗ, được đào tạo để trở thành người phục vụ Chúa, làm vinh danh Ngài (Sáng 1:27; 18:19).

Xã hội văn minh ngày nay là một thách thức lớn cho người làm cha và nhất là cho người làm mẹ. Vì cần phụ giúp kinh tế gia đình, người mẹ vừa lo nội trợ, vừa phải đi làm. Tại Hoa Kỳ theo thống kê 1994 cho biết gần 70% các bà mẹ trong gia đình làm trong các công sở.Cho nên, mặc dầu có sự phân định trách nhiệm của người cha, người mẹ trong gia đình, nhưng tưởng rằng, trong môi trường mới, người cha cũng nên linh động chia sẻ với người mẹ công việc nội trợ, chăm sóc gia đình con cái.

B. HẬU QUẢ CỦA GIA ĐÌNH CHỈ CÓ CHA HOẶC MẸ.

Theo sự nghiên cứu của nhà xã hội học Popenoe trong quyển “Life Without Father”, chúng ta thấy vài sự kiện sau đây:

– Trong tình trạng gia đình chỉ có cha hoặc mẹ thì gia đình chỉ có cha, là tình trạng đau khổ hơn so với gia đình chỉ có mẹ.

– Tỷ số trẻ em từ gia đình chỉ có cha hoặc mẹ bỏ học cao đến hai, ba lần so với số trẻ em trong các gia đình có đầy đủ cha mẹ hay gia đình nghèo.

– Gia đình đầy đủ cha mẹ có lợi tức kinh tế cao hơn gia đình chỉ có cha hoặc mẹ.

– Trong số các bé gái trong gia đình có sự chăm sóc thân thiết của người cha, thì sau nầy chỉ có số ít bị rơi vào cảnh sanh con mà không có cưới hỏi, so sánh với số các bé gái trong gia đình không có sự chăm sóc của người cha.

– Trong gia đình đầy đủ cha mẹ, trẻ em được nhiều phúc lợi hơn.

Trong quyển “Finding our Father”, tác giả Samuel Osherson viết: “Sự thiếu vắng về phương diện tâm lý hay không có mặt của người cha trong gia đình là một trong những bi thảm lớn trong thời đại chúng ta”.

Những hậu quả của gia đình chỉ có cha hoặc mẹ có thể tóm tắt trong những điểm sau đây:

1. Gia đình chỉ có cha hoặc mẹ không tạo được môi trường hữu hiệu trong sự nuôi dạy con cái.

Trong phần thảo luận vai trò của người cha, người mẹ, ta thấy mỗi người có vai trò riêng biệt, nhưng có sự tương quan với nhau. Sự riêng biệt nầy phù hợp với bản tánh của mỗi phái. Như người cha, với bản tánh lãnh đạo, mạnh mẽ, cứng rắn, thích hợp trong việc kỷ luật, sửa dạy con cái. Trong khi người mẹ, với tánh mềm dẽo, thích hợp cho việc khuyên dạy, vỗ về con cái. Vì vậy vai trò người cha không thể thay thế cho vai trò của người mẹ hay ngược lại, nhưng nếu cả hai hợp lại sẽ tạo thành môi trường hữu hiệu trong sự dạy dỗ con cái nên người. Nếu thiếu một trong hai người hoặc cha hay mẹ, thì gia đình chắc sẽ mất đi hiệu lực trong sự đào tạo con cái theo như mục đích Chúa gọi.

Ngày nay vai trò của người cha, người mẹ trong xã hội văn minh, với sự lan rộng của phong trào nam nữ bình quyền, một câu hỏi được nêu lên: Người mẹ có thể đảm trách vai trò của người cha không?

Vâng, người nữ có thể đảm trách vai trò của người cha trong gia đình. Tuy nhiên sự thành công trong vai trò của người cha không phải là chuyện dễ dàng nhưng với nhiều nỗi cam go, và sự thành công đó là điều hiếm thấy! Nhìn chung, nếu người cha, người mẹ ở trong vai trò của mình theo vị trí Chúa đặt, thì dễ thành công và có kết quả tốt đẹp hơn.

2. Gia đình chỉ có cha hoặc mẹ không đáp ứng được nhu cầu toàn diện của đứa trẻ.

Trong nhu cầu tâm lý, đứa trẻ cần tình yêu thương, cả tình phụ tử, lẫn tình mẫu tử. Đứa trẻ cần có người cha sửa dạy, cũng cần có người mẹ âu yếm, an ủi. Đức Chúa Trời từng bày tỏ tình yêu thương của Ngài đối với dân Y-sơ-ra-ên trong khía cạnh người cha và người mẹ (Ê-sai 49:15; 64:8). Vì vậy trong gia đình không có người cha, đứa trẻ sẽ thiếu kỷ luật và trở thành hư hỏng. Trong gia đình thiếu người mẹ, đứa trẻ sẽ cảm thấy cô đơn, dễ nản lòng. Đây là một trong những lý cớ khiến chúng bỏ nhà ra đi… để rồi dấn thân vào con đường tội lỗi.

