Tác giả: H'Dên

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 10.03.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 10.03.2024

in NAM GIỚI on 5 Tháng Ba, 2024

Chúa nhật 10.03.2024 (CN Phụ Nữ Tin Lành)

  1. Đề tài: NGƯỜI NỮ TRONG NHÀ CHÚA.
  2. Kinh Thánh: Châm ngôn 31:10-31.
  3. Câu gốc: “Duyên là giả dối, sắc lại hư không; nhưng người nữ nào kính sợ Đức Giê-hô-va sẽ được khen ngợi” (Châm 31:30).
  4. Đố Kinh Thánh: Theo chủ đề.
  5. Thể loại: Thi nấu ăn.

* CHỈ DẪN: Thi nấu ăn.

  1. Mục đích: Tạo điều kiện cho các người nam có cơ hội trổ tài nội trợ, để giúp đỡ những người nữ trong gia đình (mẹ, vợ….) trong việc chăm lo các bữa ăn mỗi ngày.
  2. Ban hướng dẫn chuẩn bị.
  3. Mời người trong ban chấp sự Hội Thánh làm giám khảo.
  4. Thông báo thể lệ thi cho các nhóm. Yêu cầu họ chuẩn bị các vật dụng nấu ăn (bếp củi, nồi, dao, thớt…) và vật dụng ăn uống (tô, chén, dĩa, đũa…) cho nhóm của mình.
  5. Chuẩn bị nhiều phần thức ăn bằng nhau (gạo, thịt, cá, tôm, rau cải, bột nêm, dầu ăn…). Số phần thức ăn tương ứng với số nhóm của ban Nam giới.
  6. Thi nấu ăn.
  7. Một người chia sẻ ngắn (10 phút) về ý nghĩa của phân đoạn Kinh Thánh làm nền và câu gốc.
  8. Trưởng ban thông báo thể lệ cuộc thi.

– Các nhóm tập trung hàng dọc trước ban hướng dẫn và sẽ được phân phát thức ăn giống nhau.

– Sau hiệu lệnh, các nhóm sẽ nấu ăn trong vòng 30 phút (cơm và 2-3 món ăn) và dọn ra trên dĩa hoặc tô.

– Đúng giờ, ban giám khảo sẽ chấm điểm:

     4Tổ chức qui củ: 10 điểm.

     4Sạch sẽ và ngăn nắp: 10 điểm.

     4Tinh thần làm việc hăng say, vui vẻ và đoàn kết: 10 điểm.

     4Thức ăn ngon, mỗi món (cả cơm): 10 điểm.

     4Trình bày thức ăn đẹp: 10 điểm.

  1. Phát thưởng và thông công.

     – Tuyên bố điểm và phát thưởng.

     – Dọn và ăn chung với nhau.

  1. Chỉ dẫn nấu ăn.

Sau đó, những người nấu ăn ngon sẽ lần lượt chỉ dẫn người khác cách nấu ăn, để các ông trở thành những người biết giúp đỡ, chia sẻ việc nội trợ trong gia đình.

* Món Ăn Gợi Ý.

CÁNH GÀ CHIÊN NƯỚC MẮM.

  • Nguyên liệu:

– 400g cánh gà.

– Đường: 2 muỗng.

– Nước mắm: 2 muỗng.

– Tỏi: 2 củ.

  • Cách làm:

– Bước 1: (sơ chế nguyên liệu): Cánh gà rửa nước sạch, sau đó rửa lại với nước muối pha loãng cho hết mùi hôi rồi các bạn đem thấm khô, cho vào lò vi sóng quay ít phút (hoặc có thể luộc qua). Làm như vậy bạn cánh gà khi rán sẽ mau chín, tiết kiệm được thời gian rán. Tỏi băm nhỏ.

– Bước 2: Cho cánh gà vào rán ngập dầu với mức lửa to, đến khi lớp da gà có độ giòn và chuyển màu vàng ruộm thì vớt ra. Lót giấy thấm dầu cho bớt độ béo.

– Bước 3:  Đem phi thơm tỏi với 1 chút dầu ăn. Khi tỏi thơm hạ lửa nhỏ, cho vào chảo đường và nước mắm theo tỉ lệ: 1:1 (cứ 1 thìa nước mắm kèm một thìa đường). Sau khi ước lượng nước mắm và đường vừa đủ, bật lửa to trở lại rồi thả cánh gà vào, cầm cán chảo lắc qua lắc lại cho hỗn hợp tỏi-mắm-đường ngấm đều. Khi thấy món ăn chuyển màu vàng sánh thì tắt bếp, gắp cánh gà ra đĩa trình bày.

Vị mặn thơm của nước mắm, quyện với tỏi băm và bám đều vào miếng cánh gà khiến cho bất cứ ai khi nhìn thấy món ăn này cũng khó có thể cầm lòng.

Chúc các bạn thành công với món cánh gà chiên nước mắm này nhé!

CANH RAU ĐAY NẤU VỚI CUA ĐỒNG.

  • Nguyên liệu:

– 1 mớ rau đay (300 – 500g tùy thành viên trong gia đình).

– 1 mớ rau mồng tơi (300 – 500g tùy thành viên trong gia đình)

– 1kg cua đồng.

– 1 quả mướp.

– Hành tím, ớt, tỏi.

– Gia vị: muối, bột ngọt, 1 muỗng nhỏ mắm tôm.

  • Cách làm:

Cách nấu canh cua rau đay mặc dù đơn giản nhưng phải làm sao để có được bát canh ngon, đậm đà, không ngán khi ăn nhưng vẫn giữ được độ béo ngậy vừa đủ của bát canh, để cả nhà ăn thấy ngon miệng.

– Bước 1: Làm cua.

Cách nấu canh cua rau đay phải chú ý ngay từ bước đầu của việc chọn cua, cua được chọn phải còn sống, không gãy chân, gãy càng. Cua được mua về đem ngâm với nước sạch trong 30 phút để bùn bẩn được ra ngoài. Sau đó mới thực hiện làm cua.

Cua đã được ngâm rửa sạch, bóc yếm và mai cua, lấy phần gạch cua cho vào bát. Tiếp đến ta cho phần thân cua đã được loại bỏ yếm và mai cho vào cối giã nát hoặc có thể xay nhuyễn trong máy xay sinh tố.

Bạn cho vào cua xay nửa thìa muối trắng, một tô nước, dùng tay bóp nhẹ nhàng cua xay, lọc cẩn thận lấy phần nước cua và bỏ đi phần xác cua. Hãy sử dụng dụng cụ lọc thật cẩn thận.

– Bước 2: Sơ chế rau và mướp.

Rau đay, mồng tơi được nhặt sạch cuống, sau đó rửa sạch và ngâm trong chậu nước muối pha loãng. Ngâm rau trong nước muối là cách tốt nhất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau 20 phút ngâm với nước muối, bạn rửa rau lại một lần nữa và thái nhỏ rau.

Cách nấu canh cua rau đay thơm ngon là không thể thiếu một quả mướp, nhưng nếu gia đình bạn không thích ăn mướp thì có thể thay thế bằng quả bầu. Mướp gọt hết vỏ, rửa sạch và thái thành miếng vừa miệng ăn.

– Bước 3: Nấu canh cua.

Bạn cho hết nước cua vào nồi, đun sôi với lửa nhỏ.  Để có được cách nấu canh cua rau đay thơm ngon, bạn nên chú ý cẩn thận ở bước này. Nếu nấu ở lửa to, khi canh sôi mạnh thịt cua có thể trào ra ngoài mất đi dinh dưỡng. Vì vậy, nên để lửa nhỏ, canh cua sôi, thịt cua bắt đầu kết lại thành tảng thì bạn cho mướp, sau 3 phút có thể cho rau đay và rau mồng tơi vào. Cuối cùng là thả phần gạch được lấy trong mai cua cho vào nồi canh.

Cách nấu canh cua rau đay để không bị nồng và rau có được màu xanh mát nhẹ nhàng, là khi nấu bạn không đậy nắp. Sau khi những nguyên liệu cho vào nồi canh sôi, sau 1 phút bạn có thể tắt bếp.

– Bước 4: Phi tỏi, hành cho vào canh.

Một nồi canh cua rau đay ngon không thể thiếu được hương vị thơm của hành tỏi phi vàng. Vì vậy, bạn có thể đập hoặc băm nhuyễn hành tỏi và vài lát ớt, sau đó đặt chảo lên bếp cho dầu nóng và phi vàng hành tỏi. Cuối cùng là cho vào nồi canh cua khi thấy hành, tỏi đã được vàng thơm.

Cách nấu canh cua rau đay không hề khó chút nào, hãy thể hiện tài năng nội trợ của mình trong bữa cơm của gia đình. Ăn canh cua rau đay với món nào là ngon? Với món canh này ngày hè thì bạn có thể ăn kèm với bát cà muối, thịt kho tàu thì ngon hết ý.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 03.03.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 03.03.2024

in Thanh niên on 26 Tháng Hai, 2024

Chúa nhật 3.03.2024.

  1. Đề tài: SINH NHẬT QUÍ 1.
  2. Kinh Thánh: Thi thiên 139.
  3. Câu gốc: “Tôi cảm-tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ-lùng. Công-việc Chúa thật lạ-lùng, lòng tôi biết rõ lắm”. (Thi thiên 139:14).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Sinh nhật.

* CHỈ DẪN: Sinh nhật.

  1. Thông báo danh sách những người có ngày sinh trong quý I (tháng 1,2,3) trước một tuần lễ; bổ sung những tên còn thiếu.
  2. Thư ký trao danh sách cho thủ quỹ mua quà. Quà tặng sinh nhật nên mua nhiều hơn số cần, phòng khi có khách, thân hữu… đến dự và cũng có ngày sinh trong quý đó.
  3. Những người không nhớ ngày sinh, có thể chọn ngày cưới, ngày tin nhận Chúa, ngày chịu báp tem… để làm sinh nhật.
  4. Chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật (nếu có thể), kích thước chiếc bánh tùy theo số người tham dự.
  5. Mời những “người sinh nhật” lên phía trên, số người còn lại hát chúc mừng. Tất cả “người sinh nhật” cùng cầm dao cắt bánh. Mời người cầu nguyện đặc biệt cho họ.
  6. Ban hướng dẫn tặng quà cho những “người sinh nhật”.
  7. Mời một số “người sinh nhật” làm chứng, ca ngợi Chúa, chia sẻ những kinh nghiệm thuộc linh… Khi làm chứng nên trình bày thành thật, đừng thổi phồng.
  8. Chơi trò chơi, đố vui và ăn bánh sinh nhật…

* TRÒ CHƠI DÀNH CHO NGƯỜI CÓ SINH NHẬT.

Y-SÁC CHÚC PHƯỚC

– Cách chơi: Một người được chọn làm Y-sác vào giữa vòng tròn, bịt mắt. Y-sác lần lượt đến từng người rờ đầu, mặt, tay của bất cứ ai và hỏi bất cứ câu gì. Ví dụ: “Ai đây?’”. Người được hỏi phải giả giọng để trả lời khỏi bị Y-sác nhận diện. Ví dụ: “Tôi là Ê-sau”. Y-sác phải đoán tên người này, nếu trúng, người này sẽ vào thay thế làm Y-sác. Người làm Y-sác chỉ được đoán 3 người, nếu sai sẽ bị phạt.

