Latest News From Our Blog

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. 01.11.2020

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. 01.11.2020

By H'Dên in Thanh niên on 26 Tháng Mười, 2020

Chúa nhật 01.11.2020.

  1. Đề tài: LỜI CẢNH CÁO CỦA PHAO-LÔ.
  2. Kinh Thánh: 1Cô-rinh-tô 4:14-21.
  3. Câu gốc: “Hãy bắt chước tôi, cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng Christ vậy” (1 Cô-rinh-tô 11:1).
  4. Đố Kinh Thánh: Không Đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh.

* CHỈ DẪN:

Dưới đây là một số câu hỏi, bạn có thể tham khảo hoặc sử dụng cho giờ học Kinh Thánh.

(1.1) Phao-lô khuyên dạy tín hữu Cô-rinh-tô bằng cách nào và trong tinh thần nào?

(1.2) Tại sao Phao-lô dám mạnh mẽ kêu gọi tín hữu “bắt chước” ông? (4:16; 11:1).

(1.3) Đời sống bạn có “bắt chước Đấng Christ” chưa? Xin cho biết lý do.

(2.1) Trước vấn đề chia rẽ trong Hội Thánh, Phao-lô có phản ứng như thế nào? (c.17-22).

(2.2) Xin giải thích cách đáp ứng của Phao-lô.

(2.3) Trước những lầm lỗi của anh em trong Chúa, bạn có lời khuyên bảo thế nào?

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sau những giải đáp về vấn đề chia rẽ trong Hội Thánh, Phao-lô kết thúc bằng lời cảnh cáo nghiêm trọng.

Với tư cách nào và trong mối liên hệ nào, Phao-lô cảnh cáo các tín hữu Cô-rinh-tô?

Qua lời cảnh cáo này cho thấy, có những yếu tố cần thiết nào giúp chúng ta có lời khuyên bảo hữu hiệu?

  1. DẪN GIẢI.
  2. TÍNH CHẤT CỦA LỜI CẢNH CÁO.
  3. Tư cách của người cảnh cáo.

Từ c.14-16, Phao-lô nói chuyện với tín hữu Cô-rinh-tô trong tư cách của người cha với con cái yêu dấu mình. Lý do Phao-lô đặt mình trong tư cách ấy là vì:

  1. Phao-lô là người có trách nhiệm trực tiếp trong sự hình thành Hội Thánh Cô-rinh-tô “…vì tôi đã dùng Tin lành mà sinh anh em ra trong Đức Chúa Giê-xu Christ” (c.15).
  2. Dùng mối liên hệ thân thiết này thuyết phục tín hữu Cô-rinh-tô nghe theo lời khuyên bảo của Phao-lô.

Phao-lô kêu gọi họ hãy nhìn biết “dẫu anh em có một vạn thầy giáo trong Đấng Christ, nhưng chẳng có nhiều cha” (c.15). Câu này Phao-lô nói trong bối cảnh của xã hội Hy-lạp bấy giờ. Chữ “thầy giáo” trong nguyên văn Hy-lạp là paidaqogos. Thường trong các nhà quý phái Hy-lạp dùng rất nhiều người nô lệ để chăm sóc, chỉ giáo con cái của họ. Ở đây, có thể Phao-lô ám chỉ rằng không có sự hạn chế con số “thầy giáo” chăm sóc Hội Thánh Cô-rinh-tô. Nhưng điều người tín hữu phải biết họ chỉ có một “cha thuộc linh” là Phao-lô, là người mà họ đáng phải nghe theo mà thôi.

Điều này không có nghĩa Phao-lô bắt buộc tín hữu Cô-rinh-tô theo ông, nhưng vì cớ Phao-lô có sứ điệp của Chúa cho họ. Lời Phao-lô khuyên bảo họ không phải là lời khuyên của ông, nhưng là lời khuyên nhân danh Đức Chúa Giê-xu Christ.

Sự kiện Phao-lô cho mình là “cha” có hợp lẽ để người tín hữu gọi người chăn bầy là “cha” và xưng mình là “con” không?