3. Gia đình chỉ có cha hoặc mẹ không nếm trải được hạnh phúc trọn vẹn.

Trong Thi Thiên 128:1-4, bày tỏ hai yếu tố cho gia đình hạnh phúc là:

– Gia đình kính sợ Chúa đi trong đường lối Ngài.

– Gia đình có sự sum họp đầy đủ của người cha, mẹ và con cái.

“Phước cho người nào kính sợ Đức Giê-hô-va… Vợ ngươi ở trong nhà ngươi sẽ như cây nho thạnh mậu; con cái ngươi ở chung quanh bàn ngươi, khác nào những chồi ô-li-ve…”.

C. SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CHÚNG TA.

Qua những cuộc điều nghiên cứu cho thấy, gia đình chỉ có cha hoặc mẹ hầu như đều đến từ hai hậu quả là gia đình ly dị và cuộc sống chung không có cam kết của hôn nhân. Nói chung, hai hậu quả nầy đến từ một nguyên nhân gần là sự ích kỷ, mưu cầu hạnh phúc cá nhân cho mình hơn là nghĩ đến phúc lợi cho con cái, và nguyên nhân xa là bất phục đường lối của Đức Chúa Trời đối với gia đình.

Trong niềm tin, chúng ta có đáp ứng gì trước vấn đề này?

– Trong gia đình, con cái Chúa cần được hướng dẫn để học biết đường lối Chúa, hầu tránh tình trạng đổ vỡ có thể xảy ra, cũng như khuyên giải những gia đình đang ở trong tình trạng sắp đổ vỡ.

– Với những gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, vì lý do ly dị, hay không cưới hỏi trước đó, nay đã tin Chúa và ở trong Hội Thánh, chúng ta cần hướng dẫn cho họ biết ăn năn lỗi lầm trong quá khứ và nhờ cậy Chúa để chăm sóc dạy dỗ con cái trong tình trạng “đơn chiếc” nầy. Hội Thánh cũng phải lưu ý đến những đứa con trong các gia đình chỉ có cha hoặc mẹ và chăm sóc chúng trong những khía cạnh nhu cầu về tâm lý, tâm linh mà chúng không được đáp ứng trong gia đình thiếu cha, hoặc thiếu mẹ.

– Sống trong xã hội hiện nay, với tình trạng gia đình chỉ có cha hoặc mẹ càng gia tăng, nếu có những cơ hội nói lên giá trị của gia đình Cơ Đốc, chúng ta đừng bỏ mất!

Tóm lược.

Trong gia đình vai trò của người cha là: Cung cấp nhu cầu về thể chất, dạy dỗ sửa trị con cái trong đường lối Chúa.

Vai trò của người mẹ là: Sanh sản, chăm sóc, nuôi dạy con cái trong đường lối Chúa. Cả hai vai trò của người cha và người mẹ đều quan trọng như nhau, có tương quan và bổ túc nhau để xây dựng gia đình hạnh phúc thật.

Gia đình chỉ có cha hoặc mẹ (không phải do cha hay mẹ qua đời) là sự sai trật đường lối của Chúa, đánh mất mục đích cao đẹp của Ngài đối với gia đình.

Gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đem lại hậu quả chẳng những đau buồn cho con cái, cho người cha, người mẹ, mà còn có ảnh hưởng đến tình trạng không tốt trong xã hội.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc Sáng Thế Ký 3:16-20; Châm Ngôn 31:10-13,27; 6:20; Ê-phê-sô 6:4 và tìm hiểu:

a. Vai trò và trách nhiệm của người cha trong gia đình.

b. Vai trò và trách nhiệm của người mẹ trong gia đình.

c. Có vai trò nào quan trọng hơn không? Xin giải thích.

d. Sự qui định vai trò của cha mẹ trong gia đình nhằm mục đích tối hậu nào? (Sáng 1:27-28; 18:19).

2. Trong vai trò và trách nhiệm của người cha và người mẹ, con cái được đáp ứng những nhu cầu nào? Và sự đáp ứng nầy có cần thiết không? Tại sao?

3. Thi Thiên 128:1-4. Theo sự diễn tả của Thi Thiên nầy, một gia đình lý tưởng cần được hội đủ hai yếu tố quan trọng nào? Tại sao?

4. Xin kể những điểm ưu, khuyết giữa gia đình có cả cha mẹ và gia đình chỉ có cha hoặc mẹ.

5. Gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đem lại hậu quả gì cho những cá nhân trong gia đình? Có ảnh hưởng gì đến an ninh xã hội?

6. Gia đình chỉ có cha hoặc mẹ phát xuất từ nguyên nhân nào? Nên có thái độ và đáp ứng gì đối với vấn đề nầy?

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI, CHÚA NHẬT 12.07.2015

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI, CHÚA NHẬT 12.07.2015

in NAM GIỚI on 31 Tháng Bảy, 2015

Chúa nhật 12.07.2015.

1. Đề tài: CHÚA NHẬT KINH THÁNH.

2. Kinh Thánh: Thi Thiên 119:97-112.

3. Câu gốc: “Tôi không xây bỏ mạng lịnh Chúa; vì Chúa đã dạy dỗ tôi” (Thi 119:102).

4. Đố Kinh Thánh: Gióp 9-12.

5. Thể loại: Kịch 5’.

* CHỈ DẪN: Kịch 5 phút.

1. Mời vài người trong ban chấp sự của Hội Thánh nhóm chung với ban Nam giới và làm giám khảo.

2. Cách thực hiện chương trình.

* Cách 1: Từ nhiều tuần trước, mỗi nhóm của ban Nam giới họp lại để soạn và tập một vở kịch ngắn với đề tài về “Kinh Thánh”. Tùy theo số nhóm mà định thời gian của vở kịch, nhưng không được quá 15 phút.

* Cách 2: Trước giờ nhóm, ban hướng dẫn chia ban Nam giới ra làm 3 nhóm và cho ngồi riêng ra từng nhóm. Đến tiết mục kịch 5 phút, ban hướng dẫn giao cho mỗi nhóm một câu chuyện ngắn với đề tài về “Kinh Thánh”. Trong 20 phút, các nhóm phải biến câu chuyện thành vở kịch, phân vai và tập kịch.

– Các nhóm lần lượt diễn kịch.

– Cách chấm điểm.

+ Thời gian: Đúng giờ (5’ hoặc 15’) 10 điểm. Mỗi phút dư bị trừ một điểm.

+ Tinh thần: Tất cả nhóm viên đều tham gia vào vở kịch: 10 điểm. Thiếu một người trừ 1 điểm.

+ Diễn xuất: 10 điểm.

+ Nội dung: 10 điểm (nếu là vở kịch tự chọn).

– Phát thưởng.

* NHỮNG CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

LUẬT LỆ CHÚA QUÝ HƠN VÀNG VÀ BẠC.

Một ngày kia có một người nhà giàu ở Luân Đôn, nhân ngày sinh nhật của mình, ông gọi những người giúp việc vào nhà để tặng quà. Ông hỏi người giữ chuồng ngựa rằng: “Đây là quyển Kinh Thánh, và đây là tờ giấy bạc 5 bảng Anh. Vậy, anh muốn lấy thứ nào?”

Người ấy đáp: “Tôi muốn lấy Kinh Thánh, nhưng tôi không biết đọc. Tôi tưởng lấy giấy bạc thì ích lợi cho tôi hơn”.

Người nhà giàu xây hỏi người làm vườn: “Còn anh thì thế nào?”

Anh đáp: “Vợ tôi bệnh nên tôi cần phải lấy tiền”.

Người nhà giàu xây qua hỏi người bếp: “Còn Mary, chị biết đọc, chị lấy quyển Kinh Thánh không?”

Chị trả lời: “Tôi biết đọc, nhưng không bao giờ có thì giờ đọc sách. Vì vậy tôi cần tiền để mua một bộ y phục đẹp”.

Sau hết có một cậu bé được người nhà giàu nuôi để sai vặt. Ông hỏi cậu: “Em lấy năm bảng Anh để mua áo mới chớ?”

Cậu bé đáp: “Cám ơn ông, nhưng mẹ của con bảo con: “Luật lệ Chúa quý hơn vàng và bạc”. Vậy con xin lấy quyển Kinh Thánh”.

Người nhà giàu đáp: “Con ơi, xin Chúa ban phước cho con! Nguyện sự lựa chọn của con đem sự giàu có, vinh hiển và sống lâu cho con!”

Liền khi cậu bé nhận quyển Kinh Thánh và mở bìa ra, thì một đồng tiền vàng sáng chói rơi xuống nền nhà. Cậu lật đật giở những trang sau, thấy có những giấy bạc mà ông chủ đã để ở trong.

Thấy vậy, mấy người kia biết mình sai lầm, vội bước ra khỏi phòng.

CÂU KINH THÁNH KHÔNG HỀ THAY ĐỔI.

Trong một buổi ông Whitle giảng đạo tại thành phố Glasgow, có một người đàn bà nhờ câu Kinh Thánh sau đây mà tìm được ánh sáng Tin Lành: “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời Ta mà tin Đấng đã sai Ta, thì có sự sống đời đời, không đến sự định tội, song vượt khỏi sự chết mà vào sự sống” (Giăng 5:24).

Nhà truyền đạo chép câu ấy ra trên một tấm thiếp nhỏ, biếu cho bà, rồi bà vui vẻ trở về với đứa con trai nhỏ của mình. Đêm ấy, hai mẹ con đi ngủ, lòng vui vẻ, tươi sáng như những vị thiên thần. Nhưng qua sáng hôm sau, khi ngồi vào bàn điểm tâm thì mặt bà đượm vẻ ưu sầu, lòng bà vô cùng tuyệt vọng. Bà đã phải trải qua một cơn chiến đấu, nghi ngờ và sợ hãi.

Khi cậu bé hỏi mẹ mình vì sao mà lại buồn như thế, bà nức nở khóc nói: “Thôi rồi con ơi! Đêm qua mẹ tưởng mình đã được cứu, nhưng bây giờ mẹ cảm thấy mình vẫn xấu xa như mọi khi”.

Cậu bé lộ vẻ ngơ ngác hỏi mẹ: “Ủa, mẹ ơi! Câu Kinh Thánh của mẹ đã thay đổi rồi sao? Con phải đi tìm coi thử mới được!”

Cậu chạy đi tìm tấm thiệp nhỏ ở trong. Cậu lấy ra và đọc lớn: “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời Ta mà tin Đấng đã sai Ta, thì có sự sống đời đời, không đến sự định tội, song vượt khỏi sự chết mà vào sự sống” (Giăng 5:24).

Cậu quay lại hỏi mẹ mình: “Ủa, thưa mẹ! Câu Kinh Thánh nầy có thay đổi chữ nào đâu. Nó vẫn y nguyên như hôm qua kia mà!”

Bà mẹ âu yếm mỉm cười nhìn nhà truyền đạo tí hon của mình. Thật, Đức Chúa Trời đã dùng đức tin đơn sơ của cậu bé để cứu mẹ mình. Bà ôm cậu vào lòng và vui vẻ cảm tạ Đức Chúa Trời vì câu Kinh Thánh quý báu vẫn nguyên vẹn, lời đời đời của Đức Chúa Trời không hề thay đổi.

* Nguyện Chúa giúp chúng ta vững bước trong sức mạnh của sự bình an, đừng bao giờ để một áng mây nghi ngờ thoáng qua trên bầu trời thuộc linh xáng lạng của chúng ta.

QUYỂN KINH THÁNH BỊ VỨT BỎ.

Năm 1988, khi các Hội Thánh ở Liên Xô kỷ niệm 1.000 năm Phúc Âm được đến nước Nga, một Mục sư ở Tbilisi, thuộc cộng hòa Georgia, đã thuật lại một kinh nghiệm của ông về quyền năng của Lời Chúa như sau:

Một hôm, Mục sư đang đi trên xe lửa. Chuyến xe hôm ấy ít hành khách, toa Mục sư ngồi chỉ có một hành khách nữa mà thôi. Hai người bắt đầu trò chuyện, nhưng cũng chẳng có đề tài gì đặc biệt cả. Khi nói đến công việc làm ăn, để thỏa mãn sự tò mò của người bạn đồng hành, Mục sư cho biết ông đang chăm sóc một số tín hữu Tin Lành. Thế là hai người xoay qua thảo luận về tôn giáo. Người bạn đồng hành của Mục sư trình bày về chủ nghĩa vô thần của mình và ca tụng cái hay, cái đẹp, cái hợp lý của chủ nghĩa ấy, rồi đả kích tôn giáo cách thậm tệ.

Vị Mục sư kiên nhẫn lắng nghe rồi cũng trình bày quan điểm của mình và giới thiệu Phúc âm của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Ông cũng mở quyển Kinh Thánh ra đọc vài câu nữa.

Nhưng người bạn đồng hành vẫn giữ vững lập trường. Cuộc thảo luận càng lâu càng sôi nổi, có lúc làm cho họ nổi nóng, nhưng không bên nào thuyết phục được người đối thoại của mình.

Thảo luận mỏi miệng rồi hai bên cùng yên lặng, Mục sư ra khỏi chỗ ngồi đi lại một lát, nhưng khi quay về chỗ cũ, Mục sư không thấy quyển Kinh Thánh của mình đâu cả.

Nhìn người bạn đồng hành, thấy ông ta vừa đóng cửa sổ lại. Sau đó Mục sư biết ông ta vừa mở cửa sổ vứt quyển Kinh Thánh của Mục sư ra ngoài. Ông ta còn bảo rằng ông vứt quyển Kinh Thánh đi để khỏi có ai đọc những lời nhảm nhí trong quyển sách đó nữa, kể cả Mục sư. Mục sư chẳng biết làm gì hơn, chỉ im lặng chờ xe lửa đến ga thì xuống.

Vài tháng sau, một người khách lạ thình lình đến nhà Mục sư và yêu cầu Mục sư làm lễ báp-tem.

Mục sư ngạc nhiên hỏi: “Ông thuộc giáo hội nào?”

Người ấy đáp: “Tôi không thuộc giáo hội nào cả. Tôi chỉ đọc Thánh Kinh mà biết được Đức Chúa Trời. Tôi biết Chúa Cứu Thế Giê-xu là Chúa tể vũ trụ và tôi xin chịu báp-tem để làm tín đồ theo Chúa”.

Lúc ấy ở Liên Xô Kinh Thánh rất hiếm, nên Mục sư hỏi tiếp: “Ông tìm được Kinh Thánh ở đâu mà đọc?”

Người khách lạ đáp: “Thật là một điều kỳ lạ. Tôi cũng biết là câu chuyện này khó tin, nhưng xin Mục sư tin tôi đi. Tôi chỉ xin nói sự thật. Tôi là một người thợ nề. Vài tháng trước đây tôi đang xây nhà ở một khu đất gần đường xe lửa. Khi một chiếc xe lửa chạy ngang qua, có một quyển sách từ một cửa sổ bay ra, và rơi xuống dưới đất, cách chỗ tôi một ít. Tôi đến lượm lên và thấy đó là một quyển Kinh Thánh”.

Mục sư hỏi kỹ lại thì thấy đúng ngày giờ và địa điểm mà người bạn đồng hành liệng quyển Kinh Thánh của mình ra cửa sổ.

Mục sư hỏi tiếp: “Ông có đem theo quyển Kinh Thánh đó không?”

Người ấy đáp: “Dạ có!”

Thấy người ấy đưa quyển Kinh Thánh ra, Mục sư biết ngay là quyển Kinh Thánh của mình. Khi biết rõ câu chuyện, người khách lạ xin hoàn trả quyển Kinh Thánh cho Mục sư, nhưng Mục sư đáp: “Không, ông cứ giữ quyền Kinh Thánh vì quyển Kinh Thánh đó đã làm những việc kỳ diệu cho ông. Tôi cầu nguyện cho quyển Kinh Thánh này cũng thực hiện những việc diệu kỳ cho nhiều người khác nữa”.

Sau khi chịu lễ báp-tem để công khai chứng tỏ mình đã ăn năn tiếp nhận Chúa Cứu Thế vào lòng và gia nhập Hội Thánh, người khách lạ về cộng đồng của mình, chia sẻ Kinh Thánh cho người trong làng và họ đều tin nhận Chúa.

Đức Chúa Trời có thể dùng mọi sự để phục vụ ý chỉ tốt đẹp của Ngài. Một quyển Kinh Thánh mà một người vô tín muốn liệng đi cho khuất mắt đã giúp hàng trăm người biết đến Chúa. Thật “Lời Chúa gieo ra chẳng bao giờ về luống công”.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI, CHÚA NHẬT 05.07.2015

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI, CHÚA NHẬT 05.07.2015

in NAM GIỚI on 31 Tháng Bảy, 2015

Chúa nhật 05.07.2015.

1. Đề tài: GIA ĐÌNH TRONG ĐƯỜNG LỐI CHÚA.

2. Kinh Thánh: Sáng 1:27-28; Phục 6:5-9; Êph 6:1-4.

3. Câu gốc: “Ta đã chọn người đặng người khiến dạy các con cùng nội nhà người giữ theo đạo Đức Giê-hô-va, làm các điều công bình và ngay thẳng” (Sáng 18:19a).

4. Đố Kinh Thánh: Gióp 5-8.

5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Chia sẻ.

1. Mời người chia sẻ từ 2 tuần trước.

2. Ghi ra giấy đề tài, phần Kinh Thánh làm nền, câu gốc, phần Kinh Thánh tham khảo và trao cho người chia sẻ để người ấy chia sẻ đúng nhu cầu và chương trình của ban Nam giới. Nếu cần, bạn cho mượn cả phần tài liệu tham khảo.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trong chương trình của Đức Chúa Trời, hôn nhân không có nghĩa chấm dứt tại đó, nhưng viễn ảnh của hôn nhân là gia đình và con cái. Đó là cuộc hôn nhân được Đức Chúa Trời ban phước.

Cho dù có chủ trương “vô gia đình”, nhưng ở bất cứ thời đại nào, gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng, được xem như phần nòng cốt của xã hội loài người. Có thể nói rằng sự suy thịnh của quốc gia, sự an ninh hay xáo trộn trong xã hội, đều bắt nguồn từ gia đình. Hình ảnh gia đình vẫn luôn mang lại ý nghĩ ấm áp trong lòng người. Cả người Á đông và người Tây phương đều có câu tục ngữ “Không đâu bằng chốn gia đình”. Nhưng trong mái gia đình êm ấm ấy cũng có thể xảy ra nhiều thảm kịch bi đát vì cớ sự sai trật nào đó đối với nguyên tắc gia đình mà Đức Chúa Trời đã thiết lập cho loài người.

Như vậy trong sự xây dựng gia đình hạnh phúc và có ý nghĩa, điểm trước nhất người Cơ Đốc cần học biết là đường lối và mục đích của Chúa như thế nào.

I. DẪN GIẢI.

A. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA GIA ĐÌNH.

1. Trong Sáng Thế Ký 1:27-28: Khi thiết lập hôn nhân cho A-đam và Ê-va, Đức Chúa Trời cũng có mạng lịnh cho họ là: “Hãy sanh sản thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất”. Điều nầy có nghĩa, mục đích của hôn nhân và gia đình với sự sanh sản con cái là để phục vụ Đức Chúa Trời trong công việc quản trị muôn vật, làm vinh danh Đấng Tạo Hóa.

2. Sáng Thế Ký 18:19: Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời lựa chọn và kêu gọi với mục đích dạy cả gia đình ông học biết đạo lý Đức Giê-hô-va và sống theo đường lối công nghĩa của Ngài.

3. Phục Truyền 6:5-9: Đức Chúa Trời truyền mạng lịnh cho cha mẹ trong trách nhiệm dạy con cái mình học biết và vâng giữ điều răn, luật pháp Chúa.

4. Giô-suê 4:19-24: Đức Chúa Trời truyền lịnh cho các bậc cha mẹ Y-sơ-ra-ên thuật lại các công việc quyền năng của Ngài đã làm giữa họ, để con cháu họ học biết kính sợ Đức Giê-hô-va và bày tỏ cho dân ngoại biết Ngài là Đấng Vĩ Đại vô cùng.

5. Giô-suê 24:15b: Giô-suê có mục đích rõ rệt cho gia đình ông là phục sự Đức Giê-hô-va.

Qua phần Kinh Thánh trên, chúng ta nhận thấy mục đích của Đức Chúa Trời đối với gia đình là sanh sản con cái, dạy dỗ chúng học biết đường lối Chúa, để trở thành người tôn thờ và phục vụ Chúa, làm vinh danh Ngài trong thế gian. Theo mục đích nầy, gia đình mang ý nghĩa rất đặc biệt, có thể diễn tả trong ba khía cạnh sau:

a. Gia đình là học đường thu hẹp.

Vì gia đình là nơi con cái được giáo huấn để học biết Chúa và lời Ngài, nên có thể nói gia đình là học đường thu hẹp, mà giáo sư là cha và mẹ, là những người được Đức Chúa Trời ủy thác trách nhiệm.

Thật vậy, không có môi trường giáo dục nào bằng chốn gia đình; không có phương pháp giáo dục nào linh động và hữu hiệu cho bằng giáo dục gia đình. Qua những câu chuyện nho nhỏ xảy ra trong đời sống hằng ngày, qua những lời đàm thoại đầy tình thương, qua những nghĩa cử cao đẹp của cha mẹ làm gương sáng, con cái sẽ có một sự tác động sâu xa trong đời sống, đức tin chúng lớn lên trong sự nhận biết Đấng Christ để được chuẩn bị trở thành người sẵn sàng phục vụ Chúa trong tương lai.

Thật kỳ diệu biết bao, xưa nay có những sứ giả phục hưng nổi danh như Wesley, Moody, những anh hùng thuộc linh chinh phục tội nhân mở rộng nước Đức Chúa Trời, là những người xuất thân từ “học đường gia đình”, nơi có cha mẹ yêu mến Chúa trung tín, tận tụy, hết lòng dạy dỗ con cái mình học biết Lời Ngài từ lúc còn bé thơ!

b. Gia đình là Hội Thánh thu hẹp.

Gia đình là nơi thờ phượng rất linh động, nơi có cha mẹ và con cái mỗi ngày cùng ra mắt Chúa, tương giao với Ngài là Đấng làm Chủ tối cao của gia đình và tương giao với nhau trong giờ thờ phượng gia đình.

Xuất 20:8-11: Đức Chúa Trời truyền dạy dân Y-sơ-ra-ên, những bậc cha mẹ trong gia đình, có trách nhiệm nhóm họp con cái trong nhà để thờ phượng Chúa trong ngày nghỉ. Gióp cũng thường nhóm họp con cái mình dâng của lễ cho Đức Chúa Trời, thờ phượng Ngài, để giữ chúng trong sự tin kính Chúa, tránh xa con đường tội lỗi (Gióp 1:1-5).

Ngày nay, Cơ Đốc nhân nên định giờ thờ phượng vào một thì giờ thuận tiện trong ngày, để gia đình cùng thờ phượng Chúa. Đây là thì giờ quý báu giúp con cái gần gũi Chúa, lập mối tương giao thân mật với Ngài, để con cái học biết tình yêu thương của Đức Chúa Trời và sớm mở lòng tiếp nhận Chúa Giêxu làm Cứu Chúa của đời sống.

c. Gia đình là một trung tâm truyền giáo thu hẹp.

Trong mục đích của Đức Chúa Trời, gia đình chẳng những là học đường dạy dỗ con cái học biết Chúa, nhưng còn là chứng nhân cho Chúa giữa thế gian (Giô 4:19-24). Qua nếp sống tin kính Chúa, qua sự yêu thương chăm sóc và vâng phục lẫn nhau, người chung quanh sẽ nhìn biết Chúa và tìm đến sự cứu rỗi của Ngài (Giăng 13:35).

Tóm lại, khi gia đình đạt đến mục đích của Chúa như đã diễn tả ở trên, thì đó là gia đình lý tưởng, gia đình hạnh phúc thật. Muốn vậy, gia đình phải được xây dựng theo đường lối Chúa.

B. NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC.

Căn cứ trên những câu Kinh Thánh liên quan đến gia đình, chúng ta tìm thấy những nguyên tắc quan trọng sau đây:

(1) Đức Chúa Trời là Vị Chủ Tối Cao của gia đình (Sáng 1:27; Mat 19:4-5).

(2) Đức Chúa Giê-xu là đối tượng niềm tin của gia đình (Hêb 12:2).

(3) Đức Thánh Linh là vị Giáo sư tối cao của gia đình (Giăng 16:12-13).

(4) Kinh Thánh là sách học, là kim chỉ nam của gia đình (2Tim 3:14-17; Thi 119:105).

(5) Trách nhiệm cha mẹ trong gia đình là nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ, sửa trị con cái trong đường lối Chúa (Êph 6:4; Châm 22:6).

(6) Con cái có bổn phận hiếu kính cha mẹ mình (Êph 6:1-3).

(7) Gia đình giữ sự kính sợ Chúa, yêu thương, vâng phục và tha thứ lẫn nhau (Êph 4:32; 5:21).

(8) Trọng tâm của mọi sinh hoạt trong gia đình phải là vì vinh hiển Danh Đức Chúa Trời (1Côr 10:31).

Gia đình được xây dựng theo những nguyên tắc trên là gia đình có sự hiện diện của Đức Chúa Trời Ba Ngôi, có cùng niềm tin nơi Chúa, được ràng buộc trong tình yêu thương, trong trách nhiệm của cha mẹ nuôi dạy con cái và bổn phận con cái hiếu kính cha mẹ. Đây là những yếu tố rất cần thiết cho gia đình bền vững và hạnh phúc.

C. GIÁ TRỊ CỦA GIA ĐÌNH TRONG ĐƯỜNG LỐI CHÚA.

1. Định nghĩa gia đình Cơ Đốc.

Nhìn qua mục đích của gia đình và những nguyên tắc xây dựng gia đình, một định nghĩa có thể được diễn tả theo quan điểm của người Cơ Đốc như sau:

“Gia đình là sự nẩy nở của hôn nhân, trong bổn phận, trong trách nhiệm liên đới, để đùm bọc nhau, chăm sóc nhau, giúp đỡ nhau, tạo một môi trường hữu hiệu trong sự học hỏi Lời Chúa, trong sự thờ phượng Chúa và cùng hướng về mục đích chung là làm chứng nhân cho Chúa trong thế gian, làm vinh Danh Ngài”.

Theo định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy có những giá trị rất cao đẹp trong gia đình của người Cơ Đốc, với biểu hiện của đức tinh yêu thương, chăm sóc, tha thứ, tôn trọng lẫn nhau, vâng lời, hiếu kính cha mẹ, và điểm đặc biệt là đào tạo những nhân tài phục vụ Chúa, phục vụ tha nhân, là những công dân tốt trong xã hội. Như Sa-mu-ên, nhà tiên tri lớn của Y-sơ-ra-ên, Ti-mô-thê, Mục sư trẻ tuổi gương mẫu, là những người được nuôi dạy từ trong gia đình tin kính Chúa (1Sam 1:27-28; 3:19-21; 2Tim 1:4-5). Những vị tổng thống Mỹ như Washington, Lincoln đều là những người xuất thân từ gia đình Cơ Đốc. Vì vậy, qua mọi thời đại thăng trầm trong lịch sử nhân loại, gia đình Cơ Đốc luôn đóng vai trò quan trọng là “muối của đất”, là “sự sáng của thế gian” (Mat 5:13-15).

2. Gia đình và Hội Thánh.

Vì gia đình là Hội Thánh thu hẹp, vì gia đình là đơn vị nòng cốt của Hội Thánh, nên giữa gia đình và Hội Thánh có mối tương quan khắng khít với nhau. Mối tương quan hai chiều nầy là yếu tố hữu hiệu cho việc giáo huấn đứa trẻ trong sự tin kính Chúa, nếu gia đình và Hội Thánh có sự cộng tác chặt chẽ với nhau. Biết rằng sự dạy dỗ Lời Chúa cho trẻ thơ là trách nhiệm của cha mẹ, tuy nhiên, về phần chuyên môn cần có sự hỗ trợ của Hội Thánh. Cha mẹ vun trồng hạt giống đạo trong tâm hồn đứa trẻ qua đời sống hằng ngày, Hội Thánh giúp đứa trẻ về tri thức Kinh Thánh và trong quyền năng của Thánh Linh, hạt giống đạo sẽ được nẩy nở, lớn lên và có kết quả. Đứa trẻ trở thành người hữu dụng trong Chúa.

Tóm lược.

(1) Sự dạy dỗ con cái học biết đạo lý Chúa và phục vụ Ngài là mục đích của Chúa cho gia đình.

(2) Sự dạy dỗ con cái nhận biết Chúa là sứ mạng Đức Chúa Trời ủy thác cho cha mẹ trong gia đình.

(3) Gia đình hạnh phúc cần được xây dựng trong đường lối Chúa.

(4) Giá trị đặc biệt của gia đình Cơ Đốc là đào tạo những người sẵn sàng phục vụ tha nhân.

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

1. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. Sáng Thế Ký 1:27-28: Đức Chúa Trời có mạng lịnh gì cho hôn nhân của A-đam và Ê-va? Tại sao?

b. Sáng Thế Ký 18:19: Đức Chúa Trời có mục đích gì cho người làm cha mẹ trong gia đình?

c. Phục Truyền 6:5-9: Đức Chúa Trời có mạng lịnh gì cho người làm cha mẹ trong gia đình?

d. Giô-suê 4:19-24: Tại sao Đức Chúa Trời truyền cho dân Y-sơ-ra-ên dạy con cháu biết các công việc quyền năng của Ngài?

e. Giô-suê 24:15: Giô-suê đã có quyết định gì cho gia đình ông?

2. Qua sự ghi nhận trên xin tìm hiểu:

a. Trong chương trình của Đức Chúa Trời, gia đình được thiết lập nhằm mục đích nào?

b. Theo mục đích ấy, gia đình có ý nghĩa gì?

3. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:

a. Sáng Thế Ký 1:27; Ma-thi-ơ 19:4-5; Hê-bơ-rơ 12:2; Giăng 16:12-13? Ai là Chủ Tối Cao của gia đình? Ai là đối tượng niềm tin của gia đình? Và ai là Vị Giáo Sư Tối Cao của gia đình?

b. 2Ti-mô-thê 3:14-17; Thi Thiên 119:105: Đâu là sách học và kim chỉ nam của gia đình?

c. Ê-phê-sô 6:4: Trách nhiệm và vai trò của người cha và người mẹ trong gia đình là gì?

d. Êph 6:1-3: Con cái có bổn phận gì đối với cha mẹ?

e. Ê-phê-sô 4:32; 5:21: Các thành viên trong gia đình phải đối xử với nhau như thế nào?

4. Qua những điểm trên, chúng ta tìm thấy những nguyên tắc nào của Chúa cho gia đình? Tại sao những nguyên tắc nầy quan trọng?

5. Xin viết vài dòng vắn tắt định nghĩa gia đình Cơ Đốc.

6. Gia đình Cơ Đốc có những giá trị đặc biệt gì? (1Sam 1:27-18; 3:19-21; 2Tim 1:4-5; Châm 22:6).

7. Những giá trị của gia đình Cơ Đốc có ảnh hưởng thế nào đến xã hội loài người? (Mat 5:13-14).

8. Xin tóm lược những điểm quan trọng của bài học:

a. Mục đích và ý nghĩa của gia đình.

b. Những nguyên tắc xây dựng gia đình.

c. Giá trị của gia đình Cơ Đốc.

9. Xin cho biết:

a. Gia đình bạn có được lập vững trên nguyên tắc của Chúa chưa? Nếu chưa, bạn phải làm gì?

b. Là cha, mẹ trong gia đình, bạn có làm gương tốt hướng dẫn con cái trong sự tin kính Chúa chưa? Nếu chưa, bạn phải làm gì?

c. Gia đình bạn có những giá trị tốt lành nào ảnh hưởng đến người xung quanh và làm vinh danh Chúa, xin kể ra.