GẬY MÔI-SE.

– Cách chơi: NHD làm Môi-se, cầm gậy đứng giữa vòng tròn, gậy nghiêng bên nào thì tất cả ngã người về bên đó. NHD giơ cao gậy quay trên đầu hướng nào thì tất cả chạy theo hướng đó. (Quay ngược vòng: chạy ngược vòng). Gậy đập xuống đất thì nhảy hai chân tại chỗ, gậy thả xuống đất mọi người nằm. Ai làm sai hoặc quá chậm thì sẽ bị phạt.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 03.03.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 03.03.2024

in PHỤ NỮ on 26 Tháng Hai, 2024

Chúa nhật 03/03/2024.

  1. Đề tài: HÃY VÀO CỬA HẸP.
  2. Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 7:13-14.
  3. Câu gốc: “Còn cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống” (Mat 7:14a BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Truyền giảng.

  1. Vì buổi truyền giảng dành cho người chưa biết Chúa, nên chúng ta phải soạn chương trình như thế nào để thân hữu có thể tham gia mọi tiết mục. Vì thế bạn phải:
  2. Để các tiết mục thường lệ của sự thờ phượng qua tuần kế tiếp như: Câu gốc và bài hát khẩu hiệu, hạt giống tốt (trả câu gốc cũ, học câu gốc mới), đố Kinh Thánh, dâng tiền, đọc bài cầu nguyện chung…
  3. Chương trình phải giản dị, ngắn (tối đa là 75 phút), dễ hiểu và linh động bằng cách thay đổi thể loại trình bày sứ điệp: Chia sẻ, thuyết trình, giải đáp thắc mắc, thảo luận, kịch, xem phim Tin Lành, ca nhạc thánh, sinh hoạt…
  4. Ban hướng dẫn chịu trách nhiệm buổi truyền giảng để huy động mọi ban viên tham gia: Cầu nguyện, mời thân hữu, tiếp tân…
  5. Nên có giờ trà đàm: Ăn bánh, uống nước, thảo luận, làm chứng để tạo tình thân và kêu gọi tin Chúa.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

HÃY VÀO CỬA HẸP.

  1. CỬA HẸP LÀ GÌ?

Cửa hẹp là cửa có bề ngang nhỏ. Khi chúng ta muốn vào thành hay nhà phải đi qua cửa, muốn vào thiên đàng cũng vậy. Chúa Giê-xu ví cửa thiên đàng giống như cửa hẹp. Theo Chúa là vào cửa hẹp, bỏ các vui thú của trần gian. Con người ước ao tìm một tôn giáo nào cũng được, miễn là tự do làm những điều mình muốn, thỏa mãn tư dục, đó là cửa rộng và khoảng khoát. Chúa Giê-xu biết đích đến của mỗi con đường nên khuyên: “Hãy vào cửa hẹp!”

  1. TẠI SAO NÊN VÀO CỬA HẸP?

 “Vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất”. Lẽ tự nhiên, ai cũng muốn vào cửa rộng và đi trên con đường khoảng khoát. Con đường này được tự do sống theo tư dục. Thời gian đầu, thể xác ưa thích. Nhưng tâm linh không có kết quả tốt, chỉ dẫn đến hư mất đời đời.

 “Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống…” Cửa hẹp và đường chật, thật khó đi, nên ít người chịu đi vào cửa hẹp và đường chật. Người chọn đi đường nầy gặp nhiều khó khăn về thể xác, nhưng sự khó khăn nầy chỉ tạm thời. Về phần tâm linh người đó sẽ hưởng được kết quả tốt đẹp nhất là được sự sống đời đời!  

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 03.03.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 03.03.2024

in NAM GIỚI on 26 Tháng Hai, 2024

Chúa nhật 03.03.2024

  1. Đề tài: SINH NHẬT QUÝ I.
  2. Kinh Thánh: Thi Thiên 146.
  3. Câu Gốc: “Con sẽ ca ngợi Đức Giê-hô-va suốt đời, nếu con còn sống bao lâu, con sẽ ca hát cho Đức Chúa Trời của con bấy lâu” (Thi Thiên 146:2 – BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 31-33.
  5. Thể loại: Sinh nhật.

* CHỈ DẪN: Sinh nhật.

  1. Thông báo danh sách những người có ngày sinh trong Quý 1 (tháng 1,2,3) trước một tuần lễ; bổ sung tên những người còn thiếu.
  2. Thư ký trao danh sách cho thủ quỹ mua quà. Quà tặng sinh nhật nên mua nhiều hơn số cần, phòng khi có khách, thân hữu… đến dự và cũng có ngày sinh trong quý đó.
  3. Những người không nhớ ngày sinh, có thể chọn ngày cưới, ngày tin nhận Chúa, ngày chịu báp-têm… để làm sinh nhật.
  4. Chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật (nếu có thể), kích thước chiếc bánh tùy theo số người tham dự.
  5. Mời những người có tên trong danh sách “sinh nhật” lên phía trên, số người còn lại hát chúc mừng. Tất cả cùng cầm dao cắt bánh. Mời người cầu nguyện đặc biệt cho họ.
  6. Ban hướng dẫn tặng quà cho những người có sinh nhật.
  7. Mời một số người có sinh nhật làm chứng, ca ngợi Chúa, chia sẻ những kinh nghiệm thuộc linh để khích lệ các ban viên.
  8. Chơi trò chơi, đố vui và ăn bánh sinh nhật…

* Trò Chơi Dành Cho Người Có Sinh Nhật:

Chuẩn bị một số lời yêu cầu vui, mời những người có sinh nhật lên bốc thăm và thực hiện theo lời yêu cầu đó.

* Trò Chơi Tập Thể:

CHỐNG LẠI ĐIỀU XẤU

J Cách chơi: NHD đứng trước một người nào đó nói điều gì thì người đối diện phải nói điều ngược lại. Ví dụ: NHD nói “Địa ngục” thì người đối diện đáp lại “Thiên đàng”. NHD nói “Biếng nhác” thì người đối diện đáp lại “Siêng năng”. NHD nói “Ghen ghét” thì đối diện đáp lại “Yêu thương”… (Người nào không ứng xử nhanh xem như thua và bị phạt).

HỎI – TRẢ LỜI

K Chuẩn bị:

– Giấy, viết, 2 chiếc nón.

– Chia làm hai nhóm: Nhóm Nam và nhóm Nữ.

J Cách chơi:

Trên miếng giấy các bạn bên Nữ ghi 1 câu hỏi bất kỳ – còn bên Nam tưởng tượng ra 1 câu trả lời bất kỳ. Sau đó gom tất cả vào chiếc nón của nhóm mình – 2 nhóm cử ra 2 người lần lượt lên bốc câu hỏi – câu trả lời đọc lên cho mọi người nghe. Nếu câu hỏi và trả lời có ý nghĩa sẽ được thưởng (lần sau có thể làm ngược lại: Nam hỏi – Nữ trả lời).

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 25.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 25.02.2024

in NAM GIỚI on 19 Tháng Hai, 2024

Chúa nhật 25.02.2024

  1. Đề tài: THỜI ĐIỂM CỦA CHÚA.
  2. Kinh Thánh: Sáng 12:1-20; Xuất 3:6-17; Giô-suê 4:2-7; Mat 25:21,23.
  3. Câu Gốc: “Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; Ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước” (Sáng 12:2).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 28-30.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật ngày 14.01.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đức Chúa Trời muốn đưa bạn dự phần vào các mục đích của Ngài. Ngài vẫn đang hành động trong đời sống bạn từ khi bạn chào đời. Khi Chúa sẵn sàng đưa bạn tiến một bước mới hoặc tiến theo một phương hướng mới trong công việc Ngài, thì thời điểm đó sẽ luôn luôn nằm đúng trình tự với những gì Ngài đã làm rồi trong đời sống bạn. Ngài không đổi hướng đột ngột hay đi đường vòng vô nghĩa. Ngài xây dựng tính cách của bạn cách có trật tự và nhắm vào một mục đích Thiên thượng.

  1. Đáp ứng thời điểm của Chúa.

Hãy để ý đến thời điểm của Đức Chúa Trời.Khi Chúa phán với Áp-ra-ham (Sáng 12:1-20), thì Ngài sắp làm việc gì? Ngài sắp lập lên một dân. Giây phút Áp-ra-ham biết việc Chúa sắp làm, thì đó là lúc ông phải điều chỉnh đời sống mình cho phù hợp với Ngài. Ông phải lập tức làm theo điều Chúa đã phán.

Giây phút Chúa phán với bạn thì đó chính là thời điểm  Chúa muốn bạn đáp ứng với Ngài. Một số người cho rằng, chúng ta có một khoảng thời gian suy nghĩ điều Ngài phán, để thử xác định xem đấy có thực sự là thời điểm của Đức Chúa Trời không. Khi Chúa phán với tôi tớ Ngài, thì Ngài sẵn sàng hành động. Bằng không, Chúa sẽ không phán với bạn. Khi Chúa bước vào trong đời sống bạn, thì thời điểm đáp ứng của bạn là điều hết sức quan trọng, bạn cần phải tin cậy Ngài.

  1. Chúa phát triển tính cách cho xứng hợp với công tác được giao.

Thật sai lầm khi cho rằng chính lúc Chúa kêu gọi bạn thì bạn đã sẵn sàng cho công tác rồi?

Phải mất bao lâu kể từ lúc Chúa phán với Áp-ra-ham rằng Y-sác, đứa con của lời hứa sẽ sinh ra? Hai mươi lăm năm! (Sáng 12:4; 21:5.) Vì sao Đức Chúa Trời chờ đợi hai mươi lăm năm? Vì Ngài cần hai mươi lăm năm để làm nên một người cha phù hợp cho Y-sác. Chúa quan tâm không phải đến Áp-ra-ham, mà quan tâm đến một dân tộc. Chất lượng của tổ phụ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ những thế hệ theo sau. Tổ phụ thể nào, những thế hệ kế tiếp cũng thể ấy. Chúa phải dành thì giờ để gây dựng Áp-ra-ham thành một con người có tính cách. Áp-ra-ham đã bắt đầu điều chỉnh đời sống mình với đường lối của Chúa ngay lập tức. Ông không thể chờ cho đến khi Y-sác ra đời rồi mới cố gắng trở thành người cha mà Chúa muốn.

Phải mất bao lâu sau khi Chúa kêu gọi sứ đồ Phao-lô, thì ông mới thực hiện hành trình truyền giáo đầu tiên? Có lẽ mười hoặc mười một năm. Chúa muốn cứu chuộc thế giới hư mất, và Ngài muốn bắt đầu cứu chuộc người ngoại bang qua Phao-lô. Chúa cần chừng đó thì giờ để chuẩn bị Phao-lô cho công tác ấy.

Nếu Chúa có công tác lớn cho bạn, Ngài phải phát triển một tính cách cao trọng cho xứng hợp với công tác đó, trước khi có thể giao cho bạn.

Có phải vì bạn mà Chúa dành thì giờ chuẩn bị bạn không? Không, không phải chỉ vì riêng một mình bạn, mà còn vì cớ những người mà Ngài muốn đến với họ thông qua bạn. Bấy giờ khi Ngài đưa bạn vào công tác, Ngài sẽ đạt được mọi điều Ngài muốn nơi đời sống những người mà bạn đến với họ.

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG

  1. Nếu Chúa phán với bạn, bạn sẽ đáp ứng ngay đúng thời điểm mà Ngài đã phán hay cần có thời gian để suy nghĩ, phán đoán?
  2. Bạn muốn Chúa giao cho mình loại công tác nào? Lớn hay nhỏ? Nếu đó là một công việc không phù hợp với khả năng và ý muốn của bạn, bạn sẽ làm gì?
  3. Để trở nên một người trung tín với Chúa, bạn có gặp những trở ngại nào không? Xin kể ra những trải nghiệm của bạn.
  4. Có bao giờ bạn đã không trung tín với Chúa chưa? Vì sao?
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 25.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 25.02.2024

in PHỤ NỮ on 19 Tháng Hai, 2024

Chúa nhật 25/02/2024.

  1. Đề tài: MÔI-SE – NGƯỜI LÃNH ĐẠO CỦA DÂN TỘC.
  2. Kinh Thánh: Xuất 3:1-14; 34:28-35.
  3. Câu gốc: “Phải cẩn thận tuân giữ những điều răn, chứng cớ và luật lệ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã truyền cho anh em” (Phục 6:17 BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Châm Ngôn 4-6.
  5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

– Chủ đề: NGƯỜI LÃNH ĐẠO.

– Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ hoặc trong phòng nhóm.

– Thời gian: 1h30’.

  1. CHUẨN BỊ.

– Chia ban Phụ nữ ra thành 3-4 nhóm. Mỗi nhóm cử một trưởng nhóm và một thư ký nhóm.

– Nhóm thảo luận và trả lời đầy đủ các câu hỏi của bài học tại các trạm, dựa theo phần Kinh Thánh làm nền và tài liệu tham khảo.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, viết.

– Xem trước (Xuất 3:1-14; 34:28-35).

Trưởng nhóm điều khiển ban viên giải mật thư và hướng dẫn thảo luận, thư ký nhóm ghi chép lời giải nội dung mật thư, những lời giải đáp.      

  1. THỰC HIỆN.
  2. Thông báo cuộc thi và thể lệ.
  3. Cuộc thi.

– Hàng ngũ trật tự và báo cáo số nhóm viên khi đến mỗi trạm.

– Chấp hành đúng theo yêu cầu tại mỗi trạm.

– Tất cả ban viên tham gia hết mình.

– Thời gian để thực hiện yêu cầu tại mỗi trạm là 15’.

  1. Chấm điểm tại mỗi trạm.

– Hàng ngũ trật tự, báo cáo nghiêm chỉnh …………. 10 điểm.

– Giải mật thư chính xác …………………………………. 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất……………………………………….. 10 điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên) ………….. 10 điểm.

(Thiếu một người trừ 1 điểm).

  1. Diễn tiến trò chơi.

– NHD tóm tắt nội dung (Xuất 3:1-14; 34:28-35) cho ban Phụ nữ cùng nghe.

            – NHD cho các nhóm xuất phát bằng trò chơi “Về đất hứa” để nhận mật thư 1.

            – Cách chơi: Mỗi nhóm cử ra 3 người. Tất cả người chơi của các nhóm lên xếp hàng ngang quay lưng về đích.

NHD đứng ở đích quay lưng về hàng ngang khoảng 10m. Nghe tiếng còi, mọi người quay mặt lại và chạy về đích. Thình lình NHD thổi còi và quay lại, tất cả phải đứng yên, (ai cử động hoặc nhúc nhích sẽ bị loại). NHD lặp lại vài lần để tìm người mắc lỗi. Ai về đích, chạm tay đến NHD trước là thắng cuộc và nhóm có người thắng cuộc sẽ nhận được mật thư trước.

Nhóm nào nhận được mật thư thì tập họp nhóm lại và bắt đầu giải mật thư.

* Mật thư 1: TÌM GẶP CẬU BÉ TRONG RƯƠNG MÂY.

± Cách làm: Viết nội dung mật thư lên trên mảnh giấy có hình chiếc nôi. Sau đó, dùng bút màu trang trí một mặt chiếc nôi. Dùng kéo cắt ra thành nhiều mảnh (nhiều, ít tùy khả năng của ban viên). Bỏ tất cả mảnh giấy cắt vụn vào một bì thư, dán kín lại. Bên ngoài viết dòng chữ để làm chìa khóa. Sau khi nhận mật thư. Các nhóm sẽ đọc kỹ câu chìa khóa và ráp tất cả các mảnh vụn theo hình vẽ để đọc được nội dung mật thư.

± Chìa khóa: Hãy để chúng tôi được sống bên nhau.     

_Trạm 1.

            ± Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và đánh dấu X vào câu trả lời đúng nhất.

  1. Cậu bé trong rương mây là con của:

            p Vợ chồng người Hê-bơ-rơ.

            p Vợ chồng người Ê-díp-tô.

            p Không rõ.

  1. Vì sao cậu bé bị bỏ xuống sông?

            p Sợ nuôi không nổi.

            p Sợ Pha-ra-ôn phát hiện.

p Tất cả đều đúng.

  1. Ai đặt tên Môi-se cho cậu bé?

            p Mẹ cậu bé.

            p Công chúa Pha-ra-ôn.

            p Cha cậu bé.

Mật thư 2: NÊIHC NĂHC IỜƯGN PẶG MÌT

± Chìa khóa: Cá lội ngược dòng.

_Trạm 2.

            ± Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời trên giấy.

  1. Vì sao Môi-se đi chăn chiên?
  2. Môi-se chăn chiên trong đồng vắng bao lâu?
  3. Theo bạn, người hầu việc Chúa phải được chuẩn bị như thế nào?

Mật thư 3: TÌM ĐÂU ĐỂ GẶP ĐƯỢC MỘT NGƯỜI GIỮ CHỨC, LÃNH VIỆC DẠY ĐẠO CHO NGƯỜI DÂN ĐANG SINH SỰ.

            ± Chìa khóa: Ăn một trả hai.

_ Trạm 3.

± Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và đánh dấu X vào câu trả lời đúng nhất.

  1. Đức Chúa Trời giao nhiệm vụ cho Môi-se:

            p Dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập.

            p Đưa dân Y-sơ-ra-ên về đất hứa Ca-na-an.

            p Cả hai đều đúng.

  1. Những công việc Môi-se làm trong hành trình về đất hứa là:

            p Xây cất đền tạm theo mạng lịnh Đức Giê-hô-va.

p Nhận lãnh luật pháp của Đức Chúa Trời và trao cho dân sự.

            p Ghi chép năm sách đầu tiên của Kinh Thánh.

p Tất cả đều đúng.

– NHD phát lệnh: “Các nhóm tập trung về điểm xuất phát”.

  1. Kết thúc.

– NHD cùng ban phụ nữ tóm lược lại nội dung của trò chơi: Những chặng đường các nhóm đã đi qua và cùng khám phá vai trò của người lãnh đạo Môi-se.

– Kêu gọi các ban viên học tinh thần người lãnh đạo để sớm trở thành người lãnh đạo vĩ đại cho nhà Đức Chúa Trời.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. GIỚI THIỆU.

Bốn trăm năm sau khi Gia-cốp di cư xuống Ai-cập, dòng dõi sinh sản thêm nhiều, trở nên một dân tộc hùng mạnh. Vua Ai-cập bắt đầu lo sợ cho nền an ninh, bèn thay đổi chính sách khoan hồng, biến dân Y-sơ-ra-ên trở thành nô lệ, phục dịch người Ai-cập, để dần bị tiêu diệt. Trong tình trạng đau thương, Đức Chúa Trời chuẩn bị một người đặc biệt, đưa Môi-se cứu nguy cho dân sự. Môi-se là con trai của A-ram và Giô-kê-bết, dòng dõi Lê-vi. Đời sống của Môi-se có thể chia làm ba giai đoạn như sau:

  1. Bốn mươi năm trong đền Pha-ra-ôn (Xuất 2:1-10).

Môi-se ra đời khoảng năm 1520 T.C, trong lúc Pha-ra-ôn ra lệnh tàn sát dân Y-sơ-ra-ên bằng cách giết tất cả bé trai sơ sinh của Do Thái. Khi Môi-se sanh, bà Giô-kê-bết đem giấu con trai mình trong ba tháng. Sau đó, bà buộc lòng phải để con trong một giỏ mây, thả trong đám sậy ở mé sông, cho chị đứa trẻ đứng xa trông chừng. Công chúa Pha-ra-ôn đi tắm sông, thấy chiếc nôi bị kẹt trong đám lau sậy, sai người vớt lên. Công chúa thấy một đứa trẻ Do Thái đang khóc, động lòng thương xót, sai người tìm vú nuôi. Nhờ vào sự khôn ngoan của người chị, đứa trẻ được trao cho mẹ nó nuôi nấng, chăm sóc. Đến khi Môi-se khôn lớn, bà Giô-kê-bết dẫn con đến công chúa. Nàng nhận cậu làm con và đặt tên là Môi-se “Ta đã vớt nó khỏi nước”. Môi-se ở trong cung vua, được mang danh là hoàng tử của công chúa Pha-ra-ôn.

  1. Bốn mươi năm trong đồng vắng Ma-đi-an (Xuất 2:11-25).

Mặc dầu được làm con công chúa với tương lai rạng rỡ, nhưng Môi-se không quên mình là người Do Thái và đất hứa Ca-na-an. Năm bốn mươi tuổi, Môi-se quyết định từ bỏ địa vị cao sang của mình, đến cùng dân sự đang bị áp bức dưới tay tàn ác của Pha-ra-ôn. Một ngày kia, chứng kiến cảnh một người Ai-cập hà hiếp người Do Thái, Môi-se ra tay bênh vực và đánh chết người Ai-cập. Môi-se sợ vua truy nã, chạy trốn ẩn mình trong đồng vắng Ma-đi-an. Tại đây, Môi-se được Giê-trô, thầy tế lễ Ma-đi-an đón tiếp vào gia đình, và gả con gái Sê-phô-ra làm vợ. Môi-se sống tại đây đến năm tám mươi tuổi.

  1. Bốn mươi năm với dân Y-sơ-ra-ên trong cuộc hành trình về đất hứa (Xuất 3-14; 34, 40; Phục 34).

Môi-se dẫn bầy chiên qua đồng vắng. Khi đến núi Hô-rếp, Môi-se ngạc nhiên thấy bụi gai cháy mà không hề tàn, bèn lại xem. Thình lình ở giữa bụi gai có tiếng Đức Chúa Trời phán gọi Môi-se, bày tỏ cho Môi-se biết Ngài là Đấng Tự Hữu, Hằng Hữu, sai Môi-se dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập. Môi-se từ chối vì mình không có tài ăn nói. Đức Chúa Trời sai A-rôn, người có tài ăn nói giỏi giúp đỡ Môi-se.

Môi-se trở về Ai-cập, cùng với A-rôn đến gặp Pha-ra-ôn. Hai người nói rằng: Đức Chúa Trời phán, hãy buông tha dân Ngài để họ đi thờ phượng Đức Giê-hô-va. Nhưng Pha-ra-ôn nhiều lần không vâng lệnh Đức Chúa Trời, lại gia thêm sự cực khổ trên dân Y-sơ-ra-ên, nên Đức Chúa Trời dùng Môi-se và A-rôn giáng xuống mười tai họa khủng khiếp, phạt nhà Pha-ra-ôn. Cuối cùng, Pha-ra-ôn buộc lòng để cho dân sự đi. Môi-se dẫn đoàn dân khoảng chừng hai triệu người, cùng với súc vật, từ Gô-sen hướng về Biển Đỏ. Bấy giờ Pha-ra-ôn đổi ý, sai quân đuổi theo bắt dân Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời truyền cho Môi-se giơ gậy trên biển, tức thì nước biển rẽ đôi làm thành con đường khô ráo cho dân sự đi qua cách bình an. Khi tất cả lên khỏi biển, Đức Chúa Trời phán bảo Môi-se đưa gậy trở lại trên biển, nước bèn lấp trở lại, chôn vùi đạo quân Pha-ra-ôn đang đuổi theo dân sự. Như vậy bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, dân Y-sơ-ra-ên được cứu khỏi ách nô lệ của Pha-ra-ôn.    

Từ Biển Đỏ, Môi-se vâng theo Đức Chúa Trời dẫn dắt dân sự tiến về Ca-na-an. Trong hành trình, Môi-se gánh lấy trách nhiệm vô cùng lớn lao và khó khăn về nhu cầu và an ninh của đoàn người. Thế mà dân sự nhiều lần lằm bằm, dấy nghịch nên Ngài không cho họ vào đất hứa mãi đến bốn mươi năm sau. Môi-se làm ba công việc quan trọng:

   (1) Xây cất Đền Tạm theo mạng lịnh Đức Chúa Trời, lập chức thầy tế lễ trong Đền Tạm, dạy dân sự cách thờ phượng Đức Chúa Trời (Xuất 25-40).

   (2) Nhận luật pháp của Đức Chúa Trời.

   (3) Viết năm sách thường gọi là Ngũ Kinh Môi-se.

Cuối cùng Môi-se đưa họ đến đồng bằng Mô-áp, biên giới Ca-na-an.

Tại đây Môi-se trao trách nhiệm cho Giô-suê, để dẫn dân sự vào đất hứa. Môi-se sống được 120 tuổi.

  1. SUY GẪM.
  2. Môi-se với sứ mạng Chúa gọi.

Người lãnh đạo dân sự. Môi-se được Đức Chúa Trời giao phó hai công tác lớn là:

(1) Dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập. Vấn đề khó khăn nhất là chinh phục Pha-ra-ôn. Cuối cùng, Pha-ra-ôn phải buông tha dân sự (Xuất 3-12).

(2) Đưa dân Y-sơ-ra-ên về Ca-na-an: Môi-se đã gánh trách nhiệm nặng nề gần hai triệu người, phải chịu sự dấy nghịch, lằm bằm oán trách. Cuối cùng, ông đưa dân sự đến biên giới của đất hứa (Phục 31-34).

  1. Người tiên tri của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời dùng miệng Môi-se phán bảo dân sự, và dùng tay Môi-se thể hiện quyền năng của Ngài. Công việc lớn nhất của Môi-se là nhận luật pháp của Đức Chúa Trời và trao lại cho dân Y-sơ-ra-ên. Môi-se khuyên bảo, căn dặn dân sự hãy cẩn thận vâng giữ điều răn của Đức Chúa Trời, đó là một giao ước của sự phước hạnh nếu vâng giữ và tuân hành.

Môi-se được Đức Chúa Trời sai đến đúng lúc, lãnh đạo khôn ngoan, sáng suốt, dẫn đưa họ trong suốt hành trình,  can đảm ra mắt Pha-ra-ôn; khiêm nhu, nhẫn nhục trước sự lằm bằm của dân sự; thẳng thắn sửa phạt khi họ phạm điều răn, thờ tượng bò vàng (Xuất 32); yêu thương; cầu thay cho dân sự khi Đức Chúa Trời toan giáng cơn thạnh nộ hủy diệt họ (Xuất 32:32; Dân 12:3).

III. ỨNG DỤNG CHO ĐỜI SỐNG.

             Sứ mạng của Môi-se có hai trách nhiệm quan trọng:

(1) Dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập. Đưa người từ tối tăm đến sáng láng.

(2). Mối quan tâm lớn nhất của Môi-se là khuyên bảo, căn dặn dân sự cẩn thận vâng giữ điều răn Đức Chúa Trời.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 25.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 25.02.2024

in Thanh niên on 19 Tháng Hai, 2024

Chúa nhật 25.02.2024

  1. Đề tài: TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐƯỢC PHƯỚC.
  2. Kinh Thánh: Thi Thiên 32.
  3. Câu gốc: “Phước thay cho người nào được tha sự vi phạm mình, được khỏa lấp tội lỗi mình!” (Thi Thiên 32:1).
  4. Đố Kinh Thánh: Nê-hê-mi 1-4.
  5. Thể loại: Kịch 5’.

 * CHỈ DẪN: Kịch.

  1. Mời vài người trong ban chấp sự của Hội Thánh nhóm chung với ban Thanh niên và làm giám khảo.
  2. Cách thực hiện chương trình.

* Cách 1: Từ nhiều tuần trước, mỗi nhóm của ban Thanh niên họp lại để soạn và tập một vở kịch ngắn với đề tài về “Trở thành người được phước”. Tùy theo số nhóm mà định thời gian của vở kịch, nhưng không được quá 5 phút.

* Cách 2: Trước giờ nhóm, ban hướng dẫn chia ban Thanh niên ra làm 3 nhóm và cho ngồi riêng ra từng nhóm. Đến tiết mục kịch 5 phút, ban hướng dẫn giao cho mỗi nhóm một câu chuyện ngắn với đề tài trên. Trong 20 phút, các nhóm phải biến câu chuyện thành vở kịch, phân vai và tập kịch.

    – Các nhóm lần lượt diễn kịch.

– Cách chấm điểm.

+ Thời gian: Đúng giờ (5’) 10 điểm. Mỗi phút dư bị trừ một điểm.

+ Tinh thần: Tất cả nhóm viên đều tham gia vào vở kịch: 10 điểm. Thiếu một người trừ 1 điểm.

+ Diễn xuất: 10 điểm.

+ Nội dung: 10 điểm (nếu là vở kịch tự chọn).

– Phát thưởng.

* NHỮNG CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

TÔI MUỐN CÓ MỘT ĐẠO NHƯ VẬY.

Có một người lính bị thương lúc giao tranh. Một vị tuyên úy bò đến tiếp cứu và sau đó ông ngồi bên giường người bị thương để chăm sóc cho anh. Trong cơn nắng nóng, ông nhường cho người này bình nước. Đêm đến, khi sương lạnh rơi xuống, ông đắp áo khoác cho người bị thương, thấy chưa đủ ấm, ông phủ thêm những áo còn lại của mình trên người ấy.

Cuối cùng người bị thương ngước mắt nhìn ông nói:

– “Ông là Cơ đốc nhân phải không?”

– “Phải! Người bạn trả lời”.

Người bị thương nói:

– “Như vậy, nếu Cơ đốc giáo có thể khiến một người giúp đỡ người khác như những điều ông đã làm cho tôi, thì hãy nói cho tôi về đạo ấy. Tôi muốn có một đạo như vậy”.

TƯỚNG CƯỚP TRỞ THÀNH GIÁM MỤC.

Clément ở Alexandrie kể lại câu chuyện về sứ đồ Giăng như sau: Một hôm, Giăng đi thăm một Hội Thánh kia, có một thanh niên đẹp trai đi đến. Giăng chỉ người trai trẻ và nói cùng vị giám mục nhà thờ: “Tôi ký thác thanh niên này cho ông và Hội Thánh Chúa Cứu Thế Giê-xu làm nhân chứng cho sự ký thác này”. Vị giám mục chấp nhận lời gởi gắm và hứa là sẽ cố gắng làm cho trọn.

Vị giám mục này đem chàng thanh niên về nhà chăm sóc, dạy dỗ và cuối cùng làm phép báp-tem cho anh ta. Nhưng vị giám mục đã để cho chàng thanh niên tự do quá sớm, anh ta đi theo đám thanh niên hư hoại và trở thành tên trộm cướp. Chàng thanh niên này quen lối sống xấu xa, anh ta lập một băng cướp và trở thành tên đầu đảng “khát máu, độc ác và bạo động” nhất.

Một ngày kia, khi Giăng trở lại thăm Hội Thánh mà ông đã gặp chàng thanh niên, ông nói với vị giám mục:

– “Bây giờ giám mục hãy trả lời điều mà tôi và Chúa Cứu Thế đã gởi cho giám mục với sự chứng kiến của Hội Thánh do ông quản nhiệm”.

Vị giám mục tỏ vẻ ngạc nhiên tưởng là Giăng nói về số tiền nào đó mà ông đã để lại. Nhưng Giăng nói:

– “Tôi muốn nói về anh chàng thanh niên và linh hồn anh ta. Tôi muốn giám mục trả lại cho tôi”.

Vị giám mục tỏ vẻ buồn rầu và trả lời:

– “Chàng thanh niên đó đã chết rồi”.

Giăng hỏi tiếp:

– “Anh ta chết bằng cách nào?”

Vị giám mục trả lời:

– “Anh ta chết đối với Chúa”.

Và vị giám mục tiếp tục cho biết thế nào chàng thanh niên sa ngã và trở nên đầu băng cướp. Giăng xé áo mình và bảo người ta tìm cho ông một người hướng dẫn và một con ngựa để ông đi tìm chàng thanh niên. Khi ông vừa đến ổ cướp, bọn cướp bắt ông. Ông không trốn mà còn nói:

– “Vì lý do đặc biệt nên ta đến đây. Hãy cho ta gặp tên đầu đảng của các anh!”

Dù chàng thanh niên võ trang đầy đủ, nhưng khi thấy Giăng, anh ta quá hổ thẹn và chạy trốn mất. Mặc dù tuổi già nhưng Giăng chạy đuổi theo, vừa chạy vừa kêu la:

– “Sao con chạy trốn khỏi ta, người cha của con, một lão già nghèo thiếu, không vũ khí? Hãy thương ta và đừng sợ. Con vẫn còn hy vọng. Ta sẽ thay thế con mà trả lời cho Chúa Cứu Thế, và nếu cần ta sẽ chịu án tử hình thế cho con, như Chúa đã chết cho chúng ta. Ta sẽ dùng đời sống để trả giá cho con. Hãy đứng lại và tin đi. Chính Chúa Cứu Thế đã sai ta đến đây với con”.

Nghe lời Giăng nói, chàng trai trẻ liền vứt bỏ vũ khí, quỳ xuống run rẩy, nước mắt chảy tuôn tràn. Với lòng thống hối, anh ta ăn năn, và Giăng xác nhận là ông đã tìm được sự tha thứ từ Chúa cho anh. Ông cầu nguyện với chàng trai trẻ này và đem anh ta về nhà thờ. Ông luôn luôn chăm sóc người thanh niên này và cuối cùng chàng trở thành một giám mục của Hội Thánh.

ĐƯỢC CHÚA CỨU SỐNG NHỜ MỘT BÀI THÁNH CA.

Ngày xưa, khi cuộc cách mạng Mỹ còn đang tiếp diễn, trải qua mấy đêm liên tiếp, cứ người lính nào đứng gác tại địa điểm kia đều bị bắn chết cả. Sau khi có năm, sáu người chết như vậy, thì đến phiên một người tín đồ gác đêm tại đó. Vừa gác, anh ta vừa nghĩ: “Ta cứ hát ca ngợi Chúa, chắc Ngài sẽ bảo vệ ta bình yên”. Anh khởi sự hát Thánh ca số 252:

“Giê-xu Đấng hằng yêu thương tôi, tôi mong đến nghiêng trên ngực Ngài. Lúc sóng bủa ầm bên chân tôi, trong khi bão tố đang vang dội. Xin che tôi, xin giấu kín luôn, cho qua cơn mưa ác gió ôn…”.

Khi anh hát tới câu: “Chỗ hiểm yếu dầu tôi nan kham, xin thương lấy cánh phủ che dùm”, thì anh cảm thấy lòng mình bình an vô cùng.

Nhiều năm sau, khi người lính đã lớn tuổi, đứng hát một mình ở một nhà thờ nọ, thì có một người đến hỏi ông rằng:

– “Có phải năm ấy, đêm ấy ông đã được giao canh gác tại một địa điểm ở chiến trường mà trước đó đã có nhiều người chết và ông đã hát bài Thánh ca này không?”

Ông trả lời: – “Phải, chính tôi!”

Người ấy nói: – “Mấy người canh trước ông tôi đã bắn chết cả. Khi ông khởi sự hát, tôi giơ súng lên nhắm ông mà bắn, nhưng khi tôi nghe ông hát: “Chỗ hiểm yếu dầu tôi nan kham, xin thương lấy cánh phủ che dùm” thì tôi chẳng có thể làm hại ông được nữa. Thế là tôi buông súng xuống. Từ đó tôi đã tiếp nhận Chúa và nhờ vậy hôm nay tôi gặp được ông và biết thật Chúa Cứu Thế là Đấng yêu thương chúng ta”.

Hai người ôm nhau khóc nức nở vì vui mừng trong ơn chăn dắt yêu thương của Chúa Cứu Thế Giê-xu.

THUYẾT PHỤC CHỒNG BẰNG NẾP SỐNG.

Trong gia đình kia, người vợ rất đảm đang, tháo vát, vất vả buôn bán, còn ông ở nhà chăn nuôi súc vật và chăm sóc con cái. Nếu có sự xung đột về ý kiến, người ta thường nghe bà lớn tiếng hơn ông.

Ngày nọ, bà được ban chứng đạo hướng dẫn đến nhà thờ tin Chúa. Về nhà bà thuật lại cho ông nghe, ông liền nổi giận quát tháo và đánh bà. Bà im lặng vào phòng cầu nguyện. Từ đó mỗi lần ra chợ mua bán trở về, ông không để phần ăn cho bà, bà phải tự lo lấy. Chúa nhật bà đi nhà thờ về, ông dọn bữa ăn, song trên mỗi chén cơm, ông cắm một cây nhang. Khi mọi người ăn xong, bà dọn mâm khác để ăn. Sau ba tháng, ông suy đi nghĩ lại và cảm thấy thương bà. Ông đi nhà thờ với bà và tin Chúa, các con trong nhà cũng vậy.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 18.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 18.02.2024

in Thanh niên on 12 Tháng Hai, 2024

Chúa nhật 18.02.2024.

  1. Đề tài: VÂNG PHỤC MỆNH LỆNH.
  2. Kinh Thánh: Sáng thế Ký 22:1-19.
  3. Câu gốc: “Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến nó, vì bây giờ Ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi” (Sáng thế Ký 22:12).
  4. Đố Kinh Thánh: E-xơ-ra 6-10.
  5. Thể loại: Hướng dẫn học Kinh Thánh.

* CHỈ DẪN: Hướng dẫn học Kinh Thánh.

  1. Mời người hướng dẫn Học Kinh Thánh.
  2. Người hướng dẫn dựa trên phần Kinh Thánh làm nền và tài liệu tham khảo để soạn một số câu hỏi học Kinh Thánh theo một phương pháp nào đó.
  3. Đến giờ học, người hướng dẫn sẽ đưa ra nhiều câu hỏi để ban viên phát hiện sự kiện, giải thích và giúp họ áp dụng sự dạy dỗ vào đời sống thực tế.
  4. Người hướng dẫn nên dùng phương pháp vấn đáp (người hướng dẫn hỏi, người học đáp) hoặc phương pháp thảo luận (mọi người có thể đưa ra câu hỏi và trả lời, người hướng dẫn giữ phần đúc kết).
  5. Xin soạn 2-3 cụm câu hỏi, mỗi cụm có 3 câu: Sự kiện, ý nghĩa và áp dụng.

* Câu hỏi học Kinh Thánh.

(1.1) Đức Chúa Trời thử đức tin của Áp-ra-ham bằng cách nào và Áp-ra-ham đáp ứng ra sao? (Sáng thế Ký 22:1-10).

(1.2) Vì sao Đức Chúa Trời đòi Áp-ra-ham dâng Y-sác làm của lễ thiêu? Việc làm nầy khó khăn thế nào cho Áp-ra-ham?

(1.3) Học hỏi đời sống Áp-ra-ham, bạn sẽ làm gì khi đối diện với những vấn đề khó khăn?

(2.1) Khi nhìn thấy tấm lòng tận hiến của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời đã cung ứng điều gì?

(2.2) Việc Đức Chúa Trời sửa soạn một con chiên làm của lễ thay cho Y-sác là bóng của hình nào trong Tân ước?

(2.3) Cho biết niềm vui của Áp-ra-ham qua sự cung ứng của Đức Chúa Trời? Còn niềm vui của bạn thế nào khi được Chúa cung ứng mọi nhu cầu?

(3.1) Sau cuộc thử nghiệm trên, Áp-ra-ham nhận được phước hạnh gì từ Chúa?

(3.2) Vì sao con cái Chúa thường gặp thử thách? Chúa cho phép điều đó xảy ra nhằm mục đích gì?

(3.3) Xin cho biết trải nghiệm của bạn trong thử thách? 

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Việc dâng Y-sác làm con sinh tế không phải là thử thách đầu tiên của Áp-ra-ham. Việc ông bằng lòng lìa bỏ quê hương và gia đình (Sáng thế Ký 12:1), chia lìa những người mình thương yêu để đi theo tiếng gọi của Chúa là thử thách lớn thứ nhất (Sáng thế Ký 13:5-18). Thử thách thứ hai là ông từ bỏ chương trình của mình về người kế tự là Ích-ma-ên (Sáng thế Ký 17:18) và đây là thử thách thứ ba cho thấy đức tin và sự vâng phục của Áp-ra-ham thật là mạnh mẽ.

  1. CUỘC THỬ NGHIỆM ĐẦY ĐAU THƯƠNG (Sáng thế Ký 22:1-2).

Câu gốc hôm nay cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời ghi nhận mức độ hi sinh của Áp-ra-ham thật là cao cả. Lý do chính đáng của sự ghi nhận đó là Áp-ra-ham đã “không tiếc con một”. Tiếc là bản chất cố hữu của con người. Nhiều khi chúng ta tiếc một vật gì đó trước khi bỏ nó đi. Ở đây vì sự kính sợ Chúa, Áp-ra-ham đã hi sinh Y-sác, đứa con cầu tự. Y-sác đối với Áp-ra-ham là tất cả niềm vui, hy vọng sống. Giết chết Y-sác là một hành động hy sinh tuyệt đối, ít người làm được. Hành động cao cả của Áp-ra-ham được ví sánh với việc Đức Chúa Trời đã ban Con Một của Ngài (Rô-ma 8:32) Y-sác đã chấp nhận hy sinh đã được ví sánh với tâm tình Chúa Cứu Thế (Phi-líp 2:5-8). Ông Áp-ra-ham và núi Mô-ri-a đã trở thành những đề tài giảng luận đầy lý thú của các tôi tớ Chúa. Gương hy sinh và lòng vâng phục của Áp-ra-ham phải được nhắc nhở luôn trong Hội Thánh Đức Chúa Trời trong mọi thời đại.

  1. MỘT DỰ TÍNH RÕ RÀNG (Sáng thế Ký 22:4-10).

Việc Áp-ra-ham dâng Y-sác có phải là một quyết định khôn ngoan không? Không có việc con sinh tế thế mạng Y-sác thì mọi chuyện sẽ ra sao? Chắc chắn rằng Áp-ra-ham đã nghĩ là Y-sác phải hy sinh. Vấn đề đặt ra không phải là Y-sác sống hoặc chết mà ở chỗ nếu Y-sác chết, Đức Chúa Trời làm sao thực hiện lời hứa của mình với Áp-ra-ham? Thứ hai, Áp-ra-ham sẽ trả lời với Sa-ra thế nào về cái chết của Y-sác? Đây là điểm chính. Áp-ra-ham tin lời hứa của Đức Chúa Trời, điều đó không ai chối cãi được. Áp-ra-ham cũng tin là thế nào Y-sác rồi cũng phải hy sinh. Như vậy rồi sao? Tạ ơn Chúa, trước giả thơ Hê-bơ-rơ đã giải tỏa mọi nan đề. Áp-ra-ham phải hy sinh (vì ông đã quyết định làm điều đó cùng một lúc, Áp-ra-ham cũng tin là Y-sác không thể chết được). Đúng! Áp-ra-ham đã tin là “Đức Chúa Trời cũng có quyền khiến kẻ chết sống lại” (Hê-bơ-rơ 11:19). Như vậy, Áp-ra-ham vâng phục mệnh lệnh Đức Chúa Trời, chấp nhận sự thử thách cực độ. Nhưng trong niềm tin, ông không phải là kẻ mù quáng. Ông tin tưởng mãnh liệt rằng Đức Chúa Trời chắc chắn giữ được lời hứa dù Y-sác có hy sinh hay không!

III. MỘT CUNG ỨNG ĐẦY VUI MỪNG (Sáng thế Ký 22:11-14).

Thì ra, đây chỉ là một cuộc thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm sau cùng nhưng là cuộc thí nghiệm cực độ về niềm tin. Còn vui mừng nào hơn cho Áp-ra-ham. Ông không những không mất con mà còn được Đức Chúa Trời nhiệt liệt khen ngợi “Bấy giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời bởi cớ không tiếc với Ta…” (Sáng thế Ký 21:12). Sự kính sợ được chứng minh bằng sự không tiếc. Nói đến hai chữ “không tiếc” lòng tôi quặn đau khi nghĩ đến sự dâng hiến của một số người không thực sự dâng hiến hết lòng, cách “không tiếc” như Chúa đã dùng để nói cho Áp-ra-ham. Ngay sau khi Chúa nhận diện được lòng của Áp-ra-ham đối với Ngài, Ngài đã dành một con chiên sinh tế chết thế cho Y-sác. Đây chính là niềm vui mừng đầy tràn cho Áp-ra-ham và là hình ảnh cho chúng ta ngày nay. Đức Chúa Trời đã dành, sửa soạn một Con Sinh Tế cho tất cả những ai tin vào Ngài.

  1. MỘT PHẦN THƯỞNG VINH QUANG (Sáng thế Ký 22:15-18).

Giao ước đã được Đức Chúa Trời lập lại một lần nữa với những đảm bảo chắc chắn về phần thưởng lớn lao sau khi đức tin và lòng vâng phục của Áp-ra-ham được kiểm chứng rõ ràng.

Sau những thử thách, thường thì phước hạnh dư dật từ Chúa sẽ đổ đầy dẫy trên cuộc đời của chúng ta. Đời sống của Áp-ra-ham, của Giô-sép, và Gióp là những minh chứng hùng hồn nhất cho niềm tin của con dân Chúa. Điều mà chúng ta cần tự hỏi chính mình, ấy là thái độ, tấm lòng, niềm tin của chúng ta như thế nào khi thử thách ập đến. Bất cứ một thử thách hay thách thức nào đến cho chúng ta đều có mục đích tốt lành cho kẻ yêu mến Chúa và phần thưởng vinh quang của Chúa đổ đầy trên cuộc đời chúng ta. Hãy nghe lời của thánh Phao-lô, Gia-cơ và Phi-e-rơ nói: “Mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:28). “Hãy coi mọi sự thử thách trăm bề như là điều vui mừng trọn vẹn…” (Gia-cơ 11:3). “Hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường; …vì sự vinh hiển và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đậu trên anh em” (1Phi-e-rơ 4:12,14b). Tóm lại “Hãy vững lòng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa một cách dư dật hơn vì công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu” (1Cô-rinh-tô 15:58). Hãy sống đặt niềm tin trọn vẹn như Áp-ra-ham thì anh em hẳn sẽ được phước lớn từ nơi Chúa.

* Bài học áp dụng.

  1. Việc Đức Chúa Trời đòi hỏi Áp-ra-ham dâng Y-sác làm của lễ thiêu cũng là một thách thức trong đời sống đức tin và hầu việc Chúa của chúng ta. Chúng ta sẽ làm gì khi đối diện với những vấn đề khó khăn? Xin Chúa giúp mỗi chúng ta nhìn lại chính đời sống mình để có một đức tin mạnh mẽ, sẵn sàng vâng phục như Áp-ra-ham (Sáng thế Ký 22:1-2).
  2. Học hỏi sự hy sinh vâng phục của Áp-ra-ham giúp chúng ta mạnh mẽ trong sự hiến dâng. Hãy dâng cho Chúa những điều chúng ta cho là quí báu nhất (Sáng thế Ký 22:4-10).
  3. Học hỏi sự cung ứng của lễ thiêu bằng con chiên đực khiến chúng ta thêm sự vui mừng vì biết rằng Đức Chúa Trời chúng ta là Đấng luôn nhớ đến nhu cầu của con cái Ngài và ban cho chúng ta kịp lúc và đúng chỗ (Sáng thế Ký 22:11-14).
  4. Học hỏi nơi gương hi sinh của Áp-ra-ham khiến lòng chúng ta vô cùng khâm phục. Ông được thế hệ sau này coi như tổ phụ của đức tin quả là xứng đáng. Ước mong mỗi chúng ta cố gắng học hỏi để đời sống chúng ta thêm phần phước hạnh.
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 18.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 18.02.2024

in PHỤ NỮ on 12 Tháng Hai, 2024

Chúa nhật 18/02/2024.

  1. Đề tài: GIÔ-SÉP – NGƯỜI EM CỨU SỐNG GIA ĐÌNH.
  2. Kinh Thánh: Sáng 37:1-4; 41:37-48; 45:1-15; Công 7:9-14.
  3. Câu gốc: “Bởi điều nầy, chúng ta biết được tình yêu thương: Ấy là Ngài đã hy sinh mạng sống vì chúng ta. Vậy chúng ta phải hi sinh mạng sống vì anh em mình” (1Giăng 3:16 BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Châm Ngôn 1-3.
  5. Thể loại: Phỏng vấn.

* CHỈ DẪN: Phỏng vấn.

  1. Chọn một người đóng vai Giô-sép và một người làm phóng viên.
  2. Dựa trên tài liệu tham khảo và phần Kinh Thánh làm nền để soạn ra nhiều câu hỏi và câu trả lời cho các diễn viên học thuộc. Các câu hỏi và câu trả lời cần phải ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, đồng thời phải gây hứng thú cho người nghe để họ dễ nhớ nội dung của buổi học Kinh Thánh.
  3. Mời trước một người đúc kết buổi phỏng vấn và nêu lên những điều học hỏi được từ câu chuyện. Cầu nguyện kết thúc (có thể mời nhân vật được phỏng vấn cầu nguyện).

* GỢI Ý PHỎNG VẤN.

Sau khi người hướng dẫn giới thiệu thể loại chương trình thờ phượng, phóng viên từ dưới đi lên và Giô-sép từ ngoài bước vào phòng nhóm.

– PV: Dạ, xin kính chào cụ Giô-sép!

– Giô-sép: Chào các cháu!

– PV: Chúng cháu rất vui vì được cụ đến thăm hôm nay. Thay cho các chị em trong Hội Thánh, cháu xin có lời chào mừng và hoan nghênh cụ. Nhân buổi gặp gỡ nầy, cụ có thể giúp chúng cháu tìm hiểu về cuộc đời và những giấc mơ của cụ được không thưa cụ?

– Giô-sép: Được, các cháu cứ hỏi!

– PV: Trước tiên, xin cụ cho chúng cháu biết về quê hương và gia cảnh của cụ?

– Giô-sép: Ta là con trai thứ mười một trong gia đình, và là đứa con được chịu chuộng của người vợ mà cha ta hết mực yêu thương. Ta sinh ra và lớn lên ở Cha-ran, sau đó cha ta đưa cả gia đình về Ca-na-an, vùng đất Đức Chúa Trời hứa ban cho Áp-ra-ham, ông nội ta. Nhưng rồi ta bị đưa qua Ai-cập và cuối cùng ta lại đưa cả gia đình sang sinh sống tại đó.

– PV: Gia đình cụ thật là đông người thế mà hay di cư từ nơi nầy sang nơi khác. Cháu không hiểu vì sao cụ và gia đình rời Ca-na-an thân yêu đến Ai-cập là vùng đất hoàn toàn xa lạ?

– Giô-sép: Vì là đứa con được cha yêu thương hơn các anh. Cha ta cho ta một chiếc áo choàng nhiều màu xinh đẹp. Hơn nữa, ta biết vâng lời cha và không hiệp với các anh trong những chuyện xấu họ làm. Vì thế, các anh sinh lòng ghen ghét ta.

– PV: Vậy sao cụ không biện minh với các anh?

– Giô-sép: Một đêm kia, ta thấy một giấc mơ. Ta thuật lại cách tự nhiên về các bó lúa, mặt trời, mặt trăng, cùng mười một ngôi sao đều quì lạy trước mặt ta. Từ đó, các anh gắn cho ta cái tên “Thằng nằm mộng!”

– PV: Hình như cái tên nầy gắn liền với cuộc đời cụ?

– Giô-sép: Vâng, từ giấc mơ trên, các anh càng sinh thêm lòng ghen ghét ta. Một hôm, ta đi thăm các anh đang chăn bầy ở Đô-ta-in. Các anh bàn mưu giết ta bằng cách liệng ta xuống giếng. Sau đó lại đem ta lên rồi bán cho các tay buôn Ích-ma-ên với giá hai mươi miếng bạc.

– PV: Việc làm của các anh cụ thật là gian ác. Từ đó về sau, cụ sống lưu lạc nơi đất khách quê người như thế nào?

– Giô-sép: Họ dẫn ta đến Ai-cập và bán làm đầy tớ cho nhà Phô-ti-pha, quan thị vệ của Pha-ra-ôn, vua Ai-cập. Đức Chúa Trời ở cùng ta, khiến mọi việc ta làm đều thạnh lợi. Ta được chủ tin cậy và lập làm người quản gia coi sóc mọi tài vật trong nhà. Vợ chủ thấy ta là một thanh niên có năng lực nên liếc mắt đưa tình cùng ta, nhưng ta quyết định không nghe theo lời cám dỗ của bà, nên bị bà vu oan và bỏ tù.

– PV: Đáng khâm phục lòng kính sợ Chúa của cụ đã đắc thắng được cám dỗ nầy. Những ngày trong tù cụ sống thế nào?

– Giô-sép: Đức Chúa Trời ở cùng khiến ta được lòng người cai ngục. Ngài cũng ban cho ta sự khôn ngoan để giải nghĩa điềm chiêm bao cho quan tửu chánh và quan thượng thiện đang bị giam giữ. Mọi điều xảy ra cho hai quan đúng như lời ta đã bàn.

– PV: Ồ, việc gì mà kỳ diệu vậy? Cụ có thể kể tiếp cho chúng cháu biết không ạ?

– Giô-sép: Một đêm kia Pha-ra-ôn chiêm bao thấy bảy con bò ốm nuốt bảy con bò mập và bảy gié lúa lép nuốt bảy gié lúa chắc. Giấc mơ nầy khiến vua bối rối và các thuật sĩ trong nước không ai có thể giải được. Bấy giờ, quan tửu chánh là người trước kia được ta bàn mộng, báo trước về sự phục chức của ông, bèn nhớ lại và giới thiệu ta cho vua.

– PV: À, thế là nhân cơ hội ấy cụ được ra khỏi tù. Cuộc sống mới của cụ diễn tiến như thế nào?

– Giô-sép: Được diện kiến vua, ta được Chúa bày tỏ để báo cho vua biết điều sẽ xảy ra. Điềm chiêm bao có nghĩa xứ Ai-cập sẽ có bảy năm được mùa và tiếp theo là bảy năm đói kém. Qua lời giải, Pha-ra-ôn nhìn biết ta là người khôn ngoan, có sự thông sáng của Đức Chúa Trời, nên lập ta làm chức tể tướng xứ Ai-cập, lo việc thâu trữ lương thực, đề phòng cho bảy năm đói kém sắp đến.

– PV: Thật là tuyệt! Từ một địa vị thấp hèn, Chúa cất nhắc cụ lên một địa vị thật cao trọng. Cảm giác của cụ lúc ấy thế nào với chức vị cao trọng đó?

– Giô-sép: Lúc nầy ta thật sung sướng vì biết rằng Chúa cất nhắc ta lên để làm việc lớn cho Ngài. Pha-ra-ôn cũng nhìn biết điều nầy nên đặt tên cho ta là Xa-phơ-nát Pha-nê-ách, có nghĩa là “Người cứu thế” hay “Người cầm giữ sự sống”.

– PV: Vậy cụ có làm đúng như vai trò và ý nghĩa của tên đó không, thưa cụ?

– Giô-sép: Có đấy các cháu! Không chỉ cứu sống được người dân Ai-cập mà ta còn cứu sống đại gia đình ta nữa.

– PV: Cụ không giận và buồn vì cách cư xử tệ bạc của các anh cụ sao? Cụ giúp gia đình bằng cách nào?

– Giô-sép: Khi cơn đói kém xảy đến, hay tin ở Ai-cập có vựa lúa lớn, nên các anh tìm đến Ai-cập để mua lúa. Các anh đến quì trước ta xin mua lúa, giống như điều ta thấy trong giấc mơ hơn mười năm trước kia! Ta nhận ra các anh ngay, nhưng các anh chẳng nhận ra ta. Ta thương các anh lắm, nhưng chưa muốn tỏ mình cùng các anh.

– PV: Thưa cụ, vì sao vậy? Cụ dự tính làm một điều gì bất ngờ cho các anh phải không cụ?

– Giô-sép: Sau nhiều năm xa cách, ta muốn biết tâm tánh các anh hiện giờ thế nào nên đã nhiều lần nói thử. Ta vui mừng biết rằng thời gian qua các anh đã thay đổi. Họ yêu thương che chở cho nhau thay vì ghen ghét nhau. Ta đã tỏ mình cùng các anh và tha thứ lỗi lầm của họ. Ta đề nghị các anh trở về rước cha và dời cả gia đình xuống Ai-cập. Như vậy, ta đã bảo bọc và cứu sống cả gia đình qua cơn đói kém lớn.

– PV: Cám ơn cụ đã cho chúng cháu biết câu chuyện cụ và gia đình rời Ca-na-an, vùng đất thân yêu để đến Ai-cập.

– NHD: Thưa các chị em! Chúng ta vừa nghe cụ Giô-sép trình bày về cuộc đời và những giấc mơ của cụ. Nguyện Chúa giúp chúng ta kính sợ Chúa, đắc thắng sự cám dỗ, có lòng độ lượng tha thứ như cụ.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. GIỚI THIỆU.

Giô-sép có hai điềm chiêm bao báo trước cho chàng một tương lai sáng chói. Chính vì các điềm chiêm bao ấy, cuộc đời Giô-sép đã phải trải qua nhiều nỗi khổ đau, cuối cùng, những điều Giô-sép thấy trong giấc mơ đã trở thành sự thật.

Đời sống Giô-sép gồm bốn giai đoạn:

  1. Giô-sép trong gia đình (Sáng 37).

Thời thơ ấu của Giô-sép cho đến khi lên mười bảy tuổi, Giô-sép chăn chiên với các anh tại Si-chem, có tính tốt, biết vâng lời cha, không làm chuyện xấu. Các anh bắt đầu ghen ghét, khi thấy cha cho Giô-sép chiếc áo choàng nhiều màu xinh đẹp. Lòng ghen tị của các anh càng thêm khi nghe Giô-sép thuật lại điềm chiêm bao một cách tự nhiên về các bó lúa, mặt trời, mặt trăng cùng mười một ngôi sao đều quì lạy trước mặt Giô-sép. Gia-cốp sai Giô-sép đi thăm các anh đang chăn bầy ở Đô-ta-in, các anh bàn mưu giết Giô-sép bằng cách liệng xuống giếng sâu. Sau đó lại đem Giô-sép lên khỏi giếng và bán cho các tay buôn Ích-ma-ên với giá hai mươi miếng bạc.

  1. Giô-sép trong nhà Phô-ti-pha (Sáng 37,39).

Đức Chúa Trời ở cùng Giô-sép khiến mọi việc chàng làm cho nhà Phô-ti-pha đều thạnh lợi. Sau đó vợ Phô-ti-pha đưa mắt cùng Giô-sép, nhưng Giô-sép quyết định không nghe theo lời cám dỗ của vợ chủ, bị bà vu oan, bỏ tù.

  1. Giô-sép trong tù (Sáng 39-40).

Đức Chúa Trời ở cùng Giô-sép, Giô-sép được lòng người cai ngục. Ngài cũng ban cho Giô-sép sự khôn ngoan để giải nghĩa điềm chiêm bao cho quan tửu chánh và quan thượng thiện đang bị giam giữ. Pha-ra-ôn chiêm bao thấy bảy con bò ốm nuốt bảy con bò mập, và bảy gié lúa lép nuốt bảy gié lúa chắc. Điềm chiêm bao báo trước xứ Ai-cập sẽ có bảy năm được mùa và tiếp theo là bảy năm đói kém.

  1. Giô-sép trong đền vua Pha-ra-ôn (Sáng 41-50).

Pha-ra-ôn biết Giô-sép là người khôn ngoan, có thần minh của Đức Chúa Trời ở cùng, lập Giô-sép làm tể tướng Ai-cập, lo việc thâu trữ lương thực đề phòng cho bảy năm đói kém sắp đến.

Sau mười ba năm bị bán xuống Ai-cập, Giô-sép từ một tên nô lệ, một tù nhân, đã được Đức Chúa Trời đưa lên chức cao nhất của Ai-cập vào năm ba mươi tuổi. Bảy năm được mùa trôi qua, bây giờ cơn đói kém xảy đến. Nghe ở Ai-cập có vựa lúa lớn, Gia-cốp bèn sai các con trai đi mua lúa. Các anh đến quì trước Giô-sép xin mua lúa, giống như điều Giô-sép thấy trong giấc mơ hơn mười năm trước. Sau nhiều lần thử thách, Giô-sép tha thứ lỗi lầm của họ. Giô-sép bảo bọc, cứu sống cả gia đình qua cơn đói kém lớn. Giô-sép sống đến 110 tuổi, qua đời tại Ai-cập vào khoảng năm 1800 T.C.

  1. SUY GẪM.
  2. Khi bị bán làm nô lệ trong nhà quan Phô-ti-pha: Giô-sép sống với sứ mạng của người đầy tớ trung thành hầu việc và được Đức Chúa Trời ban phước, khiến chủ nhìn biết Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên (Sáng 39).
  3. Khi bị vu oan vào tù: Giô-sép sống với sứ mạng của người bạn, chăm sóc, giúp đỡ người đồng cảnh ngộ, Giô-sép giúp giải điềm chiêm bao cho hai quan của triều vua Pha-ra-ôn (Sáng 40).
  4. Khi được cất nhắc lên địa vị làm tể tướng xứ Ai-cập:

   (1) Giô-sép cho người chủ Phô-ti-pha biết Đức Chúa Trời là Đấng ban phước. (2) Cho hai quan trong ngục biết Đức Chúa Trời là Đấng Thần Minh, biết trước mọi điều kín nhiệm của con người. (3) Cho Pha-ra-ôn thờ đa thần biết chỉ có Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên là Đấng Chân Thần duy nhất. Điểm sáng trong đời sống Giô-sép là tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời.

III. ỨNG DỤNG CHO ĐỜI SỐNG.

– Sứ mạng cứu sống gia đình của Giô-sép nhắc chúng ta trách nhiệm chăm sóc người trong gia đình chẳng những về phần thuộc thể nhưng cả phần thuộc linh.

– Sứ mạng cứu sống dân tộc khác trong cơn đói, nhắc chúng ta trách nhiệm chăm sóc nhu cầu cho kẻ khác không phải chỉ trong công tác xã hội, nhưng điều quan trọng hơn hết là trong công việc truyền bá Phúc Âm giới thiệu Chúa Giê-xu là Bánh Sự Sống cho người đang trong cơn đói kém thuộc linh (Giăng 6:35).

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ VITAMIN
(tiếp theo).

  1. Vitamin K.

– Sử dụng khi: Nhiều người lớn tuổi lo lắng về chứng loãng xương do thiếu vitamin K, trẻ sơ sinh mới dễ bị thiếu hụt loại vitamin nầy.

Nguồn gốc: Có trong dầu cá, các loại cá biển như: cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ… bơ và trứng.

Phản ứng: Dùng vitamin K quá liều trong một thời gian dài sẽ rất nguy hiểm vì chúng có thể tích tụ, phá vỡ hồng cầu và làm tổn thương gan.

  1. Calcium.

– Sử dụng khi: Uống nhiều côca, hay dùng nhiều vitamin B… sẽ làm giảm khả năng hấp thụ lượng Calcium, nên bổ sung thêm Calcium cho cơ thể.

– Nguồn gốc: Có trong các sản phẩm từ sữa, vừng (mè), hạnh nhân và rau xanh.

Phản ứng: Có thể là một nguyên nhân dẫn đến sỏi thận.  

  1. Sắt.

– Sử dụng khi: Các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, cà phê… làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, bạn cần bổ sung lượng sắt bị thiếu hụt nầy.

Nguồn gốc: Có trong các loại thịt có màu đỏ, hải sản, thịt gà, quả mơ, ca cao…

– Phản ứng: Dùng nhiều có thể dẫn đến bệnh viêm khớp, hại gan, gây ra bệnh tim và ung thư đại tràng.

  1. Kẽm.

– Sử dụng khi: Thiếu máu, hệ tuần hoàn máu hoạt động kém, dễ bị dị ứng…

Nguồn gốc: Có trong hải sản, thịt có màu đỏ, trứng gà, hạt đậu, và rau xanh.

– Phản ứng: Nếu dùng quá 2.000mg kẽm/ngày trong một thời gian dài, sẽ bị các triệu chứng như: Nôn mửa liên tục, sốt cao.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 18.02.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 18.02.2024

in NAM GIỚI on 12 Tháng Hai, 2024

Chúa nhật 18.02.2024

  1. Đề tài: CHÚA PHÁN QUA HOÀN CẢNH.
  2. Kinh Thánh: Xuất 5:22-23, Gióp1-2; Lu-ca 7:11-17; Giăng 14:6.
  3. Câu Gốc: “Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:28a).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 25-27.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

 

* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh Nhóm.

  1. 1. Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp học Kinh Thánh, soạn câu hỏi và viết sẵn ra giấy để trao cho các nhóm.
  2. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh làm nền và khả năng của ban viên.
  3. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh nhóm. Mỗi cụm câu hỏi gồm có:

– Câu hỏi quan sát (nêu việc xảy ra).

– Câu hỏi suy luận (giải thích việc xảy ra và tìm sự dạy dỗ của Lời Chúa).

– Câu hỏi áp dụng (ứng dụng sự dạy dỗ vào đời sống).

* CÂU HỎI GỢI Ý:

Đọc Lu-ca 7:11-17, trả lời các cụm câu hỏi sau:

(1.1) Câu hỏi quan sát: Trước khi Chúa Giê-xu đến, người đàn bà góa ở thành Nain đang ở trong hoàn cảnh như thế nào?

(1.2) Câu hỏi suy luận: Khi Chúa Giê-xu đến, Ngài đã bày tỏ chính mình Ngài như thế nào trước hoàn cảnh của người đàn bà góa đó?

(1.3) Câu hỏi áp dụng: Bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu lâm vào hoàn cảnh đau thương, khắc nghiệt?

(2.1) Mô tả những hành động của Chúa Giê-xu khi Ngài gọi người trai trẻ ở Na-in sống lại.

(2.2) Những hành động của Chúa đã chứng tỏ điều gì?

(2.3) Bạn nhận được sự dạy dỗ nào khi đọc phân đoạn Kinh Thánh này?

(3.1) Những người ở thành Na-in đang làm gì khi Chúa đến?

(3.2) Tại sao Danh Đức Chúa Trời được vinh hiển tại nơi đây?

(3.3) Bạn đã làm gì để Danh Chúa được vinh hiển tại nơi bạn ở?

  1. Thảo luận: Để giờ học Kinh Thánh có kết quả tốt, ủy viên linh vụ và các trưởng nhóm nên cùng học với nhau trước.
  2. Thời gian học Kinh Thánh nhóm:
  3. 5 phút giải thích và chia nhóm.
  4. 20 phút học Kinh Thánh.
  5. 10 phút tường trình.
  6. 5 phút đúc kết.
  7. Giải thích: Đọc phần Kinh Thánh làm nền. Giải thích phương pháp học. Đọc câu hỏi và giải thích rõ ràng để các ban viên dễ thảo luận.
  8. Chia nhóm: Chia thành 2 hoặc 3 nhóm.
  9. Vị trí: Ủy viên linh vụ chỉ định chỗ học Kinh Thánh cho các nhóm.
  10. Bài học: Giao phần tài liệu và câu hỏi đã soạn trước cho mỗi nhóm.
  11. Trưởng nhóm và thư ký nhóm: Mỗi nhóm có thể cử người làm trưởng nhóm và thư ký nhóm (nếu chưa có). Trưởng nhóm hướng dẫn nhóm học Kinh Thánh, thư ký ghi lại những điểm chính trong giờ học Kinh Thánh và tường trình trong giờ đúc kết. Trưởng nhóm giỏi là người đưa ra câu hỏi và gợi ý cho các bạn trả lời.
  12. Giờ tường trình và đúc kết: Các thư ký nhóm lần lượt trình bày kết quả giờ học Kinh Thánh của nhóm mình. Sau đó, ủy viên linh vụ sẽ đúc kết để nhẹ nhàng sửa những điểm sai, nhấn mạnh những sự dạy dỗ quan trọng và kết luận bài học.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đức Chúa Trời kiểm soát các hoàn cảnh, Ngài đóng cửa này và mở cửa kia. Không việc gì xảy đến cho chúng ta cách ngẫu nhiên. Mỗi chi tiết nhỏ đều được Chúa hoạch định. Chúng ta chấp nhận các hoàn cảnh xảy đến như là những bản chỉ đường, Chúa dùng để chỉ dẫn hướng đi cho chúng ta. Trong khi lái xe, đèn đỏ cũng có giá trị chỉ đường y như đèn xanh. Hoàn cảnh trở ngại có thể là dấu hiệu dừng lại để chúng ta tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi sự dẫn dắt của Chúa.

  1. Có Cách Nhìn Của Chúa Qua Hoàn Cảnh.

Đôi khi hoàn cảnh có vẻ như “tồi tệ”. Có lẽ bạn thấy mình ở giữa một hoàn cảnh “tồi tệ” và muốn hỏi Chúa “Vì sao điều này lại xảy đến cho con?” Rồi bạn bắt đầu cầu nguyện tráchmóc Chúa, bạn nghi ngờ tình yêu và sự khôn ngoan của Ngài. Biết bao điều sai quấy có thể xảy ra nếu bạn cố nhìn xem Đức Chúa Trời từ giữa những hoàn cảnh ấy. Không phải chỉ có một mình bạn như vậy đâu.

Gióp đã gặp một từng trải tồi tệ giống như vậy. Ông không biết điều gì đang diễn ra, khi tất cả những gì mình có đều bị tiêu hủy, con cái bị giết, còn mình thì ngứa khắp người (Gióp 1:1, 2:13). Gióp đã vật lộn với sự hiểu biết về hoàn cảnh của mình. Ông không biết điều gì đang xảy ra từ nhãn quan của Đức Chúa Trời (1:6-12; 2:1-7). Ông cũng không biết đoạn cuối (42:12-17) là nơi Chúa sẽ khôi phục tài sản, gia đình và sức khỏe cho ông.

Các bạn của Gióp nghĩ họ đã có được cái nhìn của Chúa, và bảo ông phải xưng tội mình. Gióp không tìm thấy điều nào không công bình trong đời sống mình để xưng ra cả. Nếu bạn không biết nhãn quan của Đức Chúa Trời, bạn nghĩ mình sẽ đứng về phía của ai? Phía của Chúa hay Gióp? Chắc bạn sẽ đứng cùng phía với Gióp, và nói rằng: “Tôi muốn hỏi Chúa xem điều gì đang diễn ra. Vì sao Ngài lại cho phép điều này xảy ra?” Bạn sẽ nghĩ Chúa đang tàn nhẫn với Gióp.

Muốn hiểu được những hoàn cảnh tồi tệ hoặc gian truân của bạn, điều hết sức quan trọng là phải có cách nhìn của Đức Chúa Trời. Khi bạn đối diện những hoàn cảnh khó khăn hay khó hiểu, chúng có thể áp đảo vùi dập bạn. Nếu đặt mình vào giữa những hoàn cảnh ấy rồi cố nhìn xem Chúa, bạn sẽ luôn luôn hiểu biết lệch lạc về Ngài. Chẳng hạn, bạn có thể bảo: “Chúa không yêu thương tôi” hoặc “Chúa bất công”. Cả hai câu tuyên bố đó về Chúa đều sai lầm. Biết bao điều sai quấy có thể xảy ra nếu bạn cố nhìn xem Chúa từ giữa những hoàn cảnh ấy.

Như vậy, bạn phải làm gì? Trước hết, hãy đến cầu xin Chúa bày tỏ cho bạn thấy quan điểm của Ngài về hoàn cảnh của bạn. Hãy nhìn lại những hoàn cảnh của bạn từ tấm lòng của Chúa. Khi bạn gặp những hoàn cảnh khó khăn hay khó hiểu, Thánh Linh của Chúa một lần nữa dùng Lời Chúa giúp bạn hiểu hoàn cảnh của mình từ nhãn quan của Ngài. Ngài sẽ bày tỏ cho bạn biết sự thật về hoàn cảnh ấy.

Bạn cần nhớ Đức Chúa Trời là Đấng tể trị tối thượng. Bạn có thể gặp hoàn cảnh tương tự như từng trải của Gióp mà tại đó, Chúa không cho biết Ngài đang làm gì. Trong những hoàn cảnh đó, hãy công nhận tình yêu và quyền tể trị tối thượng của Chúa, rồi nương cậy ân điển nâng đỡ của Ngài đưa bạn vượt qua.

  1. Lắng Nghe Lời Chúa Qua Hoàn Cảnh.

Bạn không thể biết sự thật về hoàn cảnh của mình, cho đến khi bạn nghe được Lời từ Đức Chúa Trời.

Trong Xuất 5:1, 6:30, Môi-se đã làm đúng như được truyền dặn và yêu cầu Pha-ra-ôn cho dân Y-sơ-ra-ên ra đi. Pha-ra-ôn từ chối và càng gây khó khăn thêm cho Y-sơ-ra-ên. Dân Y-sơ-ra-ên đã quay sang nhắm vào Môi-se, chỉ trích ông gây ra bao rắc rối cho họ. Môi-se đã đáp ứng như thế nào trong hoàn cảnh này?

Ông đổ thừa cho Chúa và trách Ngài không làm điều đã hứa. Môi-se nói: “Lạy Chúa! Sao Chúa đã làm hại cho dân sự này? Chúa sai tôi đến mà chi? Từ khi tôi đi yết kiến Pharaôn đặng nhân Danh Chúa mà nói, thì người lại ngược đãi dân này, và Chúa chẳng giải cứu dân của Chúa” (Xuất 5:22-23). Môi-se ngã lòng đến nỗi sẵn sàng bỏ cuộc (Xuất 6:12). Đó cũng là cách đáp ứng thông thường của chúng ta khi đứng trước những hoàn cảnh như thế.

Đức Chúa Trời rất kiên nhẫn với chúng ta. Chúa dành thì giờ giải thích cho Môi-se biết cách nhìn của Ngài. Chúa giải thích Ngài muốn Pha-ra-ôn chống nghịch để dân sự nhìn thấy được cánh tay giải cứu đầy quyền năng của Chúa. Ngài muốn dân sự tiến đến chỗ biết Ngài (bằng kinh nghiệm) là Đấng “TỰ HỮU HẰNG HỮU” vĩ đại. Hãy học tập theo gương của Môi-se. Khi đối diện những hoàn cảnh khó hiểu, đừng bắt đầu đổ thừa cho Chúa. Đừng bỏ không đi theo Ngài nữa. Hãy đến với Chúa. Hãy cầu xin Ngài bày tỏ sự thật về những hoàn cảnh của bạn. Hãy cầu xin Ngài cho bạn thấy nhãn quan của Ngài. Sau đó hãy chờ đợi Chúa.

Bạn cần phải để cho đời sống mình hướng về Chúa cách triệt để. Điều khó khăn nhất phải làm đó là bạn từ chối bản ngã, nhận lấy ý muốn của Chúa, rồi bước đi theo Ngài. Phần khó khăn nhất trong mối quan hệ của bạn với Chúa là chịu tập trung vào Ngài. Nếu phải ghi chép lại trọn ngày trong đời mình, có thể bạn thấy những lời cầu nguyện, thái độ, tư tưởng của bạn cùng mọi điều trong ngày ấy đều tập trung triệt để vào bản ngã. Có thể bạn vẫn chưa nhìn thấy sự việc theo cách nhìn của Chúa. Có thể bạn đang cố giải thích cho Chúa biết quan điểm của mình ra sao. Khi Ngài trở thành Chúa đời sống bạn, duy một mình Ngài mới có quyền để làm:

– Tiêu Điểm trong đời sống bạn.

– Đấng Khởi Xướng trong đời sống bạn.

– Đấng Chỉ Dẫn đời sống bạn.

Đây chính là ý nghĩa của việc để Ngài làm Chúa trong đời sống bạn.

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG

  1. Bạn hiểu thế nào về nhãn quan của Đức Chúa Trời? Tại sao cần phải có nhãn quan của Chúa?
  2. Trong Xuất 5:1- 6:30, nếu ở địa vị của Môi-se, bạn sẽ làm gì?
  3. Bí quyết nào đã giúp bạn vượt qua những hoàn cảnh khó khăn, và thử thách trong cuộc sống?