Chúng ta cần xét rõ những điểm sau đây:

  1. Điểm chính của Phao-lô trong sự xưng nhận này là nhấn mạnh đến trách nhiệm của Phao-lô, và mối liên hệ thân mật với tín hữu Cô-rinh-tô, mục đích là để giải đáp một vấn đề đặt biệt trong Hội Thánh tại đó. Cho nên sự xưng mình là “cha” của Phao-lô ở đây không có nghĩa là đặt địa vị của người chăn bầy trong vòng tín hữu.
  2. Phao-lô chỉ nói chuyện với tín hữu trong tư cách của người cha khi kết luận lời khuyên này. Nhưng tiếng gọi thông thường của Phao-lô với các tín hữu khắp nơi vẫn là anh em cùng chung một Cha duy nhất là Đức Chúa Trời.
  3. Phương pháp cảnh cáo (c.17-22).

Đáp ứng tình trạng chia rẽ của Hội Thánh Cô-rinh-tô, Phao-lô cho thấy những bước diễn tiến trong phương pháp của ông.

  1. Sai Ti-mô-thê là “người con” rất thân tín của Phao-lô đến thăm Hội Thánh và nhắc lại những điều Phao-lô đã khuyên dạy họ trước kia (c.17).
  2. Viết thơ khuyên bảo Hội Thánh, khuyên sửa đổi.
  3. Cảnh cáo sẽ “cầm roi” đến, nếu kẻ kiêu ngạo không ăn năn (c.18-21).
  4. NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG CỦA LỜI CẢNH CÁO.
  5. Yêu thương: Trong tình yêu thương của người cha.
  6. Thẳng thắn: Với tư cách của người cha, Phao-lô nói thẳng, không sợ tín hữu giận, không sợ họ bị hổ thẹn (c.14).
  7. Thách thức: Với tư cách của người thành lập Hội Thánh, Phao-lô đòi hỏi tín hữu “hãy bắt chước tôi”. Sở dĩ Phao-lô dám quả quyết như thế vì ông “bắt chước Đấng Christ” (11:1).
  8. Nhắc lại: Lời cảnh cáo của Phao-lô không có tính cách truyền lịnh, nhưng “nhắc lại”. Đây là điểm rất khéo của Phao-lô. Tiến sĩ Johnson nói rằng: “Điều người ta cần là được nhắc lại, hơn là nói thêm điều mới”.
  9. Từ nhu mì đến cứng rắn: Đối với kẻ kiêu ngạo khinh chê Phao-lô, Phao-lô trước hết đáp lại với thái độ mềm mại, nhưng không thiếu lời cảnh cáo của sự sửa phạt.

Tóm lại.

– Cảnh cáo trong tình yêu thương chân thật, nhu mì và thẳng thắn.

– Lời khuyên bảo hữu hiệu là lời khuyên chứa đựng tình yêu thương và đời sống gương mẫu.

  1. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
  2. Với tính cách nào và trong tinh thần nào Phao-lô khuyên dạy tín hữu Cô-rinh-tô? (c.14).
  3. Trong câu 15 nhắc nhở mối liên hệ nào giữa Phao-lô và tín hữu Cô-rinh-tô?
  4. Phao-lô minh chứng mình là người có “quyền” gì trên tín hữu Cô-rinh-tô, và đòi hỏi nơi tín hữu điều gì? (c.15-16).
  5. Tại sao Phao-lô dám mạnh mẽ kêu gọi tín hữu “bắt chước” ông? (4:16; 11:1).

5a. Trước vấn đề chia rẽ trong Hội Thánh, Phao-lô có phản ứng như thế nào?

  1. Từ câu 17-22: Ghi nhận những bước diễn tiến của Phao-lô đối với Hội Thánh Cô-rinh-tô.
  2. Qua sự sắp đặt ấy, chúng ta nhận thấy Phao-lô có thái độ thế nào trước kẻ gây rối Hội Thánh?
  3. Lời khuyên bảo và cảnh cáo của Phao-lô từ câu 14-21 cho chúng ta tìm thấy những yếu tố quan trọng nào để có lời khuyên hữu hiệu?
  4. Trước những lầm lỗi của anh em trong Chúa, bạn có lời khuyên bảo nào?

 

Post CommentLeave a